Việc so sánh giữa Arbitrum vs Optimism ngày càng phổ biến trong thị trường Crypto. Có người cho rằng Optimism tốt hơn Arbitrum bởi vì Binance, Celo, Coinbase,... đều lựa chọn OP Stack để xây dựng Layer 2, nhưng cũng có người cho rằng việc bản cập nhật Bedrock đến trễ hơn Nitro hẳn 1 năm cho thấy Arbitrum tốt hơn rất nhiều. Vậy giữa Arbitrum vs Optimism thì đâu là nền tảng Optimistic Rollup tốt nhất?
Để hiểu hơn về bài viết này, mọi người có thể tham khảo một số bài viết dưới đây:
Tổng Quan Giữa Arbitrum Vs Optimism
Nhận định về Arbitrum vs Optimism
Đã có một luồng tranh cãi mạnh mẽ về việc giữa Arbitrum vs Optimism thì đâu là nền tảng Optimistic Rollup tốt nhất nói riêng và nền tảng Layer 2 mạnh mẽ nhất nói riêng. Một số các lí do mà cộng đồng Optimism đưa ra để chứng mình Optimism tốt hơn bao gồm:
- OP Stack được lựa chọn bởi những ông lớn trong thị trường Crypto như Binance, Coinbase, Celo,... nhưng Arbitrum thì không!
- Hiện tại, mức phía giao dịch trên Optimism đang tốt hơn Arbitrum rất nhiều vậy rõ ràng công nghệ của Optimism đang tốt hơn Arbitrum.
Ở phía ngược lại, những người yêu thích Arbitrum cũng có những lí do của riêng mình để chứng minh Arbitrum tốt hơn bao gồm:
- Arbitrum có lượng TVL, tổng số người dùng, Active Users, Daily Transaction, hệ sinh thái,... tốt hơn Optimism rất nhiều.
- Nitro là bản cập nhật đầu tiên trên Arbitrum nhanh hơn hẳn 1 năm so với Bedrock của Optimism.
Trên đây chỉ là một vài lí do chính mà các fan của hai bên đưa ra ngoài ra còn rất nhiều những lí do khác nữa. Còn đối với bản thân mình, Arbitrum hay Optimism đều có những điểm mạnh riêng, không có một dự án nào là toàn diện, là hoàn hảo. Còn với những kết luận được đưa ra thì chúng ta phải đi tìm kiếm nguyên nhân thật sự của nó chứ không phải chỉ dựa trên kết quả mà chúng ta vội vàng đáng giá.
Góc nhìn của mình về Arbitrum vs Optimism một cách khá ngắn gọn, đơn giản và xúc tích như sau:
- Điểm mạnh nhất của Arbitrum đó chính là về công nghệ.
- Điểm mạnh nhất của Optimism đó chính là về cách xây dựng DAO, cộng đồng.
Điểm mạnh của Arbitrum cũng chính là điểm yếu của Optimism và ngược lại. Còn một điểm nữa cả hai đang khá đồng đều đó chính là việc xây dựng hệ sinh thái. Đối với Arbitrum thì đó chính là hệ sinh thái trên Arbitrum Nitro còn với Optimism đó chính là Superchain. Và để chứng minh cho kết luận trên thì mình và mọi người sẽ cùng nhau phân tích một số những luận điểm dưới đây nhé.
Luận điểm 1: Arbitrum mạnh hơn Optimism về công nghệ
Có 3 luận điểm chính mà từ đó mình đưa ra kết luận rằng về mặt công nghệ Optimism khá "no door" so với Arbitrum bao gồm:
- Nâng cấp mạng lưới.
- Bằng chứng giao dịch.
- Một số những khác biệt về EVM, bảo mật,...
Thứ nhất, cùng nhìn lại việc Arbitrum và Optimism trong việc nâng cấp mạng lưới. Trong khi Arbitrum đúng hẹn với cập nhật Nitro vào thời điểm tháng 9/2022 thì bản cập nhật Bedrock của Optimism dự kiến được tung ra vào thời điểm Q3/2022 để theo kịp Arbitrum đã phải delay đến tháng 6/2023 mới được tung ra. Trong khi Optimism vẫn đang loay hoay với Bedrock thì Arbitrum đã có kế hoạch nâng cấp mạng lưới tiếp theo với cập nhật Stylus vào cuối năm 2023.
Không chỉ dừng lại ở đó, trong khi Optimism mải mê với câu chuyện Superchain thì Arbitrum tiếp tục có sự nâng cấp bằng chứng giao dịch Fraud Proof của mình để cải thiện tính bảo mật và phi tập trung cho mạng lưới của mình là BOLD. Ngược lại với Optimism thì có một sự thật là họ hoạt động mà không có bằng chứng giao dịch. Đây chính là sự khác biệt thứ hai.
Thứ ba, về mặt tương tích EVM, bảo mật mạng lưới thì Arbitrum có sự nổi bật hơn so với Optimism.
Sẽ có một số bạn đặt ra một số câu hỏi để phủ nhận công nghệ của Optimism tốt hơn Arbitrum như sau:
Câu hỏi | Trả lời |
Tại sao phí giao dịch trên Optimism lại rẻ hơn Arbitrum? | Ở thời điểm hiện tại, Arbitrum đang phục vụ số lượng người dùng cao hơn hẳn so với Optimism. Nếu như để Optimism phục vụ một số lượng người dùng tương tự thì phí giao dịch trên mạng lưới cũng sẽ cao hơn hiện tại khá nhiều. |
Tại sao Coinbase, Binance, Celo,... lại lựa chọn OP Stack | Ở thời điểm hiện tại, Optimism là Optimistic Rollup open source 100% ngay cả Boba Network hay Metis DAO cũng fork từ Optimism. Arbitrum thì chỉ mở một phần source của mình nên việc các dự án muốn xây dựng một Layer 2 với công nghệ Optimistic Rollup thì họ không có lựa chọn nào khác ngoài Optimism. Bên cạnh đó, Optimism cũng coi đây là tầm nhìn phát triển dài hạn của mình. |
Một lần nữa, dựa trên những luận điểm trên mà mình chủ quan cho rằng về mặt công nghệ Arbitrum hoàn toàn vượt trội so với Optimism.
Luận điểm 2: Optimism mạnh hơn Arbitrum về cách xây dựng DAO, cộng đồng
Về việc xây dựng và phát triển DAO cho thấy Optimism đang làm tốt hơn hẳn so với Arbitrum thông qua một vài những ví dụ thực thế thông qua việc sử dụng OP hay ARB làm incentive. Nếu như các dự án muốn có được OP để làm Incentive thì bắt buộc họ phải có một Proposal, trong đó trình bày rõ ràng một số các ý như:
- Giới thiệu tổng quan về dự án.
- Số lượng OP muốn xin là bao nhiêu?
- Lấy OP với mục đích là gì?
- Kế hoạch sử dụng OP như thế nào?
- Mục tiêu khi sử dụng OP là gì?
Ngược lại với Optimism thì ngay tại thời điểm ra mắt ARB thì Arbitrum Foundation chuyển thẳng cho các dự án số lượng ARB tương đương với mức độ đóng góp vào dự án từ thời điểm đầu tới nay. Với cách triển khai của Optimism thì Incentive được đến đúng dự án và TVL, Active User, Daily Transaction của Optimism có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Nhưng với Arbitrum thì điều đó tạm thời chưa diễn ra nhưng đã có các dự án đã bán toàn bộ ARB để thu về lợi nhuận.
Bên cạnh đó, những đề xuất của Optimism đều được sự ủng hộ mạnh mẽ từ cộng đồng thì về phía ngược lại ngay những đề xuất đầu tiên của mình Arbitrum đã bị phản đối hàng loạt.
Việc triển khai và phát triển cộng đồng của Optimism thật sự sáng tạo khi họ có một cộng đồng chung mang tên Optimism Collective. Optimism Collective bao gồm cộng đồng, các dự án và các công dân (được coi là người dùng trên mạng lưới) hoạt động dựa trên một số các quy tắc mà các bên cùng có lơi. Các bên các hoạt động tích cực thì sẽ nhận được càng nhiều lợi ích.
Optimism Collective sẽ bao gồm Token House và Citizens House với một số accs đặc điểm như sau:
- Token House: Là những người nắm giữ OP sẽ được tham gia bỏ phiếu cho các hoạt động như Grant, Nâng cấp giao thức, Lạm phát,...
- Citizens House: Là những người được đề cử sẽ sở hữu các NFT gọi là Citizenship và không thể chuyển nhượng. Những Citizenship sẽ quyết định một số những hoạt động như Retroactive hay các Grant cho những đóng góp offchain của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Có thể thấy rằng nếu như các dự án thường khá lo ngại về việc DAO thi thoảng sẽ đưa ra những quyết định "ngớ ngẩn" bởi vì một phần những người nắm giữ OP là những nhà đầu tư họ không có nhiều kiến thức về công nghệ hay phát triển mạng lưới thì Optimism đã đưa ra giải pháp là xây dựng các Citizenship là những người có kiến thức, hiểu biết và nổi tiếng trong cộng đồng khi hai bên này giao thoa lại với nhau sẽ giúp Optimism có một hướng đi tốt nhất và bền vững nhất.
Không chỉ dừng lại ở đó, thời gian gần đây Optimism cũng đã công bố Law of Chains. Law of Chains dành cho một số các Layer 2 được xây dựng trên OP Stack quyết định tham gia và trở thành một phần đặc biệt hơn trong chính Superchain. Lợi ích từ Law of Chains được chia sẻ bao gồm:
- Đảm bảo cho blockspace được đồng nhất, trung lập.
- Hưởng lợi từ việc cải tiến liên tục.
- Kích hoạt cơ sở hạ tầng tốt hơn.
Mọi cộng đồng muốn được phát triển bền vững cần phải có một luật lệ rõ ràng. Tại đó, quyền lợi và nghĩa vụ được quy định và thực thi. Ngay khi Superchain mới ở giai đoạn khởi đầu thì Optimism đã nhanh chóng xây dựng một bộ quy tắc giúp cho một phần Superchain có thể đột phá hơn nữa nếu họ đồng ý tham gia bộ luật. Điều này cho thấy về mặt phát triển cộng đồng, DAO thì rõ ràng Optimism đang làm tốt hơn rất rất nhiều so với Arbitrum bên kia chiến tuyến.
Hướng Đi Khác Biệt Giữa Optimism vs Arbitrum
Bên cạnh những yếu tố chúng ta có thể so sánh được thì có một số các yếu tố chúng ta không thể so sánh được bởi vì nếu so sánh thì đó chỉ là những so sánh khập khiễng. Tại những yếu tố khác nhau chúng ta chỉ có thể đưa ra được những ưu và nhược điểm của từng yếu tố từ đó đưa ra những nhận định một cách chủ quan.
Layer 3 và Superchain
Ở thời điểm hiện tại, sau khi cùng ganh đua nhau trong cuộc chiến Optimistic Rollup thì giờ đây Arbitrum và Optimism đã có những tầm nhìn, kế hoạch và chiến lược hoàn toàn khác nhau trong trung đến dài hạn. Nếu như Optimism tập trung cho tầm nhìn Superchain tương tự như cách mà Cosmos xây dựng khái niệm Internet of Blockchain thì chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng Superchain chính là Internet of Layer 2.
Về phía bên kia chiến tuyến thì Arbitrum đã khẳng định tầm nhìn Layer 3 khi giới thiệu Arbitrum Orbit. Để có một góc nhìn tổng quan về Layer 3 và Superchain, mọi người có thể tham khảo một số bài viết:
Tư duy trong việc xây dựng hệ sinh thái
Trong việc xây dựng hệ sinh thái thì hai nền tảng đã có sự khác biệt ngay từ ban đầu. Trong khi Optimism yêu cầu KYC những nhà phát triển và có phần ưu tiên, đặt cược nhiều hơn vào Perpetual, Synthetix, AAVE hay Velodrome thì Arbitrum lựa chọn một cách mở hơn khi họ đón nhất tất cả các nhà phát triển chính vì vậy mà ta thấy rằng Arbitrum có nhiều dự án ẩn danh thậm chí là lừa đảo hơn Optimism.
Trong khi Optimism hỗ trợ các dự án bằng cách tập trung Incentive cho các dự án chủ chốt trên hệ sinh thái thì Arbitrum hỗ trợ cho các dự án về Marketing nhiều hơn như retweet, AMA,... Dự án dẫn đầu trên Arbitrum là GMX cũng là một dự án được xây dựng để các dự án khác có thể xây dựng trên chính GMX điều này làm cho một hệ sinh thái Arbitrum gắn kết, phát triển mạnh mẽ và có chút Ponzi thì hầu hết các dự án trên Optimism thiếu sự gắn kết điều này làm cho hệ sinh thái Optimism trở nên khá nhàm chán.
Trong việc xây dựng hệ sinh thái Optimism lựa chọn một nước đi cẩn trọng và an toàn khi đặt cược vào các tay to mặt lớn trong khi đó Arbitrum đặt cược vào tài năng của các nhà phát triển. Theo nhận định của mọi người thì nước đi nào thông minh hơn? Khả năng cao mọi người sẽ dựa vào TVL để đánh giá và cho rằng Arbitrum thành công hơn. Tuy nhiên, với mô hình của Arbitrum cũng rất dễ sụp đổ nếu như GMX gặp vấn đề. Và nếu điều đó thật sự diễn ra thì lúc đó chúng ta lại nghiêng về Optimism có nước đi thông minh hơn.
Một Số Điểm Lưu Ý Ngoài Lề
Optimism có một câu chuyện cực hype
Tính đến thời điểm hiện tại, câu chuyện về Superchain của Optimism có có mức độ viral cao hơn hẳn so với Orbit của Arbitrum. Chúng ta không bàn tới việc công nghệ của ai tốt hơn, Layer 3 hay Superchain Capture Value tốt hơn cho Native Token nhưng về việc tạo ra độ hype và viral thì Optimism đang làm quá tốt.
Phần lớn đến từ việc nhiều ông lớn đã lựa chọn OP Stack để xây dựng Layer 2 và tham gia vào mạng lưới Superchain của Optimism như Coinbase, Celo, Binance, A16Z,... Và người ta tin rằng công nghệ của Optimism phải khủng như thế nào thì các ông lớn mới lựa chọn. Trong thị trường crypto hiện tại, đôi khi bạn không cần phải một công nghệ kinh khủng mà chỉ đơn giản bạn cần một câu chuyện đơn giản, dễ hiểu và dễ viral. Không biết vô tình hay hữu ý mà Optimism đang làm được điều đó.
Ngày nay, người ta không biết quá nhiều đến Arbitrum Orbit thậm chí ngay cả khi họ công bộ XAI là Layer 3 đầu tiên cũng chưa nhận được sự quan tâm đông đảo đến từ cộng đồng.
Tổng Kết
Thật khó để cho rằng đâu là dự án thành công hơn trong thời gian qua vì rõ ràng họ đều đang thành công trên con đường mà họ lựa chọn. Nhưng đứng trên phương diện một nhà đầu tư thì mọi người nên tập trung vào hai vấn đề là Tokenomics và Story nhưng vấn đề cũng ở ngay đây nếu như Arbitrum có vẻ như có một mô hình Tokenomics hay hơn thì hiện tại Optimism lại đang có một câu chuyện hay hơn.
Bất phân thắng bại. Ai mạnh hơn rõ ràng tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024