Trong hệ sinh thái blockchain đang phát triển mạnh mẽ, Sanctum đã nổi lên như một dự án tiên phong trong lĩnh vực Liquid Staking Tokens (LSTs), mang lại nhiều tiềm năng và lợi ích cho người dùng. Đặc biệt trên Solana, nơi staking chiếm phần lớn nguồn cung SOL, Sanctum đã giới thiệu những giải pháp sáng tạo nhằm tối ưu hóa hiệu suất staking và giảm thiểu các rủi ro về thanh khoản và mất giá. Với mục tiêu cải thiện mô hình staking truyền thống và tạo ra hệ sinh thái hợp tác, Sanctum đang dần trở thành một "Hidden Gem" giữa làn sóng Restaking sắp tới. Bài viết này sẽ phân tích chi tiết về Sanctum, chiến lược phát triển, những thành tựu đã đạt được và tiềm năng phát triển trong tương lai.
Tổng Quan Về Sanctum
Sanctum là gì?
Sanctum là một nền tảng tiên phong trong việc cung cấp giải pháp Liquid Staking Tokens (LSTs) với mục tiêu nâng cao hiệu suất và tính linh hoạt của hệ sinh thái staking trên các Blockchain như Solana. Sanctum giúp người dùng tối ưu hóa trải nghiệm staking thông qua các công cụ tiên tiến như Sanctum Router và The Reserve, cho phép hoán đổi tức thì giữa các LST và unstake nhanh chóng mà không gặp vấn đề về thanh khoản. Với Sanctum, người dùng có thể tận hưởng lợi ích của staking mà không bị ràng buộc bởi thời gian khóa tài sản, đồng thời giảm thiểu chi phí giao dịch và rủi ro mất giá (depeg) nhờ hệ thống thanh khoản tập trung và hiệu quả.
Sanctum còn đặt ra tầm nhìn thay đổi mô hình cạnh tranh trong thị trường Liquid Staking bằng cách tạo ra một hệ sinh thái hợp tác giữa các dự án thay vì cạnh tranh lẫn nhau để thu hút thanh khoản. Nhờ hệ thống thanh khoản chung, Infinity, và kiến trúc hạ tầng linh hoạt, Sanctum mang đến một giải pháp toàn diện, giúp các dự án DeFi mở rộng quy mô, tăng tính thanh khoản, và giảm thiểu rủi ro về chi phí và bảo mật. Điều này không chỉ giúp cải thiện trải nghiệm của người dùng mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững cho toàn bộ hệ sinh thái Blockchain.
Chiến lược phát triển của Sanctum
Đội ngũ phát triển của Sanctum có một chiến lược phát triển khác biệt so với thị trường DeFi truyền thống. Đối với mô hình Liquid Staking thực tế là sự cạnh tranh giữa các giao thức. Thực tế hãy nhìn lên hệ sinh thái của Ethereum chúng ta thấy sự cạnh tranh khốc liệt giữa Lido Finance & Rocket Pool ở phía dưới chúng ta có nhiều cái tên khác tranh giành phần bánh còn lại như Swell, Stader Labs, Frax Finance, StakeWise,... Đến thời điểm hiện tại thì Lido Finance đã hoàn toàn thống trị Liquid Staking trên Ethereum với TVL $23B so với $3B của Rocket Pool.
Một số những nhược điểm của xu hướng cạnh tranh này bao gồm:
- Phân mảnh thanh khoản: Các nền tảng LSD hiện tại cạnh tranh nhau để thu hút người dùng và thanh khoản, dẫn đến tình trạng thanh khoản bị phân mảnh giữa nhiều nền tảng khác nhau. Điều này khiến thanh khoản tổng thể cho mỗi loại LSD giảm, làm giảm khả năng hoán đổi nhanh chóng và hiệu quả giữa các LSD. Khi thanh khoản bị chia nhỏ, các giao dịch lớn có thể gặp vấn đề về trượt giá (slippage) hoặc không thể thực hiện được một cách tối ưu.
- Nguy cơ Depeg: Vì thanh khoản của mỗi nền tảng bị giới hạn, nguy cơ mất giá (depeg) giữa các LSD và ETH tăng cao trong các điều kiện thị trường biến động mạnh. Khi một nền tảng gặp vấn đề về thanh khoản, giá trị của LSD có thể chênh lệch so với ETH, gây ra rủi ro lớn cho người dùng.
- Chi phí cao: Mỗi nền tảng LSD đều phải xây dựng và duy trì pool thanh khoản riêng biệt, dẫn đến việc tốn nhiều tài nguyên và chi phí để đảm bảo đủ thanh khoản cho người dùng. Chi phí này được chuyển trực tiếp lên người dùng thông qua các phí giao dịch cao hoặc lợi nhuận staking thấp hơn so với mong đợi. Điều này làm giảm sự hấp dẫn của việc sử dụng LSD so với staking trực tiếp.
Sanctum có tham vọng giải quyết các nhược điểm hiện tại của thị trường Liquid Staking Derivatives (LSD), đặc biệt trên Ethereum, thông qua các giải pháp sáng tạo giúp cải thiện tính thanh khoản, tối ưu chi phí, và giảm rủi ro cho người dùng. Sanctum giới thiệu The Reserve và Sanctum Router để tạo ra một lớp thanh khoản chung, nơi tất cả các LSD có thể tận dụng. Thay vì mỗi nền tảng LSD phải tự xây dựng pool thanh khoản riêng biệt, Sanctum cung cấp một hệ thống thanh khoản thống nhất, giúp giảm tình trạng phân mảnh thanh khoản. Điều này cho phép người dùng dễ dàng hoán đổi giữa các LSD mà không gặp vấn đề về thanh khoản hoặc trượt giá.
- The Reserve đóng vai trò là pool thanh khoản khẩn cấp, đảm bảo rằng ngay cả khi có biến động lớn trên thị trường, người dùng vẫn có thể unstake ngay lập tức mà không gặp tình trạng thiếu thanh khoản.
- Sanctum Router giúp các LST hoán đổi với nhau một cách linh hoạt và không cần dựa vào pool thanh khoản cố định.
Bên cạnh đó, Sanctum giúp giảm chi phí cho người dùng thông qua mô hình cung cấp dữ liệu theo yêu cầu. Thay vì phải đưa dữ liệu lên blockchain liên tục, Sanctum chỉ cung cấp dữ liệu khi cần thiết, giúp giảm chi phí giao dịch. Infinity, một pool thanh khoản đa tài sản, cũng giúp tối ưu hóa vốn bằng cách cho phép tất cả các LST chia sẻ cùng một nguồn thanh khoản, thay vì phải phân bổ thanh khoản riêng lẻ cho mỗi cặp tài sản. Điều này giúp các LST tiết kiệm tài nguyên và tăng lợi nhuận staking cho người dùng
Bằng cách tạo ra một nguồn thanh khoản chung và linh hoạt, Sanctum giảm thiểu nguy cơ depeg giữa các LST và tài sản cơ bản (như ETH). Khi tất cả các LST đều được kết nối vào cùng một hệ thống thanh khoản, rủi ro mất giá do thanh khoản thấp sẽ giảm đáng kể. The Reserve cũng đóng vai trò như một biện pháp bảo vệ trong trường hợp thị trường gặp biến động mạnh, đảm bảo rằng người dùng luôn có thể unstake tài sản của mình mà không lo bị depeg.
Mục tiêu cuối cùng chính là việc Sanctum thúc đẩy một tư duy hợp tác (PvE - player versus environment) thay vì cạnh tranh (PvP). Thay vì các nền tảng LSD phải cạnh tranh lẫn nhau để thu hút người dùng và thanh khoản, Sanctum cung cấp một hệ thống thanh khoản hợp nhất cho tất cả các nền tảng sử dụng. Điều này không chỉ giúp cải thiện tính thanh khoản mà còn khuyến khích sự hợp tác giữa các dự án trong hệ sinh thái. Sanctum cung cấp hạ tầng để mọi dự án có thể tham gia mà không cần xây dựng lại từ đầu, giảm thiểu chi phí phát triển và tạo ra giá trị chung cho toàn bộ cộng đồng.
Phân Tích Sanctum: Tại Sao Lại Hấp Dẫn?
Một dự án phát triển đúng như kế hoạch
Một trong những điểm ấn tượng đầu tiên của mình đối với Sanctum chính là việc đội ngũ phát triển dự án tuân thủ nghiêm ngặt về lộ trình phát triển và gần như đã hoàn thành tới 90% lộ trình phát triển ban đầu của mình. Nhìn lại lộ trình phát triển của Sanctum chúng ta thấy rằng:
- Phase 0: Sanctum tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng để tất cả các Liquid Staking Tokens (LSTs) có thể tương tác với nhau mà không gặp vấn đề về thanh khoản. Họ đã phát triển The Reserve, một pool SOL lỏng cho phép unstake ngay lập tức cho mọi LST, và Sanctum Router, công cụ giúp hoán đổi giữa các LST dễ dàng bằng cách kết nối thanh khoản giữa các LST lớn và nhỏ.
- Phase 1: Sanctum khởi động với việc phát hành hàng loạt validator LSTs, cho phép người dùng staking với các validator mà không mất phí quản lý hoặc phí rút. Điều này thúc đẩy sự ra đời của nhiều LST mới, mở ra cơ hội cho người dùng chuyển đổi từ staking truyền thống sang sử dụng LST với tính thanh khoản cao và hiệu quả.
- Phase 2: Giai đoạn này, Sanctum giới thiệu Infinity, một pool thanh khoản đa LST cho phép hoán đổi giữa hàng nghìn LST với hiệu suất vốn tối ưu. Infinity dựa trên hệ thống oracle on-chain để đảm bảo định giá hợp lý giữa các LST mà không cần dựa vào các mô hình hoán đổi cố định, tạo ra giải pháp thanh khoản linh hoạt và bền vững cho tương lai với số lượng LST không giới hạn.
Theo DeFiLlama (thời điểm 08/09/2024), lượng SOL đang được nắm giữ trong The Reserve rơi vào khoảng hơn 400K SOL tương đương với khoảng gần $52M, đây thực sự là một con số ấn tượng đối với một giao thức khá mới mẻ như Sanctum. Chưa dừng lại ở đó, bối cảnh Sanctum ở thời điểm hiện tại chưa cho phép tất cả mọi người có thể gửi SOL vào trong The Reserve.
Tại thời điểm viết bài The Reserve đã xử lý khoảng $130M Total Volume cho những người dùng có nhu cầu chuyển đổi từ LST sang SOL ngay lập tức. Với việc sử dụng mô hình phí động, được điều chỉnh dựa trên phần trăm SOL còn lại trong pool và dựa trên hiệu suất làm việc của The Reserve thì hiện tại Sanctum đang thu về khá nhiều phí giao dịch với The Reserve. Trong trường hợp mở công khai cho tất cả mọi người có thể gửi SOL nhàn rỗi vào The Reserve để nhận về lợi nhuận có thể là chia sẻ phí giao dịch, CLOUD Incentive thì The Reserve sẽ tiếp tục được mở rộng và phát triển.
Cùng với sự đi xuống của thị trường chung thì TVL của Sanctum Infinity cũng có sự giảm sút khá nhiều khi mà lượng SOL được chuyển thành INF sau khi đạt mức 2.5M SOL thì tại thời điểm viết bài còn số này chỉ còn khoảng 1.31M SOL.
Ngược lại với bức tranh của Sanctum Infinity thì bức tranh của Sanctum Validator LSTs có phần sáng sủa hơn nhiều, đây cũng là một tín hiệu tích cực đối với sản phẩm chủ lực của Sanctum trong việc góp phần xây dựng lên không giới hạn số lượng các dự án LST. Từ TVL của Sanctum Validator LSTs chúng ta có thể thấy rằng số lượng SOL được đưa vào các Validator LSTs khác nhau của vẫn đang có sự tăng trưởng đều đặn và mặc dù thị trường đang bước vào giai đoạn giảm nhưng TVL của Validator LSTs chỉ có dấu hiệu tăng chậm lại chứ không có dấu hiệu giảm.
Phân tích về tiềm năng phát triển của Sanctum
Khi phân tích về tiềm năng của Sanctum thì chúng ta cần nhìn vào bức tranh về thị trường Staking trên Solana.
Khi nhìn vào bức tranh Staking trên Solana chúng ta dễ dàng nhận ra rằng có tới 81% lượng SOL được staking trực tiếp vào các Validator chứ không thông qua các giải pháp Liquid Staking, trong khi đó Liquid Staking được coi là một bước tiến đột phá của ngành Native Staking nhưng chỉ chiếm khoảng 7% tổng lượng SOL trên thị trường và chỉ có khoảng 12% lượng SOL không được mang đi staking.
Điều này có nghĩa rằng thị trường Liquid Staking ở thời điểm hiện tại chỉ khoảng $4.2B so với tổng vốn hóa của Solana hiện tại lên tới $60B (tại thời điểm viết bài), từ đó chúng ta thấy rằng mặc dù Jito hay Marinade đang thống trị mảnh ghép Liquid Staking trên Solana nhưng con số đó vẫn thật sự rất nhỏ và còn rất nhiều độ rộng để phát triển trong tương lai. Từ điểm trên chúng ta thấy rằng Sanctum mặc dù tới sau nhưng miếng bánh Liquid Staking trên Solana vẫn còn rất lớn.
Một con số nữa để chúng ta thấy Liquid Staking trên Solana còn rất nhỏ đó chính là nếu như TVL của Lido Finance là $23B chiếm khoảng 8.3% so với vốn hóa của Ethereum thì Jito với TVL là $1.7B chỉ chiếm khoảng $2.83% vốn hóa của Solana.
Vậy tại sao Jito & Marinade lại chưa thật sự thành công như Lido Finance hay Rocket Pool đã được trên Solana? Theo Sanctum, Jito và Marinade chưa thực sự thành công trên Solana vì một số lý do chính liên quan đến hạn chế thanh khoản và cấu trúc Stake Pool:
- Thanh khoản phân mảnh và không đủ sâu: Các nền tảng như Jito và Marinade phụ thuộc vào các Liquidity Pools (LPs) riêng lẻ để cung cấp thanh khoản cho các Liquid Staking Tokens (LSTs). Khi thanh khoản trong các LP này cạn kiệt hoặc không đủ sâu, LST của họ sẽ gặp vấn đề về trượt giá (slippage), khiến việc hoán đổi hoặc unstake trở nên khó khăn và kém hiệu quả. Điều này làm giảm tính thanh khoản và dẫn đến sự depeg giữa các LST và SOL, gây rủi ro cho người dùng.
- Mô hình stake pool truyền thống không linh hoạt: Cả Jito và Marinade đều sử dụng mô hình stake pool truyền thống, trong đó thanh khoản và khả năng hoán đổi giữa các LST bị giới hạn. Điều này khiến các stake pool này gặp khó khăn trong việc mở rộng quy mô và nhanh chóng thích ứng với nhu cầu thị trường. Đặc biệt, Marinade đã gặp vấn đề depeg vào tháng 12 năm 2023 do chưa tích hợp Sanctum Router, dẫn đến tình trạng thiếu thanh khoản và giá trị của LST không ổn định.
Thực tế, thì đã có một sự kiện depeg với mSOL của Marinade Finance. Sự kiện depeg của mSOL (Marinade SOL) xảy ra vào ngày 12 tháng 12 năm 2023, khi mSOL mất giá trị so với SOL do áp lực bán lớn từ người dùng và thiếu thanh khoản đủ mạnh để duy trì tỷ giá ổn định. Trong giai đoạn này, do Marinade stake pool chưa tích hợp với Sanctum Router, thanh khoản từ các nguồn khác không thể được khai thác để bổ sung cho pool của mSOL. Kết quả là, mSOL không thể duy trì giá trị tương đương với SOL, dẫn đến tình trạng depeg, khiến người dùng mất niềm tin và gặp khó khăn trong việc chuyển đổi giữa mSOL và SOL.
Với mô hình The Reserve, The Router & Validator LST thì Sanctum kì vọng giải quyết toàn bộ những vấn đề của ngành Liquid Staking trên Solana từ đó tạo ra dòng chảy cho SOL từ Native Staking sang Liquid Staking. Không những vậy, những người nắm giữ INF nhận về cả lợi ích từ phí giao dịch khi người dùng giao dịch các LST Token.
Vào những ngày cuối tháng 8/2024, đồng loạt các sàn giao dịch lớn trong thị trường Crypto như Binance, Bybit, Bitget đồng loạt triển khai các LST SOL của mình trên mạng lưới Solana thông qua bộ công cụ có sẵn của Sanctum. Điều này đồng nghĩa với việc các sàn giao dịch sẽ làm chủ công cụ Liquid Staking của mình với mức độ tùy chỉnh tối đa để phù hợp với nhu cầu cá nhân ngoài ra các sàn không cần lo lắng về thanh khoản cho các LST SOL của mình.
Chính yếu tố này sẽ dẫn tới việc các sàn giao dịch thúc đẩy Liquid Staking trên Solana trực tiếp thông qua các sàn giao dịch. Nên nhớ rằng Sanctum và INF Holder sẽ là những cái tên hưởng lợi nhiều nhất khi mà:
- Phí hoán đổi qua Sanctum Router: Mỗi lần người dùng thực hiện hoán đổi giữa các Liquid Staking Tokens (LSTs) thông qua Sanctum Router, họ phải trả một phí cố định 0.01% trên giá trị token đầu ra. Tuy nhiên, không có phí khi hoán đổi từ SOL sang LST.
- Phí trong Infinity Pool: Khi thực hiện hoán đổi giữa các LST trong Infinity Pool, Sanctum áp dụng inputFee và outputFee cho mỗi tài sản. Mức phí này thay đổi tùy thuộc vào trạng thái thanh khoản của từng LST và có thể được điều chỉnh động để cân bằng thanh khoản giữa các tài sản.
- Phí gửi vào các LST đơn lẻ của validator: Đối với các LST đại diện cho staking với một Validator duy nhất, người dùng phải trả phí cố định 0.1% khi gửi SOL vào để tạo LST, nhằm ngăn ngừa các lỗ hổng chênh lệch giá (Arbitrage).
Số lượng các LST SOL dựa trên Sanctum càng nhiều thì Sanctum thu càng nhiều phí giao dịch và có thể thấy bức tranh Liquid Staking đang sáng hơn rất nhiều với sự góp mặt của Sanctum.
Sanctum bắt đầu được áp dụng rộng rãi như thế nào?
Các Validator LSTs (Liquid Staking Tokens) trên Sanctum được thiết kế để đại diện cho việc staking với các validator khác nhau, với nhiều đặc điểm khác biệt để phục vụ các nhu cầu đa dạng của người dùng. Mỗi loại validator LST mang lại những ưu điểm và cơ chế hoạt động riêng, giúp người dùng có nhiều lựa chọn khi tham gia staking mà không bị ràng buộc bởi mô hình staking truyền thống. Dưới đây là phân tích về một số đặc điểm khác nhau của các validator LSTs trên Sanctum:
Đầu tiên là mô hình Zero-fee Validator LSTs. Các validator LSTs như bonkSOL, compassSOL, dSOL, jucySOL, pwrSOL, và superSOL đều có một đặc điểm chung là không thu phí. Điều này có nghĩa là:
- Không có phí gửi: Người dùng không phải trả thêm chi phí khi gửi SOL để nhận LST.
- Không có phí rút: Người dùng có thể rút LST và chuyển đổi lại thành SOL mà không bị mất phí.
- Không có phí quản lý: Không có khoản phí thường niên hay phí duy trì khi nắm giữ các LST này.
Nhờ đặc điểm này, các zero-fee validator LSTs cung cấp một sự cải tiến rõ rệt so với staking truyền thống, giúp người dùng tối ưu hóa lợi nhuận staking của mình mà không lo về các chi phí phát sinh.
Bên cạnh đó là những Validator LSTs với những đặc điểm khác nhau bao gồm:
- laineSOL: Validator Laine sử dụng LST như một cách để phân phối phần thưởng từ việc xác thực block. Người nắm giữ laineSOL không chỉ nhận được phần thưởng staking từ validator Laine mà còn được hưởng phần thưởng block bổ sung, giúp tăng APY lên hơn 100% trong một số trường hợp. Điều này tạo ra động lực cho người dùng giữ và sử dụng laineSOL thay vì chỉ staking SOL theo cách thông thường.
- pathSOL: Pathfinders đã phát triển một hệ thống NFT đặc biệt, trong đó người dùng có thể mint NFT với pathSOL và nhận lại SOL bất cứ khi nào họ đốt NFT này. Tất cả số SOL được stake vào pathSOL sẽ không cung cấp phần thưởng staking cho người dùng mà được dùng để tài trợ cho nhóm phát triển dự án Pathfinders, duy trì hệ sinh thái.
Sanctum & Vai trò trong làn sóng Restaking sắp tới
Nếu như Sanctum có thể làm cho Liquid Staking trên Solana có thể bùng nổ trong thời gian tới đây thì nó tiếp tục tạo động lực cho sự phát triển của Restaking trên Solana. Một điểm thú vị trong thời gian qua đó chính là Jito đã chính thức tham gia vào cuộc chiến Restaking với Solayer. Điều này làm cho chúng ta đặt ra một số những giả thuyết như:
- Liệu Jito đã không còn coi trọng mảng Liquid Staking và chấp nhận nhường lại cuộc chơi cho Sanctum trong tương lai, để dành sự tập trung cho mảnh ghép Restaking trong thời gian sắp tới.
- Marinade cũng đang có những dấu hiệu chững lại trong thời gian qua, điểm này liệu có tương đồng với Jito trong tương lai hay không?
Trong bối cảnh, Sanctum với tham vọng cho ra mắt càng nhiều LST càng tốt với những đặc điểm hoàn toàn khác nhau từ đó là động lực không thể tốt hơn cho sự phát triển của Restaking trên Solana.
Phân tích tokenomics của Sanctum
Với tổng cung là 1.000.000.000 CLOUD thì đội ngũ phát triển của Sanctum đã chia thành nhiều phần khác nhau bao gồm:
- Community Reserve (30%):
- Launch Liquidity (20%):
- Strategic Reserve (11%):
- Team (25%)
- Investors (13%)
- Jup LFG (1%):
Đối với đội ngũ phát triển (Team) và các quỹ đầu tư (Investors)sẽ bị khóa trong vòng 1 năm, tại thời điểm mở khóa (Thời điểm: ), sau đó phần còn lại sẽ được trả dần trong vòng 24 tháng tiếp theo. Điều này đồng nghĩa với việc tạm thời sẽ không có áp lực bán CLOUD đến từ đội ngũ phát triển và quỹ đầu tư cho tới thời điểm được trả.
Theo như đội ngũ phát triển chia sẻ thì phần lớn token CLOUD được bán tại mức định giá (FDV) là $50M và $60M. Nhìn lại các vòng kêu gọi vốn của Sanctum thì chúng ta thấy rằng, Sanctum đã trải qua hai cuộc kêu gọi vốn khác nhau bao gồm:
- 03/03/2024: Sanctum kêu gọi thành công $6.1M với sự dẫn đầu của Dragonfly Capital bên cạnh đó là sự tham gia của Solana Ventures, CMS Holdings, DeFiance Capital, Genblock Capital, Jump Capital, and Marin Digital Ventures.
- 03/04/2024: Sanctum kêu gọi thành công $350K từ nhiều Angel Investor trong thị trường.
- 16/07/2024: Sanctum mở bán IDO trên LFG Launchpad của Jupiter với mức định giá khoảng $150M.
Từ đây chúng ta có thể nhận định rằng phần lớn các quỹ đầu tư vào Sanctum trong giai đoạn 2021 thì sẽ đầu tư với mức định giá là $50M, phần còn lại là của các Angel Investor thì sẽ nằm ở mức định giá là $60M và tại thời điểm viết bài Sanctum đang ở mức định giá khoảng $240M (hãy kiểm tra lại thông tin khi bạn đang đọc bài viết).
Bên cạnh đó, công đồng đang nắm quyền với 40% tổng cung CLOUD với 30% đến từ Community Reserve và 30% đến từ Launch Liquidity. 40% này sẽ được bỏ phiếu quyết định bởi CLOUD DAO, tuy nhiên về phía đội ngũ phát triển thì họ mong muốn sử dụng 40% tổng cung này sẽ được sử dụng để chia thành ít nhất 4 đợt Airdrop khác nhau.
Về Token Use Case của dự án, đội ngũ dự án không tham vọng xây dựng một Token Economic phức tạp như veToken, Bribe, Gauges,... mà đội ngũ chia sẻ về việc họ sẽ dành sự tập trung để xây dựng Sanctum trở thành một trong những nền tảng LSD hàng đầu trên hệ sinh thái Solana và CLOUD sẽ chủ yếu đóng vai trò quản trị trong hệ sinh thái Sanctum khi người dùng có thể:
- Bỏ phiếu cho sự ra mắt tiếp theo của LST nào trên Sanctum.
- Bỏ phiếu về các đợt Airdrop tiếp theo của Sanctum.
- Có thể truy cập sớm vào Sanctum Mobile.
- Có thể tham gia vào các buổi trò chuyện riêng tư về đội ngũ phát triển.
- ...
Tổng Kết
Sanctum không chỉ dừng lại ở việc giải quyết các vấn đề hiện tại của thị trường Liquid Staking mà còn mở ra hướng phát triển mới cho Restaking trên Solana. Với hạ tầng thanh khoản mạnh mẽ, chiến lược phát triển rõ ràng và tokenomics bền vững, Sanctum đã tạo dựng được nền móng vững chắc cho sự bùng nổ của Liquid Staking trong tương lai. Khi hệ sinh thái staking ngày càng phát triển, Sanctum sẽ tiếp tục là một trong những nền tảng tiên phong, đóng vai trò quan trọng trong việc định hình tương lai của DeFi và staking trên Solana.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024