Để lựa chọn ra được một dự án với tiềm năng airdrop khủng thì chúng ta sẽ cần phải phục thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, một trong những yếu tố quan trọng nhất mà ai ai cũng có thể nhìn vào đó chính là dự án được đầu tư bởi các quỹ đầu lớn đặc biệt là Paradigm. Vì vậy mọi người hãy cùng Hak Research đi tìm hiểu về 5 dự án tiềm năng được Paradigm đầu tư trong bài viết này.
Dưới đây là một số dự án khác cũng có tiềm năng airdrop mà mọi người có thể tham khảo:
Tổng Quan Về Quỹ Đầu Tư Paradigm
Paradigm là một quỹ đầu tư mạo hiểm trong thị trường Crypto được thành lập từ năm 2018 bởi 2 đồng sáng lập là Fred Ehrsam đã từng làm việc tại CoinBase và Matt Huang đã từng là cựu quản lý của Sequoia. Phong cách đầu tư của Paradigm thường sẽ là chọn ra các dự án tiềm năng sau đó đồng hành trong một thời gian dài để xây dựng và phát triển sản phẩm.
Vào cuối năm 2021 thì quỹ đầu tư Paradigm đã kêu gọi được $2.5B để đầu tư vào ngành công nghiệp Crypto, số tiền này đã đưa Paradigm trở thành quỹ đầu tư lớn nhất trong ngành khi vượt mặt Andreessen Horowitz hay a16z với quỹ trị giá $2.2B kêu gọi được ở trước đó.
Có thể nói chính Paradigm là người khởi xướng phong trào airdrop trong thị trường DeFi với phát súng đầu tiên là Uniswap, theo đó thì tất cả mọi người dùng sử dụng nền tảng AMM DEX trước thời điểm ra mắt token đều sẽ nhận được 400 token UNI miễn phí. Số token mà mỗi người nhận được airdrop này đã từng đạt giá trị lên tới hơn $12K tại thời điểm đỉnh của token UNI.
Ngoài Uniswap ra thì cũng còn rất nhiều dự án khác được Paradigm đầu tư từng airdop khủng có thể kể đến như:
- Optimism: Airdrop từ 300 đến 50000 token OP.
- dYdX: Airdrop từ 310 đến 100000 token DYDX.
- Blur: Airdrop từ vài ngàn đến hàng triệu token BLUR.
5 Dự Án Tiềm Năng Airdrop Được Paradigm Đầu Tư
Starknet
Starknet là một Layer 2 được xây dựng trên mạng lưới Ethereum sử dụng công nghệ Zero Knowledge Rollup hay ZK Rollup. Mạng lưới Starknet được phát triển bởi tập đoàn StarkWare, đây cũng chính là công ty mẹ của những cái tên khác như dYdX, ImmutableX,... đã từng airdrop.
Quỹ đầu tư Paradigm đã góp mặt 4 trên tổng cộng 7 vòng gọi vốn của StarkWare bao gồm:
- Series A: Kêu gọi tổng cộng $30M và được dẫn đầu Paradigm cùng với đó là Sequoia Capital, ngoài ra còn có sự tham gia của Pantera Capital, Multicoin Capital, ConsenSys,...
- Series B: Kêu gọi tổng cộng $75M và được dẫn đầu bởi Paradigm cùng với sự tham gia của Sequoia Capital, Pantera Capital,...
- Series C: Kêu gọi được tổng cộng $50M với định giá $2B, Paradigm có tham gia tuy nhiên không dẫn đầu vòng gọi vốn này.
- Series D: Kêu gọi tổng cộng $100M với định giá $8B, Paradigm cũng có tham gia vòng gọi vốn này tuy nhiên lại không dẫn đầu.
Hiện tại thì Starknet cũng đã công bố về token với mã là STRK được khởi chạy trên Ethereum, tuy nhiên thì hiện tại nó chưa được bất kỳ sàn giao dịch nào niêm yết. Trong tokenomics của Starknet đã có tới 9% tổng cung sẽ được dành cho cộng đồng, rất có thể số token này sẽ được sử dụng để airdrop thay vì bán public sale.
OpenSea
OpenSea là một NFT Marketplace (sàn giao dịch NFT) được xây dựng và phát triển từ 2017 trên mạng lưới của Ethereum với khởi đầu như là một nơi để giao dịch CryptoKitties. Đến thời điểm hiện tại thì OpenSea đã mở rộng thị phần của mình bằng cách hỗ trợ thêm các hệ sinh thái blockchain khác như Solana, Polygon,...
Trong tổng cộng 5 vòng gọi vốn của OpenSea thì quỹ đầu tư Paradigm chỉ tham gia một vòng duy nhất, tuy nhiên vòng mà quỹ đầu tư này tham gia lại chính là Series C với tổng số tiền kêu gọi được là $300M và được định giá lên tới $13B. Có thể là để đầu tư một số tiền cùng với một số tiền lớn cùng một định giá cao ngất ngưởng đến như vậy thì Paradigm đã nhìn ra được không ít cơ hội từ OpenSea.
Để tìm kiếm cơ hội nhận được airdrop từ dự án thì mọi người có thể tham khảo video Hướng dẫn săn retroactive OpenSea trên kênh Youtube của Hak Research.
Aztec
Aztec ban đầu được định hướng phát triển là một mạng lưới thanh toán, chuyển tiền riêng tư trên Ethereum sử dụng công nghệ ZK Rollup. Tuy nhiên sau các biến cố liên quan đến mảng này, đặc biệt là vụ việc của Tornado Cash khi đồng sáng lập của dự án này bị bắt giữ thì Aztec đã để cho cộng đồng tự phát triển con đường cũ và chuyển hướng sang xây dựng một Layer 2.
Trong tổng cộng 4 vòng gọi vốn của Aztec thì Paradigm chỉ tham gia và dẫn đầu duy nhất vòng Series A với tổng số tiền kêu gọi được là $17M, ngoài ra thì vòng này cũng có sự tham gia của Variant, Nascent, IOSG cũng như một vài cái tên nổi bật khác là Vitalik Buterin, Stani Kulechov,...
Hiện tại thì ứng dụng chuyển tiền riêng tư của Aztec vẫn đang hoạt động và do cộng đồng tự phát triển, tuy nhiên khả năng cao các tiêu chí airdrop sẽ không phục thuộc vào nền tảng này. Chúng ta sẽ cần phải theo dõi sát quá trình xây dựng cũng như phát triển của dự án để có thể trải nghiệm sản phẩm Layer 2 một cách sớm nhất.
Phantom
Phantom Wallet là một ứng dụng ví non-custodial được xây dựng trên mạng lưới của Solana, nhờ tính tiện dụng cũng như giao diện dễ sử dụng của mình mà Phantom hiện tại vẫn đang là sản phẩm ví có nhiều người sử dụng nhất trên blockchain này. Ở thời điểm hiện tại thì Phantom Wallet cũng đã phát triển sản phẩm của mình ra thêm nhiều các mạng lưới EVM khác nhau.
Phantom đã trải qua tổng cộng 2 vòng gọi vốn khác nhau, trong đó thì Paradigm đã dẫn đầu vòng Series B với tổng số tiền kêu gọi là $109M ở mức định giá $1.2B ngoài ra cũng có rất nhiều sự góp mặt của các quỹ đầu tư lớn khác như a16z, Variant, Jump Capital, Solana Ventures,...
Để trải nghiệm ví Phantom Wallet một cách tối ưu nhất thì mọi người có thể tham khảo bài viết Săn Airdrop Tiềm Năng Trên Hệ Sinh Thái Solana qua đó tìm kiếm cơ hội airdrop từ các dự án khác trên toàn mạng lưới Solana.
Friend.tech
Friend.tech là một mạng xã hội web3 được xây dựng để kết nối trực tiếp những người nổi tiếng đến với người hâm mộ của họ thông qua một nhóm chat kín. Để lấy quyền truy cập vào nhóm chat này thì mọi người bắt buộc phải mua một Key của người nổi tiếng đó bằng ETH trên Layer Base.
Hiện tại thì Friend.tech chưa công bố thông tin chi tiết về các vòng gọi vốn của mình, tuy nhiên thì dự án cũng như một vài người đang làm việc tại quỹ đầu tư Paradigm đã có một vài tweet xác nhận rằng Paradigm đã tham gia vòng Seed Round.
Friend.tech cũng đang khởi chạy một chương trình để airdrop points cho người dùng hàng tuần trên nền tảng này. Tuy chưa có bất kỳ xác thực nào liên quan đến tính ứng dụng của points nhưng chúng ta cũng có thể kỳ vọng vào Friend.tech sẽ sử dụng cơ chế airdrop token dựa trên points tương tự như Blur.
Tổng Kết
Trên đây là tổng hợp 5 dự án tiềm năng airdrop được Paradigm đầu tư, Hak Research hy vọng rằng thông qua bài viết này mọi người đều sẽ tham gia trải nghiệm và nhận được cơ hội airdrop từ các dự án được Paradigm đầu tư.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Hướng Dẫn Chạy Node Spheron - October 8, 2024
- Hướng Dẫn Chạy Node 0G Labs (ZeroGravity) - September 2, 2024
- Hướng Dẫn Chạy Node Nillion - August 30, 2024