Staking đang là một trong những mảng lớn nhất thị trường DeFi hiện tại, với Lido giao thức Liquid Staking có TVL thuộc top đầu thị trường. Nó giúp cho những người giữ ETH kiếm thêm lợi nhuận và giúp cho mạng lưới Ethereum được phân cấp cũng như bảo mật tốt hơn.
Kể từ khi mang lưới Ethereum chuyển sang hoạt động với cơ chế đồng thuận Proof of Stake thì nhu cầu Staking ETH sinh ra, từ đó các giao thức Liquid Staking bắt đầu bùn nổ. Nhìn rộng ra thì Liquid Staking đã có từ lâu, từ khi Proof of Stake bắt đầu hoạt động. Hiện nay đa số các Blockchain nền tảng đang sử dụng cơ chế đồng thuận POS như Ethereum, Near, BNB Chain, Avalanche, Cosmos, Sui, Aptos,... Qua đó chúng ta lại thấy được tiềm năng của thị trường Liquid Staking là cực kỳ lớn.
Vậy tại sao phải sử dụng Liquid Staking? Liquid Staking đang giải quyết được vấn đề lớn là đơn giản hóa cho người đi Stake, không khóa thanh khoản và phân quyền mạng lưới tốt hơn. Và trong thị trường DeFi thì chúng ta chú ý đến việc không khóa thanh khoản, tức là các giao thức như Lido cho người dùng Stake ETH và nhận về stETH có giá trị tương đương, đặc biệt là có thể mang nó đi tham gia các hoạt động trong thị trường DeFi.
Một trong những hoạt động sử dụng lại tài sản Liquid Staking Token như stETH để Stake vào các Validator của mạng lưới hay Blockchain nền tảng khác được gọi là ReStaking. Khái niệm này được giới thiệu đầu tiên bởi dự án Eigen Layer, nó giúp tận dụng tối ưu thanh khoản tử Liquid Staking và mở ra nhiều ứng dụng khác.
Vậy ReStaking là gì? Mảng này tiềm năng như thế nào? Chúng sẽ cùng nhau tìm hiểu chi tiết hơn ở những phần sau nhé!
Bạn có thể đọc thêm các dự án thuộc mảng ReStaking dưới đây:
ReStaking Là Gì?
ReStaking là hành động mang tài sản Liquid Staking Token đi Stake vào các Validator ở các mang lưới, Blockchain khác, để kiếm thêm lợi nhuận mà vẫn giúp được mang lưới mới nâng cao bảo mật và phân quyền tốt.
Restaking cũng có thể hiểu là việc sử dụng một phần hoặc toàn bộ phần thưởng nhận được từ việc tham gia Staking để tiếp tục gửi tiếp vào Node đó, nhằm tăng cường thêm lợi nhuận trong tương lai. Nhưng ở đây mình đang tập trung vào khái niệm sử dụng lại LSD Token để đặt cược vào các mạng lưới khác.
Với ReStaking, các nhà đầu tư kiếm được 2 lần lợi nhuận, 1 lần từ mạng lưới gốc và 1 lần từ mạng lưới sử dụng ReStaking. Tuy ReStaking giúp người nắm giữ tài sản kiếm thêm lợi nhuận nhưng đi cùng với đó là rủi ro về Smart Contract, Validator đặt cược có hành vi gian lận.
Bảo mật của mạng lưới sử dụng ReStaking cũng được tăng cao vì ngoài tài sản gốc thì mạng lưới còn chấp các tài sản khác như LSD Token, LP Token,... Và mở khóa nguồn thanh khoản vô tận của thị trường DeFi mà vẫn đáp ứng nguồn thu thật cho giao thức cũng như người dùng.
Doanh thu của mạng lưới sử dụng ReStaking cũng như các mạng lưới thông thường là đến từ việc cho thuê bảo mật, trình xác thực hoặc phí từ các dApp, giao thức hoặc lớp xây dựng phía trên. Còn những người tham gia Staking trên mạng lưới sẽ nhận một phần doanh từ mạng lưới chia sẽ và có thể có phần thưởng lạm phát từ Token gốc của mạng lưới.
Cơ Chế Hoạt Động Của ReStaking
Nếu bạn đọc kỹ phần "ReStaking là gì" thì cũng hiểu được cơ bản cách hoạt động của mạng lưới sử dụng ReStaking là như những mạng lưới khác nhưng chấp nhận thêm nhiều tài sản có giá trị biến động không cao, rủi ro thấp Stake vào mạng lưới để tăng bảo mật. Khi giá trị Stake vào mạng lưới cao thì để tấn công các Hacker cần phải chiếm được phần lớn cổ phần trong mạng đồng nghĩa với việc sở hữu lượng lớn tài sản. Ngoài ra, ReStaking còn giúp người nắm giữ tài sản kiếm được nhiều lợi nhuận hơn.
Mỗi dự án ReStaking ra đời sẽ có mỗi mục đích sử dụng và cơ chế hoạt động có khác hơn nhưng về bản chất thì không có nhiều sự khác biệt lắm.
Ưu Và Nhược Điểm của ReStaking
Ưu điểm
- Mở khóa thanh khoản tài sản LSD Token và LP Token: Việc tận dụng tiếp tài sản LSD hoặc LP Token để Stake vào các Validator giúp tăng như câu Stake tài sản gốc ở mạng lưới gốc và đem lại sự linh hoạt cho các tài sản thanh khoản trong thị trường DeFi.
- Tăng lợi nhuận: Việc tài sản được chấp nhận trên 2 mạng lưới, người Stake có thể nhận được lợi nhuận gấp đôi. Ngoài ra, sau khi Stake tài sản ở mạng lưới thứ 2 nhà đầu tư vẫn nhận được tài sản đại diện có thể thế chấp để Mint ra Stablecoin và tiếp tục mang đi tham gia vào thị trường DeFi để kiếm lợi nhuận.
- Tăng bảo mật cho mạng sử dụng ReStaking: Nhiều tài sản hơn được chấp nhận thì mạng lưới có giá trị lớn hơn, giúp mạng lưới khó bị tấn công hơn và trở thành nơi tin cậy cho các dApp, giao thức, nền tảng khác.
- Chống bán tháo: ReStaking đã tạo thêm tính ứng dụng cho Token gốc, tránh việc bán phá giá gây giảm giá trị lớn thiệt hại cho dự án và nhà đầu tư.
- Tăng bảo mật cho mạng lưới gốc: Vì lợi nhuận hấp dẫn nên tạo động lực cho những người nắm tài sản gốc đi Staking. Giúp cho mạng lưới gốc được bảo mật và phân quyền hơn.
Nhược điểm
- Rủi ro thất thoát tài sản: khi Node có hành vi xấu thì tài sản của bạn có nguy cơ bị chiếm đoạt hoặc bị phạt làm tài sản của bạn bị mất một phần hoặc toàn bộ vĩnh viễn.
- Rủi ro Smart Contract: Khi mạng lưới bị tấn công thì tài sản của bạn có nguy cơ mất trắng nhưng theo lý thuyết thì các mạng lưới của các dự án sử dụng ReStaking rất khó bị tấn công.
- Bong bóng tài sản: Việc tăng nhiều lần giá trị một lượng tài sản thông qua các các bản Wrap Token hoặc Token mới làm thị trường bị thổi phòng lên, không còn là giá trị thật của nó. Ngoài các nền tảng còn cho sử dụng tiếp tài sản đại diện cho giá trị bị khóa trong các Validator của mạng lưới có thể mang đi thế chấp để Mint Stablecoin thì vô tình tăng rủi ro lên nhiều lần, khiến tài sản gốc rất dễ bị thanh lý.
- Quá nhiều Token trên thị trường: Việc Mint quá nhiều Token trên thị trường làm cho người mới tham gia DeFi rất dễ bị loạn, dễ dính Scam. Đặc biệt là các dự án không chất lượng Mint nhiều Token sẽ làm cho thị trường Crypto nhiều rác.
So Sánh ReStaking với Liquid Staking
Liquid Staking | ReStaking | |
---|---|---|
Số lần Stake | 1 lần | 2 lần |
Lợi nhuận | thấp | cao |
Rủi ro | thấp | cao |
Giá trị mạng lưới | thấp hơn | cao hơn |
Một Số Dự Án Nổi Bật Thuộc Mảng ReStaking
Eigen Layer
Tổng quan về Eigen Layer
Eigen Layer được xây dựng bởi đội ngũ có tên tuổi, kinh nghiệm trong thị trường Crypto. Dự án huy động được số tiền lên đến $64.5M từ các quỹ lớn như Blockchain Capital, Coinbase Ventures, Polychain Capital, Electric Capital.
Eigen Layer là dự án đầu tiên phát triển mô hình ReStaking và giới thiệu nó đến với cộng đồng. Dự án sử dụng lại các tài sản LSD ETH và LP ETH để Stake vào các Validator. Các Node trên mạng lưới Ethereum có tham gia mạng lưới của EigenLayer để xác thực các giao dịch, lưu trữ dữ liệu,...
Mô hình kinh doanh chính của Eigen Layer là cho thuê bảo mật, trình xác thực. Và khác hàng có thể là các dApp, giao thức, Layer 2, Bridge,... Họ có thể thuê trình xác thực có độ bảo mật cao hoặc thấp tùy theo nhu cầu. Một trình xác thực có thể tham gia xác thực cho nhiều khách hàng.
Doanh thu của Eigen Layer đến từ khác hàng, giao thức sử dụng mạng lưới. Phần lớn số tài sản đó sẽ được thưởng cho các Staker.
Khi Stake tài sản vào mạng lưới Eigen Layer, người dùng sẽ không nhận được một Token nào khác. Ngoài ra, người dùng cũng phải lựa chọn các trình xác thực uy tín để đảm bảo tài sản được an toàn. Nếu trình xác thực có hành vi sai trái thì mạng lưới sẽ phạt, tức là thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Đồng nghĩa với việc những người ủy quyền cho trình xác thực đó cũng bị mất tài sản.
Ưu và nhược điểm
Ưu điểm
- Là nền tảng cho nhiều dApp, giao thức, Layer 2, Layer 3, Bridge, khách hàng khác.
- Có độ bảo mật cao với cấu trúc gắn các Validator vào một lớp, tăng giá trị mạng lưới lên gấp nhiều lần. Phạt các trình xác thực có hành vi xấu giúp giảm nguy cơ bị tấn công.
- Node trên Ethereum có thể tham gia vào mạng lưới Eigen Layer để kiếm thêm thu nhập. Và một trình xác thực có thể tham gia xác thực cho nhiều khách hàng.
- Tăng lợi nhuận cho những người nắm giữ tài sản LSD ETH và LP ETH cũng như tính ứng dụng cho tài sản đó.
- Tăng bảo mật cho mạng lưới Ethereum nhờ vào lợi nhuận cao, hấp dẫn nhiều người đi Stake ETH.
Nhược điểm
- Rủi ro Smart Contract, khi mạng lưới bị tấn công thì tài sản của bạn có nguy cơ mất trắng nhưng theo lý thuyết thì các mạng lưới của các dự án sử dụng ReStaking rất khó bị tấn công.
- Rủi ro bị phạt khi Node có hành vi xấu thì tài sản của bạn có nguy cơ bị chiếm đoạt hoặc bị phạt làm tài sản của bạn bị mất một phần hoặc toàn bộ vĩnh viễn.
- Chia rẻ cộng đồng Ethereum khi có một bản Fork hoặc một vấn đề gì đó phát sinh. Vì Eigen Layer đang sử dụng lại tài sản ETH và trình xác thực trên Ethereum theo chia sẽ gần đây của Vitalik.
- Eigen Layer phải xây dựng được một hệ sinh thái và khác hàng đủ lớn. Còn nếu khuyến khích bằng Token dự án phát hành hoặc không có khuyến khích thì cuối cùng rồi lợi nhuận không còn hấp dẫn những người đi Stake nữa.
Tenet
Tổng quan về Tenet
Tenet là Blockchain Layer 1 thuộc hệ sinh thái Cosmos và được xây dựng bằng bộ công cụ Cosmos SDK. Dự án được xây dựng bởi những con người xây dựng dự án Liquid Staking ANKR lớn nhất hệ sinh thái BNB Chain và những người xây dựng hệ sinh thái Cosmos.
Tenet cũng như những Blockchain nền tảng sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Stake, hỗ trợ Stake Token quản trị của dự án vào các Validator để bảo mật mạng lưới. Nhưng Tenet tiến bộ hơn là chấp nhận tài sản LSD Token của các mạng lưới như Ethereum, BNB Chain, Cosmos, Cardano, Polygon, Avalanche, Polkadot.
Nhà đầu tư tham gia Stake tài sản được chấp nhận vào Tenet và nhận về Token đại diện là tLSDToken. Tài sản này được chấp nhận làm tài sản thế chấp để Mint Stablecoin LSDC tham gia tiếp tục vào thị trường DeFi để kiếm lợi nhuận.
Mô hình hinh doanh của Tenet là thu phí mạng lưới rồi thưởng cho các Validator. Ngoài ra, mạng lưới còn Mint Token quản trị dự án là TENET để làm phần thưởng cho mỗi Block được sinh ra. Phần thưởng sẽ chia theo trọng số với người Stake TENET sẽ luôn có trọng số bằng 1 còn các tài sản khác có trọng số sẽ nhỏ hơn 1 và được quyết định bởi DAO.
Khi vay LSDC, người vay chỉ chịu phí một lần tính trên phần trăm tổng tài sản từ 0.5% đến 5%. Hoặc quy đổi LSDC trên TENET, người dùng chỉ chịu phí hoán đổi 1 lần từ 0.5% đến 5%. Tất cả phí này sẽ phụ thuộc hoạt động quy đổi trên mạng lưới, nếu hoạt động thấp thì phí rẻ và ngược lại để đảm bảo cho giá trị của LSDC giữ được mốc 1 USD.
Stake TENET nhận veTENET, có thể tham gia quản trị dự án, chia sẽ doanh thu và nhận phần thưởng hối lộ.
Điều quan trọng nhất vẫn là việc Tenet phải xây dựng được một hê sinh thái đủ lớn để có doanh thu lớn hấp dẫn các nhà đầu tư. Chứ hoạt động mạng lưới không sôi nổi, không người dùng thì có dùng Token TENET làm phần thưởng cho mỗi Block mới được sinh ra thì cũng không thể phát triển được.
Ưu và nhược điểm
Ưu điểm
- Chấp nhận nhiều tài sản là Token gốc của các chuỗi khác.
- Sau khi Stake nhận được Token tLSDToken để thế chấp Mint Stablecoin LSDC, có thể tham gia vào thị trường DeFi để kiếm thêm lợi nhuận.
- Vay LSDC không lãi suất, chỉ tốn phí Mint từ 0.5% đến 5% tùy vào hoạt động trên mạng lưới.
- Có cơ chế giữ giá LSDC tốt, khi hoạt động chuyển đổi cao thì phí cao và ngược lại.
- Mô hình veToken với Token quản trị TENET vô cùng hay, khi người nắm giữ veTENET vừa được chia sẽ doanh thu mà vừa có thể tham gia hoạt động Voting chỉ số cho các tài sản được chấp nhận trên mạng lưới để nhận phần thưởng hối lộ tránh đi việc bán phá giá Token TENET.
Nhược điểm
- Rủi ro Smart Contract và rủi ro bị thanh lý tài sản gốc khi vay Stablecoin LSDC.
- Làm phát Token TENET khi thưởng cho mỗi Block mới được tạo.
Octopus Network
Tổng quan về Octopus
Octopus là một dự án xây dựng trên Near, là nền tảng để xây các Appchain. Octopus cũng lấy ý tưởng từ Polkadot để xây dựng dự án, các Appchain phải khóa ít nhất một lượng Token OCT nhất định để có bảo mật từ Octopus. Lock nhiều OCT hơn thì có bảo mật cao hơn.
Gần đây, Octopus tiếp tục tung ra một sản phẩm mới được gọi là ReStaking, lấy cảm hứng từ Eigen Layer. Octopus chấp nhận các tài sản LSD NEAR để Stake vào mạng lưới. Với mục đích tăng tính ứng dụng cho tài sản LSD NEAR và giúp nâng cao bảo mật mạng lưới Octopus cũng như Near.
Nhưng vấn đề lớn nhất ở đây là Octopus có hệ sinh thái quá nhỏ, doanh thu tạo ra không đủ để hấp dẫn người dùng. Nếu vấn đề này được giải quyết thì Octopus sẽ đưa hệ sinh thái Near trở nên hoạt động sôi nổi trở lại.
Ưu và nhược điểm
Ưu điểm
- Nâng cao bảo mật mạng lưới Octopus và Near.
- Giúp người nắm tài sản LSD NEAR kiếm thêm lợi nhuận.
Nhược điểm
- Hệ sinh thái Octopus còn nhỏ, chưa có sức hút về lợi nhuận.
- Chấp nhận ít tài sản.
- Rủi ro về Smart Contract.
Dự Phóng Cá Nhân Về ReStaking
Staking hiện tại là thị trường lớn nhất ngành DeFi với TVL gần 20 tỷ đô la. Đặc biệt là hiện nay còn rất nhiều Blockchain nền tảng đang phát triển và quy mô thị trường Crypto cũng đang tăng dần. Qua đó thì thị trường ReStaking sẽ có rất nhiều cơ hội để phát triển.
Khi Staking và ReStaking đang giúp thị trường DeFi ngày càng lớn, các Blockchain nền tảng được nâng cao bảo mật và nhà đầu tư kiếm thêm lợi nhuận thụ động. Ngoài ra, khi 2 thị trường này phát triển sẽ là tiền đề để các thị trường khác phát triển như AMM, Lending, CDP, Farming.
Với thị trường hiện tại thì ReStaking còn nhiều cơ hội để phát triển trong tương lai, trở thành một mảng không thể thiếu trong DeFi. Nhưng bên cạnh mang lại nhiều lợi nhuận thì ReStaking cũng mang lại rủi ro cao hơn cho các bên tham gia.
Tổng Kết
ReStaking ra đời vào cuối năm 2022, chỉ sau khoảng nửa năm thì bây giờ thị trường này đang lớn nhanh và trở thành Trend. ReStaking không chỉ đơn thuần là một Trend mau nở chóng tàn mà nó sẽ là một trong những mảng quan trong và tiềm năng trong DeFi.
Vì ReStaking không chỉ giúp người dùng kiếm lợi nhuận như đơn thuần mà nó còn giúp các nền tảng nâng cao bảo mật. Đặc biệt là giúp các mảng khác mảng khác trong ngành phát triển, kéo cả thị trưởng ngày một lớn lên.
Nhưng đi với đó thì cũng có các rủi ro như thất thoát tài sản, Smart Contract, thổi phòng giá trị tài sản tạo ra bong bóng. Nên khi tham gia vào thị trường này chúng ta cần cân nhắc kỹ và có thể chấp nhận mất hết tài sản.
Như vậy mình đã làm rõ ReStaking là gì? Chi tiết tất cả các kiến thức về ReStaking. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn nhiều thông tin và kiến thức hữu ích!
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Crypto Weekly W30: Nga Cho Phép Đào Bitcoin & Solana ETF Spot Chính ThứcXuất Hiện - August 12, 2024
- Crypto Weekly W29: Bóng Ma Khủng Hoảng Phủ Khắp Thị Trường Crypto - August 6, 2024
- Crypto Spotlight W28: Cựu Tổng Thống Donald Trump Lạc Quan Về Crypto, Ethereum ETF Spot Chính Thức Được Giao Dịch - July 29, 2024