Ondo Finance đã có bước chuyển mình quan trọng từ V1 sang V2 với việc thay đổi hoàn toàn sản phẩm cung cấp tới người dùng. Từ một giao thức DeFi 2.0, Ondo Finance sẵn sàng loại bỏ những sản phẩm không hiệu quả để bước vào một thị trường ngách mới. Vậy Ondo V2 có điều gì đặc biệt thì mọi người cùng mình tìm hiểu về tổng quan và đánh giá Ondo V2 nhé.
Để hiểu hơn về Ondo Finance, mọi người có thể tham khảo một số bài viết dưới đây:
Những Vấn Đề Tồn Đọng Trong Ondo V1
Ondo Finance chính thức được triển khai vào tháng 8 năm 2021. Sản phẩm đầu tiên trên Ondo Finance chính là Ondo Vaults - sản phẩm Structure Finance trên mạng lưới Ethereum. Với Ondo Vaults thì nó cho phép người dùng có 2 sự lựa chọn chính trong việc cung cấp thanh khoản cho các AMM như Uniswap bao gồm:
- Lựa chọn lợi nhuận cao đi kèm với một vài rủi ro như Impermanet Loss, Rugpull,...
- Lựa chọn lợi nhuận cố định và tương đối thấp nhưng đi kèm sẽ là một chiến lược an toàn hơn.
Vào thời điểm cuối năm 2021, đội ngũ phát triển của Ondo Finance cho ra mắt dịch vụ Liquidity-as-a-Service (LaaS), có thể hình dung đây là một dịch vụ cho thuê thanh khoản. Vấn đề đặt ra với các dự án DeFi khi khởi động thanh khoản thường phải bỏ rất nhiều Native Token để làm Liquidity Mining dẫn đến trường hợp là các LP, người dùng nhận được Token sẽ đem đi bán dẫn tới giá Token giảm và càng bán giá càng giảm rồi đến khi Incentive không còn giá trị thì người dùng và LP sẽ rời bỏ dự án.
Với LaaS, thì dự án chỉ cần bỏ tiền ra thuê thanh khoản đến từ Ondo Finance. Sản phẩm này của Ondo Finance khá tương đồng với Tokemak và đón nhận được sự tham gia của nhiều giao thức trên cộng đồng như Frax Finance, Fei Protocol, Uma, Synapse và Near Protocol.
Tuy nhiên, bong bóng DeFi đã vỡ vụn trong năm 2022 với sự khởi đầu của Terra - LUNA chính vì vậy Ondo Finance đã chính thức ngừng cung cấp dịch vụ về LaaS và Ondo Vaults bởi vì giao thức gần như không có người dùng kể cả là retails hay các dự án trên thị trường. Ngay khi ngưng cung cấp sản phẩm cũ thì Ondo Finance đã giới thiệu với Ondo V2 với 2 sản phẩm bao gồm Ondo Funds và Flux Finance.
Tổng Quan Và Đánh Giá Ondo V2
Ondo V2 bao gồm 3 sản phẩm chính General Access Products, Qualified Access Products và Flux Finance - dự án đầu tiên nằm trong hệ sinh thái của Ondo Finance.
General Access Products
Tổng quan về USDY
Trọng tâm phát triển ở thời điểm hiện tại của General Access Products là USDY là viết tắt của US Dollar Yield Token là một token được mã hóa (tokenized) được bảo đảm bằng trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ ngắn hạn và tiền gửi ngân hàng. USDY hướng đến là một Stablecoin có lãi suất và được gắn peg với $1.'
Việc xây dựng và phát triển USDY dựa trên trái phiếu chính phủ Mỹ và tiền gửi ngân hàng sẽ tạo ra một vài hạn chế cho người dùng.
Cơ chế hoạt động của USDY
Để có thể tham gia vào General Access Products thì người dùng bắt buộc phải KYC với nền tảng. Sau đó, người dùng sẽ trả qua một số các bước sau:
- Bước 1: Sau khi thông qua KYC thì người dùng có thể gửi USDC vào nền tảng bất kì lúc nào. Với những khoản tiền gửi từ $100K trở lên thì có thể xử lý bằng việc chuyển khoản ngân hàng bằng USD.
- Bước 2: Xác định ngày mà Ondo Finance có thể trả lại cho người dùng USDY.
- Bước 3: Ondo Finance sẽ gửi cho người dùng Token Certificate chứng minh cho khoản tiền gửi của người dùng. Thông thường trong 3 ngày làm việc kể từ thời điểm người dùng gửi tiền vào Ondo Finance thì người dùng sẽ nhận được Token Certificate.
- Bước 4: Sau 40 ngày kể từ thời điểm tiền của người dùng đến với Ondo Finance thì người dùng sẽ nhận về USDY và tham gia vào DeFi.
Về việc reddem thì người dùng với việc đưa vào hơn $100K tài sản có thể reddem bất kì lúc nào kể cả ở giai đoạn sở hữu Token Certificate và không mất phí chuyển khoản. Với những người ít hơn $100K thì vừa mất phí chuyển khoản và phải đợi đến khi nhận về USDY mới có thể reddem.
Việc reddem USDY chắc chắc sẽ ra lại USD, nên tài khoản ngân hàng của người dùng phải được hỗ trợ đồng Đô la Mỹ, mặc dù trước đó người dùng có thể gửi USDC vào giao thức.
Một số sự khác biệt của USDY
USDY có một số sự khác biệt và ưu điểm so với các Stablecoin truyền thống như USDC, USDT bao gồm:
- Người dùng nhận được lợi nhuận từ việc nắm giữ USDY thông qua việc tài sản người dùng gửi vào Ondo Finance sẽ quy đổi ra trái phiếu chính phủ Mỹ thì cũng tương đồng với việc người dùng cũng nắm giữ trái phiếu chính phủ Mỹ.
- USDY được phát hành theo luật pháp tại Mỹ.
- Công ty Ankura Trust bảo vệ những người nắm giữ USDY thông qua việc xác minh và giám sát tài sản thế chấp của người dùng trong Ondo Finance. Ankura Trust có quyền buộc Ondo Finance ngừng hoạt động trong bối cảnh Ondo có gian lận.
- Trong bối cảnh xấu nhất với các Stablecoin thông thường người dùng chỉ có thể cầu nguyện thì với USDY thì Ankura Trust sẽ tham gia thanh lý tài sản của Ondo và trả lại tiền cho người dùng.
Qualified Access Products
Sản phẩm OUSG
Để có thể hình dung về sản phẩm OUSG thì chúng ta sẽ đi qua cơ chế hoạt động của nó. Khi người dùng đầu tư USDC hoặc một số Stableocin khác vào OUSG thì 5 bước cơ bản sau sẽ được tiến hành.
- Bước 1: Ondo Finance sẽ chuyển USDC thành USD thông qua dịch vụ của Coinbase và giữ trong ngân hàng.
- Bước 2: USD được sử dụng để mua tài sản. Tài sản này chính là trái phiếu chính phủ Mỹ ngắn hạn.
- Bước 3: Người dùng sẽ được nhận một Token đại diện cho tài sản của họ trong Ondo Finance.
- Bước 4: Khi những tài sản đuuợc mua kiếm được lợi nhuận thì lợi nhuận sẽ được tự động auto compound.
- Bước 5: Người dùng có thể lấy lại USDC của mình bất kì lúc nào thông qua việc burn Token đại diện.
Tài sản phẩm mà Ondo Finance hướng tới đó chính là trái phiếu chính phủ Mỹ ngắn hạn là những loại tài sản có rủi ro thấp, tính thanh khoản cao và an toàn. Một mô hình tương đối đơn giản nhưng để vận hành nó mật cách trơn tru thì phải có đến 9 đối tượng tham gia như công ty Coinbase, Clear Street và các nhánh của Ondo Finance như Ondo I GP, Ondo Capital Management, Ondo Finance Inc, Ondo I LP,...
Vẫn còn một sản phẩm nữa sẽ ra mắt trong thời gian sắp tới đó chính là OMMF.
Hệ sinh thái mở rộng của Ondo Finance
Flux Finance là dự án đầu tiên trong hệ sinh thái Ondo Finance. Flux Finance là một giao thức cho vay phi tập trung được xây dựng bởi chính đội ngũ Ondo Finance. Flux có mô hình tương tự Compound V2, đặc điểm của Flux Finance bao gồm:
- Người vay kiếm lợi nhuận từ Stablecoin bằng cách gửi chúng cho Flux Finance.
- Người vay có thể vay Stablecoin dựa trên tài sản thế chấp đã gửi.
Người cho vay sẽ nhận về fTokens đại diện của tài sản trong giao thức. fTokens được thiết kế như một ERC 20 có thể chuyển nhượng và tích hợp vào các giao thức DeFi giúp người dùng tối ưu hóa lợi nhuận của mình.
Đánh giá Ondo V2
Ondo Finance là một trong những giao thức DeFi hiếm hoi sẵn sàng thay đổi sản phẩm, lộ trình phát triển để tìm kiếm những sản phẩm phù hợp hơn với thị trường Crypto. Theo như mình thấy Ondo V2 sẽ có một số những ưu nhược điểm sau đây:
- Giải quyết được bài toán về lợi nhuận một cách an toàn, bền vững cho những người dùng trong DeFi. Có thể giúp người dùng ở bất kì đâu trên thế giới có thể tiếp cận trái phiếu chính phủ Mỹ - một trong những tài sản an toàn và có tính thanh khoản cao nhất thế giới. Trong bối cảnh, kinh tế đang xấu như hiện tại thì đây là một trong những giải pháp tiềm năng.
- Giải quyết các vấn đề tồn đọng như pháp lý, phá sản, thanh khoản của các Stablecoin truyền thống như USDT hay USDC.
- Bước vào một thị trường hoàn toàn mới và cực kì tiềm năng là RWA. Giúp DeFi và TradFi có những sự cọ xát cần thiết.
- Với đa dạng các sản phẩm khác nhau như USDY, OUSD và tương lai là OMMF thì mỗi sản phẩm sẽ phù hợp với một tập khách hàng khác nhau nên giúp Ondo mở rộng tập người dùng của mình từ đó có đa dạng nguồn thu hơn.
Bên cạnh những điều mới lạ thì mô hình của Ondo V2 cũng sẽ có một số những nhược điểm như sau:
- Tỷ suất lợi nhuận của OMMF khoảng 4.5%, OUSG khoảng 5.02% và OHYG khoảng 7.33% là những lợi nhuận hấp dẫn trong Downtrend nhưng Uptrend khả năng cao sẽ không phù hợp với những nhà đầu tư đơn lẻ. Rõ ràng, tập khách hàng của Ondo V2 chủ yếu sẽ là các giao thức, khách hàng doanh nghiệp hay Whales. Liệu một sản phẩm với tập khách hàng ngách như vậy có giúp Ondo bùng nổ trong chu kì tiếp theo?
- USDY chưa có nhiều use case trong thị trường DeFi. Người dùng hiện tại chỉ đơn thuần nắm giữ USDY để lấy lợi nhuận 5%. Rõ ràng, Ondo Finance cần phải xây dựng một nguồn thanh khoản và use case dồi dào cho USDY để nó ngày càng trở nên phổ biến hơn.
- Ondo Finance cần thêm những sản phẩm mới để phù hợp hơn với đại chúng.
- Trong trường hợp điên rồ nhất là chính phủ Mỹ phá sản thì giao thức Ondo cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nặng nề. Nhưng xác suất xảy ra là cực kì thấp.
Tiềm Năng Về Dài Hạn Của Ondo Finance
Tầm nhìn của Ondo Finance bao gồm xây dựng 1 Stablecoin trên một trong những tài sản an toàn và có tính thanh khoản nhất thế giới, đây là một trong những vấn đề nhức nhối của các Stablecoin hiện nay đặc biệt là USDT và Ondo Vaults đâu đó vẫn tồn tại nhưng với một cách triển khai hoàn toàn khác thay vì kiếm lợi nhuận ổn định trong DeFi đầy bất định thì Ondo hướng tới kiếm sự ổn định tại một TradFi bền vững hơn.
Ondo Finance cũng là một trong những giao thức RWA hiếm hoi có sản phẩm, người dùng và doanh thu thực tế. Bản thân Ondo cũng có mối quan hệ sâu rộng trong TradFi với BlackRock - tổ chức tài chính lớn nhất phố Wall, ngân hàng Goldman Sachs và một vài công ty tên tuổi như Bridgewater, Millenium, Maker DAO,... Nếu như RWA trở thành xu hướng thì chắc chắn Ondo sẽ là một trong các dự án dẫn đầu.
Tổng Kết
Ondo V2 là bước chuyển mình đầy tiềm năng và cũng như thách thức với đội ngũ phát triển của Ondo Finance. Tuy nhiên, cơ hội vẫn nhiều hơn là thách thức khi Ondo Finance dấn thân với RWA. Mọi người nghĩ sao về Ondo V2? Mong rằng qua bài viết này mọi người sẽ có thêm góc nhìn về tổng quan và đánh giá Ondo V2.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024