Gần đây, Curve đã liên tục công bố các thông tin về crvUSD - Stablecoin phi tập trung với cơ chế hoạt động hoàn toàn mới do chính Curve phát triển. Điều này đã thu hút được sự chú ý rất lớn đến từ cộng đồng Curve và DeFi.
Vậy vai trò crvUSD đối với Curve như thế nào? Đâu là những cơ hội đầu tư nếu crvUSD thành công? Hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Để hiểu hơn về bài viết này mọi người có thể tham khảo một số các bài viết dưới đây:
Tại Sao Curve Finance Cần Phát Triển crvUSD
Trước tiên, mô hình stablecoin CDP như DAI của MakerDAO được ví như con ngỗng đẻ trứng vàng mà dự án nào cũng ao ước có được. Bạn xây dựng một nền tảng tại đó cho phép người dùng mint ra một lượng stablecoin bằng chính tài sản họ sở hữu và thu phí % từ hoạt động vay, mint/repay trên lượng tiền đó trong khi gần như không phải làm gì thêm.
Ví dụ: Với một giao thức Lending Aave họ đang cho vay trung bình $1B stablecoin, nếu stablecoin mới của họ $GHO chỉ cần chiếm 30% số lượng trên cùng với 2% phí các loại, thì giao thức này đã có thể thu được $6M doanh thu một năm. Con số này sẽ còn khủng khiếp hơn nhiều trong thời kỳ up-trend.
Cùng với đó, Curve sử dụng mô hình veToken chia sẻ phí thu được veToken Holder và lượng CRV lạm phát cho người cấp thanh khoản. Khi thị trường tăng trưởng tốt chúng ta có vòng tuần hoàn sau:
Nhu cầu giao dịch nhiều --> phí thu về LỚN --> khuyến khích nhà đầu tư mua CRV để lock thành veCRV --> CRV tăng cao --> Tăng phần thưởng cho người cấp thanh khoản --> Tăng TVL --> Thu hút thêm người dùng --> ....Lặp lại
Tuy nhiên, từ đầu năm 2022 đến nay thị trường đi vào chu kỳ giảm khiến vòng lặp trên chuyển sang chiều hướng ngược lại khi giao dịch giảm --> CRV giảm --> TVL giảm... và với một AMM lượng TVL được ví như máu trong cơ thể, TVL giảm sẽ khiến AMM hoạt động kém hiệu quả và dẫn đến thất bại.
Một giao thức lớn như Curve sẽ không thể ngồi im để chờ đến mùa uptrend đặc biệt đối với một lĩnh vực có nhiều cạnh tranh như Crypto, do vậy họ phải tìm cách để tự tăng khối lượng giao dịch và TVL trên giao thức ngay giữa thời điểm ảm đạm của thị trường. Khi đó, crvUSD được đưa ra và là câu trả lời hợp lý nhất
crvUSD một mũi tên trúng 3 đích
crvUSD được phát triển trên một cơ chế mới, độc đáo của Curve Finance có tên gọi là LLAMMA (Lending-Liquidating AMM Algorithm).
Bạn có thể tìm hiểu chi tiết về cơ chế hoạt động crvUSD qua bài viết này.
Về cơ bản, LLAMMA có 2 cải tiến lớn:
- Thứ nhất: Thanh khoản khi giá tài sản đảm bảo, LLAMMA sẽ thanh khoản từng phần tài sản ở từng khung giá nhất định và trong trường hợp giá tài sản tăng lại cơ chế này sẽ dùng stablecoin để mua lại tài sản. Đây là cải tiến lớn nhất khi so với CDP hiện nay, với cơ chế thanh lý toàn bộ tài sản khi giá giảm dưới ngưỡng và khi giá tăng lại người dùng cũng sẽ không nhận lại được tài sản đảm bảo.
- Thứ hai: Giữ peg cho crvUSD bằng cơ chế mint/burn uncollaterized crvUSD cùng với sự điều tiết từ lãi suất linh động của borrowing interest.
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ tập trung nhiều vào lợi ích mà cải tiến thứ nhất của cơ chế LLAMMA mang lại cho Curve. Việc cho phép thanh khoản (bán tài sản đảm bảo để mua crvUSD) từng phần và mua lại tài sản đảm bảo bằng crvUSD khi giá tăng sẽ giúp đẩy mạnh và duy trì hoạt động giao dịch trên Curve Finance.
Ngoài ra, crvUSD cũng sẽ được Curve Finance tạo các pool thanh khoản với các tài sản stablecoin khác từ đó phần nào sẽ phát sinh thêm nhu cầu swap và LP giữa các tài sản này.
Cuối cùng, trong quá trình hoạt động giá tài sản đảm bảo trong pool Curve Finance và giá từ Oracle sẽ thường xuyên có chênh lệch tạo cơ hội cho giao dịch arbitrage. Nói cách khác, tăng lượng giao dịch tại Curve Finance.
Tiếp theo, khi xét tới crvUSD câu hỏi đặt ra là đâu sẽ là những tài sản đảm bảo được cho phép sử dụng để mint ra stablecoin này. Trước mắt tại bản beta UI chúng ta chỉ thấy có sfrxETH, tương lai sẽ rộng thêm sang các LSTs và ETH.
Cùng với đó, một giả thuyết mà nhiều khả năng sẽ xảy ra đó là pool 3crv cũng sẽ sớm được sử dụng. Cung cấp Stablecoin làm thanh khoản hưởng lợi nhuận và sử dụng chính LP token để mint ra một stablecoin khác để sử dụng tiếp trong DeFi. Đây là một món hời mà Curve sẽ phục vụ để thu hút TVL cho nền tảng cũng như giúp crvUSD chiếm lĩnh thị trường.
Cuối cùng, crvUSD có thể sẽ là đáp án cho bài toán về giảm cung lưu thông của CRV. Như đã đề cập ở trên, lượng veCRV đang giảm dần khi down trend đến nguyên nhân chủ yếu đến từ yield của Curve không còn hấp dẫn. Sự ra đời crvUSD sẽ bổ sung thêm vào nguồn yield đó một lượng lớn fee từ LLAMMA và borrow fee thu được khi mint stablecoin này. Từ đó sẽ kích thích người dùng mua và lock CRV để hưởng sharing fee từ Curve.
Tóm lại, crvUSD khi ra mắt sẽ giúp Curve:
- Tăng khối lượng giao dịch tạo ra nhiều phí
- Thu hút thêm TVL
- Giảm cung lưu thông CRV
Những Dự Án Hưởng Lợi Từ crvUSD
Bên cạnh bản thân Curve Finance hưởng lợi nếu như crvUSD thành công, những nhóm dự án sau sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp có thêm cơ hội phát triển từ đồng stablecoin này.
Yield Farming
Đây là nhóm các dự án xây dựng trên Curve và tham gia vào Curve Wars. Với việc sở hữu phần lớn veCRV những dự án này sẽ được lợi trực tiếp từ giá CRV tăng.
Ngoài ra, khi CRV tăng đồng nghĩa với incentives cho các pool thanh khoản sẽ có giá trị tăng theo, các dự án sẽ bỏ nhiều tiền ra để bride. Từ đó gián tiếp giúp gia tăng governance token của những dự án này.
Nhóm này hiện đang có 3 cái tên dẫn đầu: Convex Finance, Yearn Finance và Stake DAO vị trí cũng đã ổn định từ lâu và dự đoán không có nhiều xáo trộn.
Liquid Staking
Như đã đề cập ở trên, sfrxETH là một trong những tài sản đảm bảo để mint crvUSD. Mình tin trong thời gian sắp tới các giao thức Liquid Staking lớn như Lido, RocketPool,... cũng sẽ sớm tích hợp vào Curve. Như trong một bài viết về LSDfi mình đã phân tích, tạo thêm usecase cho LSTs (stETH, rETH) là cuộc đua mà các giao thức LSD đang tham gia sau ETH Shapella.
Tích hợp với Curve, các giao thức Liquid Staking sẽ có lợi:
- Tăng use case cho LSTs, dễ thu hút người dùng mới
- Lock LSTs giảm bớt tỷ lệ người dùng Redeem hay chuyển sang giao thức khác
- NĐT thực hiện Looping (Dep LST --> Vay crvETH --> mua ETH --> stake LST -->...) từ đó tăng lượng ETH staking và tăng doanh thu cho giao thức.
Top Liquid Wrapers của Convex Finance
Trong các dự án Yield Farming bên trên, Convex Finance hiện đang là số 1 và độc tôn khi nắm giữ gần 50% veCRV. Điều này đồng nghĩa với việc, Convex có thể chi phối quyền quyết định tại Curve.
Nhưng thực tế, tại chính Convex một cuộc chiến giành token quản trị lại đang diễn ra với lý do đơn giản Convex chi phối Curve Finance và ai chi phối được Convex sẽ có ưu thế biểu quyết.
Tuy nhiên, khác với Curve Finance cuộc chiến tại Convex Finance vẫn chưa tìm được người chiến thắng. Do vậy, crvUSD có lẽ sẽ là ngọn lửa giúp cuộc chiến này trở nên nóng hơn hay nói cách khác giá trị CVX có thể sẽ được đẩy lên do lượng cầu tăng cao.
Chi tiết về Convex War bạn có thể tìm đọc thêm tại bài viết này.
Tổng Kết
Hy vọng bài viết phần nào cung cấp thêm thông tin để cùng bạn đánh giá những tác động crvUSD lên Curve nói riêng và DeFi tại Ethereum nói chung. Nếu thành công crvUSD sẽ unlock một lượng lớn thanh khoản vào lại thị trường, từ đó phần nào hâm nóng Crypto trong khoảng giữa và cuối năm 2024. Hãy follow HAK Research để cập nhật những số liệu về crvUSD trong thời gian tới.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Crypto Weekly W30: Nga Cho Phép Đào Bitcoin & Solana ETF Spot Chính ThứcXuất Hiện - August 12, 2024
- Crypto Weekly W29: Bóng Ma Khủng Hoảng Phủ Khắp Thị Trường Crypto - August 6, 2024
- Crypto Spotlight W28: Cựu Tổng Thống Donald Trump Lạc Quan Về Crypto, Ethereum ETF Spot Chính Thức Được Giao Dịch - July 29, 2024