BOS là gì? BOS là viết tắt của Blockchain Operating System, có thể coi là một hệ điều hành thế hệ tiếp theo với sức mạnh của Blockchain tiếp nối macOS, Linux hay Windows. Vậy hệ điều hành mà Near Protocol đang xây dựng và hướng đến có điều gì thú vị thì mọi người cùng mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Để hiểu hơn về bài viết dưới đây, mọi người có thể tham khảo thêm một số bài viết như:
BOS Là Gì?
Những vấn đề với Near Protocol hiện nay
Trong thời gian qua, người dùng chỉ để ý tới Near Protocol khi mà nền tảng này liên tục nắm bắt các xu hướng mới nổi của thị trường như Zero-knowledge Proof hay công nghệ AI. Có thể thấy rằng hệ sinh thái Near Protocol khá trầm lắng và không tích cực ở nhiều các chỉ số khác nhau như:
- TVL của Near Protocol chỉ dao động ở mức $34M và không có dấu hiệu hồi phục tính từ thời điểm đầu năm. Cũng trong tình trạng tương tự, TVL của Aurora đã giảm từ $1.33B xuống chỉ còn $17M. Điều này khẳng định hiện nay dòng tiền không còn nằm ở hệ sinh thái Near Protocol và Aurora.
- Số lượng transaction, số lượng địa chỉ mới, số lượng các contract mới,... cũng giảm tuy nhiên mức giảm không mạnh như TVL. Lực kéo chủ yếu đến từ các giao thức về mảng Social như Sweat.
Thời gian gần đây chúng ta cũng không thấy nhiều update của Nightshade trên Near Protocol bên cạnh đó việc đưa Javascript trở thành ngôn ngữ lập trình trên hệ sinh thái Near Protocol cũng chưa có nhiều tác động tích cực cho mạng lưới. Rõ ràng, Near Protocol cần có thêm nhiều sức đẩy cho bản thân và hệ sinh thái của mình bằng những sản phẩm, chiến lược mới.
Với những lí do trên khái niệm Blockchain Operating System (BOS) đã được ra đời và Near Protocol là dự án đầu tiên khởi xướng cho xu hướng mới này.
Tổng quan về BOS
BOS là viết tắt của Blockchain Operating System có thể tạm dịch là Hệ Điều Hành Blockchain. Tương tự như cách mà Linux, macOS hay Windows giúp máy tính trở nên thân thiện với người dùng thì Near Protocol cũng giới thiệu một loại hệ điều hành mới mang tên là NEAR Discovery. Với NEAR Discovery, bất khi ai cũng có thể xây dựng và sử dụng các ứng dụng phi tập trung trên bất kì Blockchain nào thông qua BOS.
Ở thời điểm hiện tại, hầu hết các DApp được xây dựng trên các hệ điều hành như macOS, Android, IOS, Windows,... đó đều là những hệ điều hành tập trung được quản lý và phát triển bởi các công ty, tập đoàn điều này đã làm mất đi tính phi tập trung thật sự. Một ứng dụng phi tập trung không thể nào được xây dựng trên một hệ điều hành tập trung về dài hạn thì điều này có thể gây ra một số những rủi ro nhất định.
BOS của Near Protocol mang lại một số những ưu điểm vượt trội cho các người dùng và các nhà phát triển của mình bao gồm:
- BOS giúp các ứng dụng phi tập trung trở nên thật sự phi tập trung tránh được những rủi ro khi xây dựng trên các hệ điều hành tập trung.
- Tất cả người dùng đều có quyền kiểm soát tài sản và dữ liệu của riêng mình.
- BOS hướng tới việc mở rộng cho tất cả các Blockchain có nghĩa là các ứng dụng phi tập trung trên Blockchain như Ethereum, Cosmos, Solana,... hoàn toàn có thể xây dựng trên BOS.
Có thể thấy rằng với BOS thì Near Protocol vươn mình trở thành một nền tảng cơ sở hạ tầng rộng lớn hơn một nền tảng Layer 1 thông thường tuy nhiên với một sản phẩm mang tính quy mô thì chắc chắn Near Protocol sẽ gặp nhiều thách thức trong tương lai.
Một số những thác thức gặp phải khi xây dựng BOS
Xây dựng BOS nếu thành công thì chắc chắn đây sẽ trở thành một innovation lớn trong thị trường crypto, tuy nhiên để xây dựng thành công một BOS thì Near Protocol sẽ phải đối mặt với một số những thách thức như sau:
- Có thể thấy rằng chưa một Blockchain nào trong thị trường crypto đạt tới trạng thái sẵn sàng đón tiếp hàng tỷ người dùng từ Web2 lên Web3. Các Blockchain nền tảng hiện nay vẫn phải tiếp tục cải thiện cơ sở hạ tầng để có thể đón được 1 tỷ người dùng đầu tiên.
- Sự cạnh tranh khốc liệt giữa những hệ điều hành phổ biến hiện nay như macOS hay Windows. Việc chen chân và chiếm một lượng thị phần là điều không hề đơn giản đối với Near Protocol.
- Việc chuyển từ những hệ điều hành quen thuộc sang BOS cũng là một trong những thách thức đối với người dùng cá nhân cũng như tổ chức.
Tổng Kết
Sau Sharding, Javascript SDK thì BOS là bước tiến tiếp theo của Near Protocol. Bản thân Near Protocol vẫn trong quá trình khẳng định bản thân với hơn $500M đã kêu gọi thành công từ nhiều quỹ đầu tư khác nhau. Mong rằng qua bài viết này mọi người có thể hiểu thêm về BOS là gì và những tiềm năng của BOS trong tương lai.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024