Không thể phủ nhận Olympus DAO đang có nhiều sự chuyển biến tích cực trong thời gian qua với việc xây dựng và mở rộng hệ sinh thái của mình. Tuy nhiên, hệ sinh thái của Olympus DAO cũng có nhiều điều thú vì mà mình sẽ chia sẻ tới mọi người trong bài viết dưới đây.
Để hiểu hơn về Olympus DAO và hệ sinh thái của nó, mọi người có thể tham khảo một số các bài viết dưới đây:
Tổng Quan Về Hệ Sinh Thái Olympus DAO
Các mảnh ghép hiện tại
Có thể nói rằng Olympus DAO đang có những bước thay đổi chóng mặt trong việc định hướng phát triển. Theo như thông thường, Tresury được xây dựng từ việc bán Bond vào năm 2021 sẽ được sử dụng farming trên các giao thức DeFi hàng đầu như Curve Finance, Convex Financ, Balancer,... thì Olympus DAO cũng định hình lại trong việc làm sao để sử dụng Tresury một cách hiệu quả nhất.
Rõ ràng Yield Farming là một giải pháp bền vững tuy nhiên nó đồng nghĩa với việc không phải là một giải pháp đột phát cho nền tảng. Chính vì vậy việc xây dựng hệ sinh thái Olympus DAO giúp nền tảng thực hiện hóa 2 vấn đề lớn bao gồm:
- Tresury của Olympus DAO nhận về một lượng lớn token của các dự án mới và tất nhiên tiềm năng tăng trưởng của các dự án mới giúp Tresury của Olympus có thể đột phá trong tương lai.
- Giải quyết bài toán cho use case của token gOHM khi mà hầu hết các nền tảng trong hệ sinh thái Olympus DAO đều tích hợp gOHM.
Những điểm khác biệt của hệ sinh thái Olympus DAO
Chúng ta cùng điểm qua các mảnh ghép trong hệ sinh thái Olympus DAO bao gồm các cái tên như:
- Vesta Finance: Nền tảng CDP với stablecoin VST được xây dựng và phát triển trên hệ sinh thái Vesta Finance.
- Jones DAO: Nền tảng Yield Farming cung cấp các chiến lược gia tăng tài sản một cách thụ động cho những tài sản nhàn rỗi của người dùng.
- Aura Finance: Nền tảng Yield Farming đang là nền tảng lớn nhất trong Balancer Wars.
- Midas Capital: Nền tảng Lending & Borrowing sử dụng mô hình Isolated Pool hướng tới việc bất kì một altcoin nào cũng có thể được mang vào quá trình vay và cho vay.
- Silo Finance: Nền tảng Lending & Borrowing sử dụng mô hình Isolated Pool kết hợp với mô hình CDP để phát hành ra stablecoin XAI của riêng mình.
- Gamma Strategies: Nền tảng cung cấp các chiến lược giúp các LP dễ dàng cung cấp thanh khoản trên Uniswap V3 với lợi nhuận tối đa.
- Setiment: Nền tảng Undercollateralized Finance cho phép người dùng sử dụng đòn bẩy đến x5 và sử dụng các tài sản đó để kiếm lợi nhuận thông qua các giao thức mà Sentiment tích hợp.
- Vendor Finance: Nền tảng Lending P2P với một số các tính năng mới.
Một điều đặc biệt dễ thấy đó chính là trong tổng cộng 8 dự án thì có tới 5 dự án thuộc mảng Lending & Borrowing bao gồm Vesta Finance, Midas Capital, Silo Finance, Sentiment và Vendor Finance. Tuy cùng thuộc mảnh ghép Lending nhưng các dự án có cơ chế hoạt động khác nhau, công việc của chúng ta là cùng đào sâu vào các dự án này.
Phân Tích Cơ Chế Hoạt Động Của Các Dự Án Lending & Borrowing
Vesta Finace - Nền tảng CDP duy nhất trên HST Olympus DAO
Vetsa Finance là một nền tảng CDP (Collateralized Debt Position) với stablecoin VST là trung tâm phát triển của giao thức được xây dựng và phát triển trên hệ sinh thái Arbitrum. Vesta Finance cho phép người dùng thế chấp crypto assets để mint ra VST - stablecoin được gắn peg 1 - 1 với USD. Cơ chế hoạt động của Vesta Finance được diễn ra tương đối đơn giản như sau:
- Bước 1: Người dùng gửi crypto assets được Vesta Finance chấp nhận vào giao thức.
- Bước 2: Tùy thuộc vào mỗi loại tài sản sẽ có tỷ lệ thế chấp khác nhau mà người dùng mint ra VST.
- Bước 3: Người dùng sử dụng VST tham gia vào các hoạt động trên DeFi như LP, Lending, Borrowing, Yield Farming,... để kiếm lợi nhuận.
Một số các ưu điểm và nhược điểm của nền tảng Vesta Finance như sau:
Ưu điểm | Nhược điểm |
---|---|
Vesta Finance được Olympus DAO chống lưng nên việc xây dựng thanh khoản cho VST trên Curve Finance tương đối dễ dàng. | Bởi vì quá cực đoan với chuyện phi tập trung nên Vesta Finance không chấp nhận USDC, USDT làm tài sản thế chấp nên TVL của Vesta không được tối ưu. |
Dự án nhận ra được điểm yếu của VST nên có một số chương trình giúp VST lấy lại peg. | Chính vì lí di trên mà peg của VST thường không được ổn định tại mức giá $1. |
Giao thức phát triển có lộ trình rõ ràng, đội ngũ cũng nhanh chóng cập nhật sản phẩm ví dụ chấp nhận ARB làm tài sản thế chấp. | Theo góc nhìn cá nhân thì UI UX của Vesta Finance sẽ tương đối khó cho người dùng mới. |
- | Số lượng tài sản mà Vesta Finance hỗ trợ còn hạn chế, chưa được nhiều loại crypto. |
Một số những cập nhật đáng chú ý nằm trong lộ trình phát triển của Vesta Finance như sau:
- Ra mắt phiên bản Vesta V2 với những cập nhật liên quan tới logo, chương trình bootstrap thanh khoản cho VST, chương trình staking cho VSTA, cải thiện UI UX,...
- Khiến cho tất cả mọi người có thể mint ra VST bằng bất kì một loại crypto assets nào.
- Tăng tỷ lệ thế chấp cho các loại tài sản thông qua việc xây dựng Oracle chuyên biệt cho các loại tài sản khác nhau.
Nhận định cá nhân: Arbitrum là một hệ sinh thái mới nổi và vẫn chưua có một native stablecoin nào thực sự hiệu quả chính vì vậy cơ hội của Vesta Finance còn rất lớn tuy nhiên dự án cần phải cải thiện nhanh như tăng số lượng tài sản thế chấp, gạt bỏ tư duy bảo thủ về các stablecoin tập trung, bootstrap thanh khoản cho VST để lấy lại peg.
Midas Capital - Nền tảng Lending & Borrowing kiểu mới
Midas Capital là một nền tảng Lending & Borrowing cho phép nhiều loại crypto assets được đưa vào Lending & Borrowing thông qua cơ chế hoạt động mới mẻ của dự án. Với Midas Capital, các LP tự xây dựng các Pool thanh khoản với các thông số riêng bao gồm:
- Tên pool.
- Lựa chọn đơn vị cung cấp Oracle.
- Đã thông qua whitelist với Midas Capital chưa? Thông thường các Pool có whitelist với Midas tương tương với việc KYC với dự án thì sẽ uy tín hơn so với các pool không được whitelist.
- Close Factor: Ngưỡng thanh lý của tài sản.
- Liquidation Incentive: Ưu đã dành cho các nhà thanh lý.
Các pool thanh khoản là các Isolated Pool (các bể thanh khoản độc lập) chính vì vậy mà việc 1 pool bị gặp vấn đề sẽ không ảnh hưởng tới các pool còn lại. Tuy nhiên, bên cạnh đó với cơ chế hoạt động tương đối mới của Midas Capital nên nền tảng có một số các ưu điểm & nhược điểm như sau:
Ưu điểm | Nhược điểm |
---|---|
Các pool thanh khoản hoạt động độc lập nên vấn đề bảo mật sẽ tốt hơn so với những giao thức sử dụng cơ chế Shared Pool. | Giữa các Pool không có sự tương tác nên không thể thế chấp tại pool A mà vay tài sản từ Pool B. |
Các tài sản thế chấp đa dạng kể cả là NFT, Altcoin Lowcap, LP Token,... | Thanh khoản bị phân mảnh ra các pool khác nhau. |
Những LP có nhiều quyền quyết định với tài sản của mình so với việc không có quyền gì so với các nền tảng Lending Pool thông thường. | Theo mình sử dụng, UI UX của dự án cần phải cải thiện để thân thiện hơn với người dùng trong tương lai. |
Nhận định cá nhân: Rõ ràng Midas Capital mở ra một thị trường ngách mới trong mảng Lending & Borrowing với Midas Capital vấn đề lớn nhất là thanh khoản cho những altcoin có vốn hóa nhỏ dần dần được giải quyết. Tuy nhiên, Midas Capital cũng còn một số các vấn đề như mình có chia sẻ ở trên cần phải cải thiện trong tương lai.
Vendor Finance - Nền tảng Lending P2P điển hình
Vendor Finance là một nền tảng Lending P2P điển hình với cơ chế mà chắc chắn ai cũng hiểu rõ thông qua một số các bước đơn giản như sau:
- Bước 1: Người cho vay sẽ set up các thông số với khoản vay của mình như tài sản thế chấp mong muốn, tài sản cho vay, tỷ lệ thế chấp, ngày đáo hạn, Lãi suất,...
- Bước 2: Người đi vay sẽ chọn các hợp đồng phù hợp sau đó là gửi tài sản thế chấp, vay ra tài sản mình mong muốn và thực hiện nghĩa vụ của người đi vay.
Sự khác biệt mà Vendor Finance đem lại đó chính là tính năng Rollovers cho phép người dùng thiết lập các khoản vay không thời hạn. Rollovers cho phép người dùng chuyển khoản vay cũ sang một khoản vay mới mà không cần phải tất toán từ đó tiết kiệm chi phí và thời gian cho người dùng.
Đánh giá cá nhân: Rõ ràng các mô hình Lending P2P đã không thể vượt qua bài kiểm tra của thị trường khi mà bản thân AAVE ngày xưa cũng phải chuyển từ mô hình Lending P2P sang P2Pool. Vậy liệu Vendor Finance có thành công trong tương lai hay không?
Tuy nhiên, thời gian gần đây các dự án Lending P2P cũng có dấu hiệu quay trở lại nhưng có sự cải tiến mạnh mẽ hơn. Một số các dự án nổi bật như:
- Morpho Labs: Dự án Lending P2P tích hợp với các dự án Lending P2Pool. Để khi tài sản trên nền tảng chưa khớp thanh khoản thì sẽ được mang Lending trên AAVE hay Compound.
Silo Finance - Nền tảng Lending & Borrowing theo một hướng mới
Silo Finance là một nền tảng Lending & Borrowing. Có 2 yếu tố làm nên sự khác biệt cho Silo Finance bao gồm:
- Isolated Pool: Là các pool thanh khoản độc lập việc một pool gặp vấn đề sẽ không gây rắc rồi cho các pool còn lại. Isolated Pool khắc phục nhược điểm của Shared Pool của AAVE hay Compound.
- Stablecoin XAI và ETH: 2 dạng tài sản này ra đời với mục đích định tuyến giúp người dùng có thể thế chấp ở Pool A sau đó vay ra ở Pool B.
Với mô hình này của Silo Finance đã giải quyết dứt điểm được điểm yếu của các mô hình Lending sử dụng Isolated Pool trong việc không có sự liên kết giữa các pool thanh khoản. Không chỉ dừng lại ở đó thì Silo Finance còn là nền tảng phát thành XAI và XAI sẽ không chỉ dừng lại ở bộ công cụ định tuyến mà sẽ còn là stablecoin phổ biến khắp khỏi DeFi.
Với Silo Finance, nền tảng sẽ có một số các ưu và nhược điểm dưới đây:
Ưu điểm | Nhược điểm |
---|---|
Các pool thanh khoản có sự liên kết với nhau.Giải quyết triệt để vấn đề của mô hình Isolated Pool. | Việc giữ peg cho XAI và xây dựng use case sẽ không phải là câu chuyện đơn giản với một dự án mới như Silo Finance. |
Có thể phát triển mạnh mẽ nhờ việc phát hành stablecoin XAI tương tự như DAI. | Lãi suất biến động. |
Đánh giá cá nhân: Silo Finance rõ ràng đã có những sự cải tiến so với mô hình hoạt động của dự án sử dụng Isolated Pool truyền thống. Tuy nhiên, với thách thức xây dựng 1 stablecoin XAI thì đây cũng sẽ là một chặng đường khó khăn cho dự án.
Sentiment - nền tảng Undercollateralized Lending nổi bật
Sentiment là một nền tảng Undercollateralized Lending cho phép người dùng vay ra nhiều hơn số lượng tài sản mình thế chấp từ đó tạo ra nhiều lợi nhuận hơn có thể nói rằng Sentiment cũng là một nền tảng Leverage Yield Farming. Cơ chế hoạt động của Sentiment được diễn ra như sau:
- Bước 1: Người cho vay sẽ gửi tài sản nhàn rỗi của mình vào giao thức để nhận về LToken đại diện cho khoản cho vay và lợi tức.
- Bước 2: Người đi vay sẽ mở mộ tài khoản gọi là Margin Account và đưa tài sản thế chấp của mình vào đó.
- Bước 3: Lựa chọn tài sản muốn vay, số lượng và đòn bẩy.
- Bước 4: Người dùng sẽ tương tác với mục Trade hoặc Invest trên chính nền tảng để kiếm lợi nhuận.
Đối với Sentiment thì dự án sẽ có một số các ưu và nhược điểm dưới đây:
Ưu điểm | Nhược điểm |
---|---|
Cho phép người dùng sử dụng đòn bẩy đi vay với Sentiment tối đa lên đến 5 lần. | Các lượng Dapp, Giao thức tích hợp vào dự án không nhiều khiến sự lựa chọn cho các người dùng không đa dạng và tối ưu lợi nhuận. |
- | Thực tế sản phẩm chưa được thị trường đón nhận nồng nhiệt mặc dù đã xuất hiện từ lâu. |
- | Phù hợp với thị trường uptrend hơn là thị trường downtrend và sideway như hiện tại. |
Đánh giá cá nhân: thực tế ý tưởng của Sentiment hay các dự án trong mảng Undercollateralized Lending là không hề tệ mà có chút thú vị tuy nhiên theo các thị trường đang trả lời thì có vẻ đây là một mảnh ghép chưa được quá chú ý tại thời điểm này. Minh nghĩ giới hạn lớn nhất đó chính là việc giới hạn các dự án mà giao thức tích hợp khiến người dùng không có nhiều lựa chọn.
Olympus DAO Đang Thực Sự Toan Tính Điều Gì?
Các dự án Lending vẫn có thể thay đổi trong tương lai
Có thể theo như suy nghĩ của Olympus DAO cho rằng các mô hình Lending P2Pool hiện nay mặc dù đã rất thành công với cái tên AAVE hay Compound nhưng vẫn còn những khuyết điểm khó thay đổi như:
- Lãi suất biến động không an toàn với những tổ chức, cá voi trong những khoản vay dài hạn.
- Với việc nhu cầu vay thấp làm lãi suất thấp không thực sự hiểu qua với những người cho vay.
- Với mô hình Shared Pool thì khi bị tấn công thì tất cả các loại tài sản sẽ nguy hiểm.
Rõ ràng, với các mô hình mà Olympus DAO đầu tư thì tất cả các dư án đều đi theo mô hình CDP hoặc là P2P hoặc là Isolated Pool. Có thể Olympus DAO cho rằng mô hình CDP đặc biệt là các dự án với mô hình Isolated Pool.
Xây dựng use case cho gOHM
Hầu hết các giao thức Lending & Borrowing ở trên như Sentiment, Vesta Finance, Silo Finance,... đều chấp nhận OHM hoặc gOHM hoặc cả hai làm tài sản thế chấp. Có thể thấy rằng việc xây dựng hệ sinh thái của Olympus là một mũi tên trúng hai đích vừa làm tối ưu và tạo ra động lực tăng trưởng lớn cho Tresury vừa tạo ra use case cho native token của mình một cách dễ dàng.
Xây dựng theo điểm mạnh của bản thân
Nếu như mọi người chú ý thì trong Tresury của dự án có rất nhiều stablecoin đặc biệt là DAI, FRAX bên cạnh đó có những loại tài sản như CVX và FXS. Với lượng DAI thì Olympus DAO có thể dễ dàng xây dựng pool thanh khoản cho VST của Vesta Finance và XAI của Silo Finance thực tế thì cả VST hay XAI đều tập trung pool với FRAX.
Bên cạnh đó, với việc sở hữu CVX hay FXS thì đâu đó Olympus DAO cũng có thể điều tiết lượng thanh khoản trên Curve tập trung vào các dự án mình đang hỗ trợ.
Tổng Kết
Theo mình, không phải tự nhiên mà hệ sinh thái của Olympus DAO tập trung vào các dự án Lending & Borrowing. Liệu các dự án thuộc mảng Lending & Borrowing trong hệ sinh thái Olympus DAO sẽ tạo ra những điều khác biệt trong tương lai thì mọi người cùng chờ đợi nhé.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024