DVT là gì? DVT là viết tắt của Distributed Validator Technology, là một công nghệ giúp nâng cao tính bảo mật, phi tập trung trên mạng lưới Ethereum. Vậy đâu là các dự án nổi bật trong mảng DVT hay điều gì ở DVT thu hút các nhà đầu tư đến như vậy thì mọi người cùng mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Để hiểu hơn về DVT, mọi người có thể tham khảo một số bài viết dưới đây:
Tổng Quan Về Công Nghệ DVT
DVT là gì?
DVT là viết tắt của Distributed Validator Technology tạm dịch là Công nghệ trình xác thực phân tán là một phương pháo hỗ trợ về bảo mật cho các Validator khi mà phân bổ, chia sẻ trách nhiệm quản lý keyphrase và ký kết giao dịch cho nhiều bên khác nhau từ đó giảm lỗi, tăng khả năng hồi phục của chính Validator và rất nhiều tác động tích cực đến Ethereum trong tương lai.
Hình dung một cách đơn giản là để vận hành một Validator thì bắt buộc Node Operator phải sở hữu 1 wallet với 12 hoặc 24 kí tự sau đó sử dụng ví này trong quá trình vận hành và kí các giao dịch trên mạng lưới Ethereum. Tuy nhiên, điều này làm cho nếu Validator đó bị tấn công và kẻ tấn công có thể lấy đi Keypharse của Node Operator từ đó toàn bộ tài sản của họ bị đánh cắp và nếu nó diễn ra trên quy mô rộng thì toàn bộ mạng lưới Ethereum có thể bị gặp vấn đề. Chính vì vậy mà công nghệ DVT ra đời.
Công nghệ DVT cho phép tách Keypharse hoặc Private Key thành nhiều đoạn khác nhau và lưu trữ trên nhiều máy tính khác nhau được gọi là một cụm. Tất nhiên, Private Key không được lưu trữ đầy đủ trên bất kì một máy tính nào từ đó cho phép các Hacker tấn công thành công 1 máy tính thì cũng không thể làm gì được Node Operator. Bên cạnh đó, một số máy tính ngoại tuyến cũng không làm ảnh hưởng tới mạng lưới vì chỉ cần một tập con trong một cụm kí kết thì các giao dịch vẫn có thể diễn ra như bình thường.
Tại sao Ethereum cần công nghệ DVT
Security: Bảo vệ tài sản
Các Validator khi khởi tạo sẽ thiết lập một cặp Public & Private Key trong đó Validator Keys được sử dụng để tham gia quá trình đồng thuận và Withdrawal Keys được sử dụng để rút tiền. Trong bối cảnh, Withdrawal Keys sẽ được lưu trữ an toàn thì Validator Keys phải luôn luôn ở chế độ online 24/24. Nếu như Node Operator gặp vấn đề dẫn tới Private Key bị Hacker đánh cắp thì:
- Hacker có thể kiểm soát Validator sau đó có thể có những hành động xấu, ngưng hoạt động,... dẫn tới Validator bị phạt bởi các quy định có sẵn của mạng lưới.
- Hacker có thể lấy đi số ETH của Node Operator.
DVT giải quyết vấn đề này thông qua một số bước cơ bản như sau:
- Private Key của Node Operator sẽ được mã hóa.
- Private Key sẽ được chia thành (có thể hiểu là cắt) thành nhiều đoạn khác nhau. Mỗi đoạn này được gọi là Key Shares.
- Các Key Shares này sẽ được phân bổ tới nhiều node khác nhau trên mạng lưới.
- Các node này sẽ hợp lại với nhau để thực hiện công việc của một Validator.
Chính yếu tố này giúp người dùng có thể giữ Validator Keys của mình một cách offline cực kì an toàn và bảo mật.
No Single Points of Failure
Việc chia Validator cho nhiều người vận hành và khai thác giúp cho Validator có thể chịu được các lỗi phần cứng và phần mềm riêng lẻ mà không lo đến việc bị ngoại tuyến từ đó dẫn tới bị phạt. Hình dung một cách dễ hiểu như:
- Nếu Validator chỉ là 1 phần cứng duy nhất rất có thể thi thoảng nó sẽ gặp một lỗi nào đó dẫn tới việc Validator bị offline và bị phạt.
- Nếu Validator được chia sẻ cho 20 bộ máy tính khác nhau thì thực tế chỉ cần 10 - 12 máy tính (ví dụ) có thể vận hành được Validator. Nếu trong trường hợp xấu có 4 - 5 máy tính bị lỗi phần cứng hoặc phần mềm thì Validator vẫn có thể hoạt động một cách bình thưởng.
Decentralized: Phi tập trung
Bối cảnh thị trường hiện nay sẽ có một vài những Validator lớn chiếm lấy công việc, phần thưởng của các Validator nhỏ hơn. Mặc dù để lớn như vậy họ cũng tốn rất nhiều công sức, chi phí, con người,... tuy nhiên nó cũng làm ảnh hưởng tới tính phi tập trung của mạng lưới. Nhưng với công nghệ DVT thì ngay cả những Validator lớn cũng có thể phân nhỏ tới các node nhỏ hơn.
Nhờ công nghệ DVT mà các Validator lớn vẫn có thể tồn tại mà không làm ảnh hưởng tới tính phi tập trung của mạng lưới.
Tóm lại, công nghệ DVT đem lại những lợi ích rõ ràng như:
- Mang lại tính phi tập trung cho mạng lưới mà không cần đến những sự thay đổi lớn lao.
- Giảm thiểu độ tin cậy trong các hoạt động xác thực.
- Đảm bảo được sức sống của mnạg lưới.
- Cải thiện tính đa dạng của mạng lưới.
- Tăng cường bảo mật cho các Noda Operator hay các Validator.
Cơ chế hoạt động của công nghệ DVT
Công nghệ DVT để có thể hoạt động được thì nó bao gồm nhiều thành phần như:
- Shamir's secret sharing: Validator sẽ sử dụng BLS Key.
- Threshold signature scheme: Xác định số lượng phiếu để ký kết. Ví dụ: Chỉ cần 5 máy tính kí thì giao dịch sẽ được thông qua.
- DKG: Quy trình mã hóa và tạo ra các Key Shares, sau đó là phân phối các Key Shares đến các cụm máy tính khác nhau.
- MPC: Validator Key sẽ được tạo bí mật bằng cách sử dụng tính toán nhiều bên. Từ đó bất kì một Node Operator cũng không bao giờ biết được Validator Key một cách đầy đủ mà chỉ có thể biết được Key Shares của mình.
- Consensus Protocol: Consensus Protocol sẽ chọn một node làm người đề xuất khối. Node đó sẽ chia sẻ khối với các node trong cụm, sau đó khối sẽ được kí bởi các node trong cụm. Đạt đủ số lượng tối thiểu như ở mục Threshold signature scheme thì khối sẽ được đề xuất trên Ethereum.
Các Ứng Dụng Của Công Nghệ DVT
Công nghệ DVT cho phép một số những mảng mới ra đời như:
- Staking Solo: Cho phép người dùng đơn lẻ tham gia staking mà không cần chi tiền cho phần cứng và duy trì nó hoạt động.
- Staking As a Service: Các Node Opeartor có thể sử dụng công nghệ DVT để hạn chế rủi ro cho mình. Công nghệ DVT giúp quản lý nhiều node khác nhau thông qua một key duy nhất từ đó tiết kiện chi phí vận hành.
- Staking Pool: Với công nghệ DVT niềm tin vào nhau được giảm đến mức tối thiểu chính vì vậy mọi người có thể cùng nhau triển khai một Staking Pool một cách an toàn và bảo đảm.
Một Số Những Nhược Điểm Của Công Nghệ DVT
Tuy có nhiều ưu điểm nhưng DVT vẫn tồn tại một số nhược điểm như sau:
- Độ trễ: Việc chỉ có 1 Validator hoạt động độc lập và 1 cụm Node cũng vận hành một Validator thì chắc chắn một cụm sẽ có độ trễ hơn so với một Validator.
- Chi phí: Cũng xuất phát từ lí do ở trên có thể khiến gia tăng chi phí vận hành. Tuy nhiên, nó lại giảm chi phí ửo những giai đoạn khác.
- Cần sớm phi tập trung: Việc có ít DVT Clinet cũng làm nó trở nên dễ tổn thương trước các đợt tấn công của Hacker
Tổng Kết
Công nghệ DVT mang lại sự đột phá cho phần bảo mật và phi tập trung trên Ethereum, chính vì vậy đây sẽ là một trong những công nghệ cốt lõi của Ethereum trong tương lai sắp tới.
Mong rằng qua bài viết này mọi người có thể hiểu thêm công nghệ Distributed Validator Technology DVT là gì?
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024