SFT là gì? SFT là một loại mã thông báo bán thay thế với sự kết hợp giữa 2 loại tài sản phổ biến hiện nay là NFT và token. SFT được nhắc đến gần đây sau sự phổ biến của Inscription khởi nguồn từ Bitcoin và lan rộng sang khắp các blockchain khác trên thị trường. Vậy SFT là gì và có gì đặc biệt hãy cùng Hak Research tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Trước khi vào bài viết, mọi người có thể tham khảo một số bài viết sau để hiểu hơn nhé.
SFT Là Gì?
Trong một thời gian dài chúng ta chỉ được chứng kiến sự phổ biến của hai loại tài sản là NFT và Token. Đầu tiên là token với tên đầy đủ là Fungible Token (FT) hay còn gọi là mã thông báo có thể thay thế. Đúng như tên gọi của nó thì đặc điểm của FT là token của hai đơn vị bất kì đều giống hệt nhau và có thể thay thế cho nhau nên chúng đồng nhất về tổng thể.
Vì FT tương ứng trực tiếp với các đơn vị giá trị như tiền tệ, cổ phiếu, … và có thể thực hiện được các phép tính cộng, trừ nên rất dễ hiểu tại sao nó xuất hiện từ rất sớm. Ngay từ năm 2015, khi Ethereum mới ra mắt thì Vitalik Buterin đã đề xuất ý tưởng triển khai FT thông qua Smart Contract và Fabian Vogelsteller đã đề xuất tiêu chuẩn ERC 20 vào tháng 11/2015. Sau đó vào năm 2016, ERC 20 đã trở thành tiêu chuẩn token nổi tiếng và được sử dụng rộng rãi, mở ra một ngành công nghiệp khổng lồ trị giá hàng trăm tỷ đô la.
Tiếp theo là NFT với tên đầy đủ là non-fungible token và ngay trong tên gọi thì nó đã thể hiện là từ trái nghĩa của Fungible Token. Mỗi NFT là duy nhất và không thể thay thế vì vậy chúng ta không thể thay thế hai NFT bất kì cho nhau được.
Trong khi FT đại diện cho một đơn vị số lượng trừu tượng thì NFT đại diện cho các mặt hàng kĩ thuật số cụ thể chẳng hạn như là một tác phẩm nghệ thuật kĩ thuật số, tên miền, …. Để thể hiện tính duy nhất của nó thì mỗi NFT sẽ có một ID duy nhất và siêu dữ liệu hay còn gọi là metadata. Tiêu chuẩn chính cho NFT là ERC 721, được đề xuất bởi William Entriken và ba người khác vào tháng 1 năm 2018.
Trong ba năm đầu tiền thì NFT thực hiện không phổ biến và mãi cho đến năm 2021 với sự phổ biến của nghệ thuật mã hóa thì ngành công nghiệp NFT bất ngờ bùng nổ. Đến tháng 05/2022, quy mô vốn hóa thị trường NFT đã đạt 36 tỷ USD. Ngày nay NFT được coi là một trong những cơ sở hạ tầng quan trọng của nhiều mảng khác nhau trong thị trường Crypto như: SocialFi, GameFi, Metaverse,...
Giờ đây chúng ta chứng kiến sự xuất hiện của loại mã thông báo mới SFT và là loại tài sản phổ biến thứ ba sau NFT và Token. SFT có tên đầy đủ là semi-fungible token và được gọi là mã thông báo bán có thể thay thế. Đúng như tên gọi thì SFT sẽ nằm giữa FT và NFT khi nó có thể phân tách, tính toán được và cũng là duy nhất.
Một ví dụ đơn giản về SFT trong thực tế để mọi người dễ hiểu hơn là việc phát hành vé xem bóng đá trong đó mỗi vé sẽ đại diện bằng 1 SFT. Như vậy các vé có cùng mệnh giá thì mọi người có thể trao đổi vé này lấy vé khác, tuy nhiên với mỗi vé vẫn đảm bảo tính duy nhất và phân biệt với các vé khác qua mã ID của mỗi vé.
SFT lần đầu tiên xuất hiện sau đề xuất tiêu chuẩn ERC 3525 của Solv Finance vào tháng 09/2022. Mặc dù tiêu chuẩn ERC 3525 đã tồn tại hơn 1 năm trên Ethereum nhưng nó vẫn chưa nhận được nhiều sự chú ý từ cộng đồng. Một phần lí do tất nhiên là thị trường gấu vào thời điểm đó nhưng có một lí do khác là các token SFT do Solv phát hành thuộc về thị trường trái phiếu và nhắm đến các nhà đầu tư tổ chức, không liên quan gì đến các nhà đầu tư đơn lẻ thông thường.
Tại Sao Nói Bản Chất Của Inscription Là SFT
Đầu tiên chúng ta phải điểm qua một chút về Bitcoin Ordinals được giới thiệu bởi Casey Rodarmor vào tháng 01/2023. Mục đích của Bitcoin Ordinals là cho phép tạo NFT trên mạng lưới của Bitcoin dựa trên ý tưởng khi mỗi Block mới của Bitcoin được khai thác thì sẽ có một lượng Bitcoin mới được tạo ra làm phần thưởng khai thác, giao thức này sẽ cho mỗi Satoshi trong Bitcoin một giá trị dựa trên thời gian mà nó được khai thác. Sau đó người dùng có thể khắc bất kì dữ liệu nào lên sat để tạo cho nó những đặc điểm độc đáo.
Mặc dù vậy Bitcoin Ordinals được ra mắt trong giai đoạn đầu cũng không nhận được nhiều sự chú ý, mãi cho đến khi có sự xuất hiện của BRC 20 vào tháng 03/2023. BRC 20 sử dụng giao thức Bitcoin Ordinals để tạo token trên mạng lưới Bitcoin. Điều này được thực hiện bằng cách gắn một đoạn code định dạng JSON mô tả các thuộc tính khác nhau của token chẳng hạn như: Nguồn cung, khả năng khai thác tối đa và mã dự án.
Vì vậy khi mọi người để ý trên các BRC 20 market thì các token BRC 20 được bán theo từng lô trong đó mỗi lô sẽ gồm một số lượng token nhất định. Vì mỗi lô được định dạng dưới dạng một NFT nên chúng ta thấy BRC 20 bản chất là dạng SFT khi vừa mạng đặc điểm của cả NFT và Token.
Tại Sao Inscription Lại Thành Công?
Nhìn lại lịch sử thì chúng ta thấy NFT thực sự không quá thành công và chỉ chiếm một phần nhỏ trong thị trường Crypto. Vì vậy trọng tâm thảo luận lúc đó là sau phiên bản NFT (ERC 721) thì việc phát hành NFT trên chuỗi khối Bitcoin liệu có đáng không?
Như chúng ta đã biết thì NFT trên Ethereum lưu trữ dữ liệu hình ảnh hoặc nội dung trong NFT theo hình thức offchain. Vì vậy nếu nội dung trong NFT lưu trữ trên các máy chủ thì sẽ có nguy cơ bị hack hoặc nếu máy chủ vì một nguyên nhân nào đó bị mất dữ liệu thì nội dung trong NFT cũng chẳng còn.
Phiên bản Inscription cho phép lưu trữ dữ liệu onchain, đây là một lợi thế nhưng điều này là chưa đủ vì trước tháng 03/2023 thì Ordinals NFT khá trầm lắng, cho đến khi có sự xuất hiện của BRC 20. Theo mình, đây là những lí do giúp BRC 20 thành công:
- Các BRC 20 là một SFT đầu tiên trên mạng lưới của Bitcoin. Mã thống báo SFT là một dạng tài sản mới so với NFT hay token và điều này mang đến sức hút dành cho các nhà đầu tư.
- BRC 20 áp dụng nguyên tắc bán công bằng, khác với mô hình VC phổ biến trong đa phần các dự án trên thị trường. Chính chi phí tham gia ít và mô hình fair launch công bằng nên nó có thể mở rộng sự tham gia và fomo của người dùng trong một khoảng thời gian ngắn.
- SFT kết hợp các lợi thế kép của NFT và FT, cho phép sử dụng trực tiếp cơ sở hạ tầng của FT và NFT hiện có. Vì vậy chúng ta có thể chứng kiến các SFT được giao dịch trên các thị trường giao dịch NFT như: OpenSea, trên các sàn giao dịch tập trung như Binance hay OKX và thậm chí trên các Dex như: Uniswap. Điều này sẽ giúp SFT phổ biến và tăng thêm lượng thanh khoản lớn khi được giao dịch trên nhiều nền tảng khác nhau.
- Tận dụng nguồn vốn và cộng đồng khổng lồ của Bitcoin. Sau một thời gian dài thì giờ đây những người nắm giữ BTC có thể tham gia vào các hoạt động DeFi, NFT hay GameFi trên hệ sinh thái của Bitcoin.
Tổng kết
Inscription đã mang đến một xu hướng và làn gió mới không chỉ trên Bitcoin mà còn lan tỏa trên khắp các Blockchain lớn trên thị trường. Trên đây là những thông tin mà mình muốn giới thiệu trong bài viết này, hi vọng mọi người đã nhận được những kiến thức bổ ích.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Jimmy Là Gì? Tổng Quan Về Bộ Sưu Tập NFT Jimmy - November 21, 2024
- The Band Bears Là Gì? Tổng Quan Về Bộ Sưu Tập NFT The Band Bears - November 21, 2024
- Phân Tích Bio Protocol: Dự Án DeSci Được Đầu Tư Bởi Binance Labs - November 21, 2024