Xuất hiện từ thời sơ khai của Crypto, các dự án về cơ sở hạ tầng như Filecoin hay Arweave nay lại được gọi tên với một chiếc áo mới là “DePIN”. DePIN đã được các VCs & tổ chức research réo tên suốt năm 2023 và cho đến 2024 thì trở thành một hiện tượng. Không phủ nhận rằng DePIN đã có một pha tăng trưởng ấn tượng trong giai đoạn uptrend vừa qua, nhưng câu hỏi quan trọng hơn là liệu rằng DePIN có tiếp tục bùng nổ hay không? Và đâu là những dự án nổi bật nhất?
Trong bài viết này, Hak Research sẽ cung cấp góc nhìn về Top 5 dự án DePIN nổi bật nhất trên thị trường để giúp mọi người có thêm những insight hữu ích cho công cuộc đầu tư.
DePIN Có Thể Trở Thành Một Xu Hướng Bùng Nổ Hay Không?
Như trong bài viết đánh giá xu hướng DePIN “DePIN Có Thể Trở Thành Một Xu Hướng Bùng Nổ Hay Không?” gần đây của Hak Research, mình có đưa ra quan điểm rõ ràng về những động lực phát triển của ngành DePIN ở thời điểm hiện tại:
- Động lực phát triển từ các dự án mới: Thị trường crypto chỉ cần còn builder là còn phát triển. Tuy rằng DePIN đã xuất hiện từ lâu nhưng vẫn chưa hoàn toàn bão hòa và bị độc quyền về mặt ý tưởng. Các dự án mới mang màu sắc mới vẫn xuất hiện và đây chính là động lực cần thiết để có thể làm cho ngành DePIN bùng nổ trở lại.
- Dòng tiền quay trở lại với các dự án DePIN: Xu hướng của dòng tiền sẽ bắt đầu từ các VCs, mà trên thị trường hiện nay thì các VCs cũng đang săn lùng để rót vốn vào các dự án DePIN với tổng vốn hóa (sau đầu tư) lên tới vài chục tỷ đô.
- DePIN có khả năng cạnh tranh với các dịch vụ Web2: Nhược điểm của các dịch vụ Web2 thì đã quá rõ ràng: Tập trung & Chi phí cao. Các mạng lưới cơ sở hạ tầng phi tập trung cung cấp dịch vụ với mức phí cạnh tranh hơn rất nhiều lần so với các nhà cung cấp truyền thống, đây là lý do các dự án DePIN tìm kiếm được real user thay vì phải kích thích bằng airdop.
- Câu chuyện công nghệ của thế kỷ: AI hay IoT đang là những câu chuyện công nghệ vĩ đại nhất của thế kỷ XXI. Dù là dự án DePIN thuộc phân nhóm nào thì cũng đều có thể gắn mình với xu hướng đó và khiến cho việc tiếp thị tới người dùng trở nên dễ dàng hơn.
Cũng phải nói rằng DePIN còn gặp nhiều cản trở trong việc phân phối thiết bị vật lý đặc dụng tới người dùng tại khắp nơi trên thế giới, còn những khó khăn trong vấn đề pháp lý hay còn loay hoay trong việc cân bằng lợi ích kinh tế giữa các bên tham gia. Nhưng chúng ta cũng thừa nhận rằng ngành vẫn đang không ngừng mở rộng với một vài trường hợp thậm chí còn nằm ngoài xu hướng tăng trưởng chung của thị trường Crypto.
Vì vậy, không ngoại trừ khả năng DePIN có thể trở thành một xu hướng bùng nổ trong uptrend mùa này, nhưng đó là đối với một số những gương mặt nhất định, người thật việc thật, hiệu quả và bền bỉ xây dựng chứ không phải đối với tất cả dự án ngành DePIN.
TOP 5 Dự Án dePIN Nổi Bật Nhất Hiện Nay
Helium (HNT)
Helium là dự án dẫn đầu phân nhóm Decentralized Wireless Networks (DeWi) của ngành DePIN. Helium cung cấp các dịch vụ phát mạng không dây bao gồm mạng 5G và mạng IoT. Người dùng cần mua các Hotspot chuyên dụng của Helium để phát mạng, đổi lại họ sẽ nhận được các token như MOBILE và IOT khi có người sử dụng mạng.
Đội ngũ phát triển hiện tại của Helium bao gồm 3 thành viên trụ cột là:
- Abhay Kumar - CEO: Cử nhân nghệ thuật, toán học và khoa học máy tính tại New York University. Abhay Kumar làm việc trong môi trường công nghệ từ năm 2002 tại Trung tâm Nghiên cứu Chứng mất trí nhớ tại New York, dấu ấn tiếp theo là vị trí Kỹ sư phát triển phần mềm II tại Microsoft, kỹ sư máy chủ tại tại Square trong 5 năm 7 tháng và cuối cùng xây dựng Helium vào tháng 9/2020.
- Scott Sigel - COO: Sigel là một người có profile tương đối khủng, anh làm việc trong ngành Fintech từ năm 2007 tại vị trí bán hàng và tiếp thị của CreditSights. Sigel từng đứng ở vị trí Phó chủ tịch cấp cao tại Silicon Valley Bank (SVB) từ 2015 đến 2018, cố vấn chiến lược của Arweave vào năm 2020, Cố vấn chiến lược của Solana vào năm 2020 và xây dựng Helium trên vai trò là giám đốc điều hành từ 2021 cho tới nay.
- Joshua Kershner - CLO: Kershner là tiến sĩ Luật được đào tạo từ trường Luật Cardozo. Anh bắt đầu xây dựng sự nghiệp ngành luật từ năm 2011 trên vai trò cộng tác viên của sở luật thành phố New York, Thư kí luật tại chi nhánh tư pháp Connecticut, Tổng cố vấn của Blockchain Pylons từ 2022 đến 2023 và cuối cùng là giám đốc pháp lý cho Helium.
Helium được biết đến là một dự án kêu gọi vốn rất nhiều với con số tổng cộng lên đến $364.8M qua 10 vòng tài trợ kể từ khi thành lập vào năm 2013. Nhưng dự án đã có một khởi đầu không thuận lợi trong suốt khoảng thời gian từ 2013 cho đến 2017. Vào năm 2019 thì Helium Blockchain được xây dựng và phát hành HNT. Tháng 4/2023, Helium chính thức được chuyển sang Solana, sau đó Helium đã triển khai gói di động 5G không giới hạn trị giá $20M trên toàn quốc ở Hoa Kỳ, mở rộng phạm vi phủ sóng tới Mexico.
Cho tới thời điểm hiện tại, mạng lưới của Helium được phân bổ trên toàn thế giới, nhưng chủ yếu tập trung ở các khu vực như Bắc Mỹ, Châu Âu và Đông Á với tổng cộng 382.6K IOT active hotspot và 16.4K MOBILE active hospot. Tại thời điểm bài viết được thực hiện, các hotspot của Helium đã phân phối tổng phí lên đến $17M cho những người phát mạng.
Token HNT bắt đầu có nhịp tăng trưởng mạnh vào đúng sự kiện Solana Breakpoint 2023, đưa vốn hóa của Helium x10 lần trong 3 tháng sau đó, hiện tại duy trì ở mốc $1B. Rõ ràng đây là một mốc không quá cao nhưng cũng không quá hời. Đỉnh mùa trước của HNT là $4.35B và đây sẽ là một mốc quan trọng để chúng ta đánh giá token của Helium.
Hivemapper (HONEY)
Hivemapper là một dự án điển hình cho phân nhóm Decentralized Sensor Networks của ngành DePIN. Trong các phân nhóm của DePIN, Sensor Network lại là các dự án mình đánh giá thấp nhất bởi sự hạn chế về khả năng thực tiễn hóa mô hình. Tuy nhiên thì Hivemapper lại là một dự án có hiệu quả đáng kể.
Đội ngũ phát triển của Hivemapper bao gồm 2 người quan trọng nhất là:
- Ariel Seidman - Co-Founder & CEO: Ông từng làm việc tại vị trí Giám đốc Quản lý sản phẩm cho mạng xã hội huyền thoại Yahoo trong khoảng thời gian từ 2005 tới 2010. Ariel Seidman cũng đã từng khởi nghiệp dự án Gigwalk, kêu gọi được số vốn hơn $8M và điều hành công ty từ 2009 tới 2013. Cho tới 2015 thì ông sáng lập và là CEO của Hivemapper cho đến thời điểm hiện tại
- Evan Moss - Co-Founder & CTO: Cử nhân tin học - khoa học máy tính tại University of Michigan. Evan tiếp tục làm việc tại vị trí kiến trúc sư phần mềm và cố vấn bán thời gian tại University of Michigan cho đến năm 2016. Liên tục đảm nhận vị trí kỹ sư phần mềm cao cấp tại nhiều công ty khác cho tới 2020 mới bắt đầu xây dựng Hivemapper trên vai trò CTO.
Sau khi được thành lập vào năm 2015, Hivemapper đã bắt đầu cho phép xây dựng map với dữ liệu được thu thập từ các công cụ như drones và BlackVue dashcam. Đến tháng 12 năm 2021 thì Hivemapper kêu gọi được $18M từ Multicoin Capital và Solana Ventures. Tháng 11 năm 2022 thì dự án mới tung ra Hivemapper Network cũng như token $HONEY làm incentive.
Về cơ chế hoạt động, Hivemapper cho phép người dùng thu thập dữ liệu dưới dạng hình ảnh về đường phố tại khu vực của họ, từ đó thu thập dữ liệu về đường phố và cung cấp tới Hivemapper. Sau đó, một nhóm thành phần sẽ làm việc với công cụ AI bản đồ của Hivemapper để phân tích hình ảnh và biến những dữ liệu này thành thông tin có giá trị mà khách hàng của Hivemapper yêu cầu.
Hiện tại thì Hivemapper đang được người dùng tại các khu vực Bắc Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản và Úc sử dụng và cung cấp dữ liệu nhiều nhất. Dự án ghi nhận dữ liệu đến từ hơn 1.920 khu vực trên toàn thế giới, hơn 112 triệu km đường và lập bản đồ cho hơn 7,2 triệu km đường bởi khoảng 38.500 người đóng góp.
Trên đây là một bản đồ 3D được mô phỏng bởi các dữ liệu đến từ người dùng cung cấp của Hivemapper.
Tăng trưởng người dùng của Hivemapper chỉ mới bắt đầu kể từ tháng 11/2023, pha thứ hai diễn ra từ đầu tháng 3 và thời điểm bài viết này được thực hiện đang là đỉnh cao của làn sóng fomo sử dụng Hivemapper. Tuy nhiên xét về tổng số lượng người dùng thì con số 52000 người dùng tích lũy vẫn còn là rất nhỏ.
Tăng trưởng người dùng của Hivemapper chỉ mới bắt đầu kể từ tháng 11/2023, pha thứ hai diễn ra từ đầu tháng 3 và thời điểm bài viết này được thực hiện đang là đỉnh cao của làn sóng fomo sử dụng Hivemapper. Tuy nhiên xét về tổng số lượng người dùng thì con số 52000 người dùng tích lũy vẫn còn là rất nhỏ.
Giá của HONEY đã ghi nhận mức tăng trưởng cao khoảng 20 lần trong hơn 1 tháng từ tháng 10/2023 đến tháng 12/2023, đạt mức vốn hóa kỷ lục khoảng $1.6B. Q1 2024 là thời gian unlock lượng lớn HONEY dẫn đến việc HONEY chia 4 lần nhưng vốn hóa vẫn giữ được tại mức $800M. Tuy nhiên thì việc đầu tư vào HONEY sẽ rất khó để timing vì token tăng giá rất nhanh, không điều chỉnh và sau đó suy thoái hoặc sideway cực kỳ lâu.
Arweave (AR)
Arweave là dự án dẫn đầu phân nhóm Decentralized Storage Systems của ngành DePIN. Về cơ bản, Arweave hay các dự án Storage System khác đều có chung một nhiệm vụ là kết nối nguồn tài nguyên lưu trữ dư thừa của nhiều người với nhu cầu thuê mượn dịch vụ lưu trữ dữ liệu, hoặc thông tin của những người dùng (khách hàng) khác ở cấp độ từ cá nhân cho tới tổ chức.
Đội ngũ phát triển của Arweave bao gồm 2 người quan trọng nhất là:
- Sam Williams - Founder & CEO: Sam từng làm việc tại vị trí trợ giảng, đại học University of Kent tại Anh. Sau đó anh thành lập Arweave, gọi vốn và đóng góp tại vị trí Mentor cho Techstar, một tổ chức tăng tốc cho các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ tại New York và Berlin.
- William Jones - Co-Founder & cựu CTO: Jones học cùng đại học với Sam, học hàm tiến sĩ khoa học máy tính. Jones thành lập Arweave cùng với Sam và giữ vị trí CTO, cho đến tháng 8/2018 thì rời bỏ dự án.
Các sự kiện quan trọng trong quá trình phát triển Arweave:
- 2017: Arweave ban đầu được đặt tên là Archain, sau đó đã được đổi tên thành Arweave vào năm 2018 khi đội ngũ phát triển tham gia một chương trình tăng tốc khởi nghiệp của Techstars.
- Tháng 6/2018: Arweave mainnet với 1800 node độc lập đến từ nhiều quốc gia khác nhau.
- Vào năm 2019: Arweave huy động được $5M từ các công ty đầu tư mạo hiểm nổi tiếng bao gồm Andreessen Horowitz (a16z) và Union Square Ventures.
- Vào tháng 3/2020: Arweave tiếp tục nhận được khoản đầu tư $8.3M để chi cho việc phát triển cộng đồng người dùng và builder xây dựng trên Arweave.
- Ngày 22/12/2020: Arweave công bố SOLAR bridge, là một cơ sở hạ tầng giúp đưa dữ liệu khối của Solana lên lưu trữ trên Arweave.
- Tháng 3/2022: Arweave công bố hợp tác với Arbitrum, lưu trữ dữ liệu khối của Arbitrum thông qua giao thức Bundlr Network - một dự án được xây dựng trên Arweave.
Trong mô hình của Arweave, bên cung cấp dịch vụ lưu trữ, cũng là những node đóng góp trong mạng lưới blockchain Arweave, được gọi là Miner. Bên còn lại là những người thuê dịch vụ lưu trữ, được gọi là User. User cần sử dụng AR - native token của Arweave để trả phí dịch vụ, Miner cũng nhận được AR cho hoạt động cung cấp bộ nhớ của mình.
Tuy nhiên cách phân phối phần thưởng không giống như những Market Place là làm deal nào ăn deal đó, Arweave phân phối phần thưởng dưới dạng reward theo thời gian một cách đều đặn giống với concept của blockchain. Doanh thu dưới dạng AR được tích góp vào một pool là “Storage Endowment”, sau đó phân phối tới Miner dựa trên mức độ đóng góp của họ vào mạng lưới.
Điểm hay trong cơ chế phân phối của Arweave còn nằm ở chỗ dự án không phân bổ hoàn toàn doanh thu trong một khoảng thời gian thành reward. Ví dụ một tháng thu được 100K AR vào Storage Endowment thì 100K đó sẽ được phân bổ trong 3 tháng chẳng hạn, để duy trì mức độ ổn định cho thu nhập của Miner. Cơ chế này khiến cho nguy cơ Miner rời bỏ dự án (trong thời kỳ doanh thu thấp) được giảm xuống, kéo dài thời gian giữ chân cho những người đóng góp mạng lưới.
Cho đến nay, Arweave đã phát triển thành một mạng lưới cơ sở hạ tầng phục vụ cho cả một hệ sinh thái các sản phẩm và nhiều đối tác lớn. Anh em có thể tham khảo các mảnh ghép trong hệ sinh thái Arweave trong map dưới đây.
Với một hệ thống cơ sở hạ tầng dày dặc các application, xu hướng sử dụng mạng lưới, được đánh giá bằng khối lượng dữ liệu được cấp cho Arweave mỗi tháng, có xu hướng tăng kể từ tháng 6/2023 cho tới tháng 2/2024 với mức tăng trưởng khoảng x4.35 lần.
Theo đó, token AR đã có một pha tăng trưởng ấn tượng trong giai đoạn Q4/2023 cho tới Q1/2024. Vốn hóa của token AR được ghi nhận tại mức $2.7B vào tháng 5/2024 và cung lưu hành gần như 100%. AR cũng đã x hơn 10 lần kể từ tháng 10/2023. Trên những dấu hiệu về hiệu quả của nền tảng, cũng như hiệu suất đầu tư cao thì mình đánh giá Arweave vẫn sẽ tiếp tục lead mảng Decentralized Storage Systems trong thời gian tiếp theo.
Render Network (RNDR)
Render Network là dự án dẫn đầu phân nhóm Decentralized Compute Networks của ngành DePIN. Render Network hay các Decentralized Compute Networks có điểm chung là được cấu thành bởi nhiều node mạng, cung cấp tài nguyên máy tính dưới dạng GPU, CPU và bộ nhớ cho các khách hàng của Render. Render Network có thể được coi là một trong những dự án lead của toàn ngành DePIN về thâm niên cũng như vốn hóa của token.
Render Network thực ra là một sản phẩm đứng sau một công ty mẹ là OTOY. Nhà sáng lập của OTOY là Jules Urbach - Founder kiêm CEO, cũng chính là người có tầm ảnh hưởng lớn nhất đến Render Network. OTOY được Jules xây dựng từ năm 2009 và cho đến thời điểm hiện tại, sau 15 năm trải qua thì anh vẫn tiếp tục xây dựng OTOY.
Quá trình phát triển của OTOY và Render Network có thể được tóm tắt như sau:
- Năm 2009: OTOY được thành lập với mục tiêu phát triển công nghệ đồ họa dựa trên đám mây.
- Năm 2012: Công ty giới thiệu OctaneRender, một công cụ render 3D chạy trên đám mây, giúp tăng tốc quá trình sản xuất hình ảnh và video đồ họa.
- Năm 2016: OTOY mở rộng hoạt động vào lĩnh vực thực tế ảo và thị trường blockchain.
- Năm 2017: Jules phát triển OctaneRender Cloud, dịch vụ render 3D trên đám mây đầu tiên trên thế giới, cho phép người dùng render hình ảnh với tốc độ và hiệu suất cao.
- Năm 2018: OTOY ra mắt Render Network với native token là RNDR.
Trong mô hình của Render Network, bên cung cấp tài nguyên máy tính, cũng là các node mạng, được gọi là Ndoe Operators. Trong khi đó, bên còn lại là bên có nhu cầu sử dụng dịch vụ, được gọi là Creators.
RNDR đóng vai trò là token incentive và token trả phí của người dùng trong Render Network. Những tài nguyên chủ yếu được cung cấp và sử dụng là CPU & GPU. Tác vụ chủ yếu là render các hình ảnh, video và đồ họa 3D chất lượng cao.
Nhu cầu sử dụng mạng lưới, thể hiện thông qua tổng Frames đã được render trên Render Network trong năm 2023 thể hiện tốc độ tăng trưởng 13.6% so với 2022. 9.9M frames là con số được sinh ra từ 179,949 deal được thực hiện trên Render Network vào năm 2023, tốc độ tăng trưởng là 12.6% và cũng có thể coi là một con số hợp lý. Mình kỳ vọng rằng tốc độ tăng trưởng của dự án trong năm 2024 sẽ còn cao hơn nữa do điều kiện thị trường uptrend.
Render Network còn kết hợp với Paramount Game Studios và The Gene Roddenberry để xây dựng một sản phẩm độc quyền trên Apple Vision Pro đó là The Archive, một dự án cung cấp trải nghiệm 3D ở cấp độ vũ trụ.
Xét về RNDR, token này đã đạt ngưỡng vốn hóa kỷ lục khoảng hơn $7B trong Q1/2024. RNDR cũng là lead của DePIN nên việc đánh giá vốn hóa sẽ khó khăn hơn. Vì vậy nên cao hay thấp sẽ là tùy cảm nhận của mỗi người. Đối với mình thì đây là một mức khá cao, RNDR cũng đã x25 lần từ tháng 1/2023.
Akash Network (AKT)
Giống như Render Network, Akash Network cũng là một trong những dự án lớn nhất theo vốn hóa trong phân nhóm Decentralized Compute Networks của ngành DePIN. Akash là một nền tảng Layer 1 App-chains, một Decentralized Compute Network cung cấp dịch vụ điện toán đám mây.
Akash là công ty con của Overclock Labs, đội ngũ sáng lập của Overclock và Akash gồm có hai người là:
- Greg Osuri - Founder & CEO: Từng là Kiến trúc sư kỹ thuật tại Miracle Software Systems, Inc trong hai năm từ 2004 tới 2006. Tư vấn viên tại IBM từ năm 2006 đến 2008. Khởi nghiệm thất bại nhiều lần với các dự án SBILabs & Gridbag. Ông tiếp tục khởi nghiệm lần thứ 3 với dự án Angel Hack và duy trì tại vị trí CTO cho tới tháng 7 năm 2013. Cuối cùng thì Osuri khởi nghiệp lần thứ 4 và giữ vai trò là tổng giám đốc tại Akash Network cho tới thời điểm hiện tại.
- Adam Bozanich - Co-Founder & CTO: Adam có thâm niên tại vị trí kỹ sư phần mềm của nhiều công ty công nghệ. Trước khi đồng sáng lập Akash thì ông cũng đã từng đồng sáng lập một dự án công nghệ khác là Sprouts Tech từ năm 2014 cho tới năm 2016.
Sau một vài lần testnet, Akash đã chính thức đi vào mainnet từ tháng 9/2020, sau đó thì mạng lưới trải qua một số lần nâng đáng chú ý là:
- Tháng 3/2021: Ra mắt Akash Marketplace, nơi cho phép người bán tài nguyên máy tính và người có nhu cầu thuê có thể bid dịch vụ
- Tháng 9/2023: Bắt đầu hỗ trợ cho GPU, định vị Akash như một thị trường dành cho GPU và điện toán đám mây phi tập trung cho các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM).
Akash cũng được biết đến là một Layer 1 xây dựng trên Tendermint sử dụng Cosmos SDK và sử dụng cơ chế đồng thuận DPoS. Dự án sử dụng token AKT để làm incentive. Điểm đặc biệt nằm ở Akash Compute Marketplace, nơi kết nối người yêu cầu dịch vụ (Tenant) và người bán tài nguyên (Cloud Providers) với nhau.
Tại đây Akash Compute Marketplace, Tenant dựa trên giá ask và cấu hình GPU để lựa chọn cho mình dịch vụ phù hợp, mức giá được tính theo giờ, đơn vị thanh toán được tính bằng AKT hay USDC tùy chỉnh. Nếu như không tìm ra được một phương án thích hợp, Tenant có thể deploy một yêu cầu dịch vụ bao gồm các tiêu chuẩn thông số về GPU, CPU, Memory,... để chờ Provider nào đó tiếp nhận.
Tại mức kỷ lục, Akash ghi nhận hơn 9000 CPU và 140 GPU được cung cấp, dự trữ 20K TB Memory và tới hơn 350K TB bộ nhớ ổ đĩa. Tuy nhiên số liệu này không dữ được lâu và nhanh chóng điều chỉnh.
Cũng cùng lúc đó, đỉnh điểm của các hợp đồng được duy trì trên Akash đã lên đến con số hơn 5000 deal. Mặc dù xu hướng đã nhanh chóng điều chỉnh về từ 1000-2000 hợp đồng duy trì hàng ngày nhưng cho thấy mức độ fomo vào Akash là hoàn toàn có.
Xét về token, AKT có mức FDV ở $2B, nhìn vào chart của AKT chúng ta có thể thấy token tăng từ từ tích lũy bền bỉ (có điều chỉnh một cách bài bản) từ tháng 5/2023 cho tới tận thời điểm hiện tại. Nếu như tính từ mức đáy vào đầu năm 2023 thì AKT cũng có hiệu suất x25 lần và vốn hóa của dự án cũng đã sớm vượt qua mức đỉnh của chu kỳ trước.
Tổng Kết
Trên đây là bài viết cung cấp cho bạn đọc góc nhìn về 5 dự án DePIN nổi bật nhất hiện nay. Các dự án DePIN sẽ vẫn tiếp tục phát triển và có thể đây cũng sẽ không còn là 5 cái tên nổi bật nhất. Hy vọng rằng mọi người sẽ có cho mình những góc nhìn hữu ích về ngành và có một hành trình đầu tư thật hiệu quả.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- BHO Network Chính Thức Phi Tập Trung Hoàn Toàn - November 19, 2024
- Copin.io: Khám Phá Insight Từ Perpetual DEX - October 30, 2024
- Counter Fire Tournament: Giải Đấu Game Web3 Hấp Dẫn Với Tổng Giải Thưởng Lên Đến 12,000 USDC - October 27, 2024