LSDfi là một mảng lớn trong thị trường DeFi, mảng này hứa hẹn sẽ là ngòi nổ cho DeFi mùa sau. Thị trường LSDfi bắt đầu sôi động với việc Ethereum chuyển sang cơ chế đồng thuận POS. Và Lido ra đời để phục vụ cho việc Stake ETH vào mạng lưới Becon Chain.
Hiện tại, LSDfi là mảng có TVL lớn nhất thị trường DeFi. Chỉ riêng giao thức Liquid Staking Lido đã có TVL hơn 14 tỷ đô, con số này bằng cả mảng DEX hoặc Lending. Liquid Staking hiện tại có TVL đạt gần 22 tỷ đô, nó chiếm khoảng một nửa thị trường DeFi.
LSDfi bao gồm nhiều mảnh ghép chấp nhận tài sản LST như CDP, Lending, DEX, Farming, ReStaking. Qua đó chúng ta thấy được LSDfi đang chiếm phần lớn thị phần của DeFi. Nên khi LSDfi phát triển, nó sẽ kéo theo cả DeFi phát triển.
Nhưng các mảng trong LSDfi bắt đầu phát triển mạnh sau khi Ethereum nâng cấp thành công bản cập nhật Shanghai. Nhờ bản cập nhật này mà những người Stake ETH trên mạng lưới Ethereum có thể rút lại ETH của mình. Nó giúp nhiều nhà đầu tư có niềm tin hơn vào Liquid Staking.
Và từ Liquid Staking, thị trường đã phát triển thêm nhiều dự án, sản phẩm hỗ trợ xung quanh LST (Liquid Staking Token), tức là các tài sản được mint từ giao thức Liquid Staking để thể hiện cho tài sản ETH đang được Staking thông qua giao thức. Các LST phổ biến như stETH, rETH, cbETH,...
Vậy muốn tìm hiểu về thị trường này thì nên bắt đầu từ đâu và làm sao để lọc ra các dự án chất lượng để sử dụng và theo dõi? Hãy đọc bài viết này, mình sẽ giúp bạn có được góc nhìn tổng quát nhất về LSDfi và các mô hình cũng như dự án nổi bật trong đó.
Tuy trong LSDfi là bao gồm rất nhiều nền tảng sử dụng POS, nhưng trong bài viết này chỉ tập trung vào Ethereum. Vì LSDfi trên Ethereum là thị trường lớn nhất, đa dạng nhất. Và từ các mô hình, sản phẩm của Ethereum bạn có thể đánh giá các mạng lưới khác dễ dàng.
Để biết thêm về tiềm năng của LSDfi, bạn có thể đọc bài Report số 1 và số 2 của Binance hoặc các bài viết sau:
Tổng Quan Về LSDfi
LSDfi là gì?
LSDfi được viết đầy đủ là Liquid Staking Derivative Finance, tức là tài chính đặt cược thanh khoản phái sinh. LSDfi là các sản phẩm tài chính liên quan đến LST (Liquid Staking Token) như stETH, rETH,... LSDfi ra đời chủ yếu tăng tính ứng dụng cho LST, giúp tạo ra nhu cầu và lợi nhuận thật nhằm thu hút cũng như giữ chân người dùng. Những mô hình này có nét giống Ponzi nhưng nó rất bền vững và tạo ra lợi nhuận thực.
Thị trường LSDfi đang phát triển rất nhanh, có các mảnh ghép hoàn chỉnh nhưng tiềm năng để phát triển trong tương lai là rất lớn. Bằng chứng là mảng Liquid Staking đang có TVL lớn nhất thị trường DeFi, nó vẫn còn khả năng phát triển hơn nữa khi lượng Token đưa vào Stake chỉ chiếm một phần nhỏ.
Đặc biệt là tương lai sẽ có thêm nhiều Blockchain nền tảng sử dụng POS và giá trị của Token mạng lưới tăng theo sự phát triển của thị trường. Điều này làm cho quy mô của thị trường Liquid Staking và LSDfi tăng lên, đồng nghĩa với việc lợi nhuận sinh ra từ nó cũng tăng lên.
Lợi ích của việc áp dụng LSDfi
Lợi ích lớn nhất của thị trường LSDfi chính là tăng tính ứng dụng cho LST, với mục đích cuối cùng là tăng lợi nhuận cho người nắm giữ LST. Đây là cách để giữ chân người dùng trong thị trường DeFi. LSDfi cũng đem lại một nguồn thu lớn cho các giao thức từ nhu cầu thực trong thị trường. Các giao thức hay nền tảng hỗ trợ các hoạt động này còn tiếp cận được với lượng người dùng mới. Người dùng chính là yếu tốt sống còn cho các dự án trong Blockchain.
Cuối cùng, những lợi ích, tiện ích mà LSDfi mang lại sẽ giúp tăng quy mô cho thị trường DeFi và Crypto. Tăng hiệu quả sử dụng vốn từ các mô hình Ponzi là một điển hình trong thị trường này. Thanh khoản có thể được sử dụng trên nhiều giao thức, kiếm được nhiều lần lợi nhuận.
LSDfi có thể biến một mảnh thanh khoản thành ba hay bốn mảnh khác nhau, mỗi mảnh có thể được đặt trên một giao thức nào đó. Ví dụ, bạn đặt 10 Token vào một nền tảng để kiếm lợi nhuận, từ 10 Token đó nền tảng mint cho bạn 10 Token khác đại diện cho 10 Token đã gửi và có thể dùng nó để gửi vào giao thức khác để tiếp tục kiếm thêm lợi nhuận. Các mô hình này sẽ được đề cập đầy đủ ở phần "Các Mô Hình Ponzi Trong LSDfi" bên dưới.
Rủi ro của LSDfi
"High Risk High Return" là châm ngôn của một thị trường mới và giàu tìm năng như Crypto và Blockchain. LSDfi cũng vậy, nó mang lại nhiều lợi nhuận cho người dùng bằng cách phóng đại thanh khoản nhưng nó cũng có nhiều rủi ro tiềm ẩn. Các rủi ro liên quan như sau:
- Cắt giảm tài sản đặt cược: Khi đặt cược tài sản cho Validator, nếu Validator đó có hành vi gian lận thì sẽ bị phạt, cắt một phần hoặc toàn phần tài sản đặt cược. Điều này đồng nghĩa với việc tài sản của người gửi sẽ bị mất.
- Depeg: Peg là một trong những yếu tố quan trọng nhất của tài sản LST. Peg có thể mất do một trong các nguyên nhân như bị tấn công Pool thanh khoản, giao thức bị Hack, Validator bị cắt cổ phần, người dùng rút tài sản đột ngột,...
- Rủi ro Smartcontract: Thị trường DeFi luôn bị tấn công, đặc biệt là các lổ hỏng liên quan đến Smart Contract. Vấn đề này có thể làm giao thức sụp đỗ và người dùng mất hết tài sản.
- Rủi ro bên thứ ba: Trong một liên kết thanh khoản, tài sản của giao thức A phát hành có thể gửi vào giao thức B, giao thức B tiếp tục phát hành gửi vào giao thức C,... chỉ cần một giao thức gặp vấn đề thì cả dây chuyền bị ảnh hưởng.
- Rủi ro thanh lý: Cách phóng đại thanh khoản cũng giống với việc người dùng đang sử dụng đòn bẩy, đặc biệt là các giao thức Ledning. Cần phải quản lí tốt vị thế để tránh bị thanh lý tài sản.
Thống Kê Thị trường Liquid Staking Derivative
Từ sau nâng cấp Shanghai lượng ETH được Stake vào mạng lưới Ethereum có xu hướng tăng. Nhờ vào khả năng cho rút ETH đặt cược tức thì, tăng niềm tin nơi người dùng và giảm một số rủi ro khác.
Hiện tại, có hơn 22M ETH được Stake trên mạng lưới Ethereum PoS. Con số này chiếm khoảng 18% nguồn cung ETH ngoài thị trường và thị giá khoảng $41B. Không chỉ lượng ETH được Stake tăng mà các Validator cũng tăng theo thời gian, nâng cao độ phi tập trung mạng lưới.
Khi cập nhật Shanghai thàng công, thị trường bắt đầu hoảng loạn với các đợt rút lớn. Nhưng chỉ vài ngày sau đó thị trường đã ổn định trở lại. Việc này chủ yếu do những người Stake ETH là Holder dài hạn. Ngoài ra, thị trường LSDfi tạo ra nhiều sản phẩm thu hút và tạo động lực cho việc Staking ETH.
Liquid Staking Deivative là sự khởi nguồn cho LSDfi, nó sản sinh ra các LST (Liquid Staking Token) như stETH, rETH, frxETH, sETH2, ETHx,... Thật không quá khi cho rằng LST chính huyết mạch hay xương sống của LSDfi.
Trong các dịch vụ Staking thì Lquid Staking thông qua các giao thức DeFi vẫn đang hoạt động tốt nhất. Nó thu hút người dùng và TVL cũng như lợi nhuận nhờ các ưu điểm của một giao thức. Nó có thể đưa LST vào thị trường DeFi một cách dễ dàng và cung cấp sản phẩm đa dạng cho người dùng.
Mỗi giao thức, dự án, sàn giao dịch tập trung hoặc các Validator sẽ đem lại các mức lợi nhuận khác nhau đến từ việc Stake ETH. Lợi nhuận này đến từ nguồn Validator tham gia đồng thuận giao thức sẽ nhận được một lượng ETH làm phần thưởng, số ETH này được in mới.
Phần thưởng Staking Reward được Token Unlocks thống kê trung bình khoảng 5%. APY 5% là mức lợi nhuận khá tốt so với việc vừa nắm giữ tài sản có khả năng tăng giá trong tương lai và nhận được lợi nhuận hằng năm. Ngoài lợi nhuận từ Staking thì người dùng cũng có thể mang LST để tiếp tục Farm trong thị trường DeFi.
Các nhiều hình thức để Stake ETH vào mạng lưới Ethereum. Nhưng trong bài viết này chỉ tập trung vào Liquid Staking Protocol và CEX Service Providers. Vì 2 hình thức này cho phép người dùng gửi vào ETH và nhận LST của ETH để có thể tiếp tục tham gia vào thị trường LSDfi.
Trong đó, Lido đang là giao thức sở hữu nhiều ETH Stake trên Ethereum POS nhất. Số ETH được gửi vào Lido lến đến gần 7.9M, được phân chia cho hơn 24.5 Validators. Còn sàn giao dịch tập trung Coinbase thì đang có số lượng Validators lớn nhất với gần 94 nghìn.
Chỉ riêng việc Staking ETH cũng sinh ra nhiều dịch vụ hỗ trợ và nhiều nền tảng, sàn giao dịch, giao thức cạnh tranh nhau. Chúng cạnh tranh về sản phẩm, độ uy tín, an toàn, lợi nhuận, trường hợp sử dụng của LST.
Liquid Staking
Liquid Staking là thanh khoản được cung cấp thông qua các giao thức DeFi. Liquid Staking chiếm một nửa thì trường DeFi với TVL hơn 21 tỷ đô. Trong đó, Lido không chỉ đứng đầu mảng với TVL hơn 14 tỷ đô mà nó còn là dự án hàng đầu thị trường DeFi.
Liquid Staking đang là dịch vụ Staking hàng đầu với sản phẩm đa dạng và ứng dụng cao của LST do các dự án này phát hành. Đặc biệt là các giao thức này rất dễ kết nối với thị trường DeFi và giúp người dùng kiếm nhiều lợi nhuận.
Ngoài Lido thì còn có các giao thức đáng chú ý khác như Rocket Pool, Frax, StakeWise và Swell. Các dự án này đang cạnh tranh với nhau để có được miếng bánh ETH, đặc biệt là còn hơn 80% nguồn cung ETH ngoài thị trường.
Các giao thức này đang dùng các thế mạng riêng biệt của mình để cạnh tranh. Một số dự án mới tập trung vào APY còn các giao thức lâu đời thì tập trung vào bảo mật và sự uy tín. Các giao thức này cần phải đảm bảo thanh khoản cho LST của mình, vì đây là yếu tốt quan trong nhất để một giao thức Liquid Staking có thể tồn tại.
Tuy cuộc đua cũng rất nóng nhưng Lido đang bỏ quá xa so với các đối thủ. Rocket Pool có số lượng Validator rất lớn nhưng lượng ETH nắm giữ thì chỉ bằng khoảng 1/10 của Lido. Còn giao thức mới như Swell thì đang cạnh tranh bằng cách không thu phí nền tảng để tăng phần thưởng cho người dùng và dùng chiến lược khuyến khích thanh khoản. Nhưng về lâu dài, khi chương trình khuyến khích không còn hoạt động thì dự án có dữ chân được người dùng hay không thì đang là một dấu hỏi lớn, chỉ có thời gian mới trả lời được.
CEX Service Providers
Các sàn Cex cũng khống đứng ngoài cuộc chơi này, họ cũng mở ra dịch vụ trung gian cho phép người dùng gửi ETH vào và họ sẽ mang đi Stake trên mạng lưới. Cuối cùng họ kiếm được một nguồn thu nhỏ trong nhu cầu này.
Lợi thế lớn nhất của các sàn CEX là họ đã có sẵn lượng người dùng thường xuyên, được người dùng tin tưởng và giao diện rất thân thiện. Nhưng hạn chế lớn nhất của CEX chính là phần thưởng thấp, khó tiếp cận với thị trường LSDfi.
Binance và Coinbase vẫn là 2 sàn đứng đầu trong cuộc đua này. Theo dữ liệu của Binance Reseach cập nhật vào ngày 21 tháng 06 năm 2023 thì Coinbase có lượng ETH Staking lớn hơn Binance. Coinbase đang trên đà giảm và Binance có xu hướng tăng.
Theo dữ liệu từ CoinGecko vào ngày 03 tháng 08 năm 2023, thì Binance đang có 1.5 triệu ETH được gửi Staking trên mạng lưới Ethereum. Còn Coinbase thì chỉ có khoảng 1.2 triệu ETH. Điều này cho thấy Binance rất mạnh trong việc thu hút người dùng.
Các Dạng Của LST
LST tên viết tắt của Liquid Staking Token, tức là Token được mint hoặc được bọc cho vị thế Staking trên mạng lưới Proof of Stake. LST cũng có rất nhiều dạng và được chia thành 3 loại gồm Rebasable Token, Reward-bearing Token, Base Token + Teward Token.
Rebasable Token
Rebasable Token là mã thông báo có thể bán lại. Nguồn cung phụ thuộc vào số lượng ETH Stake thông qua giao thức. Token này được chốt theo tỉ lệ 1:1 với ETH. Một Rebasable Token đó chính là stETH.
Không phải giao thức DeFi nào cũng hỗ trợ Rebasable Token. Chẳng hạn như cặp giao dịch stETH-ETH trên Uniswap gặp sự cố trong việc khởi động lại mã thông báo, điều này có khả năng gây mất phần thưởng đặt cược của stETH. Tức là việc số lượng stETH tự động tăng lên gây ra nhiều khó khăn cho Pool.
Do đó, Lido cho phép người dùng bộc stETH thành wstETH để thuận tiện trong việc tương tác với các giao thức DeFi. wstETH sẽ có số lượng cố định nhưng giá trị của nó sẽ tăng theo thời gian giống Reward-bearing Token.
Ví dụ về Rebasable Token: Khi người dùng gửi vào giao thức 1 ETH, họ sẽ nhận được 1 LST và lượng LST này sẽ tăng theo thời gian do phần thưởng được cộng vào. Tức là ban đầu khi Stake 1 ETH nhận được 1 LST, sau khi nhận được phần thưởng Staking thì bạn sẽ có 1.01 LST và đổi được 1.01 ETH (sau thời gian Stake ETH bạn đã có lợi nhuận 0.01 ETH).
Cơ chế này có thể được hiểu đơn giản như sau: ban đầu Stake 100 ETH vào mạng lưới Ethereum và nhận về 100 LST. Sau một thời gian từ 100 ETH sinh ra thêm lợi nhuận 10 ETH. Lúc này đang có 110 ETH, mặt khác 100 LST trong ví người gửi ban đầu cũng đã tăng lên thành 110 LST. Nên người gửi có thể dùng 110 LST đổi lại 110 ETH (cả tiền gửi và lợi nhuận) sinh ra tỉ lệ 1:1.
Reward-bearing Token
Reward-bearing Token là mã thông báo mang phần thưởng. Mã thông báo tăng giá trị theo thời gian để phản ánh phần thưởng đặt cược, tức là giá trị của 1 Token này sẽ lớn hơn 1 ETH. Một Reward-bearing Token điển hình chính là rETH.
Loại Token này rất thân thiện với DeFi trong việc dễ tích hợp vào sản phẩm. Nhưng việc Token tự tăng giá cũng mang lại nhiều rủi ro đặc biệt khó kiểm soát lợi nhuận.
Ví dụ về Reward-bearing Token: Khi người dùng gửi vào giao thức 1 ETH, họ sẽ nhận được 1 LST và lượng LST này sẽ cố định theo thời gian nhưng giá trị nó sẽ tăng nhờ tích lũy của Staking Reward. Tức là ban đầu khi Stake 1 ETH nhận được 1 LST, sau khi nhận được phần thưởng Staking thì cũng chỉ có 1 LST nhưng lại đổi được 1.01 ETH (sau thời gian Stake ETH bạn đã có lợi nhuận 0.01 ETH).
Cơ chế này có thể được hiểu đơn giản như sau: ban đầu Stake 100 ETH vào mạng lưới Ethereum và nhận về 100 LST. Sau một thời gian từ 100 ETH sinh ra thêm lợi nhuận 10 ETH. Lúc này đang có 110 ETH nhưng chỉ có 100 LST được đúc từ vị thế đó nên lúc này 1 LST có giá 1.1 ETH.
Base Token và Teward Token
Base Token và Teward Token là mã thông báo cơ sở và mã thông báo phần thưởng. Khi Stake ETH vào, giao thức sẽ mint ra một trong 2 loại Token là mã thông báo chính được chốt 1:1 với ETH (Base Token) hoặc mã thông báo mang phần thưởng tích lũy. Dự án điển hình như Frax Finance.
Loại hình này có điểm khác biệt lớn so với stETH và wstETH của Lido. Với Lido thì ở dạng stETH hay wstETH vẫn nhận được phần thưởng Staking, nó chỉ có cách thể hiện khác nhau là stETH có số lượng tăng tăng theo thời gian, wstETH thì có giá trị tăng theo thời gian.
Đối với mô hình này thì dạng Base Token được chốt 1:1 với ETH giống stETH. Nhưng Base Token sẽ không mang lại lợi nhuận từ Staking, nó chỉ thể hiện cho lượng ETH đã Stake và có thể giao dịch và được sử dụng rộng rãi trong thị trường DeFi. Còn dạng Teward Token sẽ tích lũy phần thưởng Staking, nó nhận luôn phần thưởng mà lượng ETH ở dạng Base Token kiếm được nhưng Teward Token không được sử dụng rộng rãi trong DeFi.
Ví dụ (Frax Finance): Khi người dùng gửi vào giao thức 1 ETH, họ sẽ nhận được 1 frxETH và lượng frxETH này là cố định, được chốt 1:1 với ETH. Khi nắm giữ frxETH, người gửi không nhận được Staking Reward nhưng có thể cung cấp thanh khoản trên Curve để kiếm lợi nhuận hoặc sử dụng trong thị trường DeFi. Hoặc có thể Stake frxETH vào Frax để nhận về sfrxETH, sfrxETH là loại mã thông báo cố định nhưng có giá trị tăng theo thời gian nhờ tích lũy tất cả các phần thưởng Staking.
Còn đối với StakeWise thì nó tách mã thông báo gốc và mã thông báo lợi nhuân ra riêng. Người gửi vào 100 ETH sẽ nhận được 100 sETH2 được chốt 1:1 với ETH, đại diện cho thanh khoản Stake vào mạng lưới. Còn phần thưởng của người dùng được trả bằng rETH2. Tuy mô hình này tách biệt rủi ro nhưng nó làm phần mảnh thanh khoản.
Các Mảnh Ghép Hình Thành Lên LSDfi
LSDfi còn được gọi là LSD Finance, là một thị trường DeFi thu nhỏ với các sản phẩm hỗ trợ cho LST (Liquid Staking Token). Nó đang lớn dần lên và là một phần không thể thiếu của thị trường DeFi.
LSDfi có đầy đủ các mảnh ghép như DEX, Lending, CDP, Index, Farming,... Các mảng này luôn hỗ trợ lẫn nhau cũng như tăng thanh khoản cho nhau. Tăng thanh khoản bằng cách Token của giao thức này được chấp nhận ở giao thức khác và vòng lặp diễn ra nhiều lần tạo ra một mô hình Ponzi hay có thể gọi là thổi phồng thanh khoản.
Hệ sinh thái LSDfi đang phát triển rất nhanh, có dự án với mô hình mới mang lại sản phẩm cho nhu cầu thực, nhưng cũng có rất nhiều dự án đánh cắp ý tưởng hoặc Scam. Tuy có thể fork các dự án trong DeFi một cách dễ dàng, vẫn đề là không thể kéo được người dùng, thanh khoản, đặc biệt là độ uy tín và vị thế.
Các dự án trong mỗi mảng phải cạnh tranh nhau rất nhiều vì các sản phẩm mới dễ fork, các mô hình mới cũng liên tục ra đời để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng. Cuối cùng, đích đến còn lại vài cái tên nổi bật và số đông còn lại sẽ chết, đó là tình hình chung của thị trường Crypto trong giai đoạn hiện tại. Nên cần phải cân nhắc và nghiên cứu kỹ trước khi đưa ra quyết định đầu tư.
Sàn Giao Dịch Phi Tập Trung (DEX)
DEX là một mảnh ghép sẵn có, chỉ cần thêm thanh khoản cho cặp LST-ETH thì có thể giao dịch được. Hầu hết các DEX lớn như Uniswap, Curve, Balancer, Velodrome,... đều có hỗ trợ cho cho tài sản LST.
Không phải DEX nào cũng hỗ trợ tất cả LST và thân thiện với nó. Thanh khoản của LST được đặt ở DEX nào phụ thuộc vào chiến lược của giao thức phát hành. Điều đó còn phụ thuộc vào tính chất của Token LST và lợi nhuận cho nhà cung cấp thanh khoản.
Vì LST cần được neo giá với ETH và trao đổi trực tiếp với ETH nên các DEX có hỗ trợ mô hình thanh khoản tập trung hay Stableswap sẽ rất thích hợp với LST. Uniswap V3 và Curve Finance là nơi tập trung phần lớn thanh khoản LST trên thị trường.
Uniswap V3
Uniswap là DEX hàng đầu thị trường, với phiên bản V3 sử dụng mô hình thanh khoản tập trung. Môi trường thanh khoản tập trung cho một vùng giá đáp ứng yêu của LST là chênh lệch giá thấp. Uniswap V3 đặc biệt rất hiệu quả với LST loại Reward-bearing Token, tức là Token tích lũy lợi nhuận có giá trị tăng theo thời gian. Token này không cố định giá 1:1 với ETH mà giá trị của Token này sẽ lớn dần theo thời gian.
Tuy giá trị ngày càng tăng so với ETH nhưng tốc độ tăng không quá nhanh. Nên Token này so với ETH cũng có thể xem là ngang giá hoặc chênh giá rất nhỏ. Vậy chỉ cần thanh khoản tập trung cho vùng giao dịch này là tốt nhất.
Theo số liệu được thống kê từ Blocktour thì sETH2 của StakeWise đang có thanh khoản lớn nhất. Nhưng đây là loại Token được gắn peg với ETH và khối lượng giao dịch thấp. Còn với Lido, lượng thanh khoản lớn của wstETH trên Uniswap V3 lớn hơn stETH là điều rất hợp lý theo những gì mình phần tích ở phía trên.
Nhưng việc hỗ trợ chuẩn Token Reward-bearing thì Maverick một DEX mới nổi có lợi thế hơn. Điểm nổi bật này là nhờ cơ thế vùng thanh khoản tập trung, di chuyển theo 2 chiều giá và di chuyển theo một chiều giá tăng. Vì Token Reward-bearing sẽ tăng theo thời gian nên khi cung cấp thanh khoản cho cặp Token này thì nên chọn vùng thanh khoản di chuyển theo chiều giá tăng.
Curve Finance
Curve đang hỗ trợ rất tốt cho cặp tài sản ngang giá, đặc biệt là cặp Stablecoin. Curve nổi bật hơn Uniswap trong việc hỗ trợ Stablecoin nhờ vào công thức đường công sáng tạo. Sự sáng tạo này giúp Curve Finance thống trị cả thị trường giao dịch Stablecoin và tài sản ngang giá.
Vậy nên các tài sản LST gắn peg với ETH có thể chọn Curve để tạo Pool thanh khoản. Và theo thống kê ở hình trên thì thanh khoản LST trên Curve lớn hơn so với Uniswap V3. Đặc biệt là stETH, frxETH chiếm phần lớn thanh khoản của LST trên Curve.
Lending & Borowing
Lending là thị trường lớn của LSDfi, chứa hàng tỷ đô tài sản LST. Phần lớn thanh khoản tập trung ở giao thức Aave, ngoài ra còn có một số giao thức khác như FraxLend, Silo, Cat-in-a-Box.
Tuy có lượng lớn thanh khoản nhưng nhu cầu vay tài sản LST đang quá thấp. Chỉ những người tham gia thị trường DeFi lâu năm mới có nhu cầu vay LST để sử dụng cho các chiến lược kiếm thêm lợi nhuận.
Người dùng thông thường gửi LST để cho vay trên các giao thức Lending là điều không tốt. Vì không có nhu cầu vay, lợi nhuận sẽ rất thấp. Do đó, mảng này không có nhiều dự án tập trung phát triển.
Theo số liệu thống kê thì stETH là tài sản có thanh khoản lớn nhất trong thị trường cho vay. Và phần lớn thanh khỏan này thuộc giao thức Aave phiên bản V2. Còn lại wstETH và rETH thì được chấp nhận trên phiên bản Aave V3.
CDP Stablecoin
CDP là mảng rất thiện cũng như thích hợp với các tài sản LST. Không phụ thuộc vào thanh khoản cho vay và người dùng vay Stablecoin là một nhu cầu lớn. Mảng này rất sôi động và phát triển mạnh trong thời gian gần đầy.
Vì tính đơn giản nên có rất nhiều dự án tự sao chép mô hình của nhau. Nhưng cần phải xây dựng được cộng đồng và khắc phục điểm yếu của mô hình này là giữ Peg cho Stablecoin.
Các dự án mới cạnh tranh trong mảng này đang tạo ra các lợi thế bằng cách đưa lãi suất về 0, hỗ trợ các LST kém thanh khoản, tạo Pool thanh khoản lớn, chương trình khuyến khích thanh khoản,... Còn các dự án cũ đã có người dùng thì tập trung vào tối ưu sản phẩm và đặc biệt là cơ chế giữ Peg cho Stablecoin cũng như cơ chế thanh lý.
Sự cạnh tranh trong CDP Stablecoin rất khốc liệt. Không chỉ có cái tên lâu đời là MakerDAO mà gần đâu các ông lớn khác cũng tham gia như Aave (GHO), Curve (crvUSD), sắp tới có Liquity. Thị trường Stablecoin quả thật là một miếng bánh béo bỡ mà dự án nào cũng muốn chiếm lấy.
Nhưng cái tên gây ra nhiều bất ngờ nhất trong mảng này chính là Lybra. Dự án mới ra đời vào giữa năm nay mà đã thu hút thị trường. Thật ra mô hình này không có gì đặc biệt để dự án thu hút cộng đồng, điểm mạnh của Lybra chính là truyền thông. Dự án đã tạo ra một khái niệm "Stablecoin sinh lãi", mà lãi này đến từ phần thưởng Staking của LST thế chấp. Token Lybra cũng được Shill trong cộng đồng và giá tăng hơn mời lần kể từ đáy. Token tăng giá mạnh cũng là cách để Marketing hiệu quả.
MakerDAO vẫn là cái tên có thanh khoản LST lớn nhất với hơn 2 tỷ đô. Lybra xếp sau với TVL hơn 320 triệu đô. Còn lại một số cái tên mới bắt đầu phát triển như Raft và Gravita cũng đã có những nguồn thanh khoản hàng chục triệu đô.
Trong mảng này, mô hình CDP chấp nhận LST làm tài sản thế chấp thì đã quá quen thuộc và giúp người dùng nắm giữ ETH có tiềm năng tăng trưởng trong tương lai, đồng thời kiếm lợi nhuận từ việc Staking, mặc khác có thể vay ra Stablecoin để tiếp tục đi Farm hoặc đầu tư.
Nhưng có một mô hình mới có khả năng cạnh tranh với mô hình CDP cũ trên là hỗ trợ tài sản là LP LST. Việc tận dụng LT của cặp LST trên các DEX sẽ cung cấp cho người tham gia một lợi nhuận khác đó là phí giao dịch trên DEX ngoài Staking Reward, tiềm năng tăng trưởng của ETH mà vẫn có thể vay được Stablecoin để tiếp tục sử dụng trong thị trường DeFi.
Index
Index là mảng phù hợp với các nhà đầu tư an toàn và cân đối danh mục đầu tư. Tuy nó không tạo ra sự Fomo lớn cho thị trường nhưng nhu cầu này vẫn có và cần thị trường đáp ứng.
Dạng hay gặp nhất trong Index là mô hình tạo ra một rổ tài sản chung. Tức là Pool chứa nhiều loại tài sản LST, các LST sẽ có các mức Staking Reward khác nhau. Nhà đầu tư cảm thấy khó khăn trong việc lựa chọn ra một LST hoặc không biết LST nào có mức sinh lời tốt nhất thì đầu tư chỉ số là một cách an toàn cũng như nhận được mức Staking Reward trung bình.
Đầu tư vào chỉ số tức là nắm giữ Token chỉ số, nó đại diện cho rổ hoặc Pool tài sản chung. Ví dụ: một Pool chỉ số chứa stETH, rETH, frxETH và bạn không biết nắm giữ Token nào sẽ tốt hơn thì bạn có thể gửi một trong ba tài sản trên để nhận Token đại diện cho chỉ số, tức là bạn đang đổi một tài sản để sở hữu cả ba tài sản. Như vậy danh mục đầu tư sẽ đa dạng hơn.
Yield Strategic
Yield được đề cặp ở đây là các chiến lược kiếm lợi nhuận, phần thưởng từ LST. Sản phẩm này rất thích hợp với người dùng mới, họ chỉ gần gửi tài sản LST vào giao thức và kiếm phần thưởng một cách thụ động.
Các chiến lược, sản phẩm trong ngách này rất đa dang cũng như có nhiều dự án đang hỗ trợ phát triển. Nhìn chung thì Yield Strategic cung cấp các Vault chiến lược, sau đó người dùng thích chiến lược nào thì họ sẽ gửi LST vào đó để kiếm phần thưởng. Tài sản được gửi vào Vault sẽ chuyển đi Farm trên các giao thức khác theo chiến lược ban đầu.
Hoặc một số dự án mở Pool thanh khoản chung, cho gửi tài sản vào và dùng tài sản trong Pool đi Farm theo đề xuất của DAO.
Các dự án phát triển sản phẩm kiểu này có nhiều sức hút đối với thị trường. Đặc biệt là dự án còn mở thêm nhu cầu vay Stablecoin được thế chấp bằng tài sản gửi trên giao thức. Mô hình như thế đã mang lại lợi nhuận rất cao, mà khanh khoản không bị khóa thông qua thế chấp vay Stablecoin.
Ngoài ra, mô hình của Pendle cũng được cộng đồng chú ý trong thời gian gần đây. Nhờ vào sản phẩm giao dịch lợi nhuận trong tương lai và tách biệt Token lợi nhuận ra khỏi tài sản chính. Mô hình này sẽ được phân tích chi tiết ở phần "Một Số Dự Án Nổi Bât".
Network
Mảng này là việc tận dụng lại tài sản LST cho việc Staking vào các mạng lưới của các Layer 1. Hình thức mới lạ này được giới thiệu lần đầu tiên bởi EigenLayer, nó còn được gọi là ReStaking. EigenLayer tập trung vào tận dụng ETH và tài sản LST của ETH để bảo mật cho mạng lưới. Từ mạng lưới có độ bảo mật cao này, dự án cung cấp các trình xác thực cho các dApp, Bridge, Layer 2.
Ngoài ra còn có một vài Layer 1 được xây dựng trên Cosmos chấp nhận hầu hết tài sản LST trong Crypto nhằm mục đích nâng cao bảo mật cho mạng lưới. Những nền tảng này còn cho phép người dùng vay Stablecoin từ vị thế Staking LST của mình. Dự án nổi bật trong việc sử dụng mô hình này chính là Tenet Protocol.
Một dự án khác cũng tận dụng LST của ETH để tăng tính bảo mật cho mạng lưới Sequencer đó chính là Espresso Systems. Dự án này cũng cấp một mạng lưới Sequencer phi tập trung cho các Layer 2. Espresso sử dụng công nghệ của EigenLayer để mang lại một mạng lưới có độ bảo mật cao cho thị trường.
Dòng Chảy Thanh Khoản Trong LSDfi
Các mảnh ghép trong LSDfi tận dụng thanh khoản lẫn nhau tạo thành một dòng chảy thanh khoản. Dòng chảy thanh khoản này với các mô hình phóng đại thanh khoản tạo ra nhiều lợi nhuận cho người dùng. Với lợi nhuận cao như vậy, LSDfi sẽ thu hút được thanh khoản cũng như người dùng. Nó còn thổi phồng thanh khoản nhiều lần, là chìa khóa cho sự phát triển của DeFi.
Dòng chảy thanh khoản này sẽ bắt nguồn từ các nền tảng Layer 1 sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Stake. Và nó kết thúc như thế nào phụ thuộc vào dòng chảy đó, vì nó có nhiều dòng chảy. Ở phần này chúng ta sẽ tập trung vào dòng chảy lớn nhất cho LSDfi.
Dòng chảy này nói cho bạn biết chỉ bằng một mảnh thành khoản sau khi chảy hết vòng của LSDfi nó có thể biến thành 3 hay 4 mảnh thanh khoản và tiếp tục quay lại thị trường DeFi bằng Stablecoin.
1. Proof of Stake
Các nền tảng Layer 1 sử dụng cơ chế đồng thuận PoS chính là nguồn cội của LSDfi. Nơi xuất phát của nhu cầu Staking, Stake Token Gas của chính mạng lưới để tăng cường bảo mật. Ban đầu người dùng phải Stake Token trực tiếp vào mạng lưới thông qua Contract hoặc giao diện do nền tảng cung cấp.
Tại sao phải Stake? Tại vì các Blockchain Layer 1 sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Stake hoạt động dựa theo bằng chứng cổ phần. Cổ phẩn này chính là Token Gas của mạng lưới ủy quyền cho Validator. Các Validator có cổ phần nhiều hơn sẽ có xác suất được chọn để tạo khối mới cao hơn.
Các đặc điểm cơ bản của PoS là hiệu suất mạng cao hơn, ít tốn điện năng hơn và trở nên hạn chế hơn với việc tấn công 51% so với PoW. Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm là việc quản lý và thực hiện quy tắc phạt có thể phức tạp hơn.
Vậy nên Staking là một nhu cầu thiết yếu cho sự phát triển của Blockchain và thị trường. Stake Token Gas cho mạng lưới giúp vận hành, nâng cao bảo mật. Những người tham gia Staking hay ủy quyền cổ phần sẽ nhận được phần thưởng chính là Token Gas của mạng lưới.
2. Liquid Staking Protocol
Nhưng Stake trực tiếp vào hệ thống rất phức tạp, việc gửi và rút cổ phần cũng mất khá nhiều thời gian. Để khắc phục cho các hạn chế này, thị trường DeFi sản sinh ra các giao thức Liquid Staking hay còn được gọi là Liquid Staking Derivative.
Như đã nói ở trên, Liquid Staking khắc phục được một số hạn chế. Đặc biệt là khi người dùng gửi tài sản vào giao thức, người dùng sẽ nhận lại được một lượng Token đại diện cho thanh khoản gửi trong giao thức. Token này được gọi là LST, Liquid Staking Token. LST mở ra nguồn thanh khoản và thị của LSDfi sau này.
Các giao thức này sẽ gửi hoặc ủy quyền các cổ phần (Token) cho các Validator thay người dùng. Và phần thưởng của người dùng sẽ được chuyển sang LST thông qua loại tăng nguồn cung như stETH hoặc tích lũy giá trị như rETH hoặc tách phần thưởng ra thành một Token riêng như giao thức StakeWise. Các loại LST này thường được thêm thanh khoản trên AMM DEX để hỗ trợ giao dịch tức thời với ETH.
Việc cung cấp dịch vụ này giúp giao thức kiếm được nguồn thu nhỏ từ lợi nhuận của người dùng. Dự án sẽ thu từ 5% đến 20% trên phần thưởng của người gửi. Có một vài dự án mới bỏ qua nguồn thu giao thức để mang lại lợi nhuận tốt nhất cho người gửi, biến nó thành thế mạnh cho việc cạnh tranh với các giao thức khác.
Phần lớn ETH được Stake vào mạng lưới thông qua Liquid Staking Protocol. Nổi bật nhất chính là Lido, có TVL lớn nhất thị trường DeFi. Ngoài ra còn có một số giao thức khác như Rocket Pool, Frax, StakeWise, Swell,...
3. AMM DEX, Lending, Yield Strategic
Các giao thức Liquid Staking phát hành ra LST, để phục vụ cho nhu cầu giao dịch tức thời với ETH thì cần cung cấp thanh khoản trên các AMM DEX. DEX thân thiện với LST và chiếm phần lớn thanh khoản trên thị trường đó là Uniswap V3 và Curve Finance.
AMM DEX phục vụ cho nhu cầu giao dịch trao đổi giữa các LST với nhau hoặc LST với ETH. Nhu cầu này mang lại một nguồn thanh khoản và doanh thu lớn cho DEX. Nó cũng giúp nhà cung cấp thanh khoản LST và ETH vào Pool AMM kiếm thêm phần thưởng.
Dòng chảy thanh khoản đến mảng này thì có thể rẽ thành nhiều nhánh. Nhánh thì kết thúc sau khí cung cấp thanh khoản cho AMM như Uniswap V3 hoặc Curve Finance, nhánh thì tiếp tục dùng LP Token sau khi cung cấp thanh khoản cho AMM đi thế chấp trên các giao thức CDP để vay Stablecoin hoặc đúc các LP Token này thành một Token có thể sử dụng như một Token gốc như cách dự án Tapio Finance đã làm.
Cùng cấp thanh khoản với AMM DEX có các giao thức Yield Strategic và Lending. Thay vì gửi thanh khoản LST vào AMM DEX thì nhà cung cấp có thể gửi vào Vault chiến lược hoặc Pool cho vay trên các giao thức Lending.
Cũng giống như AMM DEX, dòng thanh khoản có thể kết thúc sau khi gửi LST vào Yield Strategic hoặc Lending. Nhưng dòng thanh khoản vẫn có thể tiếp tục bằng cách dùng vị thế thanh khoản đã cung cấp trong các giao thức Yield Strategic hoặc Lending để vay Stablecoin của CDP Protocol.
4. CDP Protocol
Đối với các giao thức CDP thì có thể dùng trực tiếp ETH và LST để thế chấp cho vị thế vay. Nhưng để tạo một dòng chảy thanh khoản dài hơn bằng cách dùng các vị thế LP để thế chấp cho vị thế vay Stablecoin của CDP.
Các Stablecoin được vay từ vị thế thanh khoản trong DEX, Yield Strategic, Lending có thể sử dụng để tái đầu tư hoặc cung cấp thanh khoản cho thị trường. Đây cũng là điểm cuối của dòng chảy thanh khoản, việc phát hành ra Stablecoin và đưa nó lại vào thị trường DeFi tạo thành một vòng tròn khép kín. Tuy nhiên sau hết một vòng thanh khoản quay lại bị giảm nhiều đi.
Ngoài các giao thức CDP thì cũng có một loại hình nền tảng CDP. Nó là một nền tảng Layer 1 chấp nhận cổ phần là các tài sản LST được gọi là ReStaking. Và từ vị trí thanh khoản cổ phần LST này cũng có thể vay ra Stablecoin. Dự án sử dụng mô hình này đầu tiên là Tenet Protocol trong hệ Cosmos.
Các Mô Hình Ponzi Trong LSDfi
Trong LSDfi nhiều giao thức một mảng cạnh tranh nhau rất nhiều nhưng các mảng khác nhau thường gắn kết và hỗ trợ lẫn nhau. Điển hình là dự án ở các tầng thanh khoản khác nhau được mình phân tích trong dòng chảy thanh khoản. Dòng chảy thanh khoản chạy qua nhiều mảng, giao thức và mô hình Ponzi. Nên ở phần này mình sẽ căn cứ vào số lần thanh khoản được sử dụng trong dòng chảy để phân loại các mô hình Ponzi trong LSDfi.
Ponzi cấp 1
Liquid Staking Protocol
Mô hình Ponzi cấp 1 là các giao thức Liquid Staking, các giao thức này giúp đơn giản hóa việc ủy quyền cổ phần cho các Validator. Người dùng có thể kiếm phần thưởng thông qua việc đặt cược thông qua các giao thức này và giao thức cũng có được một nguồn thu nhỏ từ phần thưởng của người dùng.
Tuy nhiên, các giao thức Liquid Staking mint hoặc bọc các tài sản gửi thành một Token có thể sử dụng được sử dụng cho các mô hình Ponzi cấp cao hơn ở phía sau. Các tài sản này được gọi là LST, nó được chấp nhận rộng rãi và là động của LSDfi.
Ở mô hình này, người dùng chỉ đang kiếm được một loại phần thưởng duy nhất là Staking Rewward. Ngoài ra, tài sản điển hình mà họ dùng để Staking có tiềm năng tăng trưởng trong tương lai. Điều này là sức hút lớn đối với các Holder của ETH hoặc các Token Gas của các mạng lưới PoS.
Các giao thức Liquid Staking nổi bật như Lido, Rocket Pool, Frax, StakeWise, Swell. Và các tài sản LST được phát hành từ các giao thức trên lần lượt là stETH, rETH, frxETH, sETH2, swETH. Trong đó, stETH của Lido là tài sản LST được sử dụng rộng rãi nhất cũng như có thanh khoản lớn nhất.
Ponzi cấp 2
Ponzi cấp 2 là các giao thức sử dụng lại thanh khoản LST của các giao thức Liquid Staking để phục vụ cho nhu cầu thị trường qua các sản phẩm như swap, lending, borrowing,... Do đó các mảng như AMM DEX, Lending, CDP, Yield Farm,... hút được nguồn thanh khoản LST.
- AMM: Người dùng có thể cung cấp thanh khoản LST và ETH cho các AMM DEX để kiếm thêm lợi nhuận phí giao dịch ngoài Staking Reward. Các dự án nổi bật như Uniswap, Curve Finance, Maverick Protocol
- Lending: Cũng giống như AMM DEX,người dùng gửi tài sản LST vào giao thức Lending để kiếm lãi suất từ người vay. Tuy mảng này đang có thanh khoản hàng tỷ đô nhưng nó thực sự không có nhiều lợi nhuận và sức hút. Phần lớn thanh khoản của mảng này nằm trên Aave
- CDP: Giao thức CDP cho phép người dùng thế chấp LST để vay Stablecoin. Giao thức CDP không mang lại lợi nhuận lần thứ 2 cho LST nhưng đây là nơi thanh khoản được dùng lần thứ 2 nên được xếp vào mô hình Ponzi thứ 2. Stablecoin được vay từ CDP có thể dùng để đi đầu tư Coin hoặc tiếp tục Farm kiếm phần thưởng. Dự án nổi bật: Lybra Finance.
- Yield Farming: Ở mảng Yield thì có nhiều điểm giống với AMM DEX và Lending cũng như có sự liên quan mật thiết với nhau. Nhà cung cấp thanh khoản sẽ kiếm được 2 lần lợi nhuận, 1 là Staking Reward, 2 là Yield. Các giao thức cung cấp sản phẩm Yield sẽ lấy thanh khoản LST của người dùng mang đi cung cấp thanh khoản trên DEX hoặc cho vay trên các giao thức Lending. Giao thức kiếm được lợi nhuận sau đó phân phối cho những nhà cung cấp tài sản LST. Dự án nổi bật: Pendle Finance.
- Index: Tuy Index sử dụng lại thanh khoản của LST từ các giao thức Liquid Staking nhưng nó không kiếm ra nguồn thư mới. Mà nó chỉ đơn thuần giúp người dùng sở hữu cũng lúc nhiều loại LST thông qua Index. Nó mang lại sự an toàn, đa dạng danh mục đầu tư cho người dùng.
Ponzi cấp 3
Ở cấp thứ 3, các giao thức sử dụng lại thanh khoản lần thứ 3 thường là CDP Protocol. Nhưng cũng có các mô hình sử dụng thanh khoản lần thứ 2, thứ 3 trong một giao thức.
- AMM: Không các AMM DEX thông thường như Uniswap hay Curve Finance mà là Tapio Finance. Tapio Finance cho người dùng gửi tài sản LST cho Pool thanh khoản, tức là lần sử dụng thanh khoản thứ 2. Và khi cung cấp thanh khoản người gửi nhận về tapETH, có thể tiếp tục gửi tapETH vào Pool tapETH-ETH để kiếm tiếp phí giao dịch, lần sử dụng thanh khoản thứ 3.
- Yield Farm: Thanh khoản có thể được sử dụng lần thứ trong một số giao thức Yield Farm như Agility. Người dùng gửi LST vào các Pool của giao thức để kiếm thêm lợi nhuận. Nhưng cũng từ vị thế thanh khoản đang gửi trong Pool mà người dùng có thể vay ra Stablecoin, lần sử dụng thanh khoản thứ 3.
- CDP: Các giao thức CDP này không phải cho phép thế chấp LST mà là LP LST, các vị thế thanh khoản như cho vay LST trên các giao thức Lending, thanh khoản gửi trên các giao thức Yield Farm.
- ReStaking: Cung là ReStaking thông thường chấp nhận LST làm cổ phần ủy quyền cho các Validator. Nhưng qua đó, người Stake LST có thể mint hoặc vay Stablecoin bằng cách thế chấp vị thế Staking LST của mình. Mô hình này được giới thiệu đầu tiên bởi Tenet. Và dần về sau có nhiều dự án Layer 1 được xây dựng với Cosmos SDK sử dụng mô hình này.
Ponzi cấp 4
Từ mô hình Ponzi cấp 3 thì người dùng kiếm được 2 lần lợi nhuận, 1 là Staking Reward, 1 là cung cấp thanh khoản hoặc Restaking và thế chấp vị trí thanh khoản mint ra Stablecoin để tiếp tục tái đầu tư. Đó là những gì mà thị trường có ở thời điểm hiện tại.
Theo góc nhìn cá nhân mình thì mô hình Ponzi cấp 4 mới là mô hình lớn nhất và kết thúc của dòng thanh khoản. Cấp 4 sẽ có 2 kiểu, đều xuất phát từ AMM DEX.
- Thứ nhất, xuất phát từ mô hình dự án Tapio Finance. Từ bước cung cấp thanh khoản cho cặp tapETH-ETH trên Tapio, vẫn có thể dùng vị thế thanh khoản này để tiếp tục thế chấp vay Stablecoin theo CDP.
- Thứ hai, một ý tưởng của cá nhân mình, một AMM cho phép thế chấp bằng các vị thế LP. Tức là LP LST trên các DEX như Curve, vị thế cho vay LST trên Lending có thể làm thanh khoản cho AMM DEX này. Và từ vị trí thanh khoản của DEX này, người dùng tiếp tục có thể vay ra Stablecoin. Với kiểu mô hình này người dùng sẽ kiếm được lợi nhuận từ Staking Reward, phí swap hặc lãi suất cho vay, phí giao dịch của DEX sử dụng lại LP LST và cuối cùng là mint ra Stablecoin để tái sử dụng trong DeFi.
Thống Kế Của Thị Trường LSDfi
Name | Projects | LST TVL |
---|---|---|
Lending | AAVE, Silo Finance, Cat in a Box, Fraxlend | $2.59B |
CDP Stablecoin | Maker DAO, Lybra Finance, Raft, Gravita, crvUSD, Prisma | $2.35B |
DEXes | Curve Finance, Maverick, Uniswap, Balancer | $1.03B |
Yield Strategies | Pendle Finance, Flashstake, Origin Ether, Asymetrix, InstaDapp | $175.92M |
Index |
unshETH, Index Coop, LSDx |
$83.42M |
Trong LSDfi thì mảng Lending có TVL cao nhất theo số liệu của Binance cung cấp vào ngày 21 tháng 06 năm 2023. Theo sau đó là CDP Protocol và DEX cũng với con số hàng tỷ đô. Hai mảng tiềm năng nhất trong LSDfi là CDP và DEX.
Đối với các LST trong thị trường LSDfi thì stETH và wstETH đang là thanh khoản hàng đầu. Nhờ Lido có lượng ETH Staking nhiều nhất. Còn các LST còn lại đang chiếm một phần nhỏ trong thị trường.
Trong Stablecoin thì eUSD của Lybra đang có TVL lớn nhất, chiếm phần lớn thị phần. Ngoài ra, crvUSD cũng đang xâm chiếm thị trường với những lợi thế lớn của một dự án hàng đầu thị trường. Sắp tới, Liquity cũng sẽ hỗ trợ tài sản LST, đây là quân bài để giúp Liquity cạnh tranh với các giao thức khác.
Một Số Dự Án Nổi Bật
Lybra Finance
Lybra Finance là một giao thức CDP cung cấp cho người dùng Stablecoin eUSD mang lãi suất. Giúp những người nắm giữ LST có thể vay eUSD, Stablecoin có tính ổn định cao. Hiện tại, Lybra chỉ chấp nhận ETH và stETH làm tài sản thế chấp, nhưng phiên bản V2 sắp tới sẽ cho phép nhiều tài sản LST hơn.
Người dùng có thể gửi ETH hoặc stETH vào để vay eUSD với tỉ lệ thế chấp 170%. Lybra sẽ tự động đổi ETH của người gửi thành stETH để kiếm phần thưởng Staking. Và phần thưởng Staking Reward sẽ được chuyển đổi thành eUSD để phân phối cho nhưng người nắm giữ eUSD.
Với mô hình này, những người nắm giữ eUSD sẽ nhận lãi xuất khoảng 7% đến 8%. Đây là cách mà Lybra đánh lừa người dùng vì đưa ra mức lãi suất cao. Thực tế thì lãi suất này cao là vì lượng eUSD mint ra rất ít so với lượng stETH thế chấp, cao nhất là bằng 1/1,7. Nên nếu dùng phần thưởng Staking Reward 4% đến 5% một năm này phân phối cho lượng eUSD thì sẽ có APY khoảng 7% đến 8%.
eUSD là một loại Stablecoin mang lợi nhuận từ Staking Reward của stETH. Vay eUSD với lãi suất bằng không nhưng giao thức tính phí mint là 1.5%. Phí này sẽ được phân phối cho những Stake LBR. Khi nắm giữ eUSD, bạn có thể cung cấp thanh khoản cho Pool để kiếm thêm APY và Stake cặp LP eUSD-USDC vào Lybra để nhận thêm phần thưởng LBR.
Một vị thế thế chấp giảm xuống dưới 150% thì sẽ bị thanh lý, thanh lý một phần để đưa tỷ lệ thế chấp trở lại cao hơn 150%. Ngời thanh lý sẽ nhận được hóa hồng 9% bằng stETH khi tham gia thanh lý tài sản.
Sản phẩm hướng của Lybra đang hướng tới một Stablecoin mang lợi nhuận thật, an toàn, ổn định, rủi ro thấp. Những người nắm giữ Stablecoin như USDC, DAI, USDT,... có thể chuyển sang nắm giữ eUSD để kiếm phần thưởng. Nhưng việc nắm giữ LST cũng không có nhiều khác biệt so với nắm giữ eUSD. Tuy đặc tỉ lệ thế chấp rất cao lên đến 150% và người thanh lý nhận được hoa hồng tới 9% mang lại sự ổn định cho eUSD. Nhưng đối với stETH là một tài sản rủi ro thấp ít biến động mà áp đặt con số này thì không hợp lý.
Một số dự án khác có thể sao chép dự án Lybra và giảm tỉ lệ thế chấp xuống để cạnh tranh nhưng thật khó để sao chép cộng đồng và thanh khoản. Mình nghĩ thanh công lớn nhất của Lybra chính là chiến lược Marketing.
Pendle Finance
Pendle Finance là một giao thức giao dịch lợi nhuận tương lai. Nó tách mã thông báo mang lợi nhuận thanh phần chính (PT Token) và phần mang lợi nhuận trong tương lai (YT Token). Từ đó mở ra thị trường giao dịch lợi suất trong tương lai.
Sàn phẩm này cũng có rất nhiều dự án làm nhưng Pendle lại thành công hơn nhờ đánh vào mảng LST sớm và chiến lược Marketing tốt. Hiện tại Pendle hỗ trợ cho mạng lưới Ethereum, Arbitrum, BNB Chain. AMM của Pendle được thiết kế riêng cho thị trường lợi suất tương lai, cho phép giao dịch YT Token và PT Token với mức chiết khấu nhờ vào lợi suất tương lai. PT Token và YT Token vẫn có thể tận dụng để làm tài sản thế chấp trên các giao thức CDP.
Thị trường giao dịch lợi suất tương lai hoặc mã hóa tương lai rất phù hợp với LST, tạo ra thị trường lãi suất cố định. Nhưng Pendle chỉ có kỳ hạn hơn 500 ngày là một kỳ hạn khá dài, tương lai sẽ có các kỳ hạn ngắn hơn.
Tapio Finance
Tapio Finance là giao thức cung cấp sản phẩm Stableswap cho các tài sản LST, ETH dựa theo công nghệ của Curve Finance. Khi cung cấp thanh khoản người dùng có thể cung cấp một cặp LST-ETH hoặc chỉ một trong 2 loại tài sản này. Người dùng sẽ nhận được tapETH sau khi cung cấp thanh khoản cho Pool. tapETH được gắn Peg 1:1 với ETH, được sử dụng lại trong thị trường DeFi.
Điểm nổi bật nhất của Tapio so với các DEX khác là LP được bọc thành tapETH và có thể sử dụng nó vào thị trường DeFi. Ngoài phần thưởng Staking Reward của LST thì người dùng còn có thể kiếm được phần thưởng phí của Pool LST-ETH, phần thưởng phí Pool tapETH-ETH.
Tapio Finance có thể cạnh tranh với các DEX lớn như Curve, Uniswap V3 hay Maverick bằng sản phẩm tapETH. Nó sẽ thu hút các nhà đầu tư ưu thích lợi nhuận cao với rủi ro cao hơn. Tuy nhiên điểm mấu chốt cho sự thanh công của Tapio vẫn là phải có người dùng lớn, tạo ra khối lượng giao dịch mang lại nguồn lợi nhuận đáng kể cho nhà cung cấp thanh khoản.
EigenLayer
EigenLayer là một dự án Layer 1 cho thuê Validator. Nó cho phép các Validator của Ethereum và Validator mới tham gia vào mạng lưới. Mạng lưới chấp nhận tài sản là ETH hoặc LST làm cổ phần ủy quyền cho các Validator trong mạng lưới để nâng cao bảo mật.
EigenLayer là dự án đầu tiên phát minh ra cơ chế ReStaking để tăng bảo mật cho mạng lưới. Sàn phẩm này đang được nhiều nền tảng bắt đầu sử dụng. EigenLayer cũng đang là nơi cung cấp lớp DA để lưu trữ dữ liệu giao dịch cho các Layer 2 lớn.
Bằng cách này, EigenLayer tạo ra thâm nhiều lợi nhuận cho những người ủy quyền cổ phần LST. Tức là người gửi nhận được Staking Reward từ Ethereum và Staking Reward từ EigenLayer.
Tenet Protocol
Tenet Protocol là một Blockchain được xây dựng với Cosmo SDK nhằm hỗ trợ cho thị trường LSDfi. Tenet là nền tảng để xây dựng các dApp, đặc biệt là thị trường DeFi và LSDfi.
Điểm nhấn của Tenet là cho phép dùng LST nhiều nền tảng khác làm cổ phần ủy quyền cho validator. Và từ tài sản ủy quyền này có thể dùng cho việc thế chấp để vay Stablecoin LSDC. Các Validator sẽ nhận phần thưởng là phí mạng lưới và Token TENET được mint mới để thưởng cho mỗi khối tạo mới.
Nhưng vấn đề lớn nhất của Tenet là vẫn phải có một hệ sinh thái dApp và người dùng đủ lớn để đem lại nguồn lợi nhuận lớn thu hút những người Stake LST.
Dự Phóng Cá Nhân
Tiềm năng của LSDfi
LSDfi đang một mảng hoặc ngách rất giàu tiềm năng để phát triển, tạo thành một Trend lớn đẩy cả thị trường DeFi cho chu kỳ sắp tới. Nhờ vào các mức lợi nhuận hấp dẫn, yếu tố Ponzi và dữ chân được người dùng. Lượng ETH trị giá hơn 40 tỷ đô đang Stake vào mạng lưới Ethereum PoS chỉ đang chiếm khoảng 19% tổng cung ETH. Ngoài Ethereum thì còn có rất nhiều mạng lưới PoS khác như BNB Chain, Cosmos, Near, Avalanche, Solana, Aptos, Sui,...
Hiện tại thị trường LSDfi chỉ chiếm khoảng 5 tỷ đô, chiếm phần rất nhỏ so với thị trường Staking và thị trường Layer 1. Trong tương lai sẽ có nhiều dự án Blockchain PoS phát triển, đặc biệt là các dự án như Ethereum có vốn hóa thị trường càng lớn thì thị trường LSDfi cũng sẽ có quy mô lớn theo.
Các thành phần nổi bật trong LSDfi
Trong thị trường LSDfi cũng giống như DeFi, các dự án cạnh tranh nhau rất khốc liệt. Và ba thị trường sôi động nhất chính là AMM DEX, CDP và ReStaking. Các thị trường này tuy sôi động nhưng nó cũng có các ngách là an toàn và rủi ro.
AMM DEX
AMM DEX giải quyết nhu cầu thiết yếu là trao đổi tài sản LST trong thị trường. Mang này phần lớn thị phần tập trung ở Curve và Uniswap do tính thân thiện với tài sản LST. Mới đây, Maverick Protocol phát triển với một DEX hỗ trợ rất tốt cho LST và đang bắt đầu lấn chiếm thị phần. Nhưng đây là các DEX mang lại mức giá giao dịch tốt, an toàn.
Còn để tăng tính Ponzi hơn thì một mô hình được giới thiệu bởi Tapio Finance. Cung cấp sản phẩm Stableswap như Curve chuyên cho LST. Đặc biệt nó bọc Token LP thành tapETH, có thể dùng trong DeFi, mở khóa thanh khoản cho tài sản. Sản phẩm này có thể cạnh tranh với các DEX lớn đã có vị thế trong thị trường.
CDP
CDP là nơi được cho là sôi động nhất của LSDfi với nhiều mô hình và dự án cạnh tranh. Nhưng cuộc đua đang cho thấy crvUSD và eUSD đang chiếm phần lớn thanh khoản. Hai loại Stablecoin này đang chứng minh được sự ổn định và có tệp khách hàng lớn, đặc biệt là crvUSD có nền tảng của Curve Finance.
Sắp tới là sự xuất hiện của Liquity, một giao thức CDP chỉ hỗ trợ cho ETH nhưng sắp tới ở phiên bản V2 nó sẽ chấp nhận tài sản LST. Lợi thế của Liquity là đã có người dùng sẵn, thanh khoản của LUSD cũng đã lớn trong thị trường.
Còn các giao thức CDP hỗ trợ các mô hình Ponzi như chấp nhận tài sản là cặp LP LST, thanh khoản cho vay trên các giao thức Lending, Farming,... Ngoài ra, các gioa thức mới có thể dùng các điểm như lãi suất bằng không, chiến lược thu hút thanh khoản,... Như dự án Gravita, một bản fork của Liquity hỗ trợ LST và cung cấp lãi suất bằng 0.
Tuy nhiên, sự thành công của một giao thức CDP được quyết định bằng sự ổn định của Stablecoin phát hành, độ an toàn của giao thức, tính sử dụng của Stablecoin và người dùng.
ReStaking
ReStaking đang mang lại tính ứng dụng mới cho LST và tăng độ bảo mật cho mạng lưới. Nhưng mô hình này rất có tiềm năng để phát triển trong tương lai. Đi đầu trong mô hình này có EigenLayer và Espresso, 2 dự án đang được sử dụng bởi nhiều sự án lớn.
Ngoài ra, ở thì trường này một số nền tảng trên trong hệ sinh thái Cosmos đang sử nó để tạp thêm tính Ponzi. Nó sử dụng LST của nhiều nền tảng để làm cổ phần ủy quyền cho Validator. Cổ phần đã ủy quyền cũng có thể được dùng để thế chấp vay ra Stablecoin. Đi đầu trong việc sử dụng mô hình này chính là TENET Protocol.
Cách để tìm Gem
Chúng ta đã xác định được tiềm năng tiềm năng của thị trường LSDfi trong tương lai cũng như các ngách sôi động. Vậy làm sao để tìm ra dự án tốt về mặt đầu tư? Việc này nó còn tùy thuộc vào khẩu vị rủi ro của bạn.
Đối với khẩu vị rủi ro thấp, có thể chọn nhưng dự án lớn đã có sản phẩm lâu đời và ổn định trong thị trường. Vì họ có lợi thế lớn về cộng đồng tích cực, các dự án mới khó cạnh tranh.
Nhưng những người chấp nhận rủi ro cao hơn có thể chọn các dự án có mô hình Ponzi cấp cao. Rủi ro cao, cũng không phủ nhận sức hút và độ Fomo của các mô hình này. Nên lọc ra dự án mới có đầy đủ yếu tố về Backer, Team, mô hình và sản phẩm cũng như tính cạnh tranh để giảm thiểu rủi ro.
Tổng Kết
LSDfi đang có rất nhiều tiềm năng để trở thành một Trend lớn, nó đang phát triển với tốc độ rất nhanh. Nhưng cũng không ít dự án Scam tồn tại trên thị trường, phải thật cảnh giác, tìm hiểu kỹ trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Ngoài đầu tư, bạn cũng có thể tham gia các sản phẩm trong LSDfi để kiếm lợi nhuận cao.
Đang phát triển nhưng những mảng đã có dự án thống trị thì rất khó cho các dự án mới. Chỉ có cửa duy nhất cho dự án mới là sử dụng các mô hình Ponzi hơn hoặc các sản phẩm mang tính cạnh tranh hơn. Như thế nó sẽ mang lại nhiều quyền lợi cho người dùng cuối.
Dữ liệu trong bài viết này không hoàn toàn chính xác vì được cung cấp từ bên thứ 3. Nên số liệu chỉ mang tính chất kham khảo không thể phản ánh đúng con số thực tế. Bài viết này là toàn cảnh về LSDfi, hy vọng nó mang đến cho bạn góc nhìn tổng quát nhất, sâu sắc nhất cũng như giúp bạn tìm cho mình những cơ hội để thay đổi vị thế trong đầu tư.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Crypto Weekly W30: Nga Cho Phép Đào Bitcoin & Solana ETF Spot Chính ThứcXuất Hiện - August 12, 2024
- Crypto Weekly W29: Bóng Ma Khủng Hoảng Phủ Khắp Thị Trường Crypto - August 6, 2024
- Crypto Spotlight W28: Cựu Tổng Thống Donald Trump Lạc Quan Về Crypto, Ethereum ETF Spot Chính Thức Được Giao Dịch - July 29, 2024