OLM là một thuật ngữ vô cùng mới và khó hiểu, được giới thiệu đầu tiên bởi Andre Cronje và xuất hiện gần đây do sự giới thiệu của dự án Bond Protocol. Về cốt lõi thì thuật ngữ này mang lại giải pháp cho vấn đề khai thác thanh khoản hay Incentive của các dự án dẫn đến việc Mint hoặc phát thải quá nhiều Token ra thị trường trong một khoản thời gian.
Bài viết này mình sẽ giải thích OLM là gì? Ưu và nhược điểm của OLM trong thị trường DeFi.
Bạn có thể tham khảo các bài viết về Option bên dưới để dễ hiểu bài viết này hơn:
Vấn Đề Gặp Phải
Các ưu đãi Pool thanh khoản truyền thống (tức là khai thác thanh khoản) đã được chứng minh là con dao hai lưỡi. Mặc dù hiệu quả đối với việc thu hút thanh khoản ban đầu nhưng chúng lại dẫn đến sự kém hiệu quả trong thời gian dài và gây thiệt hại cho các giao thức tiền điện tử.
Sự phụ thuộc vào thanh khoản được thuê dẫn đến sự tham gia của lính đánh thuê (cho thuê thanh khoản), dẫn đến một vòng phản hồi tiêu cực: Thanh khoản tràn vào trong giai đoạn khởi động ban đầu do APY cao thúc đẩy, chỉ cạn kiệt khi lượng phát hành mã thông báo cạn kiệt.
Hậu quả là sau một thời gian, giá Token làm phần thưởng sẽ giảm dó Farm/xả. Khi đó lợi nhuận không còn hấp dẫn nên nhà cung cấp sẽ rời đi làm cho thanh khoản mỏng, trượt giá tăng, bán nhanh và giá mã thông báo giảm khi những người tham gia vội vã thoát ra.
OLM Là Gì?
OLM là viết tắt của Options Liquidity Mining (khai thác thanh khoản tùy chọn), là sản phẩm mới nhất của Bond Protocol được lấy cảm hứng từ ý tưởng của Andre Cronje, TapiocaDAO và Timeless Finance. OLM cung cấp cho các giao thức khả năng đúc và phân phối tùy chọn cuộc gọi ERC-20 được gọi là oTokens.
Về bản chất OLM là sự kết hợp của khai thác thanh khoản, trái phiếu và quyền chọn. Nó mang lại sự hiểu quả cho chương trình khai thác thanh khoản của các giao thức. Giúp giao thức thu hút thanh khoản, kiếm được nguồn thu mà vẫn đem lại lợi ích cho các nhà cung cấp thanh khoản.
Khác biệt với các giải pháp khác trên thị trường, OLM cung cấp khả năng kết hợp liền mạch với các hợp đồng khai thác thanh khoản hiện có, cơ chế oToken có thể tùy chỉnh và định giá tĩnh. Options Liquidity Mining là giải pháp đáng trong đợi để giải quyết vấn đề khiến giá Token làm phần thưởng cho Liquidity Mining và Incentive Dump mạnh.
Kiến Trúc
Hệ thống OLM phần lớn tương tự như kiến trúc Bond Protocol hiện có, bao gồm:
- Mã thông báo tùy chọn (Bản sao ERC20): Phiên bản của mã thông báo tùy chọn với các tham số được chỉ định.
- Giao dịch viên tùy chọn: Xử lý mã thông báo hóa, thực hiện, thu hồi và lưu ký mã thông báo thanh toán. Cung cấp các chức năng đúc/đổi quà cho phép các giao thức khác thực hiện các tùy chọn đúc không được phép
- Hợp đồng khai thác thanh khoản tùy chọn: Triển khai khai thác thanh khoản tự động tạo mã thông báo tùy chọn và phát hành dưới dạng phần thưởng.
Các hợp đồng OLM được triển khai từ Factory, cho phép triển khai các phiên bản OLM nhanh chóng, dễ dàng. Tổ chức phát hành có thể điều chỉnh giá thực hiện theo cách thủ công cho mỗi kỷ nguyên hoặc để nó chuyển qua từng kỷ nguyên (tức là không có tiên tri). Để quản lý tự chủ, các tổ chức phát hành có lời tiên tri đáng tin cậy có thể chỉ định chiết khấu so với giá khi bắt đầu một kỷ nguyên mới.
Cơ Chế Hoạt Động Của OML
Khi nói đến hoạt động bên trong của OLM, quá trình này rất đơn giản:
Tùy chọn thực hiện: oTokens có thể được thực hiện trong các ngày đủ điều kiện và hết hạn, với giá thực hiện cố định được xác định khi phát hành. Trong trường hợp này, công ty phát hành thu lại giá thực hiện của tài sản báo giá cần thiết để thực hiện, trong khi người mua nhận được khoản thanh toán ngược (giá thực hiện theo giá quyền chọn).
Các tùy chọn đã hết hạn hoặc chưa được thực hiện: Trong trường hợp các tùy chọn đã hết hạn hoặc chưa được thực hiện, nhà phát hành có thể đòi lại tài sản thế chấp thanh toán được cung cấp ban đầu để đúc oTokens. Điều này có nghĩa là tổ chức phát hành không phải thanh toán các mã thông báo khuyến khích thanh khoản. Kết quả là, lợi ích được chia sẻ giữa người phát hành và người mua thực hiện, trong khi nhược điểm không trở nên trầm trọng hơn bởi hoạt động farm/dump tiếp theo.
Có thể hiểu đơn giản quá trình trên là người cung cấp thanh khoản sẽ nhận được oTokens kèm theo các thông số thời gian cam kết thanh khoản, giá chiết khấu và giá sàn. Khi cung cấp thanh khoản tức là nhà cung cấp thanh khoản đang thực hiện tùy chọn mua mã thông báo phần thưởng với giá 0 đô.
Ví dụ: Giả sử nhà cung cấp thanh khoản đang cung cấp một lượng thanh khoản cho giao thức A và sẽ nhận được 1000 oToken ở mức chiết khấu 50% sau 1 tháng cung cấp và kèm theo điều kiện giá sàn là 1 đô. Sau khi hợp đồng hết hạn (cũng là thời gian cam kết thanh khoản) nhà cung cấp nhận được 1000 Token quản trị của giao thức A đang có giá 2 đô. Và nhà cung cấp có quyền mua 1000 Token đó với giá 1 đô và sau đó có thể bán với giá 2 đô để kiếm lời.
Trường hợp khác xảy ra với ví dụ trên là nếu khi hợp đồng hết hạn, giá của Token thưởng giảm còn 1.8 đô thì theo lý thiết là nhà cung cấp được mua chiết khấu 50% với giá 0.9 đô. Nhưng giá sàn là 1 đô nên vẫn chỉ có thể mua ở mức 1 đô. Còn nếu nhà cung cấp không muốn thực hiện quyền này thì họ có thể hủy và lượng Token thưởng này sẽ được chuyển đến DAO.
Qua ví dụ trên ta thấy được giao thức sẽ có thêm một lượng tài sản vĩnh viễn bằng việc bán Token với giá chiết khấu. Vì có mức giá sàn nên có thể hỗ trợ giá cho Token cũng như thông qua các hợp đồng quyền chọn giúp đàm bảo thời gian cam kết vốn.
Đây là một ví dụ điển hình của OLM, còn đối với nhiều dự án làm về OLM khác họ có thể có các cơ chế hoặc điều kiện khác nhau như không áp giá sàn, áp chiết khấu chung như Bunni hoặc chiết khấu linh hoạt như TapiocaDAO,...
Ưu Và Nhược điểm của OLM
Ưu điểm
- Tăng nguồn thu cho giao thức.
- Giảm nguy cơ bán phá giá Token giao thức.
- Thanh khoản được cam kết trong thời gian quy định.
- Đảm bảo lợi nhuận cho nhà cung cấp thanh khoản.
Nhược điểm
- Quy trình có phần phức tạp hơn Liquidity Mining như bình thường.
- Khóa vốn của nhà cung cấp thanh khoản.
- Nhà cung cấp phải tiếp tục bỏ thêm một số vốn để mua Token với giá chiết khấu và bán kiếm lời.
- Giá Token giảm quá nhiều khi hợp đồng hết hạn thì nhà cung cấp có nguy cơ không kiếm được lợi nhuận nào từ việc cung cấp thanh khoản cho giao thức.
Dự Phóng Cá Nhân
Từ việc kết hợp các mô hình Liquidity Mining, Bond và Option mà OLM ra đời để giải quyết vấn đề lớn tồn động trong thị trường. OLM đúng là một giải pháp tuyệt vời giúp hạn chế được vấn đề thuê thanh khoản cũng như Farm/xả đang xảy ra hằng ngày trong thị trường DeFi.
Đầu tiên là KEEP3R được phát triển bởi Andre Cronje đã chứng minh được sự hiệu quả và sức hút trong việc cung cấp thanh khoản. Tuy dự án này đang thiếu động lực tăng trưởng trong lúc thị trường khó khăn. Nhưng từ ý tưởng này đã thức đẩy sự ra đời của các giao thức sau này như Bond Protocol, TapiocaDAO, Bunni của Timeless Finance.
Có thể thị trường sắp tới sẽ sử dụng mô hình này rất nhiều và nó trở thành chuẩn cho các dự án sử dụng mô hình Liquidity Mining.
Tổng Kết
Như vậy mình đã làm rõ OLM là gì? Ưu và nhược điểm của OLM trong thị trường DeFi. Hy vọng bài viết mang đến cho bạn nhiều kiến thức hữu ích!
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Crypto Weekly W30: Nga Cho Phép Đào Bitcoin & Solana ETF Spot Chính ThứcXuất Hiện - August 12, 2024
- Crypto Weekly W29: Bóng Ma Khủng Hoảng Phủ Khắp Thị Trường Crypto - August 6, 2024
- Crypto Spotlight W28: Cựu Tổng Thống Donald Trump Lạc Quan Về Crypto, Ethereum ETF Spot Chính Thức Được Giao Dịch - July 29, 2024