Arbitrum và Optimism là 2 Optimistic Rollup Chain nổi bật được xây dựng và phát triển để giải quyết vấn đề mở rộng trên Ethereum. Tuy nhiên, chiến lược phát triển của 2 dự án có những sự khác biệt dẫn đến vị thế của 2 nền tảng hiện tại là tương đối khác nhau khi Arbitrum vẫn vững vàng ở ngôi vương và Optimism vẫn đứng ở vị thế là kẻ thách thức.
Vậy vì sao Arbitrum lại nhanh chóng giành được ngôi vương và cơ hội nào có thể giúp Optimism quay lại đường đua thì cùng mình tìm hiểu trong bài viết lần này nhé.
Để hiểu hơn về bài viết này mọi người có thể tham khảo một số tài liệu dưới đây:
Lợi thế của Optimistic Rollup
Trong tất cả các giải pháp Layer như State Channel, Plasma, Validum, Volition,... thì Rollup được coi là giải pháp tốt nhất và phù hợp nhất để xây dựng các nền tảng Layer 2 trên Ethereum. Trong Rollup thì chúng ta có 2 giải pháp là Optimistic Rollup và Zk Rollup. Sự khác biệt chính của 2 giải pháp này nằm ở bằng chứng giao dịch là Fraud Proof và Validity Proof.
Do những sự dễ dàng, thuận tiện hơn về mặt kĩ thuật nên Optimistic Rollup đã có những bước tiến nhanh hơn, sớm hơn và đạt được vị trí dẫn đầu trong thời gian ngắn bằng chứng chính là Arbitrum và Optimism. Tính đến thời điểm hiện tại TVL của Arbitrum đang dẫn đầu thị trường Layer 2 còn Optimism thì đứng thứ 2 thị trường.
Vậy nguyên nhân từ đâu thì mọi người có thể cùng mình đến với nội dung tiếp theo!
Chiến Lược Phát Triển
Khả năng tương thích EVM
Cả AVM (Arbitrum Vitural Machine) và OVM (Optimism Vitural Machine) đều giúp cho các nhà phát triển trên Ethereum dễ dàng mở rộng dự án của mình sang Arbitrum, Optimism hoặc cả 2. Tuy nhiên, môi trường thực thi EVM của Arbitrum có phần lợi thế hơn khi mà các nhà phát triển có thể chuyển code từ Ethereum sang Arbitrum mà không cần chỉnh sửa.
Ngoài ra, Arbitrum cũng tương thích và hỗ trợ nhiều công cụ cho phát triển hơn là Ethereum.
Khả năng bảo mật và chi phí giao dịch
Arbitrum có xu hướng đưa ít dữ liệu giao dịch lên Layer 1 hơn so với Optimism. Điều này sẽ dẫn tới 2 kết quả là Arbitrum sẽ có lợi thế về tốc độ giao dịch, phí giao dịch còn Optimism sẽ có lợi thể về khả năng bảo mật khi mà nó đăng nhiều dữ liệu giao dịch lên Layer 1 hơn so với Arbitrum.
Chiến lược khi mainet
Ngay từ thời điểm ra mắt thì Arbitrum chào mừng và nồng nhiệt đón tất cả các nhà phát triển không quan tâm đến việc họ là ai, họ đến từ đâu, đã từng làm gì, ẩn danh hay lộ mặt. Còn về phía ngược lại, các dự án muốn phát triển trên Optimism thì cần phải đăng kí, đội ngũ phát triển cần phải KYC.
Một điều hiển nhiên, tại thời điểm 2021 các nhà phát triển không có quá nhiều sự lựa chọn trong việc phát triển trên Layer 2 thì bên nào mở hơn thì bên đó sẽ đón nhận được một lượng nhà phát triển cực kì lớn. Có thể nói đây là bước đi chiến thắng đầu tiên của Arbitrum so với Optimism. Optimism đã đúng khi lựa chọn một cách tiếp cận chậm rãi, hạn chế rủi ro nhưng cũng bởi vì khá cẩn trọng mà họ đã lỡ mất thời cơ.
Tích hợp sàn giao dịch
Có thể nói nếu như thông thường bạn muốn chuyển tiền để có thể skin in the game trên Layer 2 thì bắt buộc phải chuyển tiền từ sàn về Ethereum sau đó từ Ethereum đi tới Layer 2. Điều này dẫn đến việc chi phí đi lại nhiều và không phải ai cũng có thể tự làm được. Dẫn đến nếu như Layer 2 nào có sự hỗ trợ của các sàn giao dịch sớm thì dòng tiền sẽ đổ trực tiếp từ sàn về hệ sinh thái một cách dễ dàng và thuận tiện.
Đây không chỉ là một điểm nhấn trong việc phát triển các Layer 2 mà còn là điểm nhấn trong việc phát triển của toàn bộ các Layer 1 trong thị trường crypto ở hiện tại và cả tương lai.
- 19/11/2021: Binance hỗ trợ nạp rút trực tiếp với Arbitrum One.
- 22/05/2022: Binance tích hợp và hỗ trợ nạp rút tiền với Optimism.
Mình chỉ lấy Binance làm đại diện vì đây là sàn có thanh khoản và được người dùng sử dụng nhiều nhất. Có thể nói Arbitrum đã nhanh chận hơn trong việc tích hợp các sàn giao dịch từ đó sớm thu hút người dùng về với hệ sinh thái của mình.
Phát Triển Có Mũi Nhọn
Arbitrum có mũi nhọn phát triển của riêng mình đặc biệt tập trung vào mảng Derivatives với 2 dự án là GMX (Perpetual) và Dopex (Option) và họ xây dựng cả một hệ sinh thái ở phía dưới như Rage Trade, Phutus, Jones DAO, Vovo Finance,... để hỗ trợ thanh khoản cho 2 dự án đầu ngành. Ngoài ra, Arbitrum đầy đủ các mảnh ghép DeFi khác nhau AMM, Lending & Borrowing, Yield Farming, Liquid Staking,... giúp người dùng có đầy đủ các trải nghiệm khi đến với hệ sinh thái Arbitrum đặc biệt cho những ai muốn Long - Short thì đã có GMX.
Khác với Arbitrum, Optimism không có mũi nhọn cụ thể hoặc các mũi nhọn của Optimism chưa được nhọn và sắc bén. Theo góc nhìn của mình, Optimism đã đặt cược khá nhiều vào Perpetual và họ hàng nhà Synthetix tuy nhiên yếu tố cần nhất đối với 2 dự án này đó chính là thanh khoản thì Optimism chưa có cách xử lý triệt để.
Optimism thu hút thanh khoản bằng cách tạo chương trình incentive từ chính token OP của mình. Optimism sẽ trao token $OP cho các dự án để các dự án triển khai chương trình Liquidity Mining nhưng nếu người dùng đến vì tiền thì họ cũng sẽ ra đi vì tiền bởi vì hết incentive thì cũng không còn gì có thể níu chân được họ. Tiêu biểu, Perpetual là một trong các dự án nhận được nhiều token OP nhất nhưng triển khai lại không thực sự hiệu quả.
Về khía cạnh này, Optimism cần học hỏi thêm nhiều ở Arbitrum với câu chuyện của GMX và GLP. GMX níu chân LP bằng cách chia sẻ một phần doanh thu cho họ và trả lại GLP là token đại diện cho thanh khoản của LP cung cấp. Với GLP thì các LP có rất nhiều chiến lược như Yield Farming, Staking, Lending & Borrowing,... để tạo ra nhiều lợi nhuận hơn nữa. Vì vậy, thanh khoản trên Arbitrum có xu hướng bền vững hơn so với Optimism.
Với những chiến lược phát triển ở trên giúp cho Arbitrum làm chủ cuộc chơi Optimistic Rollup nói riêng và toàn bộ cuộc chiến Layer 2 nói chung.
Cơ Hội Nào Cho Optimism Giành Được Vị Trí Dẫn Đầu
Nhanh chóng cập nhật mạng lưới
Tính đến Thời diểm hiện tại, Arbitrum đã nâng cấp mạng lưới của mình từ Arbitrum One lên thành công Arbitrum Nitro giúp tốc độ mạng lưới nhanh hơn và phí giao dịch cũng trở nên rẻ hơn Arbitrum One. Bên cạnh đó, với bản cập nhật Arbitrum Nitro thì cả tốc độ và phí giao dịch thì Arbitrum cũng đang thể hiện tốt hơn so với Optimism.
Trong lộ trình phát triển của Optimism thì bản cập nhật tiếp theo của họ là Optimism Bedrock sẽ diễn ra vào cuối Q4/2022. Tuy nhiên, tại thời điểm viết bài thì phía Optimissm cũng không công bố chính thức thời điểm diễn ra nâng cấp mạng lưới sẽ diễn ra vào lúc nào. Chính vì vậy, để bắt kịp Arbitrum thì Optimism cần nhanh chóng nâng cấp mạng lưới để có thể nhanh hơn, rẻ hơn.
Có một sự khác biệt của Optimism với Arbitrum chính là trong bản cập nhật BedRock thì Optimism cũng hỗ trợ tương thích với bất kì loại bằng chứng giao dịch nào kể cả zk - proof. Điều này mở ra một hướng đi mở để Optimism có thể tiến từ Optimistic Rollup thành Zk Rollup. Nếu như Optimism làm được điều này thì đây có thể được coi là một bước tiến lớn hơn và xa hơn so với Arbitrum.
Chọn mũi nhọn để phát triển hệ sinh thái
Có thể nói rằng hệ sinh thái của Optimism không có nhiều điểm đặc sắc và hầu hết là các dự án multichain. Chính vì vậy, Optimism cần phải gia tăng số lượng các dự án native và lựa chọn một ngành để có thể tập trung phát triển. Theo mình, Optimism có thể lựa chọn Derivatives hoặc NFT - Gaming để có thể phát triển để cạnh tranh trực tiếp với Arbitrum.
OVM là không đủ, Optimism đã bị thụt hơi trong cuộc đua để có được developers so với Arbitrum. Chính vì vậy, Optimism cần tổ chức cả sự kiện hackathon global để thu hút developers.
Thu hút người dùng
Theo Delphi Digital, sự kiện airdrop lần đầu của Optimism không thực sự quá thành công như họ kì vọng. Và thời gian gần dây Optimism cũng dã công bố sự kiện retroactive tiếp theo để tri ân người dùng cũ cũng như thu hút người dùng mới với hệ Sinh thái của mình.
Tuy nhiên, chương trình skin in the game của Optimism thì khó hơn của Arbitrum rất nhiều. Có những NFT muốn đạt được thì bắt buộc người dùng phải stake 10k Synthetix thì có thể nói điều này là gần như không thể đối với một người dùng thông thường.
Nhưng với Arbitrum thì khác, các quest của Arbitrum tương đối đơn giản, chi phí tham gia thấp và dễ dàng hoàn thành thì theo mình đây mới chính là mục đích để người dùng có thể skin in the game với hệ sinh thái của Arbitrum. Theo góc nhìn của mình Optimism cũng nên thay đổi để phù hợp hơn với đa số người dùng.
Chương trình incentive để thu hút thanh khoản bền vững
Thanh khoản là một trong những yếu tố quan trọng nhất của một hệ sinh thái. Chính vì vậy, thu hút thanh khoản là chưa đủ mà phải giữ được nó ở lại với hệ sinh thái của mình từ đó đem lại trải nghiệm mượt mà cho người dùng.
Thực tế trong lần đầu tiên triển khai chương trình incentive thì nguồn thanh khoản cũng như TVL lớn của hệ sinh thái Optimism được kéo bởi AAVE và khi nguồn incentive cạn dần thì người dùng cũng sẽ rời bỏ nền tảng. Vậy làm sao để có thể điều phối được thanh khoản đến đúng nơi cần dùng và làm cho thanh khoản đó ở trên Optimism càng lâu càng tốt?
Theo mình, DEX là nơi khát thanh khoản nhất bao gồm các DEX thông thường với mô hình của Uniswap V2 và các DEX dành cho stable swap. Với các nền tảng DEX để có thể giữ chân được LP thì trước tiên vẫn phải thu hút LP đến cung cấp thanh khoản thông qua chương trình incentive do OP tổ chức.
Bên cạnh đó, bản thân các DEX phải tạo ra nhiều cuộc chơi hơn ví dụ như:
LP khi tham gia cung cấp thanh khoản sẽ nhận về LP token đại diện cho thanh khoản được cung cấp. LP có thể sử dụng LP token trong các nền tảng Yield Farming, Lending & Borrowing,… để tối ưu hoá lợi nhuận cho LP. Để triển khai được chiến lược này, hệ sinh thái cần các dự án được xây dựng xếp chồng lên nhau và sử dụng thanh khoản của nhau một cách hiệu quả.
Hoặc sử dụng cơ chế POL (Protocol Own Liquidity), người dùng có thể khoá thanh khoản từ vài tuần đến vài tháng để có thể được chia sẻ doanh thu dự án. Khoá càng lâu chia sẻ càng nhiều và có quyền voting tương đương với các token holder. Để thực hiện chiến lược này bản thân các dự án cần thiết kế mô hình tokenomic cực kì thông minh và hiệu quả.
Ngoài ra, để giữ được thanh khoản và người dùng Optimism cần xây dựng một hệ sinh thái đa dạng và có sự gắn kết thay vì các dự án rơi rạc, không có sự liên kết.
Tạo ra xu hướng
Có thể nhìn lại các ví dụ cụ thể như Arbitrum đang cố gắng xây dựng phong trào Real Yield với chiến lược Delta Neutral thì Optimism cũng cần tạo ra xu hướng cho hệ sinh thái của mình có thể nằm ở bất kì một ngành nào trong hoặc ngoài DeFi.
Và trên đây là một số góc nhìn của cá nhân mình với các chiến lược để Optimism có thể cạnh tranh sòng phẳng hơn với Arbiturm. Optimism vẫn còn rất nhiều công việc phải thực hiện nếu muốn giành lấy ngôi vương của Arbitrum.
Tổng Kết
Vẫn còn rất nhiều điều cần cải thiện để giúp Optimism có thể giành lại lợi thế từ Arbitrum từ đó chiếm thế thượng phong trong cuộc đua Optimistic Rollup nói riêng và Layer 2 nói chung.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024