Layer 0 là gì? Layer 0 là một lớp cơ sở hạ tầng mà các nhà phát triển có thể xây dựng các Layer 1 ở trên đó. Tính tới thời điểm này trong thị trường crypto không có quá nhiều các nền tảng Layer 0 đang hoạt động chỉ xung quanh một vài cái tên như Cosmos, Polkadot hay Avalanche. Vậy Layer 0 là gì thì và có điều gì thú vị trong mô hình của nó thì mọi người cùng mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Để hiểu thêm về Layer 0, mọi người có thể tham khảo một số bài viết dưới đây:
Layer 0 Là Gì?
Bối cảnh thị trường crypto & Ethereum
Sau sự kiện trò chơi CryptoKities làm cho mạng lưới của Ethereum bị tắc nghẽn nghiêm trọng làm cho nhu cầu giải toán bài toán mở rộng trên Ethereum giúp cho mạng lưới trở nên nhanh hơn và phí mạng lưới rẻ hơn ngay càng cấp thiết. Một số các giải pháp đưa ra bao gồm:
- Các Layer 1 có hiệu suất cao tập trung phát triển theo chiều dọc như Solana hay Internet Computer.
- Các Layer 2 hướng tới việc phát triển theo chiều nganh như việc sử dụng công nghệ Sharding hay chuyển từ Sequential Execution sang Parallel Execution.
- Đưa việc thực thi ra khỏi Mainnet giúp tiết kiệm chi phí thực thi đây là câu chuyện của các nền tảng Layer 2 mà nổi bật nhất ở thời điểm hiện tại là các giải pháp Optimistic Rollup và zkRollup.
Bên cạnh các giải pháp trên thì Layer 0 cũng được coi là một giải pháp cho việc giải quyết bài toán mở rộng blockchain mà không đánh đổi sự phi tập trung và bảo mật của mạng lưới Blockchain. Layer 0, Layer 1, Layer 2 và Layer 3 có một số điểm khác biệt chính bao gồm:
- Layer 0: Đóng vai trò là cơ sở hạ tầng để các nhà phát triển có thể xây dựng các Blockchain Layer 1 trên đó.
- Layer 1: Đóng vai trò là cơ sở hạ tầng để các nhà phát triển có thể xây dựng các Protocol hay các DApp trên đó.
- Layer 2: Được coi là giải pháp mở rộng của Layer 1 nhằm đưa các giao dịch được thực thi ngoài chuỗi chính giúp giảm phí giao dịch và tăng tốc độ giao dịch. Thông thường, các Layer 2 sẽ gửi các dự liệu được nén và bằng chứng giao dịch về Layer 1.
- Layer 3: Được coi là giải pháp mở rộng chuyên dụng cho các Dapp trên Layer 2 chuyên biệt về một mảng nào đó, Layer 3 cũng có thể là một Blockchain nhưng có khả năng tùy chỉnh cao hơn so với Layer 2.
Lưu ý: Layer 0 ở đây không phải dự án LayerZero - một giao thức truyền tin nhắn đang cực kì phổ biến thời gian gần đây.
Tổng quan về Layer 0 & Cơ chế hoạt động
Layer 0 là một lớp cơ sở hạ tầng để có thể hỗ trợ các nhà phát triển xây dựng các Blockchain Layer 1 ở phía trên, các Blockchain Layer 1 có thể đi theo nhiều hướng khác nhau như chuyên về DeFi, chuyên về AMM, chuyên về NFT, chuyên về Social, chuyên về Trading,... Trước khi mà các giao thức Layer 0 ra đời thì bài toán được đặt ra là:
"Mỗi Blockchain Layer 1 đều là cơ sở hạ tầng cho nhiều các mảnh ghép khác nhau và sẽ không được tối ưu cho bất kì mảnh ghép nào"
Và câu chuyện của Layer 0 sẽ là cơ sở hạ tầng để các Blockchain Layer 1 xây dựng trên đó, mỗi một Layer 1 sẽ được tối ưu cho mục tiêu và tầm nhìn của nó. Để giải quyết về bài toán về việc tương tác, kết nói thì sẽ bằng một cây cầu xuyên chuỗi duy nhất. Mọi người sẽ khá quen với mô hình này ở Layer 2 - Layer 3 khi mà cũng có nhiều công nghệ như Validium, AnyTrust, Volidium, Rollup,... được tùy chỉnh để phù hợp với mục tiêu phát triển của Blockchain đó.
Thông thường, các Layer 0 sẽ bao gồm một số những mảnh ghép sau:
- SDK: Để giúp các nhà phát triển có thể dễ dàng phát triển một Blockchain nền tảng trên Layer 0 đó. Ví dụ: Cosmos SDK.
- Cầu xuyên chuỗi: Là cây cầu duy nhất đóng vai trò kết nối tất cả các Blockchain giúp việc truyền thông tin, tài sản một cách liền mạch, bảo mật và phi tập trung. Ví dụ: IBC của Cosmos, XCMP của Polkadot và Avalanche thì chưa công bố.
Một số những ưu điểm của Layer 0
Là một trong những giải pháp về mở rộng cho Ethereum, các dự án Layer 0 sẽ mang trong mình một số các lợi điểm như sau:
- Khả năng mở rộng tốt hơn với tốc độ giao dịch giao dịch nhanh hơn, ổn định hơn với mức phí giao dịch ở mức vừa phải rẻ hơn một vài lần so với các nền tảng Layer 2 hiện nay.
- Việc mỗi blockchain có mỗi nhiệm vụ, tầm nhìn khác nhau giúp nó được trở nên tối ưu hóa với mục đích của nó tạo ra một trải nghiệm mượt mà hơn cho người dùng.
- Các Blockchain Layer 1 sẽ nhận được bảo mật từ chain gốc từ đó tập trung phát triển và phổ biến sản phẩm của mình. Ví dụ như Polkadot có Relaychain, Cosmos có Interchain Security,...
- Bộ SDK tùy chính và linh hoạt giúp các nhà phát triển dễ dàng xây dựng Blockchain của riêng mình.
- Giao thức xuyên chuỗi có tính bảo mật cao hơn nhiều lần so với những giao thức cross-chain ngoài thị trường.
Những ưu điểm mà Layer 0 mang lại là không thể phủ nhận có những ưu điểm mà các Blockchain Layer 1 khác sẽ rất khó để có thể đạt được như việc tối ưu blockchain cho các sản phẩm chuyên biệt.
Một số những nhược điểm của Layer 0
Bên cạnh những ưu điểm và lợi ích mang lại thì Layer 0 vẫn tồn tại những vấn đề nhất định đang và cần phải giải quyết triệt để trong tương lai:
- Hạn chế trong việc tương tác tuy đã có những cây cầu xuyên chuỗi tuy nhiên việc trải nghiệm của người dùng ở thời điểm hiện tại sẽ không được mượt mà hay xuyên suốt như trải nghiệm trực tiếp trên một nền tảng Layer 1.
- Phân mảnh thanh khoản cũng là vấn đề khi mà các tài sản được di chuyển qua nhiều blockchain khác nhau. Có những tài sản thậm chí không có thanh khoản ở chain đối diện.
- Rủi ro khi mà toàn bộ mạng lưới tương tác xuyên chuỗi phụ thuộc vào một cây cầu duy nhất (XCMP của Polkadot từng bị hacker tấn công và lấy đi một số tiền nhỏ), bên cạnh đó các Layer 1 thường sẽ phụ thuộc bảo mật từ Layer 0.
Một Số Các Dự Án Layer 0 Nổi Bật Trong Thị Trường Crypto
Cosmos - Dự án dẫn đầu trong mảng Layer 0
Cosmos chắc chắn là một dự án dẫn đầu trong mảng Layer 0 cũng như Internet of Blockchain hiện nay với số lượng các Blockchain Lauyer 1 được xây dựng trên Cosmos SDK đã rất nhiều và vẫn còn tăng trưởng rất mạnh ngay cả giữa mùa đông crypto. Cosmos có một số các mảnh ghép cơ bản như sau:
- Cosmos SDK: Là bộ công cụ giúp các nhà phát triển có thể dễ dàng xây dựng một Blockchain Layer 1 trên Cosmos với nhiều tính năng có thể tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu cá nhân.
- IBC: Là cầu xuyên chuỗi kết nối tất cả những Blockchain Layer 1 trên Cosmos. Tài sản, thông tin có thể di chuyển giữa các Blockchain một cách liền mạch.
- Zone: Zone là một phần của cơ chế điều hành của Cosmos Network, cho phép tạo và quản lý các Blockchain độc lập với Cosmos Hub, mỗi Blockchain có thể có các ứng dụng và chính sách riêng.
- Hub: Hub là một phần của kiến trúc Cosmos Network, nơi các blockchain được liên kết với nhau thông qua một lớp trung gian gọi là Cosmos Hub. Cosmos Hub là một Blockchain có khả năng kết nối các dApp và Blockchain khác với nhau, cho phép giao tiếp và trao đổi thông tin giữa các Blockchain khác nhau trong mạng lưới Cosmos.
Mọi người có thể đọc hiểu về Hub & Zone trên Cosmos tại bài viết Hub Và Zone Là Gì? Cơ Chế Hoạt Động Của Hub & Zone Trên Cosmos. Bên cạnh đó, mọi người có thể đọc thêm về IBC tại bài viết Inter Blockchain Communication (IBC) Là Gì? Sức Mạnh Cốt Lõi Của Cosmos.
Cosmos chắc chắn sẽ dẫn đầu xu hướng Internet of Blockchain trong thời gian dài hạn. Tuy nhiên, một trong những nhược điểm của Cosmos nằm ở tokenomics của dự án khi mà ATOM không được Capture Value nhiều như AVAX hoặc DOT.
Polkadot - Một dự án với mô hình mới lại
Polkadot là một Blockchain Layer 0 với những đặc điểm cấu thành nên Polkadot bao gồm Relaychain - được coi là trái tim của Polkadot, Parachain - được coi là những cánh tay đắc lực, Parathread - được coi là những cánh tay nối dài và XCM. Chi tiết các thành phần cấu tạo nên Polkadot như sau:
- Relaychain: Được coi là cốt lõi, trái tim của Polkadot. Relaychain là tổng hợp của tất cả Validator với mục tiêu bảo mệ tính toàn vẹn cho tất cả các Parachain.
- Parachain: Là những Blockchain nền tảng với mức độ tùy chỉnh cao phụ thuộc vào các nhà phát triển được cắm trực tiếp trên Relaychain và thừa hưởng tính bảo mật cao nhất.
- Parathread: Nhiều Parathread đã tập hợp thành 1 Parapool để trở thành 1 Parachain trên Polkadot, thừa hưởng sử bảo mật từ Relaychain như một Parachain thông thường.
- XCM: Là cầu nối xuyên chuyển giúp kết nối toàn bộ hệ sinh thái của Polkadot bao gồm hơn 100 Parachain và rất nhiều các Parapool thành một khối mạnh mẽ, tương tác, trao đổi liên tục, đồng nhất với nhau.
Mình có bài viết giải thích rất rõ và chi tiết về Parachain, Parathread, Relaychain mọi người có thể tham khảo tại: Relaychain, Parachain & Parathread Là Gì? Tổng Quan Về 3 Thành Phần Chủ Đạo Cấu Tạo Nên Polkadot. Bên cạnh đó, mình cũng có bài viết giải thích chi tiết về XCM tại Cross-Consensus Message Format (XCM) Là Gì? Liệu XCM Có Giúp Polkadot Vượt Qua Cosmos.
Có thể nói rằng tuy không phải người dẫn đầu trong phong trào Internet of Blockchain nhưng Polkadot là một trong những dự án đầu tiên đưa ra khái niệm đầu tiên về Web3. Bản thân Polkadot cũng được sáng lập bởi Garvin Wood - một trong những Co Founder của Ethereum cùng với Vitalik Buterin nên Polkadot còn nhiều điều đáng chờ đợi trong tương lai.
Avalanche - Mô hình Subnet đầy tiềm năng
Không thể phủ nhận thành công của Avalanche C Chain (EVM Blockchain) trong chu kì tăng trưởng vừa qua. Nhưng về bước tiến trong Internet of Blockchain thì Avalanche đang là người chậm trễ nhất trong 2 cái tên nêu trên tuy nhiên với sự thành công của C Chain chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng Avalanche sẽ tiếp tục thành công với Subnet.
Thành phần của Avalanche bao gồm một số những thành phần cơ bản như sau:
- X Chain: Là nơi tạo ra các loại tài sản trên Avalanche.
- P Chain: Là nơi quản lý tất cả các Subnet của Avalanche. Cũng là nơi mô hình Internet of Blockchain của Avalanche được ươm mầm phát triển.
- C Chain: Là một nền tảng Smart Contract tương thích cao với EVM giúp các dự án từ Ethereum hay các EVM Blockchain khác có thể dễ dàng mở rộng qua Avalanche. C Chain là một trong những Smart Contract Platform.
Với việc ra mắt Subnet, tập trung tầm nhìn Internet of Blockchain và đi kèm với các gói incentive hàng trăm triệu đô nhưng với thị trường rất xấu thì chương trình này của Avalanche đã thành công không như mong đợi. Số lượng các dự án mới trên Subnet rất ít, DeFi Kingdom từ Harmony chuyển qua chưa gây được nhiều dấu ấn mạnh mẽ trên thị trường.
Công việc phía trước của Avalanche còn rất nhiều và rất dài chúng ta cần quan sát kĩ hơn trước khi có quyết định đầu tư.
Tổng Kết
Trên đây mình đã giải thích kĩ càng cho mọi người Internet of Blockchain, Layer 0 là gì mong mọi người tiếp tục sẽ theo dõi mảng này và các dự án nổi bật để tìm ra cơ hội đầu tư của riêng mình.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024