Lambda Finance là gì? Lambda Finance là nền tảng DeFi cho phép sử dụng Bitcoin một cách hiệu quả thông qua stablecoin btcUSD. Lambda Finance đang nhận được sự quan tâm mạnh mẽ từ cộng đồng trong thời gian qua. Vậy Lambda Finance có điều gì hấp dẫn mọi người đến như vậy thì mọi người cùng mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Để hiểu hơn về Lambda Finance, mọi người có thể tham khảo một số bài viết dưới đây:
Tổng Quan Về Lambda Finance
Lambda Finance là gì?
Lambda Finance là một nền tảng Lending & Borrowing cho phép người mint Stablecoin btcUSD dựa trên Bitcoin của họ, đồng thời duy trì vị thế dài hạn. Lambda Finance cung cấp cho người dùng cách tiếp cận an toàn và hiệu quả để tham gia vào thị trường DeFi mà không cần bán Bitcoin của mình. Người dùng có thể thế chấp BTC Native trên mạng Bitcoin hoặc nhiều dạng wrapped trên các Blockchain khác.
Người dùng có thể thế chấp BTC với tỷ lệ LTV lên đến khoảng 70%. Điều này có nghĩa là nếu người dùng thế chấp 1 BTC, họ có thể mint được một lượng btcUSD tương đương với 70% giá trị của 1 BTC.
Cơ chế hoạt động
Đầu tiên chúng ta sẽ đến với cơ chế giữ peg của btcUSD. Lambda Finance sử dụng 2 cơ chế bao gồm Autonomous Market Operators (AMOs) và Adaptive Interest Rates. Cụ thể, AMOs hoạt động như sau:
- Khi giá btcUSD vượt quá 1 USD: AMOs sẽ mint thêm btcUSD và đưa số btcUSD mới này vào các liquidity pools, chẳng hạn như trên nền tảng Curve. Điều này làm tăng cung btcUSD trên thị trường, từ đó giúp giảm giá btcUSD xuống mức mục tiêu là 1 USD. BtcUSD trong các liquidity pools sẽ kiếm được swap fees và lợi suất, hỗ trợ cho sự ổn định của hệ thống.
- Khi giá btcUSD giảm xuống dưới 1 USD: AMOs sẽ rút bớt btcUSD từ các Liquidity Pools và đốt cháy lượng btcUSD này. Việc giảm cung btcUSD trên thị trường sẽ giúp tăng giá trị của nó trở lại mức 1 USD. Điều này đảm bảo rằng btcUSD không bị mất giá trị quá xa so với 1 USD, duy trì sự tin cậy của người dùng vào stablecoin này.
Cơ chế Adaptive Interest Rates được thiết kế để điều chỉnh lãi suất vay btcUSD dựa trên tình hình cung cầu của thị trường. Đây là một công cụ bổ sung quan trọng giúp duy trì sự ổn định của peg:
- Khi giá btcUSD vượt quá 1 USD: Lãi suất vay btcUSD sẽ được giảm xuống. Lãi suất thấp hơn làm cho việc mint và vay btcUSD trở nên hấp dẫn hơn, dẫn đến việc tăng cung btcUSD trên thị trường. Khi cung tăng, giá trị btcUSD sẽ giảm về mức 1 USD.
- Khi giá btcUSD giảm xuống dưới 1 USD: Lãi suất vay sẽ được tăng lên. Lãi suất cao hơn sẽ làm giảm sự hấp dẫn của việc vay thêm btcUSD, đồng thời khuyến khích người dùng hoàn trả khoản vay và giảm cung btcUSD. Điều này giúp đẩy giá btcUSD trở lại mức 1 USD.
Cơ chế thanh lý (liquidation) của Lambda Finance đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tài sản của người dùng và duy trì sự ổn định của nền tảng, đặc biệt khi giá trị của tài sản thế chấp (như Bitcoin) giảm xuống dưới một mức an toàn. Lambda Finance sử dụng một cơ chế thanh lý mềm (Soft Liquidation) gọi là L.L.A.M.M.A (Lending-Liquidating AMM Algorithm) để quản lý các rủi ro này một cách hiệu quả. Dưới đây là chi tiết về cách hoạt động của cơ chế thanh lý này.
Cơ chế thanh lý (liquidation) của Lambda Finance đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tài sản của người dùng và duy trì sự ổn định của nền tảng, đặc biệt khi giá trị của tài sản thế chấp (như Bitcoin) giảm xuống dưới một mức an toàn. Lambda Finance sử dụng một cơ chế thanh lý mềm (Soft Liquidation) độc đáo gọi là L.L.A.M.M.A (Lending-Liquidating AMM Algorithm) để quản lý các rủi ro này một cách hiệu quả. Dưới đây là chi tiết về cách hoạt động của cơ chế thanh lý này
- Thanh lý khi giá BTC giảm: Nếu giá Bitcoin giảm và rơi vào một band cụ thể, L.L.A.M.M.A sẽ tự động bán một phần tài sản thế chấp trong band đó và chuyển đổi thành btcUSD. Việc này nhằm giảm thiểu rủi ro không trả được nợ, duy trì tỷ lệ tài sản thế chấp (LTV) ở mức an toàn và giữ cho hệ thống luôn ổn định.
- Phục hồi khi giá BTC tăng: Khi giá Bitcoin phục hồi và vượt lên khỏi một mức band đã xác định, L.L.A.M.M.A sẽ chuyển đổi btcUSD trở lại thành tài sản thế chấp ban đầu (BTC). Điều này giúp người dùng khôi phục lại vị thế thế chấp của mình mà không cần phải trải qua quá trình thanh lý hoàn toàn.
Cơ chế thanh lý mềm của Lambda Finance không chỉ bảo vệ người dùng cá nhân mà còn bảo vệ cả hệ sinh thái của nền tảng. Khi các điều kiện thị trường trở nên bất ổn, L.L.A.M.M.A đảm bảo rằng thanh khoản vẫn được duy trì và các hoạt động cho vay không bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này làm cho Lambda Finance trở thành một nền tảng an toàn và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và người dùng DeFi, đặc biệt là những người nắm giữ Bitcoin
Lộ Trình Phát Triển
Update ...
Core Team
Update ...
Investor
- 18/04/2024: Lambda Finance kêu gọi thành công $1.8M từ nhiều Angel Investor trong thị trường như Michael Egorov đến từ Curve Finance,...
Tokenomics
Update...
Sàn Giao Dịch
Update...
Kênh Thông Tin Dự Án
- Website: https://lambda.finance/
- Twitter: https://x.com/LambdaFinance
Tổng Kết
Lambda Finance đang được nhắc đến như một giải pháp tiềm năng cho những hạn chế hiện tại trong lĩnh vực của mình. Sự thực thi thực tế của Lambda Finance sẽ cần thời gian để chứng minh, với những thử thách không thể dự đoán trước. Mong rằng qua bài viết này mọi người có thể hiểu thêm về Lambda Finance là gì?
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024