Avalanche đang trải qua những ngày tháng âm thầm xây dựng đặc biệt trong mảng Web3 Game, tuy chưa thành công với nhiều xu hướng như Solana nhưng nếu Avalanche bên cạnh những cái tên Layer 1 trong quá khứ như Celo, Caspter, Fantom, Near Protocol,... thì Avalanche hoàn toàn khác biệt. Vậy trong tháng 4 vừa qua, hệ sinh thái Avalanche có gì thay đổi và hấp dẫn thì mọi người cùng mình tìm hiểu trong bài viết cập nhật về hệ sinh thái Avalanche tháng 5/2024 nhé!
Avalanche & Các Thông Tin Quan Trọng Xoay Quanh
Avalanche Foundation ủng hộ Meme Coin
Quỹ Avalanche Foundation đã mở rộng danh mục đầu tư của mình bằng cách bao gồm các memecoin, thường được gọi là "coin cộng đồng", sử dụng nguồn vốn từ quỹ Culture Catalyst trị giá 100 triệu USD nhằm thúc đẩy sự đổi mới trong hệ sinh thái của mình. Việc lựa chọn các memecoin dựa trên nhiều tiêu chí bao gồm ảnh hưởng trên mạng xã hội, tính thanh khoản của thị trường và nguyên tắc phát hành công bằng, phản ánh cam kết mở rộng và phát triển công nghệ cũng như cộng đồng trong lĩnh vực tiền mã hóa.
Hiện tại, danh mục đầu tư bao gồm các đồng memecoin nổi bật như Coq Inu, Gecko Inu, Kimbo, AVAX HAS NO CHILL, và Tech. Những khoản đầu tư này được đánh giá dựa trên các tiêu chí nghiêm ngặt như khả năng chống lại sự thao túng, bảo mật chống bot, tính thanh khoản cao và ổn định giao dịch, đảm bảo mỗi tài sản đóng góp tích cực vào sự ổn định và tăng trưởng của hệ sinh thái Avalanche.
Chiến lược đầu tư này là một phần của phản ứng rộng lớn hơn của Avalanche đối với sự tăng trưởng đáng kể của thị trường tiền mã hóa vào cuối năm 2023, được thúc đẩy bởi các hoạt động đầu cơ vào memecoin đã đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng nhiều nền tảng blockchain tầng 1. Mặc dù thị trường vẫn còn biến động, sự đa dạng hóa chiến lược vào memecoin đã trùng với sự gia tăng đáng chú ý trong giá trị của token AVAX, cho thấy sự thích ứng chiến lược với xu hướng thị trường.
Hơn nữa, Avalanche đang khám phá thêm cơ hội đầu tư vào các token khác như ERC-404 để liên tục làm phong phú danh mục đầu tư của mình. Phương pháp tiếp cận này không chỉ thể hiện sự linh hoạt của Avalanche trong việc thích ứng với động thái thị trường mà còn khẳng định cam kết lâu dài của họ trong việc thúc đẩy một lộ trình tăng trưởng vững chắc và bền vững cho hệ sinh thái của mình. Điều này phản ánh một triết lý đầu tư thực dụng nhưng hướng tới tương lai, nhằm nâng cao cả sự phát triển công nghệ và cộng đồng trong không gian Web3.
Avalanche Foundation thúc đẩy mảng thanh toán
Blockchain Avalanche đã bắt tay với Alipay+, dịch vụ ví điện tử của Alibaba, để triển khai một chương trình khuyến mãi dựa trên công nghệ Web3 tại Đông Nam Á. Chương trình này, phát triển bởi AvaCloud và được hỗ trợ bởi một subnet riêng của Avalanche, cho phép người tiêu dùng sử dụng voucher mua sắm sau khi tham gia minigame từ các thương hiệu lớn trên nền tảng D-Store của Alipay+. Các ưu đãi bao gồm những mức giảm giá đáng kể như 50% khi mua đồ uống tại các chuỗi trà sữa hàng đầu trong khu vực, với sự hiện diện của hơn 2.000 cửa hàng.
Sáng kiến này là một phần trong chiến lược lớn hơn nhằm mở rộng ảnh hưởng tới 100 triệu người tiêu dùng ở các quốc gia như Philippines, Singapore, Malaysia và Thái Lan, cũng như thu hút khách du lịch từ Trung Quốc. Việc sử dụng công nghệ Web3 trong chương trình voucher không chỉ nhằm tăng cường hiệu quả kinh doanh cho Alipay+, D-Store và các đối tác tham gia mà còn nhằm thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng thông qua các lợi ích độc đáo mà công nghệ này mang lại.
Đồng thời, Avalanche cũng đã hợp tác với Nexon Group để phát triển phiên bản Web3 của game MapleStory, chạy trên một subnet riêng của Avalanche. Điều này là một bước tiến mới trong việc ứng dụng công nghệ blockchain vào ngành công nghiệp game, mở ra cơ hội mới cho cả nhà phát triển lẫn người chơi. Trong khi đó, ứng dụng thương mại điện tử và giao dịch Grab ở Đông Nam Á cũng đã bắt đầu chấp nhận thanh toán bằng tiền mã hóa tại Singapore, đánh dấu một bước phát triển quan trọng khác trong việc chấp nhận tiền mã hóa trong khu vực.
NFT & Những Dấu Hiệu Hạ Nhiệt Rõ Ràng
Avalanche thật sự nghiêm túc với mảng NFT
Avaissance là sáng kiến hai hướng được triển khai bởi Quỹ Avalanche nhằm phát triển và làm phong phú thêm cảnh quan nghệ thuật trên nền tảng blockchain của họ. Phần đầu tiên của sáng kiến này là Chương trình Nghệ Sĩ Cư Trú, qua đó Quỹ đã mở rộng cánh cửa cho các nghệ sĩ trên khắp thế giới bằng việc mời họ đăng ký nhận tài trợ và được hướng dẫn bởi các chuyên gia đầu ngành. Trong số gần một ngàn đơn đăng ký, Quỹ đã lựa chọn ra hơn 60 nghệ sĩ đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau như nghệ thuật số, âm nhạc, nghệ thuật 3D, và những người sáng tạo PFP để tham gia.
Các nghệ sĩ này đến từ các nền tảng khác nhau: một số đã là nghệ sĩ của Avalanche, một số khác đến từ các chuỗi khác, và có nghệ sĩ chưa từng có kinh nghiệm với blockchain. Điều này thể hiện sự nỗ lực của Avaissance nhằm mở rộng không gian sáng tạo và nâng cao sự hiện diện của nghệ thuật trên Avalanche.
Phần thứ hai của sáng kiến, được gọi là Sáng Kiến Mona Lisa, tập trung vào việc Quỹ Avalanche mua trực tiếp tác phẩm từ cộng đồng nghệ sĩ và tặng chúng cho các DAO (tổ chức tự trị phi tập trung) đã được chọn từ danh sách phê duyệt. Điều này nhằm khuyến khích sự tham gia và tương tác trong cộng đồng nghệ thuật và blockchain.
Chương trình Nghệ Sĩ Cư Trú đã diễn ra trong 13 tuần vào mùa hè, và đến nay, hầu hết các dự án của các học viên đã được công bố, với một số ít vẫn đang được hoàn thiện để ra mắt công chúng. Sự kết hợp của việc hỗ trợ nghệ sĩ và tạo ra một thị trường cho tác phẩm của họ trên blockchain không chỉ làm phong phú thêm cộng đồng Avalanche mà còn đẩy mạnh sự đổi mới và sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật số.
Vào tháng 2 năm 2023, Ava Labs đã thiết lập kênh "Art On Avalanche" nhằm tập trung vào NFT nghệ thuật và các dự án liên quan. Trải qua thời gian, kênh này đã mở rộng phạm vi hoạt động để bao gồm các vấn đề văn hóa và các tài sản không thể thay thế, dẫn đến việc thay đổi tên thành “Arts & Culture on Avalanche”. Sự thay đổi này không chỉ đánh dấu sự phát triển của kênh mà còn phản ánh xu hướng tránh dùng thuật ngữ "NFT" do những nhạy cảm gần đây. Kênh này giờ đây không chỉ bao gồm NFT nghệ thuật mà còn các dự án PFP, vé, chương trình thưởng và trung thành, nhằm bao quát toàn bộ lĩnh vực NFT.
Ngoài ra, tài khoản Văn hóa của Ava Labs còn làm việc chặt chẽ với các tài khoản khác dưới quyền quản lý của Ava Labs, bao gồm @avax và @GamingOnAvax. Những tài khoản này tạo điểm tiếp xúc trực tiếp với cộng đồng người hâm mộ, nhà sưu tập, nghệ sĩ và nhà phát triển Avalanche, đồng thời thường là điểm tiếp xúc đầu tiên cho người dùng mới khi họ khám phá hệ sinh thái NFT trên Avalanche.
Ava Labs rất chú trọng vào việc xây dựng một cảnh quan NFT đẳng cấp. Đội ngũ tại Ava Labs bao gồm nhiều thành viên chuyên dụng như Dominic Carbonaro, Giám đốc NFT và Nghệ thuật, người gia nhập công ty vào năm 2022, cùng với Tiffany Lai, Trưởng nhóm Tăng trưởng, và Jake Cvengros, nhân sự Phát triển Kinh doanh. Mỗi thành viên trong đội ngũ này đóng góp vào việc phát triển và mở rộng cảnh quan NFT, đảm bảo Ava Labs tiếp tục dẫn đầu trong lĩnh vực nghệ thuật số và văn hóa trên nền tảng blockchain.
Tổng quan về chỉ số on-chain NFT trên Avalanche
Trong 30 ngày qua, xét về Total Volume giao dịch của thị trường NFT trên Avalanche là $24.1M trong đó bao gồm $19.4M giao dịch thông thường và $4.7M là Wash Trading đứng thứ 7 của thị trường Crypto sau Immutable X, Mythos Chain, Polygon, Solana, Ethereum và Bitcoin. Có thể nói rằng đây không phải là một vị trí quá tệ đối với Avalanche, tuy nhiên trong bối cảnh các Blockchain mới ngày càng nhiều thì Avalanche cần có thêm nhiều chiến lược để củng cố vị thế và vươn lên trên bảng xếp hạng.
Cũng theo bảng xếp hạng cho thấy TOP 7 các Blockchain có khối lượng NFT không có sự chênh lệch quá nhiều về Volume nhưng từ TOP 7 trở đi là sự chênh lệch rõ rệt hơn rất nhiều.
Trong TOP 15 bộ sưu tập NFT có khối lượng giao dịch nhiều nhất thì Avalanche đóng góp 1 bộ sưu tập duy nhất là Dokyo, có thể thấy rằng ở thời điểm hiện tại trên Avalanche thì Dokyo là bộ sưu tập nổi bật nhất hoặc là bộ sưu tập giúp các Trader dễ dàng kiếm được Point từ chương trình Hyperspace Rewards mình mình sẽ chia sẻ phía dưới.
Trong vòng 30 ngày qua (kể từ thời điểm viết bài 08/05/2024), chỉ số xanh duy nhất đối với NFT trên Avalanche đó chính là Sales Volumes khoảng gần $19.5M tăng khoảng 20% so với cùng kì tháng trước, tuy nhiên khi nhìn vào những Volume khác thì chúng ta thấy rằng Wash Volume lại tăng 58% với tổng Volume trong 30 ngày gần nhất là $4.7M chiếm khoảng 20% so với Total Volume, bên cạnh đó chỉ số Wash cũng đã tăng tới 125% trong 30 ngày vừa qua.
Ngoài ra chúng ta có một số những chỉ số khác bao gồm:
- Số lượng người mua giảm tới 62%
- Số lượng người bán giảm gần 61%
- Total Transactions giảm 64%
Khi nhìn vào các bộ sưu tập NFT trên Avalanche chúng ta thấy rằng, Total Volume của Dokyo rơi vào khoảng hơn $16M chiếm khoảng 82.5% Total Volume trên toàn bộ mạng Avalanche, điều này cho thấy ở thời điểm viết bài thì người dùng chủ yếu giao dịch bộ sưu tập NFT Dokyo, trong đó có nhiều giao dịch Wash Trading (giao dịch mua bán liên tục để lấy Volume). Điều này cho thấy chương trình Hyperspace Rewards đang tương đối hiệu quả.
Hyperspace Rewards - Con dao hai lưỡi của NFT trên Avalanche
Hyperpsace là một nền tảng NFT Marketplace nổi tiếng trên Avalanche, hợp tác cùng với Avalanche Foundation đã cho ra mắt chương trình Hyperspace Rewards. Người dùng thông qua một số các hành động trên Hyperspace bao gồm mua - bán NFT được chấp nhận, mint NFT trong Launchpad của Hyperspace, bid NFT,... tới nay sự kiện này đã trải qua 6 Season khác nhau. Điều này đã giúp thị trường NFT trên Avalanche bùng nổ mạnh mẽ.
Đã có những thời điểm bộ sưu tập NFT Dokyo trở thành bộ sưu tập NFT có Volume lớn nhất thị trường và trong một số ngày cá biết Avalanche vượt lên cả Solana. Chiến lược tốt là vậy nhưng ẩn sau đó cũng có rất nhiều mặt hại bao gồm:
- Các dự án được triển khai Launchpad trên Hyperspace thì thu hút được những nhà đầu cơ sau khi mint được NFT thì ngay lập tức họ dump NFT làm cho giá cả của bộ sưu tập lao dốc. Chính chương trình này đã góp phần đưa NFT đến không đúng tay người dùng.
- Hyperspace Rewards chỉ tạo ra được độ FOMO nhất thời khi điều kiện trở nên khó khăn hơn ít người giao dịch hơn khiến cho thị trường NFT trên Avalanche lao dốc.
Nhiều bộ sưu tập NFT không còn hoạt động mạnh mẽ
Được mệnh danh là bộ sưu tập lớn nhất và uy tín nhất trên hệ sinh thái Avalanche là Dokyo thì trong Discord của dự án thông báo cuối cùng trên Discord được diễn ra vào thời điểm tháng 12/202 với nội dung là cuộc gặp gỡ giữa đội ngũ của Dokyo và Minh - đóng vai trò chủ chốt tại Art Basel, thực tế thì nó chẳng hề liên quan tới sản phẩm, lộ trình,...
Một trong những hướng đi khi Dokyo cập nhật vào thời điểm tháng 1/2024 đó chính là làm truyền tranh với hình ảnh là những chú ý nhưng có nhiều nét tương đồng với bộ sưu tập NFT Dokyo, được gọi với cái tên là NOODS. Đây là một trong 4 sản phẩm chủ đạo của Dokyo. Kể từ thời điểm giới thiệu tới nay thì đã có một số những trang truyện tranh đầu tiên, tuy nhiên nó không hẳn là chuyện tranh khi nó chỉ được vẽ ra để ủng hộ một sự kiện nào đó.
Nếu so sánh với vị thế của Dokyo và khoảng thời gian đã 5 tháng trôi qua thì với những gì mà Dokyo làm được đang là khá ít so với các đối thủ ở các Blockchain khác.
Hey Akudooors! We are running our second poker night along side @_StudioMirai!
— Akudo (@AkudoWorld) April 30, 2024
It'll run similar to last time with a few changes to the tournament structure Akudo and Studio Mirai will be giving out prizes, All holders are eligible!
It is happening on Friday 7pm UTC in our…
Akudo là một trong những bộ sưu tập được triển khai trên Hyperspace Launchpad sau thời điểm Dokkaebi Network ra mắt. Tuy nhiên, tính từ thời điểm ra mắt cho tới nay thì Akudo Network không có những định hướng phát triển rõ ràng hay hướng đi cụ thể. Hoạt động mà Akudo cho rằng nổi bật nhất được ghim trên Twitter của dự án chính là sự kiện được triển khai trên Hyperspace.
Thời gian gần đây, Akudo có tổ chức hoạt động cho những người dùng của mình đó chính là Poker Night với một số cộng đồng khác.
Với định hướng trở thành một Meme NFT trên Avalanche khi ra mắt Nekopolis với hình ảnh là những chú mèo béo dễ thương không cam kết về lộ trình phát triển, không ultility và không có bất kì một lời hứa. Rõ ràng Nekopolis đang làm đúng với những gì mà họ từng chia sẻ trong quá khứ tuy nhiên với việc là một bộ sưu tập được triển khai trên Hyperspace Launchpad thì cộng đồng đã kì vọng hơn rất nhiều.
Cho tới nay hoạt động trên Twitter của dự án gần như là không có chỉ là chia sẻ lại các NFT mà người dùng chia sẻ, các hoạt động trong Discord cũng thưa thớt không còn sôi động như thời điểm mới ra mắt. Tương tự như Nekopolis còn có nhiều bộ sưu tập NFT khác như Steady, Woofy,...
Một số những cái tên nổi bật trên hệ sinh thái Avalanche NFT
Một trong những cái tên hoạt động sôi nổi trong thời gian qua đó chính là Dokkaebi Network. Sau khoảng thời gian trầm lắng áp lực từ phía cộng đồng từ việc NFT Dokkaebi liên tục dò đáy thì đội ngũ của Dokkaebi đã công bố nhiều hoạt động mới. Đầu tiên là Twitter của Dokkaebi Network chính thức đổi tên thành Doki Labs với mục tiêu đầy mạnh thương hiệu Dokis. Thương hiệu Dokis sẽ được thúc đẩy bằng các nội dung như video ngắn, hình ảnh, sticker trên các nền tảng Social như Youtube, Instragram hay Tik Tok.
Thông qua việc xây dựng thương hiệu Dokis thì các hoạt động kinh doanh dựa trên bán hàng vật lý và kỹ thuật số chính thức được khởi động. Rõ ràng, Dokkaebi Network đang học hỏi của các mô tình phổ biến hiện nay như Pudgy Penguins và BeanZ.
Bên cạnh đó nhằm tri ân cho những người nắm giữ NFT Dokkaebi trong suốt thời gian qua thì đội ngũ phát triển của dự án đã hợp tác với dự án GGP Protocol trao Airdrop cho người dùng được chia làm 2 mùa là Season 1 và Season 2. Thông tin này lập tức đẩy giá NFT của Dokkaebi có sự tăng trưởng trong thời gian ngắn, tuy nhiên do Airdrop không quá lớn cũng làm mức giá NFT giảm trở lại.
Theo như đội ngũ phát triển chia sẻ thì hiện tại đội ngũ đang hoạt động với mức chi phí tối thiệu và không muốn phá sản vì Airdrop quá nhiều cho người dùng. Thực sự là một chia sẻ rất thật thà và chân thành đến từ dự án Dokkaebi Network.
The LLL team is thrilled to announce TWO major updates that'll take our legacy to new heights.
— Lóng Lóng Legacy (@longlonglegacy) May 6, 2024
1. Royalty Buy Back Programme
On 10 May 2024, *ALL* royalties collected from LLL sales since inception will be used to buy back LLL from the open market. We have collected thus far… pic.twitter.com/KfL7VvNfJ4
Ngoài Dokkaebi thì một dự án nhận được nhiều sự quan tâm trên Avalanche đó chính là Lóng Lóng Legacy - một trong những bộ sưu tập NFT ra mắt giai đoạn khi thị trường NFT trên Avalanche bắt đầu đi xuống và mới chỉ reval trong tháng 4 gần đây. Lóng Lóng Legacy thu hút người dùng bằng việc tăng trưởng liên tục từ mức 5 - 6 AVAX đến thời điểm hiện tại đã lên tới gần 26 AVAX (tại thời điểm viết bài).
Hiện tại, không có nhiều thông tin về việc tại sao Lóng Lóng Legacy lại có mức độ tăng trưởng chóng mặt như vậy trong thời gian ngắn. Nhưng trong cập nhật gần nhất thì đội ngũ đã chia sẻ về việc:
- Toàn bộ phí bản quyền của dự án khoảng 232 AVAX sẽ được sử dụng để mua lại Lóng Lóng Legacy NFT trên sàn giao dịch.
- Bắt đầu từ ngày 10/05/2024, người dùng khi tham gia giao dịch Lóng Lóng Legacy NFT sẽ nhận về 0.5% được coi như tiền hoàn lại từ ph bản quyền.
Nhận định về tương lai của NFT trên Avalanche
Đầu tiên, chúng ta nên có một góc nhìn rộng hơn Avalanche NFT đó chính là nhìn ra toàn bộ thị trường NFT trên tất cả các Blockchain khác nhau như Bitcoin, Ethereum, Solana,... thì chúng ta thấy rằng trong thời gian qua câu chuyện của Runes Protocol trên Bitcoin là hấp dẫn người dùng nhất từ đó dòng tiền đổ xô về Bitcoin. Còn đối với các thị trường NFT trên Solana hay Ethereum chúng ta cũng chứng kiến một sự giảm tương tự.
Có thể kể đến như:
- Mad Lads giảm từ mức 230 SOL về mức hiện tại khoảng 80 SOL.
- Pudgy Penguins giảm từ mức 23 ETH về mức đáy thời gian qua khoảng 10 ETH.
- BAYC giảm từ mức 23 ETH về mức đáy khoảng 10.5 ETH.
Rõ ràng toàn bộ thị trường NFT đều hoà chung một bức tranh màu đỏ nên chúng ta hoàn toàn có thể hiểu được với Avalanche NFT.
Một điểm sáng trong bức tranh NFT trên Avalanche đó là Total Volume đã tăng trưởng mạnh trong 30 ngày qua so với mức giảm 51% của Ethereum hay 40% của Solana thì đây là điều đáng khích lệ, nhưng một lần nữa chưa ai dám trả lời là khi Hyperspace Rewards không còn thì liệu Avalanche có giữ được vị thế như hiện tại hay không?
Tiếp theo, chúng ta đến với nhận định của các bộ sưu tập NFT trên Avalanche. Có thể thấy rằng NFT trên Avalanche đang trong giai đoạn thanh lọc mạnh mẽ để tìm ra được các dự án thật sự phát triển khi thị trường quay trở lại. Có thể thấy rằng tuy có rất nhiều dự án đang hoạt động như một Meme NFT nhưng đâu đó vẫn có những dự án đang phát triển theo đúng lộ trình mà đội ngũ tham vọng mặc dù có thể chậm hơn so với kì vọng của cộng đồng.
Với những thành công trong quá khứ của Avalanche với DeFi giai đoạn 2021 - 2022, thành công tương đối lớn với mảng Web3 Games trong giai đoạn 2023 - 2024 thì đã chứng minh được năng lực của toàn bộ đội ngũ phát triển Avalanche, tuy nhiên có thể đối với mảng NFT chúng ta sẽ cần nhiều thời gian hơn nữa trong tương lai.
Web3 Games & Mũi Nhọn Sắc Nhất Của Avalanche
Shrapnel & Những hoạt động nổi bật
Sau đợt ra token vô cùng thành công vào tháng 11/2023 thì Shrapnel vẫn đang tiếp tục có những hoạt động nổi bật tiếp theo trong chiến lược phát triển của mình.
Đầu tiên dự án rất thận trọng trong việc mở cửa để cho từng lớp người chơi tiếp cận sớm với game, từ những Streamer đến những người đủ điều kiện như nắm giữ Shrapnel Operators Collection NFT,... Ngoài ra, để thúc đẩy sự tham gia của người dùng thì Shrapnel cũng tổ chức 2 sự kiện là STX1 và STX2 với những phần thưởng khác nhau.
Về những cập nhật xoay quanh game thì vào ngày 07/03/2024 thì Shrapnel đã có những thay đổi về token Release để phù hợp với lộ trình phát triển của dự án. Theo đó, việc mở khóa token SHRAP sẽ bắt đầu vào ngày 29/04/2024 với các phân đoạn phi tuyến tính.
Sau đợt ra token vô cùng thành công vào tháng 11/2023 thì Shrapnel vẫn đang tiếp tục có những hoạt động nổi bật tiếp theo trong chiến lược phát triển của mình.
Đầu tiên dự án rất thận trọng trong việc mở cửa để cho từng lớp người chơi tiếp cận sớm với game, từ những Streamer đến những người đủ điều kiện như nắm giữ Shrapnel Operators Collection NFT,... Ngoài ra, để thúc đẩy sự tham gia của người dùng thì Shrapnel cũng tổ chức 2 sự kiện là STX1 và STX2 với những phần thưởng khác nhau. Về những cập nhật xoay quanh game thì vào ngày 07/03/2024 thì Shrapnel đã có những thay đổi về token Release để phù hợp với lộ trình phát triển của dự án. Theo đó, việc mở khóa token SHRAP sẽ bắt đầu vào ngày 29/04/2024 với các phân đoạn phi tuyến tính.
Ngoài cập nhật về tokenomics thì vào ngày 20/03/2024, Shrapnel đã thông báo ra mắt Shrapnel Marketplace với các skin vũ khí Shrapnel Official độc quyền.
Off The Grid
Đây cũng là một tựa game cực kì đáng chú ý trên Avalanche. Off The Grid được phát triển bởi Gunzilla Games- một Studio game đã raise thành công tới 76M USD từ một số quỹ đầu tư như: Jump, Animoca brands, … Với việc ra mắt Blockchain riêng và token GUNZ trên Avalanche Subnet thì có một điều chắc chắn rằng Off The Grid sẽ build trên Gunzilla Chain.
Về những cập nhật trong game của Off The Grid thì vẫn xoay quanh những cập nhật liên quan đến vũ khí và dự án vẫn chưa tiết lộ thêm về lối chơi, cũng như mô hình kinh tế trong game. Vì vậy, có lẽ mọi người cần chờ thêm thông tin về những cập nhật này trong thời gian tới.
Beam
Beam - một Blockchain Gaming được build trên Avalanche Subnet và được phát triển bởi Merit Circle - một Gaming DAO lớn trên thị trường. Vào tháng 12/2023, Beam đã thông báo ra mắt Sphere - một NFT Marketplace do Merit Circle xây dựng và là market đầu tiên tích hợp với Immutable zkEVM.
Ở thời điểm hiện tại, người dùng có thể mua bán với hàng chục bộ sưu tập NFT được triển khai trên Sphere NFT Marketplace. Một số bộ sưu tập đáng chú ý là BoomLand Genesis T1 - đây là bộ sưu tập đầu tiên được xây dựng bởi BoomLand, Blast Royale - một trò chơi thuộc thể loại battle royale cũng đã phát hành bộ sưu tập gồm 3.333 NFT được gọi là Plague Doctor trên Sphere NFT Marketplace.
Ngoài ra, Beam cũng đang tích cực thu hút sự tham gia của các nhà phát triển xây dựng tựa game trên Blockchain của mình. Một số tựa game đáng chú ý như Paradise Tycoon được phát triển bởi Empire Not Vampires, Meta Toy City - một game MMORPG có đồ họa Pixel, Evermoon - một trò chơi chiến đấu 5v5 đầy thú vị hay Battle Derby - một trò chơi đua xe thú vị.
MapleStory Universe
MapleStory Universe có lẽ là một trong những bom tấn khủng nhất của Gaming trên Avalanche nếu ra mắt trong thời gian tới. Đây là tựa game của Nexon - một Studio game web2 lớn nhất Hàn Quốc và nếu ai còn chưa biết thì Nexon chính là Studio phát triển tựa game Fifa Online 4.
Để mở rộng tầm ảnh hưởng của mình sang thế giới web3 thì Nexon đã rót 100M USD để phát triển MapleStory Universe - đây cũng là tựa game sử dụng IP lớn nhất của Nexon. Trong thời gian vừa qua, dự án cũng đã tham dự nhiều hội nghị trong đó có hội nghị các nhà phát triển GDC năm 2024 tại San Francisco để giới thiệu MapleStory Universe đến với nhiều người biết hơn.
Ngoài ra vào ngày 23/04/2024, MapleStory cũng tổ chức một Event nhỏ dành cho cộng đồng mang tên MSU Dressroom. Sự kiện diễn ra từ ngày 22 - 25/04/2024 trong đó người dùng sẽ tạo một nhân vật tùy chỉnh và để lại comment dưới phần bình luận dưới Post này của MappleStory để nhận phần thưởng từ phía dự án.
DeFi Có Thể Không Còn Là Trọng Tâm Của Avalanche Ecosystem
Tổng quan về chỉ số on-chain DeFi trên Avalanche
Nếu nhìn vào chỉ số TVL (Total Value Locked) chúng ta dễ dàng thấy rằng Avalanche đã duy trì mức TVL dưới $1B từ thời điểm tháng 12/2022 cho tới nay. Điều này đồng nghĩa với việc:
- Mặc dù thị trường đã có sự hồi phục trong giai đoạn 2023 và tăng trưởng mạnh mẽ với tác động từ Bitcoin ETF Spot trong giai đoạn 2024 nhưng DeFi trên Avalanche gần như không có sự tăng trưởng đồng thời.
- TVL không tăng trưởng đồng nghĩa với việc dòng tiền đã không đổ vào hệ sinh thái Avalanche với mảng DeFi, thậm chí dòng tiền có thể bị ít đi do TVL không tăng nhưng giá của BTC, ETH, AVAX,... tăng dẫn tới TVL thực tế là đang giảm.
- Avalanche đã không thể tạo ra sự khác biệt trong DeFi để thu hút dòng tiền như câu chuyện Restaking với Ethereum hay Airdrop với Solana.
Nhìn vào bảng chỉ số phía trên chúng ta dễ dàng thấy rằng tại thời điểm tháng 1/2023 cho tới thời điểm viết bài (tháng 5/2024) thì so với các dự án cùng ngành có sự đột phá về TVL hầu hết đến từ một hệ sinh thái sôi đồng, các dự án mới liên tục ra đời để khắc phục điểm yếu của các dự án cũ hay được xây dựng trên chính các dự án cũ thì các hệ sinh thái như Avalanche, BNB Chain, Polygon,...
Nhờ bảng chỉ số trên chúng ta có thể thấy rằng DeFi ở trên các hệ sinh thái khác vẫn đang phát triển thậm chí là bùng nổ nhờ các xu hướng khác nhau, nhưng cũng có những hệ sinh thái đã bị chững lại thậm chí một số hệ sinh thái còn giảm đi do không còn cơ hội kiếm tiền quá nhiều.
Cập nhật bức tranh DeFi trên Avalanche
1/ An #Avalanche validator currently costs $60,000.
— BENQI (@BenqiFinance) December 7, 2023
But what if you could rent a Subnet?
Introducing Ignite's Pay As You Go validation – run a validator for only 4 $AVAX per week – Now LIVE on mainnet pic.twitter.com/TyD8j2jhnR
Hiện tại, BenQi là dự án có TVL lớn nhất trong hệ sinh thái Avalanche với việc triển khai cả hai sản phẩm bao gồm Lending & Borowing và Liquid Staking. Tuy nhiên trong thời gian qua BenQi không có những cập nhật nổi bật. Lần cuối cùng BenQi cập nhật đã là bản cập nhật Ignite được diễn ra vào tháng 12/2023. Ignite là một mô hình mới và tiếp cận được thiết kế để giúp mọi người từ các tổ chức cho đến các nhà phát triển cá nhân và người dùng bản địa của Web3 có thể dễ dàng triển khai các bộ xác nhận và Subnet trên nền tảng Avalanche. Mô hình này, được xây dựng để không giới hạn quyền truy cập, linh hoạt và tiết kiệm chi phí, nhằm mục đích giảm thiểu chi phí vốn ban đầu (CAPEX) mà các nhà xây dựng blockchain thường phải đối mặt, từ đó thúc đẩy sự đổi mới trong ngành công nghiệp Web3.
Ignite cung cấp hai tùy chọn dịch vụ xác nhận là PAYG (Pay As You Go) và Stake. Trong đó, PAYG là mô hình thuê bao giúp giảm đáng kể số vốn cần thiết để khởi chạy một bộ xác nhận Avalanche bằng cách chuyển đổi chi phí từ CAPEX sang OPEX (chi phí hoạt động). Ngược lại, mô hình Stake cho phép các chủ sở hữu AVAX bắt đầu xác nhận mạng Avalanche mà không cần số vốn ban đầu quá lớn, từ đó khuyến khích sự tham gia rộng rãi hơn vào mạng lưới.
Announcement: You Can Officially Earn Yield on Your GGP Holdings Without A Validator
— GoGoPool (@GoGoPool_) April 24, 2024
We’re thrilled to announce the launch of the GGP Vault by @SeaFi_Labs , offering an easy way to earn yield on your GGP holdings. For the first time, $GGP holders who aren't running Avalanche… pic.twitter.com/C5VZqwcNvw
SeaFi Labs vừa mới ra mắt GGP Vault, một giải pháp mới cho phép những người nắm giữ GGP có thể kiếm được lợi tức mà không cần phải điều hành bộ xác nhận trên Avalanche. Người dùng chỉ cần đặt tiền vào và có thể nhận được lợi tức với tỷ lệ lên đến 20% APY bằng token GGP. GGP Vault cũng mở rộng cơ hội này cho những người vận hành Minipool với tỷ lệ thế chấp trên 150%, giúp họ kiếm thêm thu nhập từ các khoản tiền gửi của mình. Đây là một cách thức đơn giản và hiệu quả để tăng thu nhập từ các token GGP mà không yêu cầu kỹ năng kỹ thuật phức tạp hay bất kỳ cam kết về thời gian nào.
We are incredibly excited to announce Struct V2, an update that will revolutionize the way our vaults work!
— Struct Finance (@StructFinance) May 6, 2024
An intro on ERC-4626 vaults, a token standard that promises to improve the composability of vaults across DeFi pic.twitter.com/aUDQb52xOp
Struct Finance - dự án trong mảng Yield Aggregator, đã chính thức cho ra mắt phiên bản Struct V2. Bản cập nhật này tập trung vào việc áp dụng tiêu chuẩn ERC-4626 cho vault, một tiêu chuẩn token mới hứa hẹn cải thiện tính kết hợp của các vault trong thị trường DeFi. Các vault ERC-4626 được thiết kế để đơn giản hóa quá trình tích hợp các vault với các giao thức khác, từ đó tăng tính mở rộng, hiệu quả vốn và giảm thiểu sự phức tạp trong các hoạt động.
Với việc sử dụng ERC-4626, Struct V2 hứa hẹn sẽ mang lại lợi ích lớn cho người dùng bằng cách chuẩn hóa và tăng cường khả năng tương thích của các sản phẩm vault, qua đó hỗ trợ tốt hơn cho sự di chuyển vốn giữa các nền tảng khác nhau. Điều này phù hợp với xu hướng người dùng hiện nay thường xuyên chuyển đổi giữa các chuỗi để tối ưu hóa lợi nhuận. Tiêu chuẩn mới giúp giảm thiểu rào cản kỹ thuật, cho phép các vault trở nên linh hoạt hơn và dễ dàng tích hợp với các sản phẩm lãi suất và các công cụ khác trên thị trường.
Struct V2 sẽ được triển khai với một loạt các vault mới hỗ trợ một loạt các tài sản khác nhau, bao gồm stablecoins, LST & LRT Token, đặt cược một bên và vault cụ thể theo chiến lược. Các vault này sẽ dựa trên tiêu chuẩn ERC-4626 để đảm bảo tính tương thích và chức năng xuyên suốt tất cả các sản phẩm. Người dùng có thể tùy chỉnh các yếu tố như mức độ rủi ro và thời hạn theo nhu cầu cá nhân thông qua các "factory" được triển khai trên các EVM Blockchain tương thích.
Những tiến bộ trong Struct V2 không chỉ hứa hẹn mang lại sự đơn giản hóa trong giao diện người dùng cho các giao dịch gửi và rút tiền mà còn giảm độ phức tạp trong quản lý các chiến lược sinh lời, từ đó tăng tính hiệu quả của vốn và giảm thiểu nguy cơ lỗi. Sự kết hợp của các vault ERC-4626 là một bước tiến quan trọng hướng tới việc tăng cường tính kết hợp và thay thế của vault trong Struct V2 trên DeFi.
Những mặt cần phải cải thiện của bức tranh DeFi
Nhìn vào bức tranh của Avalanche thì nếu dựa trên một góc nhìn đơn giản chúng ta thấy rằng hệ sinh thái Avalanche đầy đủ những mảnh ghép DeFi khác nhau như DEX, Lending & Borrowing, Stablecoin, Liquid Staking, Yield Aggregator, Derivatives,... Tuy nhiên nếu nhìn sâu hơn vào vấn đề thì chúng ta thấy rằng điểm xuất phát của Avalanche khá tương đồng với Solana tuy nhiên đến thời điểm hiện tại khi các dự án DeFi trên Solana đã bước sang thế hệ thứ ba thì hầu hết các dự án DeFi trên Avalanche vẫn là những cái tên ở thế hệ đầu tiên.
Điều này cho chúng ta thấy rằng DeFi trên Avalanche đã không còn quá bùng nổ mạnh mẽ như trong giai đoạn 2021 - 2022, có thể giải thích rằng ở thời điểm hiện tại Avalanche đang có thiên hướng tập trung cho GameFi nhiều hơn là cho DeFi, bản thân DeFi, NFT trên Avalanche có thể không mạnh như Solana nhưng câu chuyện ngược lại ở mảng GameFi nếu so sánh giữa Avalanche và Solana.
Tuy nhiên để một hệ sinh thái để bền vững thì nó cần phát triển một cách trong đều ở nhà mảng khác nhau và có thêm một số mảng mũi nhọn như cách Avalanche lựa chọn với Web3 Game. Thực tế trong tương lai dài hạn mặc dù tập trung phát triển Web3 Game nhưng Avalanche vẫn cần phải xây dựng một hệ sinh thái DeFi mạnh mẽ bởi vì:
- Về bản chất bên trong Web3 Game vẫn sẽ là mô hình của các Token & NFT và để cho các Token & NFT này hoạt động hiệu quả thì cần một nền DeFi vững chắc. Chính vì vậy, không chỉ dừng lại ở các mảnh ghép DEX thì cần có sự góp mặt của Lending & Borrowing, Derivatives, Options, Reting,...
- Trong dài hạn cuộc chơi xung quanh AVAX vẫn cần phải được ưu tiên như cách ETH vẫn phát triển và được bao trùm xung quanh nhiều xu hướng từ khi ra mắt tới nay.
- Rõ ràng, người dùng sẽ tới một thành phố (hệ sinh thái) có đầy đủ tiện ích, tiện nghi để phục vụ toàn bộ nhu cầu của họ.
Để khởi động lại DeFi trên Avalanche thì sẽ có một số những giải pháp như sau:
- Trong quá khứ Avalanche Foudantion đã từng khởi động những quỹ hàng chục triệu đô để kích thích DeFi phát triển trên Avalanche C Chain, tới giờ đội ngũ của Avalanche hoàn toàn có thể triển khai các chương trình như Grant, Hackathon Global, Hackathon Online/Offline,... để thu hút các nhà phát triển.
- Sử dụng chương trình Incentive tương tự như cho ngành NFT để thu hút người dùng với việc có một tệp người dùng lớn có thể thu hút được nhiều nhà phát triển.
- Avalanche hoàn toàn có thể tìm kiếm các nhà phát triển tài năng, có kinh nghiệm để xây dựng các dự án đang thuộc xu hướng thị trường như Restaking, AI, dePIN,...
Thời gian gần đây Avalanche Foudantion có dấu hiệu ủng hộ Meme Coin khi công bố fund cho các dự án Meme Coin và lên tiếng nắm giữ một số Meme Coin, mong rằng họ cũng sẽ có những động thái tương tự đối với mảng DeFi.
Tổng Kết
Trên đây là một số những cập nhật nổi bật của Avalanche tháng 4/2024 vừa qua với nhiều tin tức, thông tin về nhiều mảng khác nhau như DeFi, GameFi hay NFT. Có thể thấy rằng Avalanche đang tập trung rất nhiều vào mảng Gaming với nhiều đối tác lớn, nhưng chính vì vậy mà đội ngũ của Avalanche cũng đang bị hơi quên đi trong các mảnh khác trong đó đặc biệt là DeFi.
Mỗi hệ sinh thái cần phải có một mũi nhọn riêng và Avalanche chọn Web3 Game nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc các mảnh khác không được tập trung phát triển. Avalanche cũng nổ lực rất nhiều với mảng NFT khi cho ra mắt nhiều chương trình khác nhau hỗ trợ mảng này.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.