Cork Protocol là gì? Cork Protocol là nền tảng quản lý rủi ro depeg trong thị trường tài chính phi tập trung, giúp bảo vệ tài sản và tối ưu hóa thanh khoản cho nhà đầu tư. Cork Protocol với những thành tựu đáng kể đang thu hút sự chú ý của nhiều người trong cộng đồng. Hãy cùng chúng tôi đi sâu vào phân tích và khám phá điều gì làm nên sự khác biệt của Cork Protocol trong bài viết sau.
Tổng Quan Về Cork Protocol
Cork Protocol là gì?
Cork Protocol là một nền tảng DeFi mới nhằm cung cấp giải pháp quản lý rủi ro thông qua cơ chế Depeg Swap. Dự án hướng tới việc cải thiện thị trường tín dụng onchain, giúp giảm thiểu rủi ro và hỗ trợ các nhà đầu tư quản lý rủi ro trong các giao dịch với các tài sản cố định giá trị (Pegged Asset). Cork Protocol không chỉ giúp bảo vệ nhà đầu tư khỏi rủi ro depeg mà còn tăng cường tính thanh khoản và ổn định cho các tài sản tín dụng onchain.
Một số những đặc điểm khác biệt của Cork Protocol bao gồm:
- Depeg Swap: Giải pháp giúp nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro mất giá của các Pegged Asset, tạo ra một thị trường quản lý rủi ro tín dụng giống như Credit Default Swap trong tài chính truyền thống.
- Peg Stability Module (PSM): Module này cho phép tạo ra các token bảo hiểm và swap để bảo vệ giá trị tài sản, từ đó tăng cường khả năng quản lý rủi ro.
- Quản lý thanh khoản tốt hơn: Cork Protocol kết hợp Pegged Asset với Redemption Asset giúp tạo ra tính thanh khoản cao hơn và cải thiện tính thanh khoản của tài sản thế chấp trong các giao dịch DeFi.
- Định giá rủi ro: Thị trường Depeg Swap tạo ra một cơ chế định giá rủi ro depeg, cho phép các nhà đầu tư dự đoán và quản lý rủi ro depeg với tiềm năng sinh lời cao.
- Rollover cơ chế: Cho phép người dùng chuyển đổi Cover Token sang kỳ hạn mới mà không cần phải thao tác thủ công, tối ưu hóa việc quản lý tài sản trong thời gian dài.
- Công cụ quản lý thanh khoản và hedge rủi ro: Cork tạo ra môi trường giúp các nhà đầu tư lớn tránh được rủi ro thanh khoản và cung cấp thêm khả năng phòng ngừa biến động.
Cơ chế hoạt động
Bước 1: Cơ chế nạp tài sản
Người dùng nạp Redemption Asset (RA): Đầu tiên, người dùng nạp RA vào Peg Stability Module (PSM). RA có thể là các tài sản như Ether (ETH), USDC, hoặc các tài sản được chấp nhận khác. Mint Cover Token (CT) và Depeg Swap (DS): Sau khi nạp RA, hệ thống sẽ mint hai loại token là Cover Token (CT) và Depeg Swap (DS), rồi trả chúng lại cho người nạp.
- Cover Token (CT): Đây là token bảo vệ giá trị của RA và có thể được đổi lại khi kết thúc kỳ hạn.
- Depeg Swap (DS): Đây là token swap cho phép người dùng đổi Pegged Asset (PA) lấy Redemption Asset trước thời hạn nếu xảy ra tình huống depeg.
Một số những cơ chế trong mô hình của Cork Protocol:
- Cơ chế đổi tài sản: Nếu người dùng lo ngại rằng Pegged Asset (PA) - một loại tài sản có giá trị gắn với RA - có thể mất giá, họ có thể sử dụng Depeg Swap (DS) để bảo vệ tài sản của mình. Khi nạp cả PA và DS vào hệ thống, họ sẽ nhận lại Redemption Asset (RA) theo tỷ lệ 1:1. Điều này đảm bảo rằng người dùng luôn có thể bảo vệ tài sản của mình khỏi rủi ro depeg mà không phải lo ngại về việc mất giá.
- Cơ chế mua lại: Cork Protocol cho phép người dùng mua lại Pegged Asset và Depeg Swap trong trường hợp xảy ra depeg. Nếu Pegged Asset giảm giá trị, người dùng có thể mua lại Pegged Asset và Depeg Swap với giá rẻ hơn rồi đổi lấy RA, tạo ra cơ hội kinh doanh chênh lệch giá (arbitrage). Đây là một cơ chế quan trọng giúp duy trì sự cân bằng giá và tạo cơ hội kiếm lợi nhuận cho những người tham gia.
- Cơ chế gia hạn kỳ hạn: Khi đến hạn, chủ sở hữu Cover Token (CT) có thể chọn gia hạn token này. Hệ thống sẽ sử dụng Redemption Asset để tạo ra một bộ Cover Token và Depeg Swap mới, giúp người dùng tiếp tục duy trì sự bảo vệ tài sản của mình. Người dùng cũng có thể chọn bán Depeg Swap ngay khi hết hạn để nhận lại Redemption Asset.
Cơ chế quản lý thanh khoản: Người dùng có thể cung cấp thanh khoản cho hệ thống bằng cách nạp Redemption Asset vào Liquidity Vault và nhận lại Liquidity Vault Token (LV). Hệ thống sử dụng các tài sản này để cung cấp thanh khoản cho Automated Market Maker (AMM) và nhận về lợi nhuận cho nhà cung cấp thanh khoản. Ngoài ra, Depeg Swaps được bán từ từ để tối ưu hóa lợi nhuận mà không làm giảm giá trị của tài sản.
Cơ chế Flash Swap: Flash Swaps là một phần quan trọng trong quá trình mua và bán Depeg Swap. Khi người dùng mua Depeg Swap, họ gửi RA vào hệ thống, sau đó hệ thống sẽ tạo Cover Token và Depeg Swap, rồi gửi lại Depeg Swap cho người mua. Ngược lại, khi bán Depeg Swap, người dùng gửi Depeg Swap vào hệ thống, hệ thống sẽ đổi lại Redemption Asset và trả lại cho người bán.
Khi đến kỳ hạn, Cork Protocol sẽ tự động thanh toán các token. Cover Token và Depeg Swap sẽ được đổi thành Redemption Asset và Pegged Asset theo đúng tỷ lệ mà người dùng sở hữu. Sau khi kết thúc kỳ hạn, hệ thống sẽ sử dụng các tài sản còn lại để bắt đầu một kỳ hạn mới, từ đó tạo ra các Cover Token và Depeg Swap mới cho vòng tiếp theo.
Cuối cùng, Cork Protocol có nhiều nguồn thu và cơ chế tính phí để duy trì hoạt động và tạo ra lợi nhuận cho các nhà cung cấp thanh khoản. Một phần phí được áp dụng khi người dùng đổi Pegged Asset và Depeg Swap lấy Redemption Asset. Ngoài ra, hệ thống cũng thu phí từ các giao dịch trong AMM và bán Depeg Swap để tạo thêm thu nhập.
Lộ Trình Phát Triển
Update ...
Core Team
Update ...
Investor
Update ...
Tokenomics
Update...
Sàn Giao Dịch
Update...
Kênh Thông Tin Dự Án
- Website: https://www.cork.tech/
- Twitter: https://x.com/Corkprotocol
Tổng Kết
Cork Protocol mang đến một giải pháp mới, giúp thị trường tín dụng onchain phát triển ổn định và an toàn hơn, đồng thời cung cấp các công cụ quản lý rủi ro hiệu quả cho nhà đầu tư. Mong rằng qua bài viết này mọi người có thể hiểu thêm về Cork Protocol là gì?
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024