Relaychain, Parachain & Parathread là gì? Relaychain, Parachain & Parathread là các khái niệm được xây dựng và phát triển bởi Garvin Wood dành cho Polkadot. Vậy các khái niệm này đóng vai trò quan trọng như nào trong blockchain của Polkadot thì mọi người cùng mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Để hiểu thêm về bài viết này mọi người có thể tham khảo một số bài viết dưới đây:
Relaychain, Parachain & Parathread Là Gì?
Tổng quan về Relaychain, Parachain & Parathread
Polkadot được cấu tạo từ 4 thành phần chính bao gồm:
- Relaychain: Có trách nhiệm đảm bảo bảo mật cho tất cả những Parachain và Parathread khi kết nối.
- Parachain: Là các blockchain Layer 1 được cắm trực tiếp vào Relaychain và thừa hưởng sự bảo mật từ Relaychain. Mỗi Blockchain Layer 1 có mục tiêu, định hướng và tầm nhìn phát triển của riêng mình. Các dự án phải tham gia đấu giá để có slot trên Relaychain của Polkadot.
- Parathread: Thường là các Applications (Ứng dụng)
- IBC: Là cầu xuyên chuỗi kết nối tất cả những Parachain hay Parathread tương tự như IBC của Cosmos.
Nhìn vào hình trên thì mọi người có thể thấy rằng Relaychain chính là vòng tròn màu xám ở bên trong cùng, cắm trên Relaychain sẽ là các Validator màu đỏ tía và Parachain là các ô vuông màu xám trong lõi có hình trong trắng còn những Parathread là những ô vuông màu xám đơn thuần.
Để hiểu chi tiết về IBC mọi người có thể tham khảo bài viết:
Relaychain là gì? Cơ chế hoạt động của Relaychain
Relaychain là chuỗi trung tâm (Central Chain) của mạng lưới Polkadot. Tất cả các validator sẽ tham gia staking trên Relay chain bằng DOT và tham gia xác thực cho Relay Chain. Relay Chain cũng giúp thực hiện các chức năng quản lý tài sản chung, chuyển tiền giữa các mạng lưới khác nhau, và phối hợp hoạt động của các Parachain khác nhau trên Polkadot.
Điều quan trọng nhất và cũng là nhiệm vụ tối thượng của Relay Chain đó chính là đảm bảo sự bảo mật cho tất cả các Parachain & Parathread.
Parachain là gì? Ưu và nhược điểm của Parachain
Thông thường mỗi Parachain sẽ là những Blockchain nền tảng (Layer 1) độc lập được xác thực và đồng thuận bởi những validator trên Relay Chain điều này đồng nghĩa với việc các Parachain sẽ thừa hưởng sự bảo mật và phi tập trung từ Relay Chain. Các Parachain có thể tương tác với nhau thông qua cầu xuyên chuỗi XCM.
Parachain ra đời với 2 giải pháp cho những vấn đề cơ bản của các blockchain hiện nay:
- Khả năng mở rộng: Việc một blockchain được xây dựng cho nhiều mục đích sẽ gặp khó khăn trong việc tìm những giải pháp mở rộng nên việc triển khai các Parachain mà mỗi Parachain có một mục đích khác nhau giúp cải thiện khả năng mở rộng.
- Tính năng linh hoạt: Các blockchain sẽ thực sự tốt nếu chúng tập trung giải quyết một vấn đề thay vì nhiều vấn đề khác nhau. Parachain là các blockchain được xây dựng có mục đích, tầm nhìn và có tính chuyên môn hóa cao.
Số lượng parachain trên Polkadot là giới hạn với chỉ khoảng 100 slot và để trở thành một Parachain trên Polkadot thì có một số cách như sau:
- System Parachain: Là những parachain có những đóng góp quan trọng vào sự hoạt động trơn tru của mạnh lưới. Hiểu một cách đơn giản là những mảnh ghép cơ sở hạ tầng không thể thay thế.
- Auction Granted Parachain: Các Parachain sẽ tham gia đấu giá các vị trị Parachain bằng DOT từ dự án và kêu gọi từ cộng đồng.
- Tham và trờ thành 1 Parathread trong một Parathread Pool.
Polkadot bắt đầu đấu giá Parachain từ thời điểm cuối 2021 và những Parachain đầu tiên có thể kể đến như Acala, Moonbeam, Clover Finance, Centrifuge,...
Parathread là gì? Ưu và nhược điểm của Parathread
Bài toán đặt ra với Polkadot chính là số lượng Parachain là có hạn và chẳng nhẽ một blockchain lại tự giới hạn hệ sinh thái của chính mình, bên cạnh đó một dự án mới ra đời không dễ dàng để có thể kêu gọi được tối thiểu 20.000 DOT để tham gia đấu giá parachain.
Vậy là Parathread ra đời và để trở thành Parathread các dự án cũng chỉ cần đặt cọc từ 50 - 100 DOT một con số chỉ gọi là để KYC chính dự án đó. Parathread sẽ phù hợp với một số các ứng dụng như sau:
- Các ứng dụng muốn tham gia vào hệ sinh thái Polkadot.
- Các ứng dụng mong muốn phát triển và trở thành parachain trên Polkadot trong tương lai hay các dự án lo lắng việc mất vị trí parachain trên Polkadot.
- Các dự án có nhu cầu sử dụng thông tin từ blockchain hơn là việc tạo ra thông tin.
Về bản chất để tiết kiệm thì một nhóm (pool) các Parathread sẽ được cắm trực tiếp vào Relaychain và thừa hưởng về sự bảo mật tương tự như Parachain sự khác biệt chính ở đây là việc sử dụng API của các Parathread sẽ chỉ phải trả tiền khi sử dụng. Mỗi Parathread Pool có thể chưa tới 50 các parathread khác nhau.
Rõ ràng, nếu bạn là một Ứng dụng thì vị trí Parathread sẽ phù hợp với bạn hơn rất nhiều so với việc tham gia đấu giá Parachain nơi mà phù hợp với các Blockchain nền tảng. Parathread là một trong những bước phát triển lớn của Polkadot để có thể dễ dàng tiếp cập với mọi nhà phát triển với những nguồn lực khác nhau từ ít tới nhiều.
Một số yếu tố khác hình thành nên Polkadot
Ngoài Parachain, Parathread và Relay Chain là những yếu tố tối quan trọng cấu tạo nên Polkadot thì chúng ta còn một số những yếu tố sau:
- Validators: Những Validator sẽ xác thực các giao dịch và tạo ra các block mới trên Relay Chain. Chúng sẽ được đảm bảo an toàn và trung thực với tính toàn vẹn dữ liệu.
- Nominators: Người dùng có thể chọn đại diện (nominator) để đóng góp xác thực giao dịch và bảo đảm tính an toàn của mạng trên Relay Chain.
- Cross-chain Message Passing: Các mạng lưới con được kết nối với Polkadot sử dụng cơ chế Cross-chain Message Passing để giao tiếp với nhau, chia sẻ dữ liệu và tài nguyên.
- Collator: Một nút mạng được chọn để thực hiện các block cho Parachain trên Relay Chain. Collator sử dụng thông tin từ mạng lưới Polkadot để tạo ra các khối mới cho Parachain bằng cách chọn giao dịch và thông tin cần thiết từ mạng của Parachain đó.
Tổng Kết
Trên đây là những khái niệm cơ bản nhất của Relaychain, Parachain & Parathread. Mong rằng qua bài viết này mọi người sẽ thật sự hiểu được Relaychain, Parachain & Parathread là gì?
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Soon Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Soon - September 19, 2024
- Hướng Dẫn Làm Airdrop B3dotFun - September 18, 2024
- Phân Tích Friend.tech: Thấy Gì Từ Sự Thất Bại Của Friend.tech - September 18, 2024