Công nghệ Blockchain sẽ hứa hẹn thay đổi cả nền kinh tế thế giới chuyển từ tập trung sang phi tập trung hoàn toàn bằng việc không có ai có thể quản lý hay thay đổi chúng, tuy nhiên trở ngại đến đa phần người dùng hiện tại đến các Blockchain đó chính là phí giao dịch rất đắt. Vậy phí giao dịch là gì? Tại sao các Blockchain lại cần đến phí giao dịch? Hãy cũng Hak Research đi tìm hiểu trong bài viết này.
Một số bài viết về thuật ngữ cơ bản khác từ Hak Research mà mọi người cũng có thể tham khảo:
Phí Giao Dịch Là Gì?
Trước khi đi tìm hiểu về phí giao dịch là gì, thì chúng ta sẽ quay lại một chút kiến thức cơ bản về thành phần chính tham gia vận hành một Blockchain là các Node hay Validator. Họ vận hành một mạng lưới máy tính khác nhau từ khắp nơi trên thế giới với mục đích sắp xếp, xác thực và lưu trữ dữ liệu cho các giao dịch trên Blockchain.
Việc vận hành mạng lưới này sẽ tốn rất nhiều tài nguyên và chi phí đối với các Blockchain PoW hoặc là một khoản tiền lớn để Staking đối với các Blockchain PoS. Và một điều tất nhiên là họ sẽ phải thu lại được lợi nhuận từ việc tham gia vận hành mạng lưới với 3 nguồn chính và phổ biến nhất:
- Block Rewards: Phần thưởng từ việc lạm phát được tạo ra sau mỗi khối.
- Phí giao dịch: Chính là phí mà người dùng trả cho các giao dịch trên Blockchain.
- MEV: Lợi nhuận kiếm được từ việc sắp xếp các giao dịch có chủ đích.
Do vậy nên phí giao dịch là một khoản thanh toán bằng native token của chính Blockchain đó được chi trả cho các bên tham gia vận hành mạng lưới để thực hiện một giao dịch. Nếu giao dịch đó có độ phức tạp càng cao thì khoản phí giao dịch mà người dùng cần phải trả sẽ lớn hơn.
Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Phí Giao Dịch
Số lượng giao dịch
Khi số lượng giao dịch tại thời điểm nhất định của một Blockchain tăng lên thì các trình xác thực sẽ phải xử lý một lượng thông tin lớn hơn. Cơ chế xử lý của các trình xác thực là ưu tiên những giao dịch có mức phí được trả cao hơn, do vậy người dùng bắt buộc phải trả một khoản phí lớn hơn để được xử lý trước.
Việc số lượng giao dịch tăng bất thường thường xuyên xảy ra trong những khoản thời gian mà thị trường biến động tăng hoặc giảm liên tục. Người dùng lúc này sẽ có xu hướng giao dịch liên tục để mua vào hoặc bán ra khiến cho số lượng giao dịch tăng mạnh.
Độ phức tạp của giao dịch
Mỗi Blockchain khác nhau sẽ có một cách tính phí giao dịch khác nhau dựa trên độ phức tạp, đối với Bitcoin thì phí sẽ được tính toán dựa trên kích thước (tính bằng byte). Ví dụ kích thước của một giao dịch bất kỳ trên Bitcoin có kích thước là 1000 byte và phí giao dịch trung bình sẽ là 50 satoshi cho mỗi byte, như vậy để giao địch đó được xác nhận thì sẽ cần tới 50000 satoshi hay 0.0005 BTC.
Còn đối với Blockchain có nền kinh tế DeFi lớn nhất hiện này là Ethereum thì phí giao dịch sẽ được tính trên Gas của mạng lưới. Một giao dịch có độ phức tạp lớn như việc tương tác với các smartcontract sẽ phải tiêu tốn nhiều Gas hơn, từ đó phí giao dịch phải trả cũng nhiều hơn. Ví dụ như một giao dịch chuyển tiền đơn giản sẽ chỉ tốn một lần phí Gas, tuy nhiên một giao dịch swap từ token A sang C mà phải thông qua B sẽ phải tốn thêm 2 lần phí Gas.
Cơ chế đồng thuận và thuật toán của Blockchain
Các Blockchain được ra đời từ lâu sử dụng những cơ chế đồng thuận cũ như PoW sẽ không tối ưu được các chi phí cho 1 giao dịch nên mức phí mà người dùng phải trả sẽ rất cao. Còn đối với các Blockchain thế hệ mới sử dụng các cơ chế đồng thuận hiện đại hơn như PoS hay PoH thì phí giao dịch mà mọi người phải trả sẽ tối ưu hơn rất nhiều.
Tại Sao Blockchain Lại Cần Đến Phí Giao Dịch?
Giữ chân người xác thực giao dịch
Việc trở thành một người xác thực giao dịch sẽ cần phải tiêu tốn rất nhiều khoản chi phí không hề nhỏ bao gồm:
- Chi phí phần cứng.
- Chi phí điện năng.
- Chi phí bảo mật.
- Chi phí nghiên cứu và bảo mật.
Do đó phí giao dịch từ người dùng Blockchain sẽ là một nguồn thu rất quan trọng giúp cho những xác thực giao dịch có thể bóp đắp được các khoản chi phí khác. Các Blockchain có quá ít người dùng thường cũng không thu hút những người xác thực giao dịch phí giao dịch quá ít.
Chống lại các cuộc tấn công spam
Việc phải trả một khoản phí nhỏ sẽ không phải là điều quá đáng đối với một người dùng bình thường, nhưng nó lại mang lại một ý nghĩa rất lớn đối với việc chống bot spam. Những đối tượng có ý định xấu có thể sử dụng bot để tấn công một protocol hay thậm chí là Blokchain bằng cách tạo ra nhiều giao dịch liên tục, việc phải trả phí cho từng giao dịch sẽ làm cho các cuộc tấn công này rất tốn kém.
Trên thực tế là phí giao dịch quá rẻ cũng sẽ là một vấn đề của một số Blockchain khi những đối xấu có thể dựa vào đó để tấn công trục lợi. Một ví dụ điển hình nhất đó chính là Solana khi Blockchain này liên tục sập mạng do có quá nhiều bot mint NFT trên mạng lưới.
Tổng Kết
Trên đây là những thông tin cần thiết để hiểu phí giao dịch là gì? Cũng như lý do lại sao phí giao dịch lại rất quan trọng đối với Blockchain. Hy vọng rằng thông qua bài viết này Hak Research đã mang đến tất cả mọi người những nội dung hữu ích phục vụ cho quá trình đầu tư.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Hướng Dẫn Chạy Node Spheron - October 8, 2024
- Hướng Dẫn Chạy Node 0G Labs (ZeroGravity) - September 2, 2024
- Hướng Dẫn Chạy Node Nillion - August 30, 2024