Real World Assets RWA là một Narrative được cộng đồng Crypto nhắc rất nhiều trong thời gian vừa qua. Không chỉ là bởi những khái niệm rất mới, những mô hình tưởng chừng rất khó tin như bất động sản, xe cộ cũng có thể token hóa được "kể" bởi các dự án. Bên cạnh đó câu chuyện khiến người ta càng FOMO hơn là dòng tiền từ thị trường truyển thống nhiều và lớn như thế nào khi đổ vào thị trường Crypto thông qua các dự án RWA thì mọi thứ sẽ go to the Moon. Đó là những thứ chúng ta nghe được từ các KOL, VCs, các diễn đàn bàn luận sôi nổi.
Nhưng thực tế mọi thứ có dễ dàng như vậy không? Để làm rõ hơn về Narrative này thì cũng mình phân tích thông qua bài viết dưới đây nhé.
Tổng Quan Về Real World Assets Và Bối Cảnh Thị Trường
Tổng quan về Real World Assets
Real World Assets (RWA) hay còn gọi là tài sản thế giới thực, là tài sản có giá trị trong thực tế, ngoài thế giới blockchain và tiền điện tử. Đây có thể là tài sản truyền thống như bất động sản, cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa, tiền tệ, hoặc các tài sản khác có giá trị thực tế.
RWAs được token hóa hoặc biểu diễn trên Blockchain để tạo ra các phiên bản kỹ thuật số của chúng, cho phép các nhà đầu tư tham gia vào thế giới tài chính truyền thống hoặc ngược lại thông qua các nền tảng Blockchain và DeFi. Việc sử dụng RWAs đem lại lợi ích cải thiện thanh khoản, tăng cường khả năng tương tác giữa thế giới blockchain và thực tế.
Bối cảnh thị trường
Real World Assets thực ra đã xuất hiện từ khá sớm trong thị trường Crypto, tuy nhiên cho đến thời điểm năm 2023 thì những dự án này nằm trong ngách này mới được nhắn đến nhiều. Giao thức đầu tiên đặt nền móng cho xu hướng này không ai khác đó là MarkerDAO với sản phẩm chủ lực của mình stablecoin DAI. Khi họ cho phép thế chấp các tài sản ở thế giới thực như trái phiếu chính phủ Mỹ để vay ra DAI, hay điển hình nhất là việc thông qua đề xuất RWA-001 (tài sản của 6S Capital) để vay ra tối đa $15.000.000 DAI vào ngày 30/10/2020.
Làn sóng RWA bắt đầu được nhắc đến nhiều hơn khi lần lượt những cái tên như: Maple Finance, GoldFinch, TrueFI là những dự án đang dẫn đầu mảng Credit (Huy động dòng tiền cho các tổ chức bên ngoài mượn) hay nền tảng Centrifuge cho phép người dùng Token hóa những loại tài sản như hóa đơn, tiền thế chấp, dòng tiền hoa hồng thành những NFT sau đó đem vào Pool Tinlake để vay ra stablecoin của những nhà đầu tư cung cấp thanh khoản trong Pool. Ondo Finance cũng là một dự án đáng chú ý khi đã có một sự "lột xác" ngoạn mục khi chuyển sang V2 cùng với nhiều sản phẩm mới trong đó nổi bật là USDY (stablecoin mang lãi xuất) được bảo chứng bởi trái phiếu chính phủ Mỹ.
Gần đây nhất một dự án LSDfi đang rất thành công là Pendle cũng đã thêm đặt một chân vào thị trường RWA với sản phẩm sDAI của Spark Protocol và fUSDC của FluxFinance. Hay một ông lớn của ngành DeFi đó là AAVE cũng đã tham gia vào thị trường RWA. Bây giờ hãy cùng mình điểm qua về cơ chế hoạt động của một số giao thức nổi bật nhé.
MakerDAO
Giao thức nổi bật nhất hiện tại trong ngách RWA không ai khác đó là MakerDAO. Đây cũng là dự án đã kiếm được rất nhiều lợi nhuận khi bước chân vào RWA. Mô hình hoạt động của MakerDAO không quá phức tạp và chủ yếu xoanh quanh stablecoin DAI của họ. Người dùng muốn mint ra DAI để tham gia vào DeFi thì phải thế chấp những tài sản mà MakerDAO hỗ trợ. Khi mint DAI thì người dùng gửi tài sản vào Vault và mỗi một loại tài sản thì sẽ tương ứng với một Vault. Khi người dùng muốn đóng vị thế thì hoàn trả lại số DAI và trả thêm một khoản là Stabality Fee (Đây sẽ là doanh thu của giao thức). Trước đây thì tài sản thế chấp được MakerDAO chấp nhận thì chỉ là ETH, WBTC, USDC, USDT...
Ngày 30/10/2020 đánh dấu bước tiến đầu tiên của MakerDAO khi đặt chân vào thị trường RWA với việc thông qua đề xuất RWA-001 (dùng tài sản thế chấp của 6S Capital) với khoản vay đề xuất là $15.000.000 DAI.
Tính tới thời điểm hiện tại MakerDAO đã thông qua hơn 15 đề xuất cho phép sử dụng các loại tài sản khác nhau ở thế giới thực để vay ra stablecoin DAI. Chính việc áp dụng chiến lược này đã mang lại cho MakerDAO một nguồn lợi nhuận mà bất kì giao thức nào cũng mong muốn. Tính đến cuối tháng 10 năm 2023 Stability Fee của MakerDAO thu được từ trước tới giờ đó là $62.104.265 DAI và chỉ tính riêng trong 10 tháng đầu năm 2023 thì con số đó là $59.925.750 DAI.
Để thấy được sự phát triển trong việc áp dụng RWA thì chúng ta hãy nhìn về quá khứ, khi mà MakerDAO chưa thông qua nhiều đề xuất về RWA như hiện tại. Nhìn vào biểu đồ thì trong năm 2023 đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong doanh thu đến từ mảng RWA đem lại cho MakerDao. Vào tháng 10/2022 doanh thu từ RWA rơi vào khoảng $1.2 triệu USD nhưng đến thời điểm gần nhất là 30/11/2023 con số này rơi vào hơn $117 triệu USD. Một nguồn doanh thu đáng mơ ước với bất kỳ nền tản nào, và RWA cũng là nguồn doanh thu lớn nhất của MakerDAO tính tới thời điểm hiện tại.
Bên cạnh việc kiếm lợi nhuận từ việc cho vay stablecoin DAI, MakerDAO cũng đã nhiều lần dùng số DAI trong treasury của dự án để đầu tư những sản phẩm có tính thanh khoản cao, rủi ro thấp.
Lần đầu tiêu họ sử dụng $500.000.000 DAI để phân bổ với tỉ lệ 8/2 vào các tài sản là tín phiếu ngắn hạn và trái phiếu doanh nghiệp vào tháng 10/2022. Vào ngày 17/3 MakerDAO tiếp tục nâng số tiền phân bổ vốn vào trái phiếu kho bạc Mỹ lên con số $1,25 tỷ USD (150% so với số tiền ban đầu) và đạt được số phiếu đồng thuận là 77.3%. Hành động này được cho là việc giúp MakerDAO đa dạng hóa tài sản dự trữ cho DAI cùng với đó là đa dạng doanh thu từ những tài sản thế giới thực.
MakerDAO còn thiết lập cho mình một Vault với trị giá 1,29 tỷ DAI dựa theo đề xuất của BlockTower Capital có tên MIP90, Vault này được lập ra để đầu tư vào trái phiếu chính phủ Mỹ ngắn hạn và đã được thông qua vào ngày 1/6/2023 với tỉ lệ phiếu bầu là 99,99%.
Ngoài việc đầu tư vào các tài sản thế giới thực kể trên, Maker cũng đã thiết lập một Vaul RWA-014. Với việc thông qua đề xuất này, Maker sẽ gửi $500.000.000 USDC tới lưu ký trên Coinbase Custody với lãi 2.6%/năm.
Việc mở rộng tiếp cận sang những sản phẩm ở thị trường truyển thống đã giúp cho bức tranh tài chính của Maker có những hướng chuyển biến rất tích cực. Với những bước tiến trên MakerDAO vừa đa dạng được nguồn doanh thu của mình, không những thế còn đẩy mạnh được vốn hóa của stablecoin DAI. Có thể nói mô hình này khá giống với mô hình kinh doanh của Tether và Circle (2 công ty phát USDT & USDC).
Mặc dù việc MakerDAO ăn nên làm ra là thế, tuy nhiên token quản trị của dự án là MKR lại không có được một ứng dụng cụ thể nào ngoài việc dùng để vote cho các đề xuất trong DAO. Khi nhìn vào giá của MKR tính từ đầu năm nay thì đã có sự hồi phục từ $500 USDT đến thời điểm hiện tại là gần $1500 USDT. Tuy nhiên vẫn còn cách rất xa đỉnh năm 2021.
Maple Finance
Maple là giao thức cho vay phi tập trung hướng đến nhóm khách hàng là các tổ chức, donh nghiệp. Maple là đơn vị cho vay tín chấp hay under-collateralized ( Lượng tài sản vay ra nhiều hơn số tiền thế chấp), vậy nên các khách hàng của họ phải được thẩm định rất kĩ trước khi nhận được khoản vay. Hình dung thì Maple Finance sẽ là trung gian kết nối dòng vốn trong DeFi để cho các doanh nghiệp ngoài TraFi mượn, nhưng nhìn chung khách hàng của Maple vẫn là những công ty có tiếng trong thị trường Crypto.
Kể từ 2021 đến nay Maple đã cho vay hơn $3 tỷ USD. Chúng ta sẽ đi tìm hiểu về sản phẩm cơ bản nhất trong Maple Finance, đó là các Lending pool cơ bản sẽ có 3 thành phần tham gia:
- Lender: Những người này góp vốn vào pool và nhận lãi suất từ các bên đi vay.
- Pool Delegates: Đây sẽ là những người, quỹ, tổ chức có kinh nghiệm về tài chính đứng ra tạo pool. Để tạo pool họ phải stake một lượng tài sản làm bảo hiểm phòng trường hợp bên vay không trả thì Delegates sẽ là người chịu thiệt hại đầu tiên. Họ cũng là những người thẩm định các bên cho vay và thống nhất các điều khoản vay bên cạnh đội ngũ của Maple Finance.
- Brorrower: Đây sẽ là các tổ chứ đi vay, để vay thì họ cũng phải thế chấp một lượng tài sản.
Maple sẽ kiếm được lợi nhuận thông qua các khoản phí như: phí thiết lập khoản vay, phí dịch vụ, phí quản lý và 50% doanh thu sẽ dùng để buy back token $MPL. Mọi chuyện đang khá suôn sẻ thì Maple dính vào 1 việc nợ xấu của Othorgonal Finance với số tiền là $36 triệu USD và đã không thể hoàn trả.
Việc không khắt khe trong khâu thẩm định có lẽ đã gây ra một sự sụp đổ dây chuyền. Thông qua pool thanh khoản được quản lí bởi Maven 11 Credit, trong pool bao gồm $31 triệu USDC và $5 triệu WETH đã được cho Orthogonal Trading vay. Trước đó Orthogonal Trading đã nói với Maven 11 là họ chỉ bị ảnh hưởng $2.5 triệu USD sau sự sụp đổ của FTX. Có lẽ trong giai đoạn này Maven 11 không thẩm định kĩ tính xác thực của thông tin này. Mọi việc vỡ lẽ khi vào ngày 3/12 Orthogonal thông báo rằng họ đang gánh "khoản tổn thất lớn hơn so với dự kiến" vì kẹt lượng lớn tài sản trên sàn FTX.
Auros là một công ty Trading cũng đã không thể hoàn trả khoản vay $2400 wETH trị giá $3 triệu USD vào cuối tháng 11 và con số lên tới gần $18 triệu USD vào 20/12/2022 cho pool được quản lí bơi Maven 11 trên Malpe Finacne. Và nó cũng liên quan tới FTX khi phần lớn tài sản được giữ trên sàn. Được biết Auros cũng là nạn nhận khi kẹt gần $20 triệu USD trên sàn FTX sau vụ sụp đổ gây rúng động thị trường Crypto năm 2022.
Sau sự kiện trên Maple cũng đã đưa ra Maple V2 để giải quyết những vấn đề còn tồn đọng khi quá nhiều khoản vay không thể hoàn trả. Những điểm nổi bật của Maple V2 là:
- Việc rút tiền có thể được lên lịch và chia theo tỉ lệ cho người yêu cầu rút tiền cũng khoảng thời gian.
- NGười cho vay có thể yêu cầu rút tiền ra bất cứ lúc nào không cần phải đợi khóa 30 ngày như trước đây.
- Tiễn lãi sẽ được cộng tự động và tái đầu tư lại vào pool.
- Áp dụng chuẩn ERC-4626 giúp mở ra cơ hội tương tác với thế giới DeFi
- Quản lý Pool (Pool Delegated) có thể thông báo sớm về đối tượng vay vỡ nợ và nhanh chóng thanh lý các tài sản bảo đảm.
- Mở rộng hơn các sản phẩm liên quan đến RWA.
- Khoản vay không được thanh toán đúng như lịch trình ban đầu đề ra Pool Delegated có thể thanh lý tài sản thế chấp ngay lập tức.
- Website cập nhật nhiều hơn những mô tả khoản vay onchain và lịch sử của chúng.
Việc này đã gây thiệt hại không nhỏ dành cho giao thức cộng thêm với đó là bear market đã khiến cho TVL của dự án giảm đáng kể. Và kể từ khi các sản phẩm về RWA ra đời đặc biệt là pool Cash Management đã giúp cho TVL của Maple có sự hồi phục tính từ tháng 6 2023 cho đến nay.
Ngoài Lending Pool được tạo bởi các Pool Delegates ra thì Maple Finance cũng có những sản phẩm khác liên quan tới RWA như:
- Cash Management: Được quản lí bơi Room40 Capital, cho phép người dùng gửi USDC vào pool để tiếp cận được với khoản lợi nhuận đến từ Tín phiếu kho bạc Mỹ. Lợi nhuận sẽ được chia như sau: Người cho vay (4,75%), Room40 ( cố định 0.25%), Maple (0.23%).
- Real World Assets: Đây là 2 pool có độ rủi ro cao hơn đi kèm với lợi nhuận cũng cao hơn. Các pool này hoạt động bằng cách người dùng gửi USDC vào sau đó sẽ được những tổ chức dùng số tiền đó đi mua các tài sản có tính rủi ro cao bên TraFi.
Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể thấy được sự hồi phục trong doanh thu của Maple. Hiện tại thì TVL của Maple đang chứng kiến sự tăng trở lại, tuy vậy giao thức vẫn đang còn gần $50.000.000 USD nợ xấu và doanh thu từ Maple cũng không quá cao để cover khoản này.
Goldfinch
Đây cũng là một dự án làm trong mảng Credit khi kết nối những bên có nhu cầu vay vốn với những người có số vốn nhà rỗi. Và khách hàng đi vay trong Goldfinch là những công ty, ngân hàng, doanh nghiệp truyền thống đi vay số vốn trong thị trường Crypto. Trong Goldfinch sẽ có những thành phần chính sau:
- Borrower: Đây là các bên có nhu cầu vay vốn. Đây sẽ là các chủ thể tạo ra các "Borrower Pool" và trong pool này sẽ gồm nhiều thông số như lãi suất, cặp tiền vay, ngày trả nợ... Các Borrower cần phải đặt cọc số GFI gấp 2 lần so với phí audit trước khi được kiểm duyệt.
- Backer: Các backer là những người có chuyên môn về lĩnh vực tài chính, và họ sẽ là người cung cấp vốn cho các Borrower Pool. Tất nhiên họ cũng là chủ thể chịu rủi ro cao nhất nếu xảy ra nợ xấu. Backer thì sẽ cung cấp vốn vào các Junior Trance, đây là pool cho phép tạo ra lợi nhuận cao, đi kèm với rủi cao tuy nhiên các Backer cũng có quyền trực tiếp quản lí việc cho vay và nhận về phần thưởng cao hơn.
- Auditor: Đây là những người kiểm tra và đánh giá độ uy tín của các Borrower. Các Auditor được tuyển chọn ngẫu nhiên trong một tập hợp những người có kiến thức, họ cần phải đánh giá kĩ các bên vay tiền và đó là công việc của họ.
- Liquidity Provider: Đây thường là những nhà đầu tư nhỏ lẻ có số vốn nhàn rỗi trong thị trường crypto, cung cấp vốn cho các Senior Pool. Từ đó nhận được lợi nhuận thông qua việc cung cấp thanh khoản. Senior Trance sẽ nhận dòng vốn từ các LP bởi vì đây là pool được GoldFinch phân bổ vốn chứ không phải tự phân bổ như các Backer.
Khi nhìn vào thông số Active Loans dưới đây ta có thể thấy được, Goldfinch đã cho vay và phát triển rất tốt trong giai đoạn trước tháng 5/2022, tuy nhiên gần 1 năm rưỡi trôi qua kể từ tháng 5/2022, các khoản vay trên giao thức không tăng lên, điều này có thể lí giải được là do thị trường Bear Market kéo dài, cộng thêm đó là những sự kiện sụp đổ lớn của FTX, lạm phát tăng. Các chỉ số như phí giao thức, TVL đều đi ngang kể từ thời điểm tháng 5/2022. Đây là vấn đề mà giao thức cần phải giải quyết trong thời gian tới.
Trong quá trình hoạt động của mình thì GoldFinch cũng mắc tới những khoản nợ xấu liên quan tới một công ty làm về mảng taxi xe máy đó là Tugende ở Unganda-một quốc gia ở Đông Phi. GoldFinch đã cho Tugende vay với số tiền $5 triệu USD với thời hạn 2 năm và thời điểm đáo hạn là vào tháng 10/2023. Tuy nhiên Tugende lại vi phạm hợp đồng khi cho một bên khác vay với sô tiền là $1.9 triệu USD vào tháng 12/2022 và Tugende không thể thu hồi được khoản vay này. Hiện tại đội ngũ của GoldFinch vẫn đang làm việc và đưa ra giải pháp cho 2 bên nhằm khôi phục được sự cố này. Đây cũng là rủi ro đối với các mô hình làm trong mảng Credit.
Gần đây thì GoldFinch cũng đã đưa ra đề xuất GRC-02 để cải thiện khả năng hoạt động của dự án. Theo như để xuất thì GoldFinch muốn trở thành một cơ sở hạ tầng kết nối các doanh nghiệp cho vay, đi vay, phát triển một hệ sinh thái cho vay on-chain liên quan tới RWA, giúp cho các doanh nghiệp có thể tương tác với nhau. Warbler Labs được cho sẽ là dự án đầu tiên xây dựng trên hệ sinh thái của GoldFinch.
Điều này khá giá với việc Shopify đã làm với ngàng E-commerce ở WEB 2, hay hiện tại là Optimism đang làm với hệ sinh thái superchain của mình. Dự án cũng nhắm tới thị trường Private Credit $1,4 nghìn tỷ USD bên ngoài kia.
Centrifuge
Centrifuge là một giao thức được xây dựng trên Layer 1 Centrifuge và là một parachain trong hệ sinh thái Polkadot chuyên dùng để mang các tài sản ở thế giới thực token hóa lên blockchain. Đây cũng là một dự án làm trong mảng Credit. Sản phẩm đầu tiên của Centrifuge đó là Tinlake được xây dựng trên mạng Ethereum.
Mô hình hoạt động của Centrifuge khá đơn giản. Người dùng sẽ token hóa cái tài sản của mình sau đó đưa vào Tinlake như một dạng tài sản thế chấp để vay ra tiền. Điểm đặc biệt của Centrifuge nữa là MakerDAO đã chấp nhận sử dụng các RWA đã được token hóa trong pool của Tinlake để vay ra stablecoin DAI. Điều này càng khẳng định thêm về độ uy tín cũng như chất lượng sản phầm từ Centrifuge.
Nhìn vào tình hình hiện tại thì dự án đang không có thêm được sự vay vốn mới từ các tổ chức. Bằng chứng là lượng NFT được mint ra đã giảm từ đầu năm đến tháng 10/2023.
Tuy nhiên hiện tại giao thức vẫn đang sở hữu thông số về những khoản vay đang hoạt động cao nhất so với mặt bằng chung những dữ án làm về mảng Credit. Điều này cũng giúp cho giao thức có doanh thu ổn định hơn và khi nhìn vào giá của native token của các dự án làm trong mảng Credit thì CFG của Centrifuge giữ giá khá tốt.
Matrixdock
Matrixdock nền tảng token hóa trái phiếu chính phủ Mỹ ngắn hạn được xây dựng trên mạng lưới Ether giúp cho các nhà đầu tư bên ngoài nước Mỹ có thể tiếp cận được khoản đầu tư này.
Sản phẩm chính hiện tại của Matrixdock đó là STBT Token cho phép các nhà đầu tư thế chấp các Stablecoin của mình vào giao thức. Sau đó thông qua Matrixdock sẽ mint ra token của dự án là STBT. STBT được bảo chứng bởi trái phiếu chính phủ Mỹ ngắn hạn nên rủi ro gần như là bằng 0. Từ đó nhà đầu tư có thể nhận được lợi nhuận từ STBT. Hiện tại Matrixdock đang hỗ trợ thế chấp các stablecoin sau: USDC, USDT, DAI, BUSD, LUSD, MIM, FRAX, USDP, SUSD, TUSD, USDD, and GUSD. Các khoản phí nhà đầu tư phải chịu đó là 0.1% APY phí dịch vụ cho giao thức, phí hoàn lại là 0.1.
Trên đây là tình hình hoạt động của Matrixdock. Nhìn vào TVL của giao thức thì ta có thể thấy đó là dự án đang duy trì được một con số khá ấn tượng với TVL hiện tại rơi vào khoảng hơn $108 triệu USD và đã phân phối gần $2.9 triệu USD lãi suất. Đây là mô hình hoạt động khá bền vững, đặc biệt hơn nữa sản phẩm STBT ra đời vào bear market, khoảng thời gian mà lãi suất từ các giao thức DeFi không quá hấp dẫn với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên Bull Market đang đến gần thì các giao thức DeFi sẽ có một mức lãi suất hấp dẫn hơn rất nhiều so với việc mua stablecoin sinh lãi suất được bảo chứng bơi Trái phiếu chính Mỹ như STBT. Trong tương lai Matrixdock cũng sẽ có nhiều sản phẩm hơn và cùng xem thử liệu Matrixdock sẽ có những chiến lược gì để thu hút thêm lượng tiền bên ngoài.
Ondo Finacne
Ondo Finance cũng là một giao thức làm về các sản phẩm RWA. Ondo V2 bao gồm 3 sản phẩm chính General Access Products, Qualified Access Products và Flux Finance - dự án đầu tiên nằm trong hệ sinh thái của Ondo Finance.
Trọng tâm phát triển ở thời điểm hiện tại của General Access Products là USDY là viết tắt của US Dollar Yield Token là một token được mã hóa (tokenized) được bảo đảm bằng trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ ngắn hạn và tiền gửi ngân hàng. Để tiếp cận được USDY thì người dùng cần phải KYC với nền tảng, sau đó gửi USDC vào giao thức và nhận lại USDY. Điểm đặc biệt của USDY là nó được phát hành theo luật pháp tại Mỹ và được Ankura Trust bảo vệ những người nắm giữ USDY thông qua việc xác minh và giám sát tài sản thế chấp của người dùng trong Ondo Finance. Trong bối cảnh xấu nhất với các Stablecoin thông thường người dùng chỉ có thể cầu nguyện thì với USDY thì Ankura Trust sẽ tham gia thanh lý tài sản của Ondo và trả lại tiền cho người dùng.
Bên cạnh USDY thì Ondo còn cùng cấp thêm sản phẩm khác liên quan tới RWA đó là OUSG trong danh mục Qualified Access Products. Người dùng gửi USDC vào Ondo và khoản tiền này sẽ được chuyển thành USD và người dùng nhận lại OUSG như một dạng token đại diện số tiền trong Ondo.
Số tiền này sẽ dùng để mua một số sản phẩm mà Ondo Finance hướng tới đó chính là trái phiếu chính phủ Mỹ ngắn hạn và trái phiếu doanh nghiệp đều là những loại tài sản có rủi ro thấp, tính thanh khoản cao và an toàn. Một mô hình tương đối đơn giản nhưng để vận hành nó mật cách trơn tru thì phải có đến 9 đối tượng tham gia như công ty Coinbase, Clear Street và các nhánh của Ondo Finance như Ondo I GP, Ondo Capital Management, Ondo Finance Inc, Ondo I LP,.
Nhìn vào bảng thống kê trên ta có thể thấy token OUSG trên mạng lưới Ether của Ondo có số vốn hóa đứng thứ 2 với mức lợi nhuận khá ổn là 5.37%.
Vốn hóa của OUSG cũng chứng kiến sự tăng trưởng vượt trội trong năm 2023 khi đỉnh điểm vốn hóa đã vượt mộc $150 triêu USD. Đây cũng là bước đi thành công của đội ngũ Ondo khi chuyển mình sang phiển bản Ondo V2 và tiếp cận thị trường RWA.
Một Số Dự Án Có Mô Hình Không Hiệu Quả
Landshare
Đây là một dự án đi token hóa các bất động sản (nhà, căn hộ) thành các Assets Token sau đó đưa nó lên blockchain để bán số Assets Token với số vốn là $50 USD, dự án được xây dựng trên mạng lưới blockchain. Trong Landshare sẽ có 2 loại sản phẩm chính:
- Rental Properties: Đây là những ngôi nhà sau khi được token hóa sẽ được Landshare đem đi cho thuê từ đó tạo ra lợi nhuận hàng tháng và chia lại lợi nhuận đó cho những người sỡ hữu Assets Token từ sản phẩm. Người dùng có thể mua bán số Assets Token này, và nó đại diện cho số cổ phần sở hữu liên quan đến ngôi nhà được token hóa. Số vốn để có thể sở hữu Assets Token này chỉ là $50 USD.
- House Flips: Đây là sản phẩm giúp nhà đầu tư mua House Flips token, số tiền này sẽ được Landshare trùng tu, làm mới những ngồi nhà cũ và sau đó bán chúng với giá cao hơn. Từ việc năm giữ số token này sẽ giúp cho họ kiếm được lợi nhuận ngay lúc bán được nhà, khác với việc nhận tiền lãi cho thuê hàng tháng như Rental Properties
Việc đầu tư vào Landshare cũng không quá khó. Native token của dự án là $LAND có thể mua trên Pancake swap. 5 Assests token là 250$ trong đó 10% được trả bằng token Land và 90% còn lại được thanh toán bằng BUSD.
Ví dụ: Mọi người mua 5 Assests token thì số tiền phải trả là $250 USD trong đó sẽ được thanh toán bằng $225 BUSD VÀ $25 USD được trả bằng giá trị tương ứng của $LAND. Khi mua được 5 Assets token thì mọi người được dự án tặng cho 1 NFT mô phỏng căn nhà đang đầu tư và NFT này dùng để nhận thêm lợi nhuận.
Ngoài 2 sản phẩm chính ra Landshare còn cung cấp 1 hệ sinh thái NFT. Những NFT này được mô phỏng 3D giống với các căn hộ mà Landshare token hóa lên. Người dùng có thể stake các Assests token (AT) vào các NFT này để nhận thêm token LAND. Dự án còn có hẳng 1 NFT marketplace để trao đổi mua bán, và các NFT về tài nguyên như gạch, gỗ, dụng cụ dùng để nâng cấp các NFT căn hộ từ đó tạo ra nhiều LAND hơn. Và mỗi căn hộ đều có số mức LAND tối đa mà có thể được dùng làm phần thưởng, hết số LAND được khai thác cho mỗi căn hộ người dùng phải làm mới nó bằng cách bán hoặc mua NFT mới. NFT càng nâng cấp cao (nhiều nội thất như bàn bida, sân vườn) thì sẽ được thưởng càng nhiều token LAND. Đây là một game được Landshare tạo ra bên cạnh câu chuyện token hóa bất động sản nhằm giúp người dùng giữ Assets token lâu hơn, vì bất động sản là một lĩnh vực với thanh khoản thấp, vốn cao nên cần 1 thời gian tương đối để có thể tích đủ tiền và đầu tư vào 1 căn hộ.
Hiện tại dự án không Public doanh thu cũng như số nhà đã tiếp cận được. Dự án hoạt động dưới luật pháp của tiểu bang Wyoming tại Hoa Kỳ và người dùng muốn mua Asset token thì phải KYC với dự án. Trong mô hình này ta có thể thấy còn khá nhiều chỗ chưa được làm rõ:
- Mọi hoạt động từ việc cho thuê, số tiền từ việc bán căn hộ, giá nhà cho thuê đều phụ thuộc hết vào Landshare khiến cho những nhà đầu tư từ xa khó có thể kiểm soát được sự minh bạch, tất cả dựa vào lòng tin với dự án.
- Đối với những nhà đầu tư chọn dịch vụ House Flips thì còn phải chờ vào đội ngũ sale của Landshare có bán được nhà hay không. Nếu không bán được hoặc rất lâu sau mới bán được thì số tiền vốn phải nằm im là rất lâu.
- Dự án cũng không nói rõ về việc cần bao lâu để tập hợp vốn để từ đó mua lại căn hộ và cho thuê. Hiện tại thì Assets token không thể đổi lại tiền hay giao dịch. Dự án có nói về việc có thể mua bán OTC Assets token thông qua Team của dự án với mức giá nhất định những hiện tại tính năng này vẫn chưa được mở.
- Các vấn đề về pháp lý xảy ra khi Assets token của chính chủ bị đánh cắp thì giải quyết như thế nào, làm sao để biết được người năm giữ token đã bán cho người khác cũng không được dự án đề cập đến trong tài liệu.
Qua những lí do trên ta có thể thấy được vì sao dự án cùng làm về mảng RWA nhưng lại không được nhắc đến trong cộng đồng và không thành công bằng những dự án làm về Credit hay stablecoin neo với trái phiếu. Có lẽ mang bất động sản lên blockchain phải cần một tương lai rất dài nữa để trở thành hiện thực.
Điều này còn khó khăn hơn với Landshare khi dự án cho phép người dùng tiếp cận với sản phẩm của mình với mức giá chỉ $50 USD. Tưởng chừng như vốn số vốn thấp này tạo điều kiện cho nhiều nhà đầu tư tuy nhiên nếu dự án không marketing đủ tốt để kêu gọi vốn từ nhiều nhà đầu tư thì không biết bao giờ mới có đủ nguồn vốn dùng cho việc mua nhà.
Dự Phóng Cá Nhân
Ta có thể thấy rất nhiều dự án đang là cầu nối giữa 2 thị trường TraFi và DeFi. Giup tăng khả năng sử dụng vốn cho các nhà đầu tư tuy nhiên đối với mình những dự án làm về RWA vẫn có một số rủi ro mà mọi người nên cân nhắc.
Đầu tiên là những dự án làm về mảng Credit thì rủi ro về những bên đi vay không trả được nợ gây ra nợ xấu luôn luôn thường trực. Điều nay càng rủi ro hơn với những dự án cho vay tín chấp hoặc nhiều hơn lượng tài sản thế chấp. Một khi nợ xấu xảy ra thì việc kiểm soát rất là khó khăn và gây thiệt hại cho nhiều bên không chỉ mỗi giao thức.
Thứ hai là các dự án làm về mảng bất động sản đang không có đủ cơ sở để triển khai. Từ yếu tố về pháp lý, mô hình hoạt động đang gây cản trở không nhỏ cho các Startup muốn biến ý tưởng này thành hiện thực. Có lẽ đây vừa là thử thách vừa là một mảnh đất tiềm năng cho những dự án Crypto làm về mảng pháp lý, định giá, bảo hiểm phát triển.
Cuối cùng đối với các dự án làm về stablecoin neo với các loại trái phiếu. Thực sự mô hình này chỉ hoạt động tốt khi lãi suất cao, nếu vào mùa Bull Market hoặc khi lãi suất giảm dần, các dự án cần phải tìm cho mình một lối đi khác.
RWA vẫn là một Narrative rất tiềm năng của thị trường, nó có câu chuyện là dòng tiền hàng tỉ đô la sẽ chảy vào thị trường và được truyền thông kể rất nhiều trong giai đoạn vừa qua. Sắp tới là Bitcoin ETF nếu được thông qua, hành lang pháp lý rõ ràng hơn, người dùng thấy được sự rõ ràng và họ được bảo vệ bởi luật pháp thì đó sẽ là yếu tố giúp cho các dự án làm về RWA bùng nổ hơn.
Tổng Kết
RWA không chỉ là một trend ngắn hạn của thị trường, khi các yêu tố cuối cùng về pháp lý được giải quyết thì đây sẽ là một xu hướng đi cùng với thị trường trong khoảng thời gian dài phía trước. Qua bài viết hi vọng mọi người đã có cái nhìn tổng quan về tình hình chung của thị trường RWA và các dự án trong giai đoạn khó khăn vừa qua.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Crypto Weekly W30: Nga Cho Phép Đào Bitcoin & Solana ETF Spot Chính ThứcXuất Hiện - August 12, 2024
- Crypto Weekly W29: Bóng Ma Khủng Hoảng Phủ Khắp Thị Trường Crypto - August 6, 2024
- Crypto Spotlight W28: Cựu Tổng Thống Donald Trump Lạc Quan Về Crypto, Ethereum ETF Spot Chính Thức Được Giao Dịch - July 29, 2024