Vertex Protocol là một dự án Perp DEX tuy xuất hiện muộn trên Arbitrum nhưng vẫn có thể phát triển bùng nổ và vượt qua nền tảng giao dịch GMX về khối lượng giao dịch perps. Vậy dự án đã hình thành và phát triển, tận dụng các cơ hội ra sao để có được thành quả lớn thì mọi người hãy cũng Hak Research tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Tổng Quan Về Vertex Protocol
Quá trình hình thành và phát triển của Vertex Protocol
Vertex Protocol là một nền tảng giao dịch phái sinh phi tập trung, được bắt đầu được nhen nhóm ý tưởng xây dựng từ 2021 bởi những nhà sáng lập bao gồm Darius Tabai và Alwin Peng. Cho tới 2022, dự án mới chính thức ra mặt với cộng đồng, với tầm nhìn trở thành một nền tảng Perp DEX có thể cạnh tranh với các sản phẩm đến từ CEX.
Vào tháng 4/2022, Vertex đã kêu gọi được khoản đầu tư $8.5M ngay tại vòng Seed bởi Hack VC, Dexterity Capital, GSR, Huobi Capital và nhiều quỹ đầu tư lớn nhỏ khác. Chỉ hai tháng sau, dự án đã deel được với Wintermute thêm một khoản tài trợ nữa, cũng tính là Seed round tuy nhiên không công bố số tiền cụ thể.
Về việc xây dựng sản phẩm, Vertex nhận thấy những lý do chính mà người dùng luôn gắn liền với CEX, cũng chính là những thế mạnh của CEX so với các sản phẩm khác trong DeFi là, đó là họ có tất cả những tính năng quan trọng nhất trong cùng một nơi, bao gồm:
- On/off-ramps: Chuyển hóa vốn fiat thành vốn crypto.
- Trading: Spot trading, Margin trading, Perps trading, Options Trading.
- Lending & Borrowing.
- Token Launchpad.
- Farming.
Trong khi đó, người dùng DeFi sẽ phải giao dịch spot trên Uniswap, vay mượn trên Aave và giao dịch perps trên dYdX. Có nghĩa là các ứng dụng đều rời rạc khiến cho việc di chuyển dòng vốn có những cản trở về phí, về thời gian và nhiều rắc rối khác. Do đó, Vertex được xây dựng như một nền tảng tích hợp đầy đủ các module tiện ích, không chỉ đơn giản là một Perp DEX CLOB, thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của người để có thể sánh ngang với các sàn CEX.
Ngày 8/3/2023, Vertex chính thức mở cửa Beta Mainnet trên Arbitrum, nhưng tới ngày 26/4/2023 người dùng mới có thể giao dịch trên nền tảng này. Đáng tiếng dự án không nhận được nhận Arbitrum DAO Airdrop đợt đầu tiên do mainnet khá muộn. Tuy nhiên với Arbitrum STIP được triển khai vào giai đoạn cuối năm 2023 thì Vertex đã xin thành công khoản tài trợ 3M ARB từ Arbitrum Foundation.
Tháng 11/2023, Vertex đã mở bán token VRTX thông qua LBA - Liquidity Bootstrapping Auction. Sau đó, dự án cho phép người dùng staking VRTX để nhận được phí giao dịch nền tảng. Sự kết hợp giữa việc triển khai trading incentive & staking đã giúp cho Vertex đạt được TVL cũng như khối lượng giao dịch tăng cao kể từ sau khi triển khai token. Các chỉ số đều được duy trì và tăng trưởng thay vì sụt giảm mạnh sau TGE giống như những dự án khác có chương trình airdrop.
Tổng quan bộ sản phẩm của Vertex Protocol
Vì là một mô hình tích hợp giữa cả AMM & OrderBook nên Vertex có khá nhiều sản phẩm để người dùng có thể sử dụng. Hiện tại, những sản phẩm chính mà Vertex Protocol đang cung cấp bao gồm:
- Trading: Người dùng có thể giao dịch spot & perps trên Vertex. Đòn bẩy trong chế độ perps thực chất là vay margin từ những người cho vay tại “Money Market”. Hiện tại đơn vị thanh toán (cũng là tài sản thế chấp) đang được chấp nhận sử dụng trên Vertex là $USDC.e, đây là $USDC được phát hành bởi Circle trên Ethereum và sau đó được Arbitrum Foundation bridge lên Arbitrum.
- Money Market: Vertex tích hợp module Lending & Borrowing với DEX, để giúp cho những nhà giao dịch có thể vay margin bằng chính nguồn vốn từ những người cho vay đang có tài sản nhàn rỗi. Chỉ những tài sản có thanh khoản cao mới được niêm yết trên Money Market của Vertex: USDC, wBTC, wETH, ARB, USDT.
- Cung cấp thanh khoản: Người dùng có thể cung cấp thanh khoản trên Vertex một cách trực tiếp thông qua AMM Pool của dự án, AMM chỉ đáp ứng thanh khoản cho các cặp spot. Ngoài ra có thể cung cấp thanh khoản gián tiếp cho Orderbook của Vertex bằng cách gửi tài sản vào “Fusion Pools” của Elixir - dự án MM đối tác của Vertex, Orderbook đáp ứng thanh khoản cho cả các cặp spot & perps
- VRTX Staking: Nếu có ý định nắm giữ VRTX lâu dài, phương án tối ưu nhất là đem đi stake để nhận một phần doanh thu mà Vertex Protocol chia sẻ lại. Stake VRTX còn nhận được voVRTX - đơn vị điểm người dùng có thể boost số lượng phần thưởng staking lên đến 2.5 lần.
Bên cạnh đó, để phục vụ cho những sản phẩm chính thì Vertex còn xây dựng tính năng nạp tiền cross-chain thông qua việc tích hợp với Squidrouter Bridge. Theo đó, người dùng có thể nạp tiền vào nền tảng từ 8 EVM Chain khác bao gồm Ethereum, Optimism, BNB Chain, Polygon, Fantom, Mantle, Base và Avalanche.
Cơ Chế Hoạt Động Của Vertex Protocol
Cơ chế hoạt động sơ bộ của Vertex
Mô hình của Vertex là một DEX Hybrid Orderbook AMM bao gồm 3 thành phần chính là:
- AMM (onchain)
- Risk engine (onchain)
- Sequencer - Orderbook(off-chain)
Khi trader gửi lệnh trên Vertex, các sequencer sẽ phụ trách tiếp nhận các lệnh, khớp các lệnh với nhau trên CLOB và lưu trữ các lệnh chưa được khớp lại tại một bộ nhớ tập trung. Tất cả những việc này được thực hiện off-chain và được thực hiện bởi Vertex Sequencer. Có thể hiểu đơn giản là Vertex sử dụng một orderbook off-chain.
Sau khi các lệnh được khớp thì quá trình chuyển tiền sẽ diễn ra trên smart contract layer của Vertex (ở trên Arbitrum). Đầu tiên, thông tin được lọc bởi Risk engine - công cụ quản lý rủi ro, có nhiệm vụ xác nhận thông tin giao dịch từ các bên tham gia để đảm bảo tính chính xác và hoàn tất của thông tin (onchain).
Nếu như Vertex Sequencer không khớp lệnh - hay nói cách khác là các lệnh không được xử lý bởi CLOB thì sẽ được đẩy sang cho AMM. Có thể thấy rằng tuy cùng sử dụng mô hình Hybird AMM & Orderbook nhưng Vertex ưu tiên thanh khoản từ CLOB hơn, trong khi đó Drift Protocol - dự án Perp DEX hàng đầu trên Solana - lại ưu tiên thanh khoản từ AMM hơn.
Vertex Edge
Vertex Edge là một công cụ giúp đồng bộ thanh khoản từ Orderbook của các sàn giao dịch trên nhiều blockchain khác nhau. Hiện tại, Blitz - fork của Vertex trên Blast chính là thành viên đầu tiên trong liên minh Vertex Edge. Có thể hiểu rằng, thanh khoản trên Blitz (trên Blast) có thể được sử dụng để đáp ứng cho nhu cầu thanh khoản trên Vertex (trên Arbitrum) thông qua Vertex Edge.
Vertex Edge giải quyết cả các lệnh spot và perpetual. Ví dụ, nếu như một người mở lệnh swap ETH sang USDC trên Blast nhưng thanh khoản (ETH) trên Blitz không đủ thì sẽ được điều phối sang nguồn thanh khoản sẵn có trên Vertex (Arbitrum). Cách làm này sẽ giúp tối ưu được hiệu quả vốn và giảm khả năng trượt giá từ các lệnh có khối lượng cao.
Đánh giá cơ chế hoạt động của Vertex
Ưu điểm trong mô hình của Vertex là họ kết hợp nhiều nguồn thanh khoản với nhau để đưa ra được mức độ trượt giá thấp nhất có thể. Trên thị trường hiện nay thì AMM và CLOB đều là những hình thức tổ chức thanh khoản phổ biến, hiệu quả nhất và việc mix các cơ chế này lại sẽ giúp Vertex tận dụng được điểm mạnh của cả hai:
- Orderbook giúp cho người dùng có thể đặt nhiều loại lệnh, điều không thể thiếu đối với những nhà giao dịch chuyên nghiệp. Ngoài ra, thanh khoản cũng được trực quan hóa để người dùng có thể tự ước tính entry và khối lượng giao dịch hợp lý.
- AMM lại có thế mạnh ở đặc tính có thể đảm bảo thanh khoản cho mọi mức giá, mặc dù trượt giá có thể cao hơn chút. Vì vậy nên AMM không được ưu tiên trong mô hình của Vertex.
- Ngoài ra, Vertex Edge cũng được phát triển để cải thiện thanh khoản cho Vertex và các sàn giao dịch phiên bản chị em trên những blockchain khác. Giải pháp này là hoàn toàn mới đối với các sàn giao dịch phái sinh phi tập trung.
Tuy nhiên, Vertex không công bố dữ liệu về hoạt động của các sản phẩm trên, ví dụ như Orderbook đã thực hiện bao nhiều % khối lượng giao dịch, hiệu quả giữa Orderbook & AMM là như thế nào hay Vertex Edge đã giải quyết bao nhiêu khối lượng giao dịch. Do đó chúng ta cũng chưa thể đánh giá hiệu quả thực tế của những giải pháp này, liệu chúng có thực sự có tác dụng hay không.
Mặt khác, Vertex cũng gặp phải những vấn đề như hỗ trợ khá ít cặp giao dịch, với chỉ khoảng 40 cặp perps tại thời điểm bài viết được thực hiện. Ngoài ra, trên Vertex thì đòn bẩy thì tối đa chỉ được 20x, trong khi các dự án như GMX, dYdX, HyperLiquid đã hỗ trợ đòn bẩy trên 50x.
Đánh Giá Hiệu Quả Của Vertex Protocol
Vì Blitz và Vertex cùng được xây dựng bởi một đội ngũ, thừa hưởng cùng một công nghệ và chỉ khác nhau ở thương hiệu nên có thể coi Blitz như là một bản Multichain của Vertex trên Blast vậy. Do đó chúng ta sẽ xem xét hiệu quả của cả hai nền tảng này trên tất cả phương diện.
Tổng TVL của cả hai nền tảng là $121.63M, trong đó Vertex chiếm 75% và Blitz đóng góp 25% còn lại. Blitz mới chỉ được mainnet từ tháng 3/2024 trong khi Vertex đã đi vào hoạt động từ một năm trước đó, nhưng xét về khả năng đón nhận dòng tiền thì rõ ràng là Blitz đang có một tốc độ tăng trưởng cao hơn.
Điều này đến từ việc Blast L2 đang ngày càng hype hơn khi ngày triển khai token & airdrop đã rất gần. Trong khi đó hệ sinh thái Arbitrum chỉ còn động lực được duy trì từ Arbitrum STIP. Ngoài ra thì vị thế của Blitz trên Blast cũng là khai quốc công thần, khác hẳn so với Vertex chỉ là một nền tảng Perp DEX sinh sau đẻ muộn trên Arbitrum.
Về khối lượng giao dịch perps, cả hai nền tảng đều duy trì ở mức cao nhất từng đạt được trong năm 2024, trong khi Blitz ghi nhận xu hướng tăng trưởng rất tốt. Tháng 4/2024, Blitz đóng góp khoảng 30% khối lượng giao dịch mà Verted Edge xử lý, tức là bằng một nửa công suất của Vertex.
Trên lending market thì USDC đang là tài sản đang có hiệu quả sử dụng vốn cao nhất, tiếp theo đó là USDT, còn tất cả các phần còn lại đều là risk assets và đều có thể đánh giá là kém hiệu quả. Đặc biệt là wBTC & wETH có thanh khoản cho vay lên đến $60M nhưng chưa đầy $1M được vay ra. Điều này khiến cho APR của các pool risk assets rất ít với Lend APR chỉ dưới 0.1% và Borrow APR chỉ dưới 1.5%.
Tổng số lượng VRTX được stake là 135M token, tương ứng 43% cung lưu hành của VRTX ở thời điểm bài viết được thực hiện, bằng 13.5% tổng cung tối đa và tương ứng với giá trị của $20M. Trong các tháng đầu tiên của 2024, khối lượng giao dịch hàng tháng được duy trì đồng đều và do đó phí giao dịch được phân phối cho staker cũng ổn định ở mức 30% APY.
Đánh Giá Chiến Lược Phát Triển Vertex Protocol
Trước hết, trong việc sử dụng incentive từ Arbitrum, Vertex triển khai phân phối phần trading incentive trong 12 tuần bắt đầu kể từ tháng 11/2023 và kết thúc vào cuối tháng 1/2024. Vertex chia 15% cho LP trên Elixir và 85% cho các trader tại chính nền tảng giao dịch của mình. Giai đoạn từ tháng 11/2023 cho đến hết tháng 1/2024 cũng là khoảng thời gian mà khối lượng giao dịch trên Vertex được ghi nhận là bùng nổ, phải đến x4 lần so với những tháng trước đó. Cho thấy việc sử dụng khoản tài trợ từ Arbitrum STIP là hiệu quả
Thứ hai, dự án phân phối doanh thu từ phí giao dịch cho staker ở một mức không quá cao cũng không quá thấp. Câu chuyện real-yield hay nhất từng được vẽ ra bởi GMX với việc chia sẻ 100% doanh thu, và điều chỉnh về 90% kể từ khi phát hành GMX V2, đã khiến thị trường chú ý. Nhưng đối với Vertex thì họ linh động điều chỉnh với tỷ lệ chia sẻ ít nhất 50%, quy ra staking APR khoảng từ 20%-30% là một mức không tồi nhưng không quá điên rồ. Cách làm như vậy sẽ giúp dự án giữ chân được VRTX holder mà cũng có thêm kinh phí trang trải, phát triển dự án.
Thứ ba là việc phát triển Vertex Edge, một chiến lược khác lạ và đầy tham vọng. Chúng ta có thể đặt dấu hỏi ở việc tại sao Vertex không giữ nguyên Brand khi triển khai multichain mà lại xây dựng một thương hiệu hoàn toàn mới là Blitz trong khi công nghệ và đội ngũ vẫn y nguyên. Có thể lý do sẽ nằm ở việc họ cần một thương hiệu mới hoàn toàn để khai thác tiềm năng của Blast, hoặc để phát hành token mới gọi thêm vốn một cách hợp lý hơn ..v.v. Với Vertex Edge, dấu chân của Vertex không chỉ giới hạn ở Arbitrum hay Blast mà còn nhiều hơn thế nữa.
Mới đây, dự án cũng đã triển khai chương trình Buy back & Stake VRTX. Về cơ bản, doanh thu được tạo ra sẽ được dự án sử dụng để mua lại token VRTX trên thị trường, sau đó đem staking, và lợi nhuận thu được staking cũng sẽ tiếp tục dùng để mua VRTX để mà stake tiếp. Chiến dịch này sẽ siết cung lưu hành VRTX trên thị trường lại, tuy nhiên nó cũng sẽ chiếm đi một phần không ít trong tỷ trọng của tổng pool VRTX Staking, dẫn đến lợi nhuận kém hơn cho những người staking. Do kế hoạch này mới được triển khai 1 tuần trước khi bài viết được thực hiện nên tác động của nó chưa được rõ ràng đối với các bên liên quan. Nhưng đây cũng là một nước đi mới lạ của đội ngũ Vertex so với những dự án staking khác.
Tổng Kết
Vertex Protocol đang là giao thức có một tầm nhìn khác biệt và nhiều sáng tạo trong việc thiết lập một mô hình sàn giao dịch với thanh khoản tối ưu nhất. Trên đây là bài viết phân tích chi tiết về dự án Vertex, mong rằng mọi người sẽ có thêm những góc nhìn hữu ích về Vertex Protocol.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Stader Labs Chính Thức Tích Hợp ETHx Vào Kelp DAO Trên Arbitrum - August 20, 2024
- Chiến Dịch Testnet Cuối Cùng Của APOLLO: Lời Tiên Tri Ánh Sáng - August 16, 2024
- Revolving Games Tổ Chức RCADE Node Presale Và Công Bố Tokenomics - August 11, 2024