Telepathy là gì? Telepathy là một giải pháp truyền tin nhắn được xây dựng dựa trên công nghệ zkSNARK của cộng đồng Succinct. Telepathy đang gây dấu ấn mạnh mẽ với những bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực của mình. Hãy cùng chúng tôi phân tích và khám phá những yếu tố khiến Telepathy trở thành tâm điểm của sự chú ý trong bài viết dưới đây.
Tổng Quan Về Telepathy
Telepathy là gì?
Telepathy là một giao thức truyền tin nhắn từ Ethereum đến bất kì Blockchain nào được hỗ trợ với sự bảo mật của các Light Client trên mạng lưới Ethereum, Telepathy được xây dựng bởi Succinct. Có thể nói rằng về tổng quan thì Telepathy là một giao thức truyền tin nhắn tương tự như các giải pháp truyền tin hiện nay như LayerZero & Wormhole, nhưng về cách hoạt động thì khác xa rất rất nhiều.
Một số những đặc điểm nổi bật của Telepathy bao gồm:
- Tận hưởng bảo mật từ chính mạng lưới Light Client dày đặc trên Ethereum, từ đó không bị phụ thuộc bảo mật đến từ bên thứ ba.
- Mô hình của Telepathy tương đối đơn giản từ đó giảm được phí giao dịch và tăng tốc độ giao dịch cho người dùng.
- Sử dụng công nghệ zero-knowledge - một công nghệ đi đầu trong việc chứng minh, bảo mật cũng như là đảm bảo được thông tin cho người dùng, nền tảng.
- Telepathy với 100% mã nguồn mở và phi tập trung tại ngay thời điểm bắt đầu hoạt động.
Cơ chế hoạt động của Telepathy
Mô hình hoạt động của Telepathy dựa trên sự bảo mật của mạng lưới Ethereum hay chính là mạng lưới Light Client trên Ethereum. Hình dung một cách dễ hiểu thì Light Client trên mạng Ethereum là phiên bản rút gọn của các nút (nodes) Ethereum, được thiết kế để hoạt động với yêu cầu tài nguyên thấp hơn so với nút đầy đủ (full node). Light Client cho phép người dùng tương tác với mạng Ethereum mà không cần tải xuống toàn bộ blockchain, giúp giảm bớt dung lượng lưu trữ và băng thông cần thiết. Vai trò của Light Client bao gồm:
- Theo Dõi Block Headers: Light Client chỉ tải về và lưu trữ các header của khối, chứa thông tin quan trọng như số khối, hash của khối trước đó, và proof of work. Điều này giúp Light Client xác minh tính liên tục của chuỗi khối mà không cần đến toàn bộ dữ liệu khối.
- Sử Dụng Merkle Proofs: Để xác minh một giao dịch hoặc trạng thái cụ thể, Light Client sử dụng "Merkle Proofs" - một cách để chứng minh rằng một phần dữ liệu cụ thể tồn tại trong một khối mà không cần tới toàn bộ dữ liệu khối đó.
Với việc sử dụng Light Client trực tiếp trên Ethereum làm cho Telepathy Protocol không bị phụ thuộc vào các nền tảng bên thứ ba như các nền tảng LayerZero và Wormhole (như dịch vụ Oracle đến từ Chainlink, Pyth Network,...).
Cơ chế hoạt động của Telepathy thông qua một số bước cơ bản như sau:
- Bước 1: Smartcontract trên chuỗi gốc nhận thông tin yêu cầu từ người dùng và truyền đạt tới Telepathy Broadcaster (một dạng hợp đồng thông minh). Trong tin nhắn gửi đi sẽ có các thông số qua trọng như destinationChainId - ID chuỗi đích và destinationAddress - Địa chỉ chuỗi đích.
- Bước 2: Giao dịch được ghi nhận và hoàn thành trên chuỗi gốc sau khoảng 12 phút
- Bước 3: Telepathy Operator tạo ra một bằng chứng đồng thuận để chứng minh tính đúng đắn của giao dịch trên chuỗi đích (ghi nhận rằng giao dịch đó đã được xác thực bởi tối thiểu 2/3 mạng lưới Validator trên chuỗi gốc).
- Bước 4: Telepathy Relayer sẽ cung cấp bằng chứng chứng minh rằng giao dịch đã được xác minh trên chuỗi gốc. Bằng chứng đó sẽ là Merkle Proof (trạng thái chuỗi), hiểu một cách đơn giản thì Telepathy Relayer chứng minh cho Telepathy Receiver thấy rằng giao dịch đã được ghi nhận trên chuỗi gốc mà Telepathy Receiver không cần phải xem lại toàn bộ chuỗi gốc.
- Bước 5: Telepathy Receiver xác thực lại bằng chứng nhận được từ Telepathy Relayer bằng những thông tin mà nó có được từ Telepathy Light Client, nếu bằng chứng được xác nhận thì giao dịch khi đó sẽ được ghi lại trên chuỗi đích.
Một số khái niệm chúng ta cần làm rõ ở đây bao gồm:
- Telepathy Broadcaster: Có thể đề cập đến một nhân tố hoặc hợp đồng thông minh trong giao thức Telepathy chịu trách nhiệm "phát sóng" hay gửi tin nhắn từ một chuỗi khối đến chuỗi khác. Broadcaster có nhiệm vụ đóng gói và gửi thông điệp hoặc yêu cầu xuyên chuỗi, sử dụng giao thức Telepathy để đảm bảo tính đúng đắn và an toàn của thông tin được chuyển tiếp.
- Telepathy Receiver: Có thể đề cập đến phần tử hoặc hợp đồng thông minh trong giao thức Telepathy chịu trách nhiệm nhận tin nhắn từ chuỗi khác thông qua giao thức. Receiver xác minh tính hợp lệ của thông điệp (ví dụ, thông qua các bằng chứng được cung cấp bởi Light Client) và sau đó xử lý hoặc thực thi hành động dựa trên nội dung của thông điệp đó.
Ngoài ra có một số khái niệm chúng ta cần làm rõ hơn là vai trò của Relayer. Relayer là một nhân tố ngoài chuỗi (off-chain) chịu trách nhiệm chuyển tiếp thông điệp từ chuỗi này sang chuỗi khác, chức năng của Relayer bao gồm:
- Chuyển Tiếp Thông Điệp: Relayer lắng nghe các sự kiện trên chuỗi nguồn, thu thập thông điệp và bằng chứng (ví dụ: bằng chứng Merkle) liên quan, sau đó chuyển tiếp thông tin đó tới chuỗi đích.
- Xác Minh và Thực Thi: Trên chuỗi đích, Relayer sử dụng hợp đồng Light Client để xác minh tính hợp lệ của thông điệp đã được gửi từ chuỗi nguồn. Nếu xác minh thành công, thông điệp sẽ được chuyển tiếp đến hợp đồng đích
Một số những đặc điểm của Relayer có thể kể đến đầu tiên là off-chain, Relayer hoạt động bên ngoài chuỗi (off-chain), giúp giảm bớt gánh nặng tính toán và lưu trữ trên chuỗi, đồng thời tăng cường tính hiệu quả và linh hoạt của giao thức. Tiếp theo là mức độ phi tập trung, bất kỳ ai cũng có thể hoạt động như một Relayer. Điều này tạo điều kiện cho một hệ thống phi tập trung, nơi nhiều người chơi khác nhau có thể tham gia vào quá trình chuyển tiếp thông điệp, tăng cường sự an toàn và độ tin cậy của hệ thống.
Bên cạnh Relayer thì có thêm một vai trò nữa đó chính là Telepathy Operator đi kèm với Telepathy Light Client. Về dài hạn, giải pháp của Telepathy sẽ gắn với hàng trăm các Blockchain khác nhau và Telepathy Light Client đóng vai trò quan sát tất cả các blockchain mình hỗ trợ và xác nhận tính đúng đắn của từng chain, nếu hoạt động như thông thường thì đây gần như là điều không tưởng.
Nhưng với tính ứng dụng của công nghệ Zero-knowledge cho phép Telepathy Light Client xác nhận trạng thái (state root) của mỗi chain thông qua việc xác minh một bằng chứng zero-knowledge nhanh chóng và gọn nhé, chính Telepathy Operator đóng vai trò cập nhật, tạo ra bằng chứng zero-knowledge cho Telepathy Light Client.
Đến đây chúng ta cùng nhìn lại cơ chế hoạt động của Telepathy một cách dễ hiểu như sau:
- Bước 1: Telepathy Broadcaster ghi nhận tin nhắn của người dùng và đưa tin nhắn đó vào block trên chuỗi gốc.
- Bước 2: Khi tin nhắn thêm vào chuỗi đích thì Telepathy Operator sẽ tạo ra một bằng chứng về việc tin nhắn đó đã được đống thuận trên chuỗi đích và trạng thái mạng mới cho Telepathy Light Client.
- Bước 3: Telepathy Relayer lấy bằng chứng này và gửi nó tới Telepathy Receiver, song song với đó Telepathy Receiver cũng xác thực lại một lần nữa thông tin từ Telepathy Light Client. Nếu như thông tin trùng khớp thì giao dịch đó chính thức được thông qua.
Một số đặc điểm của zkSNARK trên Telepathy
zkSNARK trên Telepathy được xây dựng dựa trên ngôn ngữ lập trình Circom và hệ thống chứng minh Groth16. Ngôn ngữ lập trùng Circom cho phép tạo ra các zkSNARK tối ưu với kích thước nhỏ và thời gian xác minh nhanh, làm cho nó trở thành một lựa chọn hợp lý cho các ứng dụng Blockchain đòi hỏi hiệu suất cao và chi phí gas thấp.
Bên cạnh đó, hệ thống chứng minh Groth16 cung cấp một trong những chi phí xác minh thấp nhất trong số tất cả các hệ thống chứng minh zkSNARK hiện có, làm cho nó trở thành lựa chọn ưu tiên cho các ứng dụng yêu cầu khả năng mở rộng trên chuỗi.
Sự kết hợp giữa Circom và Groth16 trong Telepathy không chỉ đem lại khả năng tạo ra các bằng chứng không kiến thức nhanh chóng và hiệu quả mà còn đảm bảo rằng chúng có thể được tích hợp một cách trơn tru vào trong hệ thống Blockchain, tối ưu hóa chi phí và tăng cường bảo mật cho giao tiếp chéo chuỗi.
Tổng Kết
Telepathy đang được nhìn nhận là bước đột phá mới trong ngành của mình, hứa hẹn mang lại giải pháp cho những thách thức hiện hữu. Tuy nhiên, sự thành công của ALPHA còn phụ thuộc vào việc áp dụng vào thực tiễn, điều này yêu cầu sự kiên nhẫn và quan sát. Mong rằng qua bài viết này mọi người có thể hiểu thêm về Telepathy là gì?
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024