Maker Dao là gì? Maker Dao là một nền tảng Lending & Borrowing được xây dựng và phát triển sớm nhất trên Ethereum. Maker Dao cho phép người dùng sẽ thế chấp tài sản của mình để mint ra stablecoin DAI đi dùng trong DeFi. Vậy Maker Dao hoạt động như thế nào? Dự án có gì nổi bật? Cùng Hak Research đi tìm hiểu dưới bài viết này nhé!
Để hiểu thêm về Maker Dao các bạn có thể đọc thêm các bài viết sau:
Maker Dao Là Gì?
Tổng quan về Maker Dao
Maker Dao được ra mắt năm 2014, là một trong những nền tảng đầu tiên hỗ trợ tốt nhất về hiệu quả vốn trên Ethereum. Nền tảng cho phép người dùng thế chấp tài sản vào giao thức và được lấy stablecoin đi dùng làm việc khác, cái này giống với một cái ngân hàng nhưng không có bên thứ 3 làm trung gian, người dùng sẽ tương tác trực tiếp với nền tảng. Điều này giúp người dùng không cần bán đi tài sản của mình nhưng vẫn có tiền đi sử dụng việc khác.
Makeo Dao có 2 phần chính và cốt lõi của dự án là DAI Stablecoin và giao thức Maker (token MKR).
- DAI Stablecoin: Là đồng tiền stablecoin đươc thế chấp bằng đồng cryptocurrency và được giữ giá ổn định tương ứng 1DAI = 1USD
- Giao thức maker (Token MKR): Là token quản trị của dự án, được dùng để quản trị và tái cấu trúc vốn của dự án.
Cơ chế hoạt động
Giao thức Maker DAO
Giao thức Maker DAO là DApp lớn nhất trên trên nền tảng blockchain Ethereum. Giao thức Maker DAO được quản lý bởi những người nắm giữ Token MKR quản trị của giao thức. Những người nắm giữ token MKR sẽ thông qua việc bỏ phiếu điều hành và quản trị. Chủ sở hữu token MKR sẽ chi phối giao thức và chịu các rủi ro tài chính của DAI, nhằm đảm bảo tính ổn định và hiệu quả.
Một token MKR được chốt giữ trong voting contract tương đương với 1 vé phiếu bầu.
Maker DAO dùng để hỗ trợ cũng như giữ giá cho đồng stablecoin DAI luôn được ổn định, với cơ chế Collateralized Debt Positions (CDP).
DAI Stablecoin
DAI Stablecoin là một loại tiền phi tập trung, được hỗ trợ bằng tài sản thế chấp được neo giá linh hoạt bằng đồng USD. DAI được giữ trong ví hoặc được giữ trong nền tảng và được hỗ trợ trên Ethereum.
DAI sẽ tạo một cách dễ dàng bằng cách người dùng gửi tài sản thế chấp vào Maker Vault bên trong giao thức Maker. Đây là cách DAI được đưa vào lưu hành trong nền tảng cũng như là người dùng có được khả năng thanh khoản.
Các tính năng chính của DAI:
- Lưu trữ: DAI là một tài sản nguyên giá trị, không bị khấu hao theo thời gian, vì DAI là 1 stablecoin ổn định ngay cả khi thị trường biến động.
- Phương tiện giao dịch: DAI được dùng giao dịch các tài sản trong DeFi.
- Đơn vị tính toán: Trong Maker lấy DAI làm đơn vị tính toán giá trị dịch vụ dapp và hạch toán trong giao thức.
- Tiêu chuẩn thanh toán trả chậm: DAI được dùng để giàn xếp các khoản nợ trong giao thức( Ví dụ: người dùng DAI để trả phí ổn định và đóng Vault của họ). Lợi ích này làm DAI khác biệt với các stablecoin khác.
Tài sản thế chấp: DAi được tạo, hỗ trợ và hậu thuận bởi tài sản thế chấp được gửi vào Maker Vault trong giao thức. Tài sản thế chấp là digital assets mà chủ sở hữu MKR đã bỏ phiếu chấp nhận vào trong giao thức.
Maker Vault
Maker Vault giúp quản lí vị thế nợ DAI, tất cả các tài sản thế chấp được chấp nhận có thể tạo DAI trong giao thức thông qua các smart contract. Một Vault là một vị thế nợ, người dùng có thể cung cấp tài sản thê chấp, vay DAI,...và khi trả nợ DAI kèm theo 1 khoản phí ổn định để rút tài sản thế chấp trong Vault.
Người dùng sẽ trực tiếp tương tác với Vault và giao thức Maker, người dùng có quyền kiểm soát hoàn toàn và độc lập đối với tài sản thế chấp của họ miễn là giá trị tài sản không giảm quá mức thanh lí.
Các bước tương tác với Vault:
- Bước 1: Tạo và gửi tài sản thế chấp vào Vault. ( Người dùng tạo Vault thông qua cổng thông tin Oasis Borrow hoặc giao diện do cộng đồng tạo và gửi một lượng tài sản thế chấp cụ thể vào Vault sẽ được dùng để tạo DAI).
- Bước 2: Tạo DAI từ Vault đã có tài sản thế chấp. ( Người chủ sở hữu Vault khởi tạo một giao dịch và được xác nhận giao dịch đó, để tạo ra một lượng DAI đổi lấy từ tài sản thế chấp của người dùng trong Vault).
- Bước 3: Trả dần nợ và phí ổn định. ( Để lấy lại một phần hoặc toàn bộ tài sản thế chấp thì người dùng cần trả dần hoặc trả lại toàn bộ DAI mà người dùng đã tạo ra cộng thêm 1 khoản phí. Phí này được thanh toán bằng DAI).
- Bước 4: Rút tài sản thế chấp. ( Sau khi đã trả hết hoàn toàn DAI và một khoản phí thì người dùng có thể rút hết tài sản thế chấp ra khỏi Vault).
Mỗi Vault sẽ có một loại tài sản thế chấp riêng của nó, vì vậy mỗi người dùng có thể sở hữu nhiều Vault với các loại tài sản thế chấp và mức độ thế chấp khác nhau.
Thanh lý tài sản trên Maker Vault
Để đảm bảo luôn có đủ tài sản thế chấp trong giao thức nhằm duy trị mọi khoản nợ còn tồn đọng, bất kì Vault nào được coi là quá rủi ro sẽ được thanh lý thông qua đấu giá tự động. Giao thức sẽ đưa ra quyết định khi so sánh hệ số thanh lí và tài sản thế chấp trên nợ hiện tại của mỗi Vault. Hệ số thanh lý được xác định bởi người bỏ phiếu MKR dựa trên độ rủi ro của tài sản thế chấp.
Cơ chế đấu giá của Maker Vault
Để đảm bảo DAI được ổn định giá Peg $1, khi tài sản thế chấp trong Vault giảm tới ngưỡng thanh lí. Khi đó giao thức sẽ lấy tài sản thế chấp của Vault thanh lý để trả nợ và sau đó mang tài sản đó đi bán bằng cơ chế đấu giá nội bộ. Được gọi là đấu giá tài sản thế chấp.
Maker Dao sẽ tổ chức một buổi đấu giá có các bên tham gia, để chon ra người thắng cuộc cũng như để chủ Vault có thể trả nợ đủ.
Người chiến thắng sẽ chuyển DAI cho Maker Dao, DAI sẽ dùng cho 2 việc đó là trả nợ cho chủ Vault và phần còn lại sẽ mang đi đốt. Trong đó có phí phạt thanh lí do chủ Vault k đảm bảo được đủ tài sản thế chấp gây ảnh hưởng tới tính ổn định của DAI ( phí này sẽ được đóng vào Buffer Maker dự án).
Maker Dao sẽ chuyển tài sản thế chấp cho người chiến thắng, sẽ dẫn tới 2 trường hợp sau:
- Số lượng DAI thu về đủ trả nợ trong Vault và phí phạt thanh lý: Đây là trường hợp tốt dành cho các cuộc đấu giá, tài sản thế chấp còn dư sẽ được trả lại cho chủ sở hữu Vault ban đầu.
- Số lượng DAI thu về không đủ để trả nợ trong Vault và phí phạt thanh lý: Phần nợ ban đầu của chủ Vault sẽ chuyển thành nợ của giao thức, lúc này để trả nợ, giao thức sẽ lấy tiền ở Buffer Maker ra để trả nợ. Nếu tiền trong Buffer Maker không đủ trả nợ, giao thức sẽ kích hoạt đấu giá nợ, mint ra token MKR mang đi đấu giá, số tiền thu được sẽ dùng để trả nợ MakerDao như trên.
Khi mà số lượng DAI thu được từ đấu giá và thanh toán phí ổn định mà vượt quá giới hạn mà quản trị Maker quy định, thì số dư đó sẽ được mang đi mua lại MKR. Số MKR mua về giao thức sẽ được đốt do đó sẽ làm giảm tổng nguồn cung của MKR.
DAI Saving Rate
DAI Saving Rate cho phép bất kì holder DAI nào cũng có thể kiếm thêm lợi nhuận thụ động bằng cách khóa DAI trong contract của giao thức, Buffer Maker sẽ trả phí cho holder DAI. Tính năng này giúp bộ phận quản trị của Maker DAO ổn định tỉ giá của DAI trước các biến động của thị trường, cụ thể như sau:
- Nếu giá thị trường của DAI > $1: Holder MKR có thể chọn giảm dần DSR, điều này sẽ làm giảm nhu cầu cũng như giảm giá thị trường của Dai về giá mục tiêu 1 USD.
- Nếu giá thị trường của DAI < $1: Holder MKR có thể chọn tăng dần DSR, điều này sẽ kích thích nhu cầu đồng thời làm tăng giá thị trường của Dai về giá mục tiêu 1 USD.
Important external factors
Ngoài smart contract, infrastructure, giao thức còn liên quan đến các tác nhân bên ngoài để duy trì hoạt động:
- Manager: Là những người tham gia vào thị trường giúp DAI duy trì giá mục tiêu $1. Họ bán Dai khi giá thị trường cao hơn Giá mục tiêu và mua Dai khi giá thị trường thấp hơn Giá mục tiêu.
- Oracle về giá: Giao thức Maker yêu cầu thông tin theo thời gian thực về giá thị trường của các tài sản thế chấp trong Maker Vault để biết khi nào nên kích hoạt quá trình Thanh lý. Các quyết định liên quan đến Oracle Khẩn cấp và thời gian trì hoãn giá sẽ được đưa ra bởi các chủ sở hữu MKR.
- Oracle khẩn cấp: Các holer MKR sẽ bỏ phiểu lựa chọn và đóng vai trò là tuyến phòng thủ cuối cùng chống lại cuộc tấn công vào quá trình quản trị hoặc vào các oracle khác. Oracle khẩn cấp giúp giảm thiểu rủi ro khi một lượng lớn người dùng cố gắng rút hết tài sản ra khỏi giao thức trong thời gian ngắn.
- DAO team: Đội ngũ DAO bao gồm những cá nhân và nhà cung cấp dịch vụ, những người có thể được ký hợp đồng thông qua Quản trị Maker để cung cấp các dịch vụ cụ thể cho MakerDAO. DAO team là các tác nhân thị trường độc lập.
Điểm nổi bật của Maker DAO
Maker DAO là một trong những dự án ra đời đầu tiên giải quyết vấn đề tận dụng vốn hiệu quả nhất trên DeFi. Nền tảng cho phép người dùng thế chấp tài sản vào giao thức và mint ra stablecoin DAI đi dùng cho việc khác, việc này giúp chúng ta không cần bán tài sản nhưng vẫn có tiền.
Khi DeFi bùng nổ mạnh mẽ vào năm 2021, người dùng mua tài sản rồi đợi tăng giá để bán, người dùng còn muốn giữ stablecoin để kiếm lợi nhuận thụ động, hay là một cách tăng hiệu quả dùng vốn. Lúc này MakerDAO chính là giải pháp duy nhất nên từ đó phát triển mạnh.
Lộ Trình Phát Triển
MakerDAO đổi tên thành Sky cùng với những thay đổi quan trọng
MakerDAO đã đổi tên thành Sky vào ngày 27/8/2024, kèm theo các cập nhật quan trọng về quản trị và stablecoin mới, đây là một phần trong kế hoạch Endgame của dự án. Các điểm chính trong cập nhật lần này:
- USDS: Stablecoin mới, có thể chuyển đổi 1:1 từ DAI.
- SKY: Token quản trị mới thay thế cho MKR, với tỷ lệ chuyển đổi 1 MKR = 24,000 SKY. SKY có khả năng đóng băng từ các địa chỉ ví xác định.
- Tỷ lệ chuyển đổi: 1 MKR = 24,000 SKY. Người dùng có thể chuyển đổi giữa DAI, MKR và SKY, USDS tùy ý.
- Lãi suất: Sky Saving Rate thay thế cho Dai Saving Rate.
- Thời gian thực hiện: Bắt đầu từ 18/9/2024.
Các tính năng mới:
- Skylink Bridge: Kết nối USDS và SKY với các ứng dụng khác trên mạng Ethereum và các Layer 2, tăng cường khả năng tương tác.
- Sky.money: Nền tảng Dapp hỗ trợ swap, lending và các chức năng tài chính khác trong hệ sinh thái Sky.
- Sky Token Rewards: Phần thưởng cho người dùng gửi USDS tại Sky.money.
- Sky Stars: Các subDAO chuyển thành Sky Stars, hoạt động độc lập với token và cơ chế quản trị riêng, điển hình là dự án Spark - nền tảng lending.
Core Team
- Năm 2011 - 2013: Run Christensen đã học tại trường kinh doanh Copenhagen ngành kinh doanh quốc tế.
- Năm 2013 - 2014: Run Christensen học tại đại học Københavns Universitet ngành hóa sinh.
- Năm 2011 - 2014: Run Christensen là Co Founder tại Try China, một công ty làm về tuyển dụng khách hàng và quản trị kinh doanh.
- Tháng 03/2015: Run Christensen cùng các người cộng sự sáng lập ra Maker DAO.
Investor
Dự án thành công kêu gọi được $79.5M qua 4 vòng gọi vốn với 23 nhà đầu tư:
- Ngày 15/12/2017: Dự án kêu gọi thành công $12M từ 9 nhà đầu tư và dẫn đầu là A16Z.
- Ngày 24/09/2018: Dự án kêu gọi thành công $18M từ A16Z.
- Ngày 26/04/2019: Dự án kêu gọi thành công tiếp $25M từ 8 nhà đầu tư và dẫn đầu là CoinD.
- Ngày 19/12/2019: Dự án thành công kêu gọi $27.5M từ 3 nhà đầu tư, dẫn đầu là Dragonfly, Paradigm.
Tokenomics
Tổng quan về token Maker DAO
- Token Name: Token MakerDAO
- Ticker: MKR
- Blockchain: Ethereum
- Phân loại token: ERC20
- Contract: 0x9f8f72aa9304c8b593d555f12ef6589cc3a579a2
- Tổng cung: 977.631
Token Allocation
Token Release
Tới thời điểm hiện tại token MKR đã gần như được mở khóa hết.
Token Use Case
Người nắm giữ token MKR sẽ có quyền sau:
- Tham gia bỏ phiếu vào các quyết định thay đổi đối với giao thức hay còn gọi là quản trị dự án.
- Được bỏ phiếu đề xuất và bỏ phiếu điều hành liên quan đến thay đổi giao thức.
- Vai trò tái cấp vốn cho giao thức.
Sàn Giao Dịch
Hiện token MKR đang được giao dịch ở các sàn lớn như: Binance, Kucoin, Coinbase, Uniswap,..
Kênh Thông Tin Của Dự Án MakerDAO
- Website: https://makerdao.com/vi/
- Twitter: https://twitter.com/MakerDAO
- Telegram: https://t.me/makerdaoOfficial
- Youtube: https://t.me/makerdaoOfficial
Tổng Kết
Trên đây là thông tin về dự án Maker DAO, dự án đi đầu trong mảng Lending CDP. Maker DAO còn là nền tảng sử dụng vốn hiểu quả nhất và lâu đời nhất trên DeFi. Với những đặc điểm trên liệu DAI có thể vươn lên trên Tether để đứng đầu trong lĩnh vực tiền ổn định, chúng ta cùng theo dõi thêm dự án.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Bullieverse (BULL) Là Gì? Tổng Quan Về Tựa Game Bullieverse - September 17, 2024
- Civitas (CITI) Là Gì? Tổng Quan Về Tựa Game Civitas - September 16, 2024
- Flappy Moonbird (FMB) Là Gì? Tổng Quan Về Tựa Game Flappy Moonbird - September 16, 2024