Trong lĩnh vực tiền điện tử và Blockchain, khi mọi người mới bắt đầu tìm hiểu không ít người phải đau đầu vì những thuật ngữ hoàn toàn xa lạ và khó hiểu. Tuy nhiên giống với bất kỳ khoản đầu tư nào điều quan trọng là phải hiểu chính xác những kiến thức trước khi bắt đầu đưa ra quyết định đầu tư. Thông qua bài viết này Hak Research sẽ mang đến cho mọi người kiến thức để hiểu rõ hơn về loan to value ratio là gì.
Dưới đây là một số bài viết mà mọi người có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về thị trường Crypto:
Loan To Value Ratio Là Gì
Tại thị trường truyền thống Loan To Value Ratio hay còn có tên gọi khác là Tỷ Lệ Cho Vay Trên Giá Trị, thường được dùng như là một chỉ số quan trọng để đánh giá rủi ro và xác định mức độ tài sản mà người vay phải thế chấp để đảm bảo khoản vay.
Còn tại thị trường Crypto, Tỷ Lệ Cho Vay Trên Giá Trị là một chỉ số quan trọng trong quá trình vay mượn và thế chấp tài sản tiền điện tử. LTV Ratio trong thị trường Crypto cho phép người vay tiếp cận vốn mà không cần bán tài sản tiền điện tử của mình.
Nói một cách đơn giản ở thị trường crypto sẽ cung cấp các dịch vụ vay mượn tiền điện tử, trong đó người vay có thể đặt tài sản tiền điện tử làm thế chấp để nhận được khoản vay. Mức độ thế chấp yêu cầu trong thị trường crypto được xác định dựa trên LTV Ratio, tức là tỷ lệ giữa giá trị tài sản tiền điện tử và số tiền vay.
Cách tính tỷ lệ cho vay trên giá trị
Người vay vốn có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn trong crypto theo công thức tính toán sau:
Mình sẽ lấy 1 ví dụ để mọi người dễ hình dung giả sử mọi người muốn vay mượn 50.000 USD từ một nền tảng cho vay tiền điện tử và mọi người quyết định đặt 5 Bitcoin làm tài sản thế chấp. Giá trị thị trường hiện tại của mỗi Bitcoin là 10.000 USD.
Áp dụng công thức phía trên:
- Số tiền thế chấp là 5 BTC x 10.000 = 50.000 USD
- APV trong trường hợp này là vay 50.000 USD
- LTV = (50.000 USD / 50.000 USD) x 100 = 100%
1 ví dụ khác giả sử nền tảng tiền điện tử cho vay với LTV Ratio là 80%. Điều này có nghĩa mọi người chỉ có thể vay tối đa 80% giá trị tài sản tiền điện tử được thế chấp.
Áp dụng công thức vào trường hợp này:
- Số tiền thế chấp là 5 BTC x 10.000 = 50.000 USD
- APV cho vay = Số tiền thế chấp x LTV Ratio = 50.000 USD x 80% = 40.000 USD
Vì LTV Ratio là 80%, mọi người chỉ có thể vay được tối đa 40.000 USD, thấp hơn so với giá trị tài sản tiền điện tử được thế chấp là 50.000 USD. Lưu ý rằng cách tính LTV và giá trị LTV Ratio có thể thay đổi tùy thuộc vào quy định của từng nền tảng và dịch vụ trong thị trường crypto.
LTV ảnh hưởng như thế nào đến khả năng vay trong crypto
Mức đòn bẩy tài sản: LTV quy định mức đòn bẩy (leverage) tài sản mà mọi người có thể sử dụng để vay mượn. Với một LTV cao, mọi người có thể vay mượn một phần lớn giá trị tài sản của mình. Tuy nhiên, LTV càng cao thì rủi ro cũng càng lớn, vì một biến động nhỏ trong giá tài sản có thể khiến mọi người gặp khó khăn trong việc trả nợ.
Rủi ro cho người cho vay: LTV cũng ảnh hưởng đến rủi ro mà người cho vay phải chịu. Người cho vay thường yêu cầu một ngưỡng LTV tối đa để giảm rủi ro trong trường hợp giá tài sản giảm mạnh. Nếu LTV quá cao, người cho vay có thể đối mặt với nguy cơ không thể thu hồi đủ số tiền đã cho vay.
Giới hạn tài sản thế chấp: LTV quy định tỷ lệ giữa giá trị tài sản thế chấp và số tiền mà mọi người muốn vay. Ví dụ, nếu LTV là 70%, mọi người chỉ có thể vay tối đa 70% giá trị tài sản. Điều này có nghĩa là mọi người phải sử dụng 100% giá trị tài sản thế chấp để vay ra 70%.
Giá trị tài sản: Nếu giá trị tài sản tăng, mọi người có thể có khả năng vay mượn nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu giá trị tài sản giảm, LTV có thể vượt quá ngưỡng cho phép và mọi người có thể gặp khó khăn trong việc vay mượn hoặc phải đảm bảo thêm tài sản để duy trì LTV yêu cầu.
Lợi Ích Mà LTV Mang Lại
LTV tốt đảm bảo rằng giá trị tài sản thế chấp có thể bảo đảm việc trả nợ trong trường hợp giá tài sản giảm. Thông thường, một LTV tốt là khi tỷ lệ giữa giá trị tài sản thế chấp và số tiền vay là thấp, cho phép có sự dự phòng đủ để đảm bảo trả nợ trong trường hợp xấu nhất.
Một yếu tố cũng rất quan trọng đó là cần phải đánh giá rủi ro liên quan đến tài sản thế chấp. Mọi người cần xem xét tính ổn định và tiềm năng tăng trưởng của tài sản để đảm bảo rằng giá trị tài sản không giảm một cách đáng kể trong tương lai gần.
Với một LTV tốt cần phải đi kèm với tính minh bạch trong các quy tắc và quy trình. Mọi người cần hiểu rõ về cách tính toán và áp dụng LTV, cũng như các yêu cầu và điều kiện liên quan. Nền tảng hoặc dịch vụ vay mượn cần cung cấp thông tin rõ ràng và dễ hiểu về LTV để mọi người có thể đưa ra quyết định thông minh.
Sự đa dạng hóa trong việc thế chấp và vay các loại tài sản, điều này có nghĩa là mọi người có thể sử dụng nhiều loại tài sản thế chấp để tăng khả năng vay mượn hoặc giảm rủi ro. Như vậy nền tảng sẽ cho phép mọi người sử dụng nhiều loại tài sản như tiền mặt và tiền điện tử.
Cách Giảm LTV Trong Crypto
Mọi người có thể thế chấp thêm tài sản crypto để tăng giá trị tài sản thế chấp và giảm LTV. Điều này đồng nghĩa với việc cung cấp thêm tài sản bảo đảm cho khoản vay của mọi người. Trong quá trình giảm LTV phải đảm bảo tuân thủ các quy tắc và quy định của nền tảng vay mượn.
Một cách khác để giảm LTV là chuyển đổi tài sản crypto của mọi người thành stablecoin. Stablecoin là một loại tiền tệ số được gắn kết với giá trị ổn định như đô la Mỹ, thường được hỗ trợ bởi các tài sản thế chấp như tiền mặt hoặc tài sản tài chính. Bằng cách chuyển đổi tài sản crypto thành stablecoin, mọi người có thể giảm LTV bằng cách sử dụng stablecoin thay vì tài sản crypto không ổn định. Điều này giúp giảm rủi ro vì giá trị stablecoin ít biến động hơn so với tài sản crypto.
Top 3 nền tảng tham khảo dữ liệu LTV
Compound Finance
Compound Finance là một trong những giải pháp DeFi hàng đầu để vay và cho vay tiền điện tử. Giao thức này cung cấp cho chủ sở hữu tài sản tiền điện tử các lựa chọn tuyệt vời để thu được thu nhập thụ động. Trên Compound, LTV được xác định bằng cách sử dụng một cơ chế gọi là "Collateral Factor". Collateral Factor là tỷ lệ tối đa của giá trị tài sản thế chấp mà người dùng có thể sử dụng để vay mượn.
Việc lựa chọn tài sản thế chấp và ưu tiên LTV là rất quan trọng khi sử dụng Compound. Người dùng cần xem xét kỹ lưỡng Collateral Factor của từng loại tài sản, đảm bảo rằng nắm bắt đủ thông tin và hiểu rõ các rủi ro liên quan đến việc sử dụng tài sản thế chấp trên nền tảng này.
Aave
Aave là một giao thức Lending & Borrowing phi tập trung cho phép người dùng vay và cho vay nhiều loại tài sản crypto. Aave sử dụng một cơ chế gọi là "Liquidation" để bảo vệ người cho vay khỏi rủi ro. Khi LTV vượt quá một ngưỡng quy định (thường là 80-85%), Aave có thể bắt đầu quá trình thanh lý tài sản thế chấp để trả nợ và đảm bảo rằng người cho vay không mất tiền. Do đó, việc quản lý LTV và đảm bảo tuân thủ các yêu cầu và điều kiện của Aave là rất quan trọng để tránh rủi ro và mất tài sản thế chấp.
MakerDao
Trên MakerDAO, LTV được gọi là Collateralization Ratio. Collateralization Ratio là tỷ lệ tối thiểu mà người dùng phải đảm bảo giữa giá trị tài sản thế chấp và số tiền mà họ vay mượn. Lưu ý rằng MakerDAO sử dụng stablecoin DAI làm đơn vị tiền tệ trong hệ thống. Điều này có nghĩa là giá trị tài sản thế chấp và số tiền vay mượn đều được xác định bằng DAI.
Quản lý Collateralization Ratio là rất quan trọng khi sử dụng MakerDAO để vay mượn. Người dùng cần đảm bảo rằng Collateralization Ratio của họ không thấp hơn mức yêu cầu để tránh rủi ro bị thanh lý tài sản và mất tài sản thế chấp.
Trước khi sử dụng MakerDAO hoặc bất kỳ nền tảng vay mượn nào khác, mọi người hãy tự tìm hiểu kỹ về các yêu cầu, điều kiện và rủi ro liên quan để đảm bảo an toàn và hiểu rõ về quy trình và cách thức hoạt động của hệ thống.
Tổng Kết
Trên đây là toàn bộ thông tin để giúp mọi người thể hiểu được về Loan To Value Ratio là gì? Và những điều cần biết khi xem xét chỉ số LTV từ Hak Research. Hy vọng thông qua bài viết này có thể mang đến cho mọi người nội dung hữu ít.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Crypto Weekly W30: Nga Cho Phép Đào Bitcoin & Solana ETF Spot Chính ThứcXuất Hiện - August 12, 2024
- Crypto Weekly W29: Bóng Ma Khủng Hoảng Phủ Khắp Thị Trường Crypto - August 6, 2024
- Crypto Spotlight W28: Cựu Tổng Thống Donald Trump Lạc Quan Về Crypto, Ethereum ETF Spot Chính Thức Được Giao Dịch - July 29, 2024