Thị trường crypto đã trải qua rất nhiều chu kỳ khác nhau với sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn bất kỳ tài sản nào hiện tại, tuy nhiên thì thị trường crypto lại thường kết thúc chu kỳ tăng trưởng bằng sự sụp đổ của một dự án Ponzi. Vậy Ponzi là gì? Tại sao đầu tư vào các dự án Ponzi lại mang đến nhiều cơ hội cũng như rủi ro tiềm ẩn.
Ponzi Là Gì?
Ponzi là một hình thức lừa đảo mà ở đó tiền của những nhà tư sau sẽ được dùng để trả lợi nhuận cho những nhà đầu tư đến trước do Charles Ponzi thực hiện vào những năm 1920 và trở nên nổi tiếng toàn nước Mỹ nhờ số tiền khổng lồ mà ông thu được.
Trong một mô hình điển hình của Ponzi, kẻ lừa đảo hứa hẹn lợi nhuận cao cho những nhà đầu tư bằng cách tập hợp tiền của những người mới tham gia để trả cho những người đầu tiên tham gia hệ thống. Trên thực tế là không có hoạt động hay đầu tư nào sẽ được thực hiện để tạo ra lợi nhuận này. Thay vào đó, tiền của những người mới tham gia sẽ được sử dụng để trả cho những người tham gia trước đó, với hy vọng thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn để duy trì hệ thống.
Vì không có kế hoạch tài chính bền vững hoặc dòng tiền đầu vào khác ngoài tiền của những người mới tham gia, lừa đảo Ponzi sẽ sớm bị sụp đổ khi không còn đủ người mới tham gia để trả cho những người đã đầu tư trước đó hoặc khi những nhà đầu tư cũ yêu cầu rút tiền của họ.
Mô Hình Hoạt Động Của Ponzi
Nhìn chung các mô hình Ponzi sẽ hoạt động theo một phương thức chung như ví dụ sau:
- Một người đứng đầu sẽ thành lập dự án và quảng cáo với tất cả nhà đầu tư khi đầu tư một số tiền giả định $10000 vào dự án sẽ được trả một mức lợi nhuận khổng lồ lên tới 1% mỗi ngày.
- Để có thêm người mới tham gia vào hệ thống mà không phải bỏ thêm bất kỳ chi phí nào thì chủ dự án sẽ khuyến khích người dùng cũ mời thêm người mới từ đó hưởng mức hoa hồng cao hơn chẳng hạn như 2-3%.
- Khi những người dùng mới tham gia thông qua sự mời gọi của người cũ và cũng đầu tư gói $10000, thì chủ dự án chỉ cần trích ra khoảng $1000 để làm phần thưởng và thu lợi bất chính $9000 còn lại.
- Khi không còn đủ số lượng người mới tham gia vào dự án hoặc người dùng cũ rút tiền quá nhiều, dự án sẽ mất đi khả năng thanh khoản từ đó dẫn tới sự sụp đổ.
Nhìn chung thì các mô hình Ponzi trong thị trường crypto đã biến tấu nhiều hơn so với mô hình gốc từ đó gây khó khăn hơn cho nhà đầu tư trong việc nhận biết.
Mức lợi nhuận cao chính là con mồi thu hút nhiều nhà đâu tư mới của các dự án, khiến họ sập bẫy Ponzi và mất một phần hoặc toàn bộ khoản đầu tư đã bỏ ra.
Những Vụ Sụp Đổ Ponzi Nổi Tiếng
Bitconnect
Bitconnect ra đời và tháng 11 năm 2016 sau đó trở thành một trong những đợt ICO thành công nhất lịch sử thị trường crypto khi tăng trưởng hơn 3000 lần chỉ trong một năm. Tuy nhiên khác với các dự án blockchain còn lại, Bitconnect không giải quyết những vấn đề bằng một công nghệ đột phá mà đây là một dự án Lending và MLM được xây dựng trên blockchain.
Lãi suẩt mà các nhà đầu tư nhận được từ Bitconnect mỗi tháng lên tới 30-40% mỗi tháng và những người tham gia crypto thời điểm đấy coi dự án như là người tiên phong trong mảng Lending. Nếu so sánh với mức lợi nhuận trong thị trường truyền thống hay các nền tảng khác chỉ khoảng 10-15% mỗi năm thì rõ ràng là Bitconnect đang quá vượt trội.
Bitconnect cũng sử dụng hình thức MLM để trả thưởng khi một nhà đầu tư mời một nhà đầu tư khác tham gia vào nền tảng. Nhờ vậy mà Bitconnect nhanh chóng trở nên nổi tiếng toàn thị trường chỉ trong một năm mà không phải chạy quá nhiều chiến dịch.
Khi thị trường crypto biến động xấu vào cuối năm 2017 và đầu 2018, lượng người dùng mới vào thị trường giảm xuống khiến cho nền tảng này mất đi khả năng trả lãi cũng như rút tiền. Đỉnh điểm là việc Bitconnect đã ngừng cho phép rút tiền trong vòng 5 ngày và hứa hẹn sẽ trả lại đầy đủ khoản đầu tư bằng token Bitconnect ở mức giá $365 tuy nhiên sau đó giá của đồng token này nhanh chóng mất đi 90% về mức $20.
Terra
Terra là một blockchain Layer 1 được xây dựng trên Cosmos với 2 token chính là LUNA và UST với mục đích như sau:
- LUNA là token quản trị dự án và được sử dụng để thanh toán phí giao dịch trên mạng lưới tương tự như các blockchain Layer 1 khác.
- UST là một stablecoin được sử dụng để tham gia các hoạt động thanh toán và DeFi trên không chỉ hệ sinh Terra mà còn là các hệ sinh thái khác như Ethereum, Solana,..
Sự Ponzi của Terra nằm ở cơ chế để tạo ra 1 UST thì người dùng cần phải lock một đô la giá trị LUNA ở thời điểm đầu hoặc đốt một đô la giá trị LUNA ở các bản nâng cấp sau này.
Điều này làm cho nguồn cung của LUNA bị giảm đi khi ứng dụng của UST ngày một nhiều từ đó càng có nhiều người đi mua và đốt LUNA hơn, giá của LUNA nhờ vậy cũng tăng trưởng hàng trăm lần từ đáy.
Terra Foundation cũng tạo ra một dự án trên hệ sinh thái Terra là Anchor Protocol cho phép người dùng gửi UST vào đây và trả lãi lên tới 19.8% mỗi năm. Điều đáng nói nhất là nguồn tiền lãi này lại không đến từ một nguồn bền vững mà lại là chính tiền của Terra Foundation trả cho người dùng.
Mô hình này sẽ hoạt động rất tốt trong một thị trường tăng giá khi luôn có hơn một đô la giá trị LUNA bảo chứng cho 1 UST, tuy nhiên một điều ngược lại đó chính là trong thị trưởng giảm giá chung thì sẽ có ít hơn 1 đô la giá trị LUNA đảm cho cho 1 UST.
Terra Foundation cũng nhận ra điều trên và cố gắng khắc phục việc trên bằng cách lên kế hoạch lưu trữ tới $10B Bitcoin để đảm bảo cho giá trị của UST tuy nhiên ngọn ngành của sự sụp đỗ cũng bắt đầu từ đây.
Bước vào đầu năm 2022 thì thị trường Crypto nói chung đã giảm giá nhẹ vì một số ảnh hưởng từ những tin tức vĩ mô như việc Fed tăng lãi suất để hạn chế lạm phát hay Nga phát động chiến tranh Ukraine khiến cho các nhà đầu tư lo sợ và bán tháo tài sản của mình về tiền mặt.
Tuy nhiên giá của LUNA đã đi ngược với thị trường lúc đó vì nhu cầu sử dụng tăng lên khi các hoạt động DeFi liên quan đến UST đang mang lại mức lãi suất tốt nhất đặc biệt với Anchor Protocol vì thời điểm này đa phần mọi người vẫn đang ưu tiên nắm giữ stablecoin.
Ngày 8/5/2022, Terra Foundation đã rút khoảng $150M UST trên 3pool Curve đển chuẩn bị cho việc triển khai 4pool. Lợi dùng tình thế thanh khoản đang bị giảm ở thời điểm này, một kẻ tấn công đã bán 350M UST khiến cho lượng USDT và USDC trong pool không còn đủ để giữ peg, giá UST cũng giảm xuống mức $0.97.
Người dùng lo sợ khi giá của UST bị giảm 3% (đây là một mức khá cao đối với một stabelcoin) đã liên tục rút UST từ Anchor Protocol sau đó mang lên các sàn giao dịch để bán khiên cho thanh khoản của stablecoin này gần như cạn kiện.
Terra Foundation sau đó đã tiến hành bán khoảng $3B Bitcoin ở thời điểm đó để trợ giá cho UST và đưa lại về mức $1. Tuy nhiên việc bán quá nhiều Bitcoin trong một thời gian ngắn đã làm cho thị trường crypto chung bị giảm, giá LUNA thậm chí còn giảm nhiều hơn và bán tháo vì sự lo sợ của người dùng khiến cho 1 UST ở thời điểm đó không thể được bảo chứng bởi một đô la giá trị LUNA.
Terra Foundation đã nỗ lực giải quyết vấn đề mất peg bằng cách mở công mint LUNA bằng UST và đây được coi như là bước đi cuối cùng làm cho dự án sụp đổ khi không chỉ người sỡ hữu UST liên tục quy đổi mà nhiều người đã lợi dụng cơ chế này để mua UST giá rẻ trên các sàn giao dịch sau đó quy đổi thành số lượng LUNA có giá trị $1 rồi lại nạp trở lại lên sàn để bán. Lợi nhuận từ việc trục lợi này có khi đạt mốc x5 chỉ sau 1 vòng tuần hoàn kể trên.
Điều này đã khiến cho $40B vốn hoá của LUNA và $20B vốn hoá của UST bốc hơi trong khoảng thời gian ngắn, biến đây thành vụ sụp đổ lớn nhất thị trường crypto tính đến hiện tại.
Tổng Kết
Trên đây là tổng hợp những điều bạn cần biết để hiểu Ponzi là gì và lý do khiến cho nhiều người lại thích đầu tư vào những mô hình tương tự đến vậy. Hy vọng thông qua bài viết này Hak Research đã mang đến cho mọi người những thông tin hữu ích cũng như những đặc điểm để phòng tránh rủi ro gặp phải những dự án Ponzi.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Hướng Dẫn Bán PI (Pi Network) Trên Sàn OKX - February 12, 2025
- Cách Kiếm Tiền Bằng Cung Cấp Thanh Khoản Và Những Rủi Ro Cần Biết - December 13, 2024
- Hướng Dẫn Tham Gia OKX Cryptopedia Babylon - December 9, 2024