Trong thị trường Crypto, nếu như quan sát một cách đơn giản và bao quát chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy rằng trong thị trường có rất nhiều phương pháp để đầu tư như phân tích cơ bản, phân tích kĩ thuật, phân tích on-chain,... Tất nhiên, hầu hết mọi người đều sẽ sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để phân tích một dự án rồi sau đó đưa tới kết quả là đầu tư.
Tuy nhiên, thông thường mỗi cá nhân chỉ có thể giỏi nhất ở 1 - 2 khía cạnh phân tích chứ không bao gồm toàn bộ. Đối với bản thân mình, là một người theo trường phái phân tích cơ bản để nắm giữ lâu dài, nghe thì rất đơn giản nhưng để thực hành thì cũng không hề dễ khi đi vào thực tế triển khai. Trong khuôn khổ bài viết này mình sẽ chia sẻ thêm tới mọi người một phần hành trình đầu tư của mình nhé.
Những Quan Điểm Cá Nhân Trong Đầu Tư
Xin chào mọi người mình là Quang Trưởng đến từ Hak Research, mọi người có thể gọi mình là JP cũng được nhé. Có thể nói rằng mình có một số quan điểm khá cứng nhắc trong việc đầu tư Crypto có thể nói đến tư:
- Về trade: Mình chưa bao giờ trade, cũng không có ý định trade và mình cũng không tin trade có thể kiếm được tiền hay làm giàu một cách bền vững, dài hạn.
- Về phân tích on-chain: Mình coi là một kênh thông tin tham khảo chứ không tuyệt đối tin tưởng bởi vì mình không biết đằng sau chiếc Wallet đó là ai, họ có suy nghĩ gì, thông tin gì,... hay nhiều biểu đồ on-chain khác. Trong cùng 1 thời điểm sẽ có những biểu đồ on-chain cho rằng thị trường đi lên và ngược lại. Nhưng do chúng ta thường nhìn vào những cái đúng vô tính bỏ qua những cái sai nên khó có được góc nhìn khách quan.
- Phân tích MM: Mình thì cũng không biết nhiều về việc phân tích MM. Mình cũng không phải đi theo trường phái mua con này vì có MM này, mua con kia vì có MM kia. Hay mình cũng không tư duy tăng hay giảm cũng đổ hết cho MM (mặc dù vẫn có những trường hợp cá biệt).
Quan điểm của mình là đầu tư theo phân tích cơ bản bao gồm các yếu tố trong bài viết 7 Bước Phân Tích Cơ Bản Đầy Đủ Một Dự Án Crypto. Ngoài ra mình cũng có áp dụng thêm một số những yếu tố như kinh nghiệm trải nghiệm, on-chain,... từ đó tạo nên một bức tranh đầy đủ về các yếu tố để đầu tư trong thị trường Crypto.
Mình cố gắng làm sao cho việc đầu tư trở nên tinh giảm nhất có thể và loại bỏ những yếu tố mình không thể kiểm soát, đặc biệt không toxic mỗi khi thua cuộc.
Một Chút Về Hành Trình Đầu Tư Trong Thời Gian Qua
Những chú chim cánh cụt & hành trình đầy nặng nhọc
Lần đầu tiên mình tiếp cận với Pudgy Penguins và đặc biệt hơn nữa là Lil Pudgy vào những ngày đầu tháng 3/2023. Khi đó mình đang trong quá trình nghiên cứu sâu về cách làm sao để tối ưu tất cả những điều kiện để làm Airdrop dự án LayerZero. Tại thời điểm đó bên cạnh việc sử dụng Stargate Finance để di chuyển tài sản qua lại giữa nhiều Blockchain khác nhau thì mình vô tình phát hiện ra tiêu chuẩn OFT của LayerZero.
Tiêu chuẩn OFT là các Omnichain Token của các dự án như Radiant Capital (RDNT), Trader Joe (JOE),... có thể di chuyển qua lại giữa nhiều Blockchain khác nhau một cách Native. Nhưng điều thú vị hơn đó là mình phát hiện ra cũng có 2 bộ sưu tập NFT sử dụng tiêu chuẩn này để di chuyển NFT qua lại giữa nhiều Blockchain đó là Lil Pudgy (bộ sưu tập nhỏ của Pudgy Penguins) và Gh0stly Gh0sts, đặc biệt hơn nữa là nếu sử dụng Lil Pudgy thông qua công nghệ của LayerZero thì người nhận sẽ nhận về một Sounbound Token đại diện cho transaction đó nhưng sẽ có một số điểm lưu ý như sau transaction chỉ được tính từ chuối bắt đầu di chuyển là Ethereum và mỗi NFT chỉ có thể sở hữu tối đa là 4 Soundbound Token.
Một yếu tố nữa liên quan tới Lil Pudgy, LayerZero và câu chuyện làm Airdrop chính là đội ngũ phát triển chính của LayerZero cũng thường xuyên sử dụng Pudgy làm ảnh đại diện trên nền tảng Twitter. Chính vì những lí do đó mình bắt đầu nghiên cứu sâu hơn vào Lil Pudgy thay vì Gh0stly Gh0sts để đạt được nhiều mục tiêu khác nhau.
Khi phân tích cơ bản về Lil Pudgy thì mình thấy có một số điểm nổi bật như sau:
- Dự án đã từng đổi chủ trong quá khứ. Những người sáng lập được coi là không minh bạch, không muốn phát triển dự án, người mới đến đã đề nghị mua lại và có vẻ như người này thật sự đam mê với Pudgy.
- Dự án đang trong quá trình xây dựng việc bán hàng vật lý. Để làm tốt việc này Luca Netz - Founder mới của Pudgy cũng triển khai nhiều kế hoạch như xây dựng các nền tảng Social Web2, làm các chương trình tư thiện tới trẻ em,...
- Pudgy có một cộng đồng thường xuyên tương tác mạnh mẽ trên nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau.
Đối với một dự án PFP NFT chỉ cần dự án đó đang phát triển và đang thật sự làm việc thì nó đã là một sự khác biệt nếu nhìn sang nhiều cái tên đã từng đình đám ở thời điểm đó như Azuki, BAYC, Moonbirds, Doodles,...
Và để quyết định xuống tiền mua Lil Pudgy thì mình cũng nhìn qua tình hình chung của thị trường. Giai đoạn tháng 3/2023 khi đó thị trường đang tương đối tốt với lực kéo đến từ Arbitrum và Airdrop của nó. Mình cũng khá lo lắng vì thời điểm đó mình đang cảm nhận thị trường tương tự năm 2019 là có một cú hồi khoảng $40.000 sau đó thị trường sẽ bắt đầu giảm cho tới Halving luôn. Khi đó giá Bitcoin đang là khoảng $30K nghĩa là theo suy nghĩ của mình lúc đó thì nếu mua Lil Pudgy bây giờ thì rất có thể Bitcoin tăng thêm một nhịp nữa rồi giảm.
Tiếp tục trong một bối cảnh Lil Pudgy mới tăng mạnh lên 0.8 ETH và đang điều chỉnh khá mạnh về 0.4 ETH, đây tiếp tục là một điểm mình lo lắng. Vậy tại thời điểm đó mình có một số những sự lo lắng như:
- Thị trường Crypto với Bitcoin dẫn đầu đang ở mức $30K có thể tăng lên mức $40K rồi sẽ giảm dần dần cho tới sự kiện Bitcoin Halving (diễn ra tận 1 năm sau) và khi Bitcoin giảm thì đồng nghĩa tất cả mọi thứ đều sẽ giảm trong đó có cả NFT.
- Giá của Lil Pudgy cũng đang lao giốc mạnh từ 0.8 ETH xuống chỉ còn 0.4 ETH trong một không thời gian ngắn và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Tuy nhiên khi nhìn lại phân tích cơ bản và cơ hội từ Airdrop của LayerZero đi kèm với số vốn bỏ ra tại thời điểm đó (khoảng $700 cho một Lil Pudgy) thì mình quyết định đầu tư vào Lil Pudgy. Và thật sự để nắm giữ Lil Pudgy đến thời điểm hiện tại nó cũng là một hành trình nhiều cảm xúc.
Thực tế thì sau đó Pudgy vẫn tiếp tục trong đà giảm về mốc 0.27 ETH và gần như giảm 50% so với thời điểm mình quyết định đầu tư. Tuy nhiên, mình vẫn quyết định nắm giữ bởi vì các yếu tố trên phân tích cơ bản vẫn đang không có sự thay đổi.
Sau khi giảm xuống đáy thì giá Pudgy bắt đầu có sự hồi phục và đạt mốc cao nhất trong giai đoạn đó là khoảng 0.5 ETH khi mà đội ngũ phát triển ra thông báo về việc đồ chơi Pudgy Penguins đã chính thức có mặt trên sàn thương mại hàng đầu thế giới là Amazon. Tuy nhiên, ngay sau khi có thông báo chính thức thì giá Pudgy lại tiếp tục quay về xu hướng giảm. Giá Pudgy giảm dần về mốc 0.27 ETH (như trên) từ tháng 5 - tháng 9/2023.
Tới tháng 9/2023, giá Pudgy bắt đầu có sự tăng trưởng trở lại và đạt đỉnh cao lúc đó là 0.5 ETH (như trên) nhờ việc dự án ra thông báo về việc đồ chơi Pudgy Penguins đã chính thức có mặt tại chuỗi siêu thị bán lẻ lớn nhất thế giới là Walmart. Nhưng ngay sau khi đạt đỉnh thì giá lại giảm từ mức 0.5 ETH về mốc 0.35 ETH (tháng 11/2023).
Từ hai sự kiện trên mình cho rằng hình như với NFT Pudgy thì thường có trường hợp sell the news (bán khi có tin tức lớn tích cực) và mình tiếp tục tin rằng có vẻ như đã có những cá nhân, tổ chức biết được các tin tức về NFT Pudgy trước đó.
Pudgy World Alpha, powered by @zksync, releasing Q1 of 2024.
— Pudgy Penguins (@pudgypenguins) December 10, 2023
The beginning of a new era of blockchain-backed experiences, with the goal of onboarding millions, brought to you by Pudgy Penguins. pic.twitter.com/ZvCRRGSUSH
Cho tới cuối tháng 11/2023 thì NFT Pudgy bắt đầu có sự tăng trưởng mạnh từ thông tin đội ngũ phát triển của dự án chính thức giới thiệu trò chơi Pudgy World trên Blockchain của zkSync. Khi có một tin tức lớn như vậy thì do kinh nghiệm trước đó mình cho rằng có khả năng sau tin tức này giá của NFT Pudgy sẽ giảm và mình có thể tối ưu vốn. Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian suy nghĩ nghiêm tục thì mình quyết định là không tối ưu.
Cho tới khi giá NFT Pudgy chạm tới mốc 1 ETH thì suy nghĩ về việc chốt lời của mình bắt đầu hiển hiện và có những thời điểm mình đã treo Pudgy của mình lên OKX NFT Marketplace ở mức giá đâu đó 1.1 ETH. Tuy nhiên, trong quá trình treo NFT mình bắt đầu ngồi xuống nhìn lại dự án và nhìn lại bối cảnh chung của toàn bộ thị trường thì mình thấy có một số điểm nổi bật như sau:
- Dự án vẫn đang làm rất tốt với những sản phẩm vật lý và việc xây dựng thương hiện trong Web2 với nhiều nền tảng mạng xã hội, sự kiện khác nhau.
- Cộng đồng của Pudgy có phần lớn hơn, tích cực hơn, chia sẻ nhiều hơn và mạnh mẽ so với thời điểm đầu năm 2023.
- Pudgy bước vào không gian của Web3 với sản phẩm về Game trên hệ sinh thái zkSync.
Không chỉ là các yếu tố cơ bản của dự án mà nhìn chung về thị trường thì đã rất gần giai đoạn Bitcoin Halving và có thể cho là thị trường sẽ có một đợt điều chỉnh mạnh lần cuối nhưng rõ ràng uptrend đã rất gần. Bên cạnh đó, LayerZero cũng hứa hẹn ra mắt token và có thể sẽ Airdrop cho người dùng sớm của mình trong giai đoạn đầu năm 2024 và đội ngũ của LayerZero vẫn rất tích cực với NFT Pudgy thông qua một số hành động như hoạt động sôi nổi trong cộng đồng Pudgy, tiếp tục duy trì NFT Pudgy làm ảnh đại diện hay họ từng chia sẻ về việc thưởng cuối năm bằng NFT Pudgy.
Từ những yếu tố đó nên mình quyết định không chốt lời mà tiếp tục nắm giữ NFT Pudgy cho tới chu kì tăng trưởng tiếp theo. Sau đó, giá NFT Pudgy đã tăng trưởng từ 0.9 ETH lên mức hơn 2 ETH cho đến thời điểm hiện tại.
Nhìn lại hành trình thì có khá nhiều cảm xúc khác nhau từ lo lắng, vui mừng rồi lại tới lo lắng và khi nhìn lại mình thấy rằng mình đã đi qua đến 9 tháng có pump và dump (chủ yếu là dump nhẹ dần theo thời gian hay sideway) trong vòng 9 tháng cùng NFT Pudgy trước khi bước vào 2 tháng bùng nổ.
Sui Network: Đường giá phản ứng chậm
Nhìn lại quá khứ Sui Network từng đối đầu với vô vàn những chỉ trích về việc Airdrop. Đã có rất nhiều người làm hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn tài khoản để tham gia sự kiện tesnet của Sui nhưng cuối cùng Sui là Airdrop suất Whitelist cho những người tham gia vào Discord của họ trước khoảng thời gian cố định. Airdrop của Sui là suất mua Public Sales nên lại càng làm cộng đồng phẫn nộ.
Với mình, mình không đánh giá một nền tảng hay hệ sinh thái thông qua việc nó Airdrop như thế nào và cộng đồng toxic nó ra sao mà thông qua những chiến lược phát triển ban đầu của hệ sinh thái. Ngay từ đầu mình đã ấn tượng với Sui Network ở câu chuyện Bullshark Quest 1 và Quest 2 khi người dùng tham gia trải nghiệm hệ sinh thái để nhận phần thưởng là SUI.
Khi đó mình đã dự phóng rằng khả năng cao sớm muộn thì Sui Network cũng sẽ triển khai Incentives cho toàn bộ hệ sinh thái của mình và thực tế đã diễn ra theo đúng suy đoán của mình. Không chỉ dừng lại ở đó Sui Foundation bắt đầu bằng nhiều chiến lược khác nhau để thu hút các nhà phát triển đến với hệ sinh thái của mình như Grant, Hackathon, Hacker House,...
Và từ thời điểm đó mình bắt đầu tham gia đầu tư vào Sui thay vì Aptos bởi vì trong bối cảnh đó thì Aptos không hề triển khai những sự kiện nổi bật nào để thu hút các nhà phát triển. Khi mình chia sẻ quan điểm về Sui thì cùng gặp nhiều ý kiến bất đồng đến từ cộng đồng như:
- Sui Network làm gì có cộng đồng khi mà triển khai chương trình Airdrop như vậy, vì thế Sui Network sẽ không thể tăng trưởng bởi vì không có sự ủng hộ từ cộng đồng.
- Đường giá của Sui rất chán từ thời điểm ra mắt, cứ giảm dần giảm dần mà không hấp dẫn như Aptos.
Thực tế mình thấy rằng cộng đồng toxic Sui Network chủ yếu là cộng đồng Việt Nam nên mình thấy cũng không ảnh hưởng nhiều tới hệ sinh thái. Bên cạnh đó, 2 tiêu chí ở trên không nằm trong các yếu tố để mình phân tích cơ bản dự án chính vì thế mà Sui đáp ứng đủ điều kiện về phân tích cơ bản để minh tham gia đầu tư.
Nhưng nếu nhìn lại thì việc SUI tăng trưởng từ $0.4 tới mức gần $2 ở thời điểm hiện tại thật sự không dễ dang gì. Nếu như mọi người để ý trong suốt giai đoạn khi Sui Network sử dụng chiến lược Liquidity Mining thì TVL của hệ sinh thái không có quá nhiều điểm nổi bật. Thậm chí ở những giai đoạn đầu tiên khi TVL của hệ sinh thái tăng nhưng giá Sui vẫn giảm.
Mình bắt đầu bet vào Sui từ giai đoạn mình thấy các hoạt động như Bullshark Quest, Hackathon, Builder House,... khi đó mình có DCA Sui từ mức giá $0.6 về $0.4. Mặc dù các hoạt động diễn ra sôi nổi, kết quả với những con số lạc quan nhưng TVL, Sui Price lại có phản ứng ngược lại. Thời gian này diễn ra từ 2 - 3 tháng.
Cho đến khi TVL của Sui bắt đầu tăng do chương trình Liquidity Mining của Sui Foundation dành cho các DApp thì giá của Sui cũng bắt đầu có dấu hiệu tăng nhẹ. Tuy nhiên, có một khoảng thời gian tiếp tục tương đối dài khi TVL của Sui liên tục tăng trưởng và đạt mức ATH mới thì Sui mặc dù có tăng nhưng so với thị trường chung là hoạt động kém. Mãi cho tới đầu tháng 1/2024 thì giá Sui lúc này mới có sự tăng trưởng mạnh mẽ.
Từ câu chuyện trên mình rút ra rằng mặc dù là phân tích cơ bản rất tốt nhưng không đồng nghĩa với việc giá sẽ luôn tăng trưởng, bên cạnh đó khi tất cả các chỉ số dự án đều tốt những giá lại không tăng thì việc chúng ta cần làm là phải kiên nhẫn hơn nữa.
Lido Finance & hành trình đầy bất ngờ
Lido Finance tiếp tục là một dự án mình đã bắt đầu chia sẻ tới cộng đồng từ giai đoạn 2022 và tới nay cũng đã gần 2 năm. Tại thời điểm khi UST depeg dẫn tới sự sụp đổ của hàng loạt giao thức DeFi lẫn các tổ chức lớn trên TradFi đã làm ảnh hưởng mạnh tới stETH, từ đó giá của Lido Finance cứ thế mà giảm không phanh.
Tuy nhiên, trong bối cảnh đó khi phân tích cơ bản về Lido Finance thì mình thấy dự án này hội tụ đầy đủ các yếu tố cơ bản để có thể đầu tư như đội ngũ phát triển, quỹ đầu tư, sản phẩm, chiến lược phát triển, lộ trình phát triển,... Bên cạnh đó, còn có thêm một số yếu tố như:
- Giá của LDO giai đoạn đó khoảng $0.5 và cực kì sát so với giá đầu tư của các VCs lớn trong thị trường Crypto như Dragonfly Capital, Paradigm,...
- Theo thông tin on-chain thì hầy hết các quỹ đầu tư đều năm LDO từ thời điểm được trả và chưa bán bất kì một token nào trong đó có Paradigm với 70M token LDO.
Tại thời điểm từ $1 - $0.5 mình đã bắt đầu tích lũy Lido Finance và khi Shanghai Upgrade thành công, xu hướng LSDfi bùng nổ thì khi đó giá LDO bắt đầu có sự quay trở lại một cách mạnh mẽ nhưng mà thực sự với hiệu suất ở thời điểm hiện tại thì vẫn chưa phải một con số tốt.
Đầu Tư Theo Phân Tích Cơ Bản Thật Sự Không Dễ Dàng
Trên đây chỉ là một số ít những trường hợp mình chia sẻ tới mọi người để làm rõ quan điểm cá nhân của mình về việc đầu tư theo phân tích cơ bản thật sự không dễ dàng. Có rất nhiều dự án phân tích cơ bản cực kì tốt nhưng đến khi chúng ta thực sự xuống tiền đầu tư thì có khi giá của dự án lại tiếp tục giảm chính vì vậy chúng ta cần thêm chiến lược DCA từ 3 - 4 đợt (tùy theo xu thế chung của thị trường).
Bên cạnh việc giá giảm thì đôi khi dự án vẫn làm, vẫn phát triển tích cực nhưng giá cả của dự án lại không hề phản ứng với các thông tin tích cực đó.
Chính vì vậy, khi đã xác định đầu tư theo phân tích cơ bản và xác định thêm một số các phân tích khác thì việc quan trọng nhất là phải HOLD. Một câu nói của Changpeng Zhao - Ex CEO Binance từ chia sẻ rằng: "If you can't HOLD, you won't be rich" tạm dịch: Nếu bạn không thể nắm giữ bạn không thể giàu có. Và mình vẫn thường xuyên áp dụng triết lý này cho công việc đầu tư của mình. Mình nói không với trade, với flip và hạn chế đến mức tối đa con dao hai lưỡi có tên tối ưu vốn.
Đối với bản thân mình đầu tư theo phân tích cơ bản cũng gặp khá nhiều thất bại với một số các trường hợp như Dopex, JPEG'd,... Mình sẽ phân tích chi tiết trong các bài viết tới đây.
Một trong những điều làm cho các nhà đầu tư rất khó để HOLD như:
- Dự án mình đầu tư không còn phù hợp với xu hướng.
- Thị trường tăng trưởng những dự án mình đầu tư lại không có sự tăng trưởng tương xứng, performent còn thua cả Bitcoin và Ethereum.
- Xu hướng khác đang diễn ra mình có thể nhảy thuyền để nắm bắt kịp thời xu hướng hay không?
Tổng Kết
Việc đầu tư theo phân tích cơ bản thật sự không dễ dàng kể cả với những người có kinh nghiệm trong thị trường Crypto. Mong rằng qua bài viết này mình có thể chia sẻ đâu đó những kinh nghiệm hữu ích của bản thân mình tới mọi người.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024