Trong DeFi 1.0, chúng ta đã quá quen thuộc với cụm từ Liquidity Mining, công cụ này giúp các dự án thu hút được thanh khoản từ các LP trong thời điểm đầu nhưng là vô tình nếu phần thưởng quá lớn thì gây ra áp lực bán và giảm giá trên chính token native của dự án
Bên cạnh đó, sau khi chương trình liquidity mining kết thúc thì cũng các là lúc các LP rời khởi dự án để sang chuyển sang dự án khác có thể kiếm lợi nhiều hơn. Đó cũng là điểm cần khắc phục của các dự án Defi 1.0.
Defi 2.0 ra đời và đang phát triển với các cái tên tiêu biểu như Olympus Dao, Alchemix, Temple Dao,... Hôm nay mình và các bạn sẽ cùng nhau tìm hiểu về dự án Olympus Dao.
Olympus Dao Là Gì?
Olympus Dao là một giao thức trên Ethereum dùng để quản lý tiền tệ phi tập trung.
Olympus đang xây dựng một đồng tiền tệ do cộng đồng sở hữu, phi tập trung, chống kiểm duyệt, được đảm bảo bởi các tài sản có tính thanh khoản cao được gọi là OHM.
Cơ Chế Hoạt động
Đầu tiền chúng mình sẽ cùng điểm qua 3 đặc điểm chính của Token OHM:
- Fully collateralized (Được đảm bảo 100%): Mỗi 1$ OHM sẽ được back bởi 1$ tài sản trong kho bạc, nó có thể là DAOI, FRAX và đang có một số đề xuất về việc sẽ thêm ETH và BTC làm tài sản đảm bảo. Như vậy mỗi 1$ OHM sẽ được đảm bảo gấp nhiều lần bằng các loại tài sản khác nhau.
- Algorithmic Stablecoin (Stablecoin thuật toán): OHM sẽ không được neo giá cố định ở mức 1$ mà nó sẽ được đảm bảo bằng 1$ tài sản trong kho bạc. Giao thức sẽ quản lý và điều hành nguồn cung của OHM sao cho khi giá trị mỗi OHM ngoài thị trường có giá trị nhỏ hơn 1$ thì giao thức sẽ mua lại và đốt. Nếu OHM ngoài thị trường có giá trị lớn hơn 1$ thì giao thức sẽ mint thêm để đảm bảo giá trị mỗi OHM luôn ổn định ở mức 1$.
- Free-floating (Giá thả nổi): Do không được peg với 1$ như các stable coin khác như USDT, DAI,...., như vậy giá của token OHM sẽ được thả trôi trên thị trường và chúng ta có thấy giá token OHM ở các mức giá khác nhau.
Các hoạt động chính của Olympus Dao: Staking, Bonding và Treasury
Staking đóng một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái Olympus. Staker sẽ gửi OHM của họ vào giao thức, điều này góp phần vào sự ổn định giá lâu dài của OHM. Đổi lại, staker sẽ nhận được phần thưởng staking. Sau khi staking token OHM, bạn sẽ nhận lại được token gOHM. Số lượng gOHM phần thưởng từ quá trình staking sẽ dựa tên dựa trên tỉ lệ staking (Base staking rate).
BSR sẽ được governance bởi giao thức. Ta có gOHM = OHM * index. Trong đó Index là chỉ số tăng dần phụ thuộc vào BSR.
Bonding cũng là một hoạt động khá tích cực trong giao thức. Có thể hiểu đơn giản bonding là việc bạn bán các loại tài sản của mình có thể là DAI, FRAX hay các LP token để đổi lấy OHM với giá chiết khấu và thường được trả trong thời gian 5 ngày. Đổi lại, việc bán trái phiếu cung cấp thêm thanh khoản và tài sản dự trữ cho kho bạc Olympus, góp phần vào sự ổn định của giao thức. Do đó, 99% tổng thanh khoản thuộc sở hữu của Olympus (Protocol Owned Liquidity). Phân loại Bond trong giao thức:
- Reserve Bonds (Trái phiếu dự trữ): Là trái phiếu bán OHM với giá chiết khấu để mua tài sản dự trữ kho bạc. Trái phiếu dự trữ phục vụ mục đích kép, không chỉ ổn định giá OHM (khi giá của OHM >1$) mà còn tích lũy lợi nhuận từ các trái phiếu này dưới dạng dự trữ kho bạc.
- Inverse Bonds (Trái phiếu nghịch đảo): Là trái phiếu bán tài sản dự trữ (thường là DAI, FRAX) để đổi lấy OHM. Giống như Reserve bonds, những trái phiếu này được sử dụng để ổn định giá OHM. Không giống ở chỗ chúng được cấp ngay lập tức và là cơ chế cốt lõi để hấp thụ áp lực bán từ thị trường khi giá của OHM < 1$.
- OHM Bonds (Trái phiếu OHM) là trái phiếu bán OHM lấy OHM. Mục đích của những điều này là để chuyển từ việc staking gOHM, vốn là vĩnh viễn và thanh khoản hoàn toàn, sang hình thức đặt bán thanh khoản, có giới hạn thời gian.
- Liquidity Bonds (Trái phiếu thanh khoản): Tương tự như Trái phiếu dự trữ, ngoại trừ việc chúng là các LP Token, do các Liquidity providers từ các sàn giao dịch như Uniswap, Sushisap bán token thanh khoản của mình để đổi lấy OHM với giá chiết khấu. Các trái phiếu này được sử dụng khi giao thức có nhu cầu tích lũy thêm thanh khoản.
Treasury: Là một kho bạc chứa các tài sản của giao thức. Nó được dự trữ bằng cách bán Bond và là nguồn thu chính của giao thức.
Có một phần đặc biệt và rất hay của giao thức Olympus, đó là họ sử dụng lý thuyết trò chơi để xác định hành vi và quyết định của người dùng trong giao thức. Từ đó có chiến lược hiệu quả để phát triển dự án. Olympus xác định có 3 hoạt động chính của người dùng trong giao thức: Staking, Bonding và Selling.
- Staking là hoạt động có lợi nhất cho dự án nên được +2.
- Bonding là hoạt động giúp dự án có thêm thanh khoản và thu được lợi nhuận nên được +1.
- Selling là hoạt động mà giao thức không muốn xảy ra nhất, khi tất cả mọi người đều bán token của mình thì sẽ hoàn toàn không tốt cho dự án. Giao thức
Ở đây, Oympus Dao sử dụng lý thuyết trò chơi để quản lý hệ thống. Với mỗi người dùng trong giao thức sẽ có 3 hoạt động chính: Staking, Bonding, Selling
- Staking: Với mỗi hoạt động staking của người dùng sẽ được tính là (+2) vì đây là hoạt động tốt nhất cho giao thức
- Bonding là hoạt động đem lại thanh khoản và thu nhập cho giao thức nên sẽ được tính là (+1)
- Selling là hoạt động không tốt cho dự án nhất, khi người dùng bán token của họ, hoạt động này sẽ được tính là -1.
Người dùng trong giao thức rất nhiều, nhưng ở đây ta sẽ phân tích hành vi của 2 người đại diện trong giao thức. Ta sẽ có các cặp (3,3) đồng nghĩa với việc cả hai người cùng stake, (-3, -3) đồng nghĩa với việc cả hai người đều sell. Phân tích ở trên chúng ta sẽ có thắc mắc là tại sao hoạt động stake chỉ có điểm là +2, nhưng dưới bảng lại là +3, bởi vì khi trước khi stake, người dùng cũng đã phải mua token OHM, điều này sẽ làm gía OHM tăng lên, điều này cũng khiến cho phần thường stake tăng lên. Bởi vâỵ, khi cả 2 người tham gia stake, giá trị họ tạo ra sẽ cao hơn nên sẽ là (3,3). Nguợc lại, khi sell OHM, nó sẽ khiến giá OHM giảm xuống và phần thưởng stake giảm theo. Khi cả 2 người cùng bán thì sẽ tạo ra tác động tiêu cực kép, nên sẽ là (-3, -3).
Hiển nhiên, giao thức sẽ rất mong muốn tất cả mọi người đều stake, vì khi đó ai cũng sẽ là người có lợi, tuy nhiện, sự thật không phải như thế. Mọi người tham gia là khác nhau, nên sẽ có người lời nhiều sẽ sell, lời ít sẽ stake hoặc bond. Nếu sự cân bằng cuối cùng để giao thức có lợi đó là tất cả mọi ngừơi đều mua bond. Điều này sẽ giúp cho giao thức phát triển lành mạnh và bền vững.
Doanh Thu Của Giao Thức
Olympus tạo ra doanh thu bằng việc mua và bán OHM, ngoài ra họ sẽ nhận được phí giao dịch từ các LP token trong Treasury và từ hoạt đông lending các loại tài sản có trong Treasury. 10% doanh thu từ dự án sẽ được chia cho đội ngũ Stake và 90% còn lại sẽ được chia cho OHM holders.
Lộ Trình Phát Triển
Mình sẽ tóm tắt một vài key quan trọng trọng lộ trình phát triển của Olympus Quý IV năm 2022:
- Khám phá các giải pháp phòng ngữa rủi do, để tăng lượng tài sản dự trữ OHM.
- Tìm ra giải pháp để mở rộng quy mô hoạt động.
- Hỗ trợ các kế hoạch thiết lập hệ sinh thái Olympus trên Balancer thông qua việc triển khai tài sản, mua lại tải sản,...
- Mua lại Aura/veBAL.
- Đang chờ phê duyệt, hỗ trợ đề xuất tái cơ cấu Kho bạc, điều này sẽ giúp đạt được sự gia tăng phân cấp của Olympus thông qua quản trị theo chuỗi.
- Thu hút thêm thanh khoản từ những người nắm giữ OHM.
Core Team
Do Oympus được vận hành và quản lý bởi DAO, nên không có thông tin của founder hay core team dự án. Mọi người đều có quyền đề xuất và quản trị dự án thông qua DAO.
Tokenomic
Thông tin về token của Olympus DAO
- Tên token: Olympus
- Mã: OHM
- Blockchain: Ethereum
- Phân loại token: ERC-20
- Contract: 0x64aa3364f17a4d01c6f1751fd97c2bd3d7e7f1d5
- Total supply: Không giới hạn
Token Use Case
OHM có thể được sử dụng để staking, làm phần thưởng và biểu quyết cho những thay đổi quan trọng của giao thức.
Sàn Giao Dịch
Hiện tại bạn có thể mua, bán OHM thông qua các sàn giao dịch Curve Finance, Sushiswap, Banlancer,...
Kênh Thông Tin Của Olympus
- Website: https://www.olympusdao.finance/
- Twitter: https://twitter.com/OlympusDAO
- Telegram: https://t.me/OlympusTG
- Github: https://github.com/OlympusDAO
- Reddit: https://www.reddit.com/r/olympusdao/
Tổng Kết
Olympus là một dự án khá hay, mở đầu cho xu hướng Defi 2.0. Olympus mở ra khái niệm Protocol Owned Liquidity là một hướng phát triển mới, giúp cho giao thức có thể làm chủ thanh khoản của mình đồng thời kiếm được lợi nhuận từ đó. Tuy nhiên đi cùng với sự đi xuống của thị trưởng thì giá của token OHM cũng giảm đáng kể. Downtrend là thời gian các dự án để buil sản phẩm, cùng theo dõi bước chân của Olympus cùng mình để xem dự án có thể tồn tại qua mùa downtrend này không nhé.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- HyperPlay Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử HyperPlay - November 24, 2023
- Autoglyphs Là Gì? Tổng Quan Về Bộ Sưu Tập NFT Autoglyphs - November 20, 2023
- Fidenza Là Gì? Tổng Quan Về Bộ Sưu Tập NFT Fidenza - November 19, 2023