Một phần thiết yếu trong việc vận hành mạng lưới của tất cả Blockchain hiện nay đó chính là các Node, tuy nhiên việc vận hành Node thường không dùng cho số đông mà chỉ phù hợp với những ai có nền tảng về việc lập trình. Vậy Node là gì? Làm thế nào để một người mới, không có bất cứ kiến thức nào về lập trình có thể chạy một Node cho riêng mình?
Một số bài viết khác từ Hak Research có thể sẽ giúp ích cho tất cả mọi người:
Node Là Gì?
Trong mạng lưới blockchain, mỗi Node đóng vai trò quan trọng trong việc xác thực các giao dịch mới và kiểm tra tính toàn vẹn của blockchain. Khi một giao dịch mới được tạo ra trên blockchain, nó sẽ được truyền đến tất cả các Node trong mạng. Các node sau đó sẽ kiểm tra tính hợp lệ của giao dịch theo một số quy tắc được thiết lập trước đó và sau đó gửi thông tin về giao dịch cho các node khác.
Nếu hầu hết các Node xác nhận tính hợp lệ của giao dịch, nó sẽ được thêm vào blockchain. Trong trường hợp xuất hiện một giao dịch bất hợp lệ hoặc không đồng nhất trong mạng, các Node sẽ cố gắng giải quyết vấn đề bằng cách tìm ra nguyên nhân và cập nhật blockchain của mình.
Ngoài việc xác thực giao dịch, các Node cũng thường tham gia vào quá trình khai thác và tạo block mới cho blockchain. Trong các mạng blockchain có cơ chế Proof of Work (POW), các Node thường phải đào để tìm ra giải pháp cho một bài toán mật mã khó để tạo block mới và nhận được phần thưởng bằng tiền điện tử của mạng đó. Trong các mạng blockchain khác như Proof of Stake (POS), vai trò của các Node cũng tương tự nhưng không cần phải đào khai thác.
Tóm lại, các Node trong mạng lưới blockchain là những điểm cuối quan trọng giúp đảm bảo tính toàn vẹn và an ninh của blockchain và thường tham gia vào các hoạt động liên quan đến xác thực giao dịch, khai thác block, và quản lý mạng lưới blockchain.
Tầm Quan Trọng Của Các Node Đối Với Blocchain
Trong mạng lưới blockchain, mỗi Node đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng, duy trì tính toàn vẹn và độ tin cậy của hệ thống. Dưới đây là một số tầm quan trọng của node trong blockchain:
- Xác thực giao dịch và tính hợp lệ của blockchain: Các Node được sử dụng để xác thực tính hợp lệ của các giao dịch trên mạng và đảm bảo rằng các giao dịch được kiểm tra đủ để được thêm vào blockchain. Các Node sẽ kiểm tra các giao dịch mới trước khi chấp nhận và lan truyền chúng đến các Node khác. Bằng cách thực hiện việc này, các Node đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của blockchain.
- Quản lý mạng lưới: Các Node cũng giúp quản lý mạng lưới blockchain. Họ sử dụng các giao thức đặc biệt để kết nối và trao đổi thông tin với các Node khác trong mạng. Bằng cách thực hiện việc này, các Node giúp tăng tính đồng bộ hóa của mạng và giữ cho blockchain được đồng nhất trên toàn bộ mạng. Họ cũng giúp đảm bảo rằng các nốt khác nhau đang chạy cùng một phiên bản của blockchain.
- Khai thác và tạo block mới: Các Node trong mạng lưới blockchain thường được sử dụng để khai thác và tạo block mới trên blockchain. Trong các mạng sử dụng cơ chế đồng thuận POW, các Node phải giải quyết các bài toán tính toán phức tạp để tạo thêm các block mới và nhận được phần thưởng.
- Bảo mật và an ninh: Các Node đóng vai trò quan trọng trong bảo mật và an ninh của blockchain. Bằng cách kiểm tra và xác minh mỗi giao dịch, các Node giúp đảm bảo rằng không có giao dịch bất hợp lệ nào được thêm vào blockchain. Các Node thường có khả năng phát hiện các cuộc tấn công và lỗi khóa không đáng tin cậy và sẽ tự động loại bỏ nó khỏi mạng.
Các Node Xử Lý Giao Dịch Như Thế Nào
Quá trình xử lý giao dịch của các Node rất phức tạp khi liên quan đến nhiều công nghệ đằng sau nó, tuy nhiên chúng ta có thể hiểu cách các Node xử lý giao dịch đơn giản như sau:
- Đối với các giao dịch mới được tạo ra trên mạng, chúng sẽ được lưu trữ trên tất cả Node trong mạng, các Node sẽ tiếp nhận thông tin này và kiểm tra độ hợp lệ của giao dịch đó.
- Các Node sẽ đối chiếu các thông tin của giao dịch mới với các giao dịch trên blockchain đã được xác thực đã được thêm vào từ trước để đảm bảo rằng giao dịch đó không trùng lặp hoặc bị phát hiện lỗi.
- Sau đó Node sẽ kiểm tra tính hợp lệ của từng giao dịch theo các quy tắc được thiết lập trước đó, bao gồm các quy tắc về cú pháp, tổng số tiền và địa chỉ người gửi và người nhận của giao dịch.
- Người dùng sẽ được các Node xác minh mình có đủ tiền và đảm bảo rằng người dùng không gửi nhiều hơn số tiền hiện có của mình.
- Nếu các giao dịch được xác minh là hợp lệ, các Node sẽ tiếp tục truyền các giao dịch này cho các Node khác trong mạng để đảm bảo rằng blockchain được đồng nhất trên toàn bộ mạng.
- Trong trường hợp giao dịch không hợp lệ hoặc không đồng nhất, các Node trong mạng sẽ cố gắng giải quyết vấn đề bằng cách tìm ra nguyên nhân và cập nhật blockchain của mình. Nếu các Node phát hiện ra một giao dịch bất hợp lệ, chúng sẽ khóa giao dịch đó và ngăn nó khỏi công bố trên blockchain.
Các Yêu Cầu Cần Thiết Để Chạy Một Node Là Gì?
Phần cứng cần thiết
Để chạy một Node , mọi người cần có kết nối mạng ổn định và đủ nhanh để đảm bảo rằng bạn có thể trao đổi thông tin và đồng bộ hóa dữ liệu với các Node khác trên mạng một cách tối ưu nhất thông thường các blockchain riêng biệt sẽ yêu cầu một băng thông khác nhau.
Một phần cứng đủ mạnh cũng là điều cần thiết để cạnh tranh với các Node khác trong cùng blockchain và nếu phần cứng của mình sỡ hữu mạnh hơn so với mặt bằng chung sẽ kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Các blockchain khác nhau cũng yêu cầu những loại máy đào để chạy Node khác nhau nên việc nghiên cứu kĩ lưỡng trước khi chạy là rất quan trọng.
Phần mềm cần thiết
Hiện nay mỗi blockchain cũng có rất nhiều phần mềm riêng biệt cần phải cài đặt để khởi chạy một Node, vì vậy việc chuẩn bị đầy đủ các phần mềm này để đảm bảo quá trình chạy Node được diễn ra thuận lợi là điều cần thiết.
Yêu cầu kỹ thuật
Khi chạy một Node chúng ta cần phải đảm bảo rằng thông tin và dữ liệu của mình được bảo mật và không bị tấn công hoặc hack. Điều này có thể đòi hỏi các biện pháp bảo mật như cập nhật phần mềm, sử dụng mật khẩu và chứng chỉ kỹ thuật số.
Việc chạy một Node trong blockchain đòi hỏi sự kiểm soát và giám sát thường xuyên để đảm bảo không có lỗi xảy ra trong quá trình chạy và xử lý các trường hợp cần khắc phục.
Phân Loại Các Loại Node
Full Node
Là loại Node có toàn bộ lịch sử giao dịch và khối của mạng blockchain và có khả năng xác nhận và phát tán các giao dịch mới. Full Node là loại Node quan trọng nhất trong mạng blockchain và được sử dụng để đảm bảo tính toàn vẹn của mạng.
Tuy nhiên việc có quá nhiều full Node cũng làm cho tốc độ của blockchain giảm xuống và chi phí lưu trữ mà người dùng phải trả cũng tăng lên nhiều lần, nên các blockchain thế hệ mới hiện nay đang chỉ giới hạn một số lượng full Node nhất định.
Light Node
Là loại Node chỉ lưu trữ một phần lịch sử của blockchain để tiết kiệm đáng kể bộ nhớ và không hoạt động như một full Node. Light Node thường được sử dụng trên các thiết bị có dung lượng bộ nhớ hạn chế hoặc khi tốc độ truy vấn blockchain được ưu tiên hơn.
Super Node
Super Node là loại Node chứa dữ liệu đáng tin cậy và được sử dụng để cung cấp tính năng mở rộng cho mạng blockchain. Super Node thường có hiệu suất cao hơn Full Node và Light Node do thường được triển khai trên các máy chủ mạnh hơn.
Hướng Dẫn Chạy Node Cho Người Mới
Bước 1: Thuê VPS
VPS hay Virtual Private Server là một máy ảo cho phép mọi người có thể chạy Node ở trên đó mà không cần phải bật máy 24/7. Ngoài ra thì việc thuê VPS cũng giúp mọi người tránh được các sự cố ngoài ý muốn như mất điện, mất mạng,... ảnh hướng đến quá trình chạy Node.
Hiện tại đang có rất nhiều bên khác nhau cung cấp dịch vụ cho thuê VPS với giá thành và chất lượng dịch vụ khác nhau. Mọi người có thể có thể tuỳ chọn bên cung cấp dịch vụ theo nhu cầu chạy Node, Hak Reserch sẽ đề xuất mọi người sử dụng Contabo.
Để thuê VPS từ Contabo, mọi người cần thực hiện các bước sau:
- Truy cập: https://contabo.com/en/
- Đăng ký một tài khoản Contabo.
- Chọn mua VPS có cấu hình phù hợp với các tiêu chí của Blockchain.
- Cài đặt các thông số của VPS và tiến hành thanh toán bằng thẻ thanh toán quốc tế.
Gửi thông tin bổ sung (nếu có):
- Sau khi thanh toán hoàn tất thì Contabo sẽ có một Email yêu cầu cung cấp các thông tin định danh, mọi người cần gửi các thông tin mà Contabo yêu cầu.
- Khoảng 30p - 1 giờ sau khi hoàn thành thông tin thì thông tin VPS sẽ được gửi về Email.
Đổi mật khẩu VPS:
- Đăng nhập trở lại Contabo: https://my.contabo.com/
- Truy cập "VPS control" -> "Manage" -> "Password Reset" để đổi mật khẩu.
Bước 2: Đăng nhập vào VPS
- Trên máy tính Windows, mọi người sử dụng tổ hợp phím "Windows + R" và nhập "CMD" sau đó Enter.
- Trên máy tính MacOS, mọi người sử dụng tổ hợp phím "Command + Space" và nhập "Terminal" sau đó Enter.
Đăng nhập để đăng nhập vào VPS mọi người cần sử dụng câu lệnh bên dưới và nhấn Enter:
ssh root@< địa chỉ IP >
Ví dụ:
ssh root@62.171.141.219
- Nhập mật khẩu vừa thay đổi ở bước 1 và Enter.
- Nhập Y và chọn Enter nếu đó là lần đăng nhập đầu tiên.
Bước 3: Nhập hàm tmux
tmux là hàm giúp VPS có thể hoạt động liên tục 24/7 kể cả khi chúng ta tắt máy, vì vậy nên việc sử dụng nhập hàm này sẽ giúp cho Node của chúng ta có thể hoạt động vĩnh viễn mà không sợ bị dừng lại trừ khi chúng ta chủ động dừng.
Sau khi đăng nhập vào VPS, cài đặt tmux bằng lệnh bên dưới và nhấn Enter:
apt install tmux
Sử dụng lệnh bên dưới và nhấn Enter:
tmux
Sau khi hoàn thành các bước trên thì về cơ bản đã có thể chạy Node được thông qua VPS, mọi người cũng có thể tham khảo hướng dẫn chạy Node một số dự án tại phần Node Running ở Website của Hak Research.
Một số cài đặt khác của Node
Tại phần VPS control, mọi người có thể thực hiện một số thao tác như sau:
- Restart: Tắt và bật lại VPS.
- Start: Khởi động VPS nếu nó đã bị tắt trước đó.
- Stop: Tắt VPS.
- Reinstall: Đặt lại toàn bộ dữ liệu của VPS.
Tổng Kết
Trên đây là những thông tin mà mọi người cần nắm để có thể hiểu Node là cũng cũng như cách để một người mới có thể chạy được node. Hak Research y vọng rằng thông qua bài viết này thì mọi người sẽ có thể tìm kiếm được những thông tin hữu ích.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Hướng Dẫn Chạy Node Spheron - October 8, 2024
- Hướng Dẫn Chạy Node 0G Labs (ZeroGravity) - September 2, 2024
- Hướng Dẫn Chạy Node Nillion - August 30, 2024