Chúng ta đã trải qua một mùa hè DeFi 2020 và 2021 đầy bùng nổ với một trong những tâm điểm nổi bật là mảnh ghép Yield Farming khi mà các dự án AMM, Lending & Borrowing, Derivatives,... cung cấp hàng ngàn % APR khiến người dùng rối như tơ vò thì Yearn Finance xuất hiện như vị cứu tinh giúp người dùng tìm kiếm được nguồn lợi nhuận cao và an toàn.
Sau Yield Farming chúng ta có Leverage Yield Farming và hiện tại Yield Derivatives đang nhen nhóm để khiến Yield Farming trở lại. Và trong bài viết lần này chúng ta sẽ cùng đi qua một số nội dung chính như:
- Yield Derivatives là gì?
- Điểm qua lịch sử phát triển của ngành Yield Farming
- Cơ chế hoạt động chính của Yield Derivatives
- Các dự án Yield Derivatives nổi bật và tiềm năng
Và trước khi đi vào nội dung chúng mọi người có thể tham khảo một số các bài viết để củng cố kiến thức cơ bản cho bản thân:
Tổng Quan Về Yield Derivatives
Lộ trình phát triển của Yield Farming trong quá khứ
Yield Farming ra đời trong bố cảnh thị trường DeFi bùng nổ với hàng loạt các dự án AMM, Lending & Borrowing, Stablecoin,... đi kèm với bùng nổ về số lượng dự án thì hầu hết các dự án đều lựa chọn Liquidity Mining để triển khai launch token và bootstrap thanh khoản cho dự án. Trong bối cảnh đó, những người dùng, nhà đầu tư và LP không thế biết được nơi đâu mang lại lợi nhuận cao nhất cho tài sản nhàn rỗi của họ.
Bên cạnh vấn đề lợi nhuận thì các dự án DeFi thời điểm đó scam, rugpool cực kì nhiều chính vì vậy bản thân các nhà đầu tư cũng loạn cùng thị trường.
Chính vì vậy mà các giao thức Yield Farming ra đời và dẫn dắt xu hướng đó chính là Yearn Finance. Yearn Finance là một giao thức sở hữu nhiều OG Crypto & DeFi họ tạo ra những chiến lược để kiếm tiền trong DeFi thông qua nhiều hoạt động như Lending, Farming, Staking,... nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho tài sản của người dùng. Việc của người dùng chỉ đơn giản là deposit tài sản của mình vào vault của Yearn.
Sau một thời gian phát triển các dự án Yield Farming bắt đầu bước vào giai đoạn bão hòa và thời điểm đó Leverage Yield Farming ra đời. Là sự kết hợp của Lending & Borrowing và Yield Farming, người dùng sẽ vay không cần thế chấp trên trực tiếp giao thức và đi farm thông qua các giao thức mà giao thức Yield Farming đã tích hợp. Về bản chất thì tiền không đi ra khỏi giao thức.
Và Yield Derivatives là thế hệ tiếp theo.
Yield Derivatives là gì?
Yield Derivatives là các dự án cho phép người dùng sử dụng trước các nguồn lợi nhuận trong tương lai để có thể tìm kiếm thêm lợi nhuận thông qua việc Lending & Borrowing, Staking, Farming,... Một định nghĩa tương đối đơn giản. Bài toán mà Yield Derivatives đặt ra đó là: "Bằng cách nào đó với một nguồn lợi nhuận trong tương lai tương đối bền vững thì làm cách nào ta có thể sử dụng được nó mà không cần phải chờ?".
Vậy làm cách nào để xác định lợi nhuận trong tương lai, lấy nó về hiện tại và sử dụng để nó tiếp tục tạo ra lợi nhuận thì mọi người cùng mình tìm hiểu qua một vài các dự án đang hoạt động trên thị trường hiện nay nhé.
Tổng quan về các dự án nổi bật theo hướng Yield Derivatives
Clever - Áp dụng Yield Derivatives để làm lợi thế cạnh tranh trong Convex Wars
Clever là một giao thức thuộc hệ sinh thái của Aladin DAO được ra đời với mục tiêu trở thành người chiến thắng trong Convex Wars thông qua đó nắm giữ được cả Convex Finance lẫn Curve Finance. Không chỉ tham gia Convex Wars mà Clever còn tham chiến tại thị trường Curve Finance và Frax Finance.
Mô hình hoạt động của Clever sẽ được diễn ra như sau:
- Bước 1: Người dùng gửi tài sản có thể là CVX, FXS hay CRV vào nền tảng Clever. Chúng ta sẽ lấy ví dụ là CVX.
- Bước 2: Nền tảng sẽ gửi CVX vào Convex Finance để nhận về vlCVX bên cạnh đó người dùng thu về clevCVX - tài sản đại diện cho lợi nhuận của người dùng trong tương lai.
- Bước 3: Người dùng có thể tiếp tục gửi clevCVX này lại nền tảng để lấy lợi nhuận của tài sản này trong tương lai (hình thức đòn bẩy) hoặc mang đi cung cấp thanh khoản cho cặp clevCVX - CVX để kiếm thêm lợi nhuận.
- Bước 4: Người dùng có thể đổi clevCVX về thành CVX thông qua 2 cách là swap trên Curve Finance thông qua pool thanh khoản clevCVX - CVX hoặc burn clevCVX để đổi lấy 1 CVX trong The Future.
Đối với mô hình của Clever cho phép người dùng thu về lợi nhuận trong tương lai của tối đa 50% tiền gốc. Nếu lặp lại như vậy chúng ta sẽ có một đòn bẩy dựa trên một ví dụ như sau: Bửu có $1.000 CVX và Bửu muốn gửi vào Clever trong vòng 16 tuần tương đương 4 tháng với mức APR khoảng 10%.
- Bước 1: Bửu gửi $1.000 CVX vào và dựa trên APR khoảng 12% thì trong vòng 4 tháng Bửu sẽ thu về $40 (có thể tồn tại dưới dạng CVX hoặc nhiều loại token khác) tuy nhiên Bửu chỉ có thể thu về tối đa là $20 (50% lợi nhuận tương lai của số tiền gốc).
- Bước 2: Bửu sẽ swap luôn clevCVX sang CVX thông qua Curve Finance.
- Bước 3: Bửu tiếp tục gửi CVX vào Clever và lặp lại từ bước 1.
Bửu sẽ tiếp tục làm như vậy cho đến khi mà lợi nhuận có thể thu về bị thấp hơn chi phí bỏ ra. Với mô hình này số tiền ban đầu càng lớn thì vòng lặp sẽ càng nhiều, còn số tiền ban đầu càng ít thì sẽ ngược lại. Đây là mô hình mà Clever tạo ra để tạo lợi thế cạnh tranh trên Convex Wars và không có nhiều rủi ro về thanh lý.
Pendle Finance - Áp dụng Yield Derivatives cho LSD
Khác với cách triển khai của Clever thì Pendle lựa chọn một cách tiếp cận tương đối khác khi mà Pendle Finance sẽ bao bọc Yield - Bearing Tokens (Mã thông báo mang lại lợi nhuận) theo dạng SY. SY sẽ được chia làm 2 loại là PT (Principal Token - Mã thông báo gốc) and YT (Yield Token - Mã thông báo lợi nhuận).
Vậy là Pendle Finance sẽ chia token người dùng gửi vào giao thức thành PT mã thông báo gốc có thể giúp người dùng lấy lại tài sản gốc trong tương lai và nắm giữ YT có thể giúp người dùng yêu cầu reward bất kì lúc nào. Pendle Finance sẽ giúp người dùng kiếm thêm lợi nhuận từ YT thông qua những chiến lược như Yield Trading - Lợi nhuận trong tương lai của bạn có thể mua bán, giao dịch hay tiếp tục compound để có nhiều lợi nhuận hơn.
Góc nhìn chủ quan về Yield Derivatives
Có thể thấy rằng mô hình hoạt động của các dự án làm về mảng khai thác lợi nhuận từ lợi nhuận trong tương lai có vẻ hoạt động khá đơn giản tuy nhiên hàm chưa trong các dự án về mảng này vẫn tương đối nhiều rủi ro khi mà thị trường crypto là một trong những thị tường biến động rất lớn nên nguồn lợi nhuận trong tương lai cũng sẽ biến động rất lớn.
Bên cạnh đó những nguồn lợi nhuận được cho là an toàn và có tính biến động thấp thì dường như có vẻ không quá lớn để khiến người dùng có thể tập trung vào đó. Nhưng nguồn lợi nhuận cao hơn thì có vẻ nhiều biến động và rủi ro.
Nếu như một dự án Yield Derivatives có kết hợp với một nền tảng Lending thì khả năng lợi nhuận của người dùng sẽ cao hơn nhờ vào việc sử dụng thêm một số các nguồn đòn bẩy.
Tổng Kết
Yield Derivatives là một mảnh ghép khá mới trong thị trường crypto nói chung và DeFi nói riêng nhưng vẫn còn là mảnh đất nhiều rủi ro đi kèm.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024