Thị trường DeFi ngày nay dần trở nên nhàm chán với quá ít những đổi mới trong thời gian từ giai đoạn năm 2022 tới giờ. Vậy DeFi & Bức tranh ngày càng thiếu tính sáng tạo thực tế đang diễn ra như thế nào thì mọi người cùng mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Để hiểu hơn về DeFi & Bức tranh ngày càng thiếu tính sáng tạo, mọi người có thể tham khảo một số bài viết dưới đây:
Nhìn Lại Các Chỉ số Trong Thị Trường DeFi
Theo DeFiLlama, ngày nay chúng ta có hàng ngàn những giao thức DeFi khác nhau thuộc các mảng như Liquid Staking, Lending & Borrowing, AMM, Derivatives, Cross-chain, Yield Farming, Launchpad, NFTFi, Real World Asset,... Nhìn kĩ vào từng Blockchain chúng ta thấy rằng:
- Ethereum: 937 giao thức
- BNB Chain: 656 giao thức
- Polygon: 490 giao thức
- Arbitrum: 470 giao thức
- Optimism: 182 giao thức
- Fantom: 302 giao thức
- Avalanche: 340 giao thức
- Solana: 113 giao thức
Nhìn sâu vào từng mảng trong DeFi, chúng ta nhận thấy thêm một số con số như sau:
- Liquid Staking: 123 giao thức
- Lending & Borrowing: 311 giao thức
- DEX: 1062 giao thức
- Bridge: 46 giao thức
- CDP: 107 giao thức
Mình tin rằng đây chỉ là những con số thực sự chưa đầy đủ đến từ DeFiLlama và con số thực tế có thể lên đến gấp đôi như này nếu tính cả những giao thức đã ngưng hoạt động do các vấn đề khác nhau. Nhìn vào những con số trên ắt hẳn chúng ta sẽ nghĩ đến một DeFi đầy những màu sắc và sự đổi mới nhưng thực tế lại không phải như vây.
99% các dự án DeFi trên thị trường đều copy những mô hình đã có sẵn, đôi khi là thêm râu thêm tóc để có thêm đa dạng sản phẩm. Vậy thực để bức tranh DeFi thiếu sáng tạo đến mức như thế nào và những tác động tiêu cực nó gây ra ra sao thì mọi người cùng mình tìm hiểu trong nội dung tiếp theo nhé.
DeFi & Bức Tranh Ngày Càng Thiếu Tính Sáng Tạo
Bức tranh về DEX
Nếu lấy theo chỉ số đến từ DeFiLlama, ngày nay chúng ta có khoảng hơn 1000 sàn giao dịch phi tâp trung. Và chúng ta sẽ cùng điểm lại các AMM thời gian gần đây hoặc trong quá khứ đã mang lại những cuộc cải cách cho toàn bộ thị trường DeFi:
- Uniswap: Với Uniswap V2, Uniswap vươn mình trở thành AMM lớn nhất trong thị trường Crypto và mô hình này cũng là mô hình được copy nhiều nhất trong thế giới DeFi ngày nay. Sau này, Uniswap V3 với mô hình thanh khoản tập trung tiếp tục làm thị trường DeFi chấn động.
- Curve Finance: Với việc thay đổi thuật toán từ x * y = k sang thuật toán x^3y + y^3x = k đã tạo ra bước ngoặt cho việc giao dịch các tài sản ngan giá như Stablecoin, Sythetic Assets,...
- Balancer: Balancer sử dụng mô hình với các pool thanh khoản khác biệt không phải tỷ lệ 50 - 50. Tuy nhiên, Balancer lại chưa đạt được những thành tựu như mong đợi.
Trên đây là những AMM mang lại sự khác biệt lớn nhất với những đột phá trong thị trường Crypto. Tiếp đến chúng ta sẽ đến với những AMM với hướng đi cải tiến, có nghĩa là các AMM cải tiến những gì đã và đang có từ đó tạo nên những làn gió mới cho thị trường DeFi.
Một số các dự án nổi bật có thể kể đến như:
- Trader Joe: Dựa trên cảm hứng thanh khoản tập trung của Uniswap V3, Trader Joe tự xây dựng một AMM thanh khoản tập trung với sản phẩm Liquidity Book và nó thực sự đã giải quyết được một vài vấn đề của Uniswap V3.
- Orca: Cũng dựa trên cảm hứng thanh khoản tập trung của Uniswap V3, Orca cũng tự mình xây dựng thanh khoản tập trung với các pool thanh khoản Whirlpool.
- Maverick Protocol: Cũng lấy cảm hứng từ Uniswap V3 mà Maverick xây dựng các chế độ cung cấp thanh khoản với các chiến lược tự động khác nhau như chạy theo giá tăng, chạy theo giá giảm, hay tự động chạy theo đường giá và chế độ giống hệt Uniswap V3 không chạy.
- Solidly & các phiên bản sao chép như Velodrome, Aerodrome: Solidly không mang sự đột phá từ mô hình hoạt động mà lấy cảm hứng phát triển thông qua việc cải tiến mô hình Tokenomics.
Nếu xét trên phương diện này chúng ta chỉ có khoảng 10 dự án mang lại giá trị thức sự cho thị trường Crypto. Tỷ lệ sẽ là 10 trên 1000 tức là 1% nghĩa là 1% tổng các dự án AMM mang lại giá trị cho toàn bộ ngành AMM. Không chỉ như vậy Volume của các giao thức trên rơi vào khoảng $2.5B trên $3.5B chiếm đến hơn 70% tổng Volume AMM của thị trường (tính tại thời điểm viết bài).
Nhìn vào những con số như vậy chúng ta đã có thể thấy rằng các nền tảng AMM với những đổi mới thật sự mang lại giá trị thực tế như thế nào. Còn 99% các AMM còn lại đóng góp vào chưa đẩy 30% Volume của thị trường.
Bức tranh về Lending & Borrowing
Bức tranh về mảng Lending & Borrowing có lẽ còn thiếu sáng tạo hơn rất nhiều so với AMM. Tuy nhiên, chúng ta hãy cùng nhìn lại một số mô hình đã tạo nên sự khác biệt và tích cực cho thị trường DeFi trong giai đoạn vừa qua.
- AAVE & Compound: Việc chuyển mình từ Lending P2P sang Lending P2Pool có lẽ đã thay đổi bộ mặt ngành Lending & Borrowing. Bên cạnh đó, việc Compound V2 với cToken đại diện cho thanh khoản của người dùng trong pool cũng có thể được coi là một đổi mới cách mạnh cho các khái niệm LP Token sau này.
- Maker DAO: Mô hình Lending CDP có lẽ là mô hình được giới thiệu 1 lần duy nhất và không có những sự đổi mới sau này.
Tương tự như AMM, cũng có rất nhiều dự án trong mảng Lending & Borrowing cũng có những sự nâng cấp và cải tiến mô hình cũ từ đó tạo ra một mô hình mới với nhiều ưu điểm hơn. Một số các dự án nổi bật với các sự nâng cấp bao gồm:
- Solend: Khái niệm Isolated Pool có lẽ xuất hiện đầu tiên với dự án Solend trên Solana. Nếu như với AAVE và Compound có 1 pool thanh khoản chung cho tất cả loại tài sản điều này làm nảy sinh vấn đề về nếu 1 tài sản có vấn đề cả pool sẽ gặp nguy hiểm hay sẽ hạn chế các loại tài sản thế chấp. Với mô hình Isolated Pool cho phép các tài sản độc lập với nhau và giúp giao thức có thể hỗ trợ vô số các loại tài sản thế chấp. Từ sau này đã có nhiều giao thức theo hướng này như Silo Finance hay Euler Finance.
- Morpho: Dự án kết hợp giữa Lending Lending P2P và Lending P2Pool mang lại lợi suất cao hơn cho người dùng. Thông thường khi người dùng gửi tiền vào Morpho nếu có những hợp đồng P2P sẽ được khớp ngay còn nếu thanh khoản chưa có nó sẽ gửi tiền đó vào AAVE hoặc Compound để lấy lãi suất khi các hợp đồng P2P nó sẽ rút về và cho vay. Morpho đang có một lượng TVL tương đối cao cùng với kết quả kinh doanh tương đối tích cực.
Bên cạnh việc có những mô hình mới, Lending & Borrowing cũng được tích hợp vào các giao thức Yield Farming để trở thành nền tảng Leverage Yield Farming hay một số nền tảng Derivatives. Tuy nhiên, với tổng số lượng các dự án mang lại sử đổi mới cho thị trường là 5 so với toàn ngành có 418 dự án thì con số này cũng chỉ khoảng 1% giống như với mảng AMM.
Khi nhìn vào TVL thì các dự án mình đưa ra phía trên chiếm gần 60% TVL toàn ngành và nếu loại bỏ JustLend của Justin Sun thì chiếm đến gần 80% TVL toàn ngành.
Chỉ thông qua 2 ví dụ đơn giản ở trên thì chúng ta có thể trả lời được một số câu hỏi rằng:
- Mô hình mới và đột phá trong thị trường Crypto có những lợi ích gì?
- Dẫn đầu trong ngành có những lợi ích nào?
- Công nghệ Crypto có phải bánh vẽ không?
Đánh Giá Cá Nhân Về DeFi & Bức Tranh Ngày Càng Thiếu Tính Sáng Tạo
Rõ ràng trong thị trường Crypto thì Builder thì ít và Copy-er thì lại vô số kể, Copy-er ở đây chủ yếu là những cá nhân đến thị trường này vì yếu tố chính là tài chính, scam, lướt sóng,...chính yếu tố này làm cho thị trường Crypto nói chung và DeFi nói riêng ngày càng thiếu tính sáng tạo. Ngay cả những Builder cũng phải lo lắng vì sản phẩm của mình bị copy quá nhanh dẫn tới lãng phí chất xám nên việc Uniswap V3 ẩn contract trong vòng 2 năm và Uniswap V4 hiện tại là 4 - 5 năm cũng là điều dễ hiểu mặc dù biết là Crypto hướng tới minh bạch, phi tập trung và ẩn danh.
Chính vì những yếu tố copy quá nhiều làm cho bảo mật của các dự án copy sau này ngày càng trở nên lỏng lẻo từ đó các vụ hack, lỗ hổng smartcontract, rugpul trở nên quá phổ biến điều này cũng cản trở người dùng tham gia vào DeFi.
Việc DeFi thiếu tính sáng tạo cũng làm trực tiếp ảnh hưởng đến TVL và người dùng. Ngày nay, người dùng hầu hết chỉ còn tâm thế mua và nắm giữ các loại Bitcoin, Altcoin thay vì đưa chúng vào DeFi.
Tuy nhiên, nó cũng tạo ra một chút lợi thế cho những người chịu khó tìm hiểu bởi vì nếu chúng ta dành thời gian nhiều cho Uniswap, Curve Finance, AAVE,... thì với các dự án mới ra đời chúng ta có thể dễ dàng đánh giá được dự án và đội ngũ phát triển từ đó có những chiến lược đầu tư phù hợp. Bên cạnh đó, từ yếu tố này giúp chúng ta dễ dàng nhận định được ai mới thực sự là Builder trong thị trường Crypto.
Tổng Kết
DeFi & Bức tranh ngày càng thiếu tính sáng tạo đã trở thành một sự thật không thể chối cãi trong thị trường Crypto. Mong rằng qua bài viết này mọi người sẽ có thêm một chút góc nhìn về DeFi & Crypto.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Lịch Sử & Quá Trình Phát Triển Của Thị Trường Tiền Điện Tử - December 2, 2023
- Altcoin Là Gì? Đừng Đầu Tư Altcoin Nếu Bạn Không Biết Những Điều Này - December 2, 2023
- veToken Là Gì? Sự Đổi Mới Trong Mô Hình Tokenomics Của Các Dự Án DeFi - December 1, 2023