Khi thị trường tiếp tục phát triển thì sự cải tiến và những cái mới xuất hiện là điều tất yếu xảy ra. Trong thời gian vừa qua, thị trường NFT cũng đón nhận nhiều điều mới mẻ và sự xuất hiện của tiêu chuẩn ERC 7160 là một trong số đó. Vậy tiêu chuẩn ERC 7160 có gì đặc biệt hãy cùng Hak Research tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Trước khi vào bài viết, mọi người có thể tham khảo một số bài viết sau để hiểu hơn nhé.
Tổng Quan Về Tiêu Chuẩn ERC 7160
ERC 7160 là một tiêu chuẩn mới trên Ethereum được phát triển bởi hai nhà đồng sáng lập Transient Labs là oxG và Marco cho phép bổ sung chức năng Multi Metadata cho mỗi NFT. Như mọi người đã biết thì Metadata chính là dữ liệu NFT bao gồm hình ảnh và các thuộc tính của NFT.
Với sự xuất hiện của Multi Metadata cho phép mỗi NFT có thể liên kết với nhiều Metadata nghĩa là giờ đây nhiều loại tệp dữ liệu khác nhau như JPG, PNG và MP4 với mỗi tệp có kích thước tối đa là 300MB có thể được liên kết trong siêu dữ liệu của NFT.
Một điều quan trọng nữa là tiêu chuẩn ERC 7160 duy trì khả năng tương thích với các Contract ERC 721 hiện có, tạo điều kiện dễ dàng áp dụng trong các nền tảng NFT hiện tại. Nhìn chung, tiêu chuẩn ERC 7160 thể hiện một bước tiến đáng kể trong việc nâng cao hệ sinh thái NFT, mang lại sự tương tác năng động hơn cho các nhà sưu tập, tính linh hoạt sáng tạo hơn cho các nghệ sĩ và tiềm năng cho các tác phẩm hợp tác trong một NFT duy nhất.
Những Điểm Nổi Bật Của Tiêu Chuẩn ERC 7160
Dưới đây là những điểm nổi bật mà tiêu chuẩn ERC 7160 mang lại:
- Multiple Metadata URI: Không giống như các tiêu chuẩn truyền thống như ERC 721 hay ERC 1155 chỉ liên kết với một URI siêu dữ liệu duy nhất thì tiêu chuẩn ERC 7160 cho phép mỗi NFT liên kết với nhiều URI siêu dữ liệu. Tương tự như Doppelganger Contract với điểm khác biệt chính là mảng siêu dữ liệu dành riêng cho NFT chứ không phải Contract. Giờ đây, người dùng có thể sở hữu một NFT gồm nhiều bộ trong đó mỗi bộ có một siêu dữ liệu riêng nghĩa là nghệ sĩ có thể tạo bộ sưu tập và thêm nhiều tỷ lệ khung hình cho mỗi tác phẩm nghệ thuật, tất cả trong cùng một NFT.
- Hiển thị có thể tùy chỉnh bằng cách ghim: Tính năng ghim của tiêu chuẩn ERC 7160 đặc biệt độc đáo. Theo mặc định, siêu dữ liệu của NFT sẽ luôn hiển thị tùy chọn siêu dữ liệu mới nhất được thêm vào. Việc ghim cho phép chủ sở hữu NFT ghim một URI cụ thể, biến nó thành bức ảnh chính cho NFT bất kể siêu dữ liệu mới nào được thêm vào. Điều này cũng tạo nên sự linh hoạt khi chủ sở hữu NFT có thể chuyển đổi giữa tất cả các tác phẩm nghệ thuật có sẵn trong NFT bất cứ khi nào họ muốn.
- Kiến trúc hướng sự kiện: Tiêu chuẩn ERC 7160 sử dụng cách tiếp cận theo hướng sự kiện để cập nhật. Các sự kiện như TokenUriPinned và TokenUriUnpinned được phát ra khi các thay đổi được thực hiện, báo hiệu các nền tảng và ứng dụng cập nhật siêu dữ liệu được hiển thị. Do đó giảm nhu cầu tương tác trực tiếp trên Blockchain.
- Các nhân hóa cho người sưu tập: Nghệ sĩ có thể thêm tệp dữ liệu mới vào mỗi NFT sau khi ra mắt. Tuy nhiên, họ không bao giờ có thể xóa nội dung được thêm, điều này giúp bảo vệ quyền lợi của người sưu tập. Mình sẽ đưa ra một ví dụ: Ở thời điểm hiện tại, nhiều nghệ sĩ đang thử nghiệm các bản cập nhật siêu dữ liệu nơi họ sẽ bán tác phẩm nghệ thuật và sau đó khi tìm thấy người sưu tập thì họ sẽ cập nhật tác phẩm nghệ thuật lên trên NFT.
- Khả năng tương thích ngược và dễ dàng áp dụng: Tiêu chuẩn ERC 7160 được thiết kế để tương thích ngược với các Contract ERC 721 hiện có, đảm bảo các nền tảng NFT hiện tại có thể nhanh chóng áp dụng tiêu chuẩn này mà không cần thay đổi đáng kể.
Các Trường Hợp Sử Dụng Và Triển Vọng Tương Lai Của Tiêu Chuẩn ERC 7160
Sự ra đời của tiêu chuẩn ERC 7160 cũng mở đường cho những đổi mới chưa từng có trong không gian nghệ thuật kĩ thuật số. Bản chất linh hoạt và năng động của nó mời gọi người sáng tạo, nhà phát triển và nhà sưu tập khám phá những khả năng và ứng dụng mới. Chúng ta cùng khám phá nhé:
- Mở ra nhiều phần thưởng dành cho người sưu tập: Tiêu chuẩn ERC 7160 cũng mở ra những con đường đổi mới để tặng thưởng cho người sưu tập. Thay vì phương pháp truyền thống ra mắt bộ sưu tập mới và airdrop cho chủ sở hữu NFT thì giờ đây có thể thêm siêu dữ liệu mới vào mỗi NFT của người sưu tập hiện có. Điều này không chỉ cung cấp cho người sưu tập nội dung mới mà còn duy trì tính độc quyền và giá trị của NFT ban đầu. Đó là một cách tích hợp và bền vững hơn để làm phong phú danh mục đầu tư kĩ thuật số của nhà sưu tập mà không làm tăng tổng nguồn cung của bộ sưu tập NFT ban đầu.
- Xây dựng mối quan hệ lâu dài với người sưu tập: Bằng cách cho phép bổ sung dữ liệu mới vào NFT hiện có thì tiêu chuẩn ERC 7160 sẽ thúc đẩy mối quan hệ lâu dài giữa nghệ sĩ và người sưu tập. Sự tham gia liên tục này giúp các nhà sưu tập tiếp tục đầu tư vào câu chuyện đang phát triển của nghệ sĩ, tạo ra một kết nối sâu sắc hơn và có ý nghĩa hơn.
- Ứng dụng đa năng dành cho người sáng tạo: Tính năng đặc biệt này cũng mang đến những lợi ích cho người sáng tạo đặc biệt là đối với nhạc sĩ hay nhà văn. Ví dụ: Một nhà văn có thể phát hành các chương của một câu chuyện theo thời gian hoặc một nhạc sĩ có thể cập nhật một bài hát với các phiên bản khác nhau hoặc phối lại bài mới, tất cả đều dưới cùng một NFT gốc ban đầu.
- Kể chuyện tương tác: Nhà văn hay các nghệ sĩ có thể cộng tác để tạo ra một bộ sưu tập NFT phát triển theo ý kiến đóng góp của khán giả, dẫn đến câu chuyện mang tính tương tác và liên kết hơn với người sưu tập.
- Tài sản trò chơi động: Trong thế giới trò chơi, ERC-7160 cũng có thể cho phép các tài sản trong trò chơi phát triển dựa trên thành tích của người chơi hoặc những thay đổi trong thế giới trò chơi.
- Các trường hợp sử dụng mới chưa được khám phá: Nội dung giáo dục và giảng dạy, tài liệu về văn hóa và lịch sử, ….
Tổng kết
Nhìn chung, tiêu chuẩn ERC 7160 đánh dấu một bước nhảy vọt đáng kể trong thế giới NFT, xác định lại các tương tác và nhận thức về nghệ thuật kĩ thuật số. Đối với các nghệ sĩ thì đó là bức tranh vẽ về những khả năng vô tận, tạo điều kiện cho tác phẩm nghệ thuật phát triển theo thời gian và nuôi dưỡng mối liên hệ sâu sắc hơn với các nhà sưu tập. Trên đây là tất cả thông tin mà mình muốn giới thiệu trong bài viết này, hi vọng mọi người đã nhận được những kiến thức bổ ích.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Jimmy Là Gì? Tổng Quan Về Bộ Sưu Tập NFT Jimmy - November 21, 2024
- The Band Bears Là Gì? Tổng Quan Về Bộ Sưu Tập NFT The Band Bears - November 21, 2024
- Phân Tích Bio Protocol: Dự Án DeSci Được Đầu Tư Bởi Binance Labs - November 21, 2024