Dù mới chỉ ra mắt trên Solana hơn 1 năm nhưng Tensor đã thể hiện sự vươn lên mạnh mẽ khi hiện là nền tảng NFT Marketplace hàng đầu trên Solana. Trong bài viết này, hãy cùng Hak Research tìm hiểu về Tensor NFT Marketplace và xem những gì mà dự án đã làm được trong thời gian qua nhé.
Trước khi vào bài viết này, mọi người có thể tham khảo một số bài viết sau để hiểu hơn nhé.
Tensor NFT Markeplace Là Gì?
Tensor là một nền tảng NFT Marketplace được triển khai trên Solana, cung cấp nhiều công cụ hỗ trợ để người dùng giao dịch NFT dễ dàng hơn chẳng hạn như: Biểu đồ K-line về giá sàn NFT, thống kê hoạt động Listing/đặt giá thầu, biểu đồ Order book,....
Tensor có 2 sản phẩm chính là: Tensor Aggregator và TensorSwap. Việc kết hợp 2 sản phẩm trên một nền tảng một cách nhịp nhàng giúp lượng thanh khoản trên Tensor tăng lên đáng kể, đây vốn là điểm yếu tồn tại bấy lâu trên thị trường NFT và Tensor đã làm rất tốt để cải thiện được điều này.
Với Tensor Aggregator: Thanh khoản được tổng hợp từ tất cả thị trường giao dịch NFT thời điểm hiện tại trên Solana như: HadeSwap, Magic Eden, Solanart,... Tensor không tính bất kì phí giao dịch nào, lượng phí người dùng phải trả đến từ NFT Marketplace gốc. ví dụ: nếu Magic Eden tính phí 2%, tổng phí người dùng phải trả là 2%.
Với TensorSwap - đây là AMM NFT do chính Tensor xây dựng. TensorSwap áp dụng mô hình Concentrated Liquidity AMM ( AMM thanh khoản tập trung), đây cũng là xu hướng mà các AMM Dex hiện tại như: PancakeSwap, Uniswap V3,... đang áp dụng với lợi thế mang lại lượng thanh khoản lớn cũng như giúp các LP nhận được nhiều khoản phí hơn trong việc cung cấp thanh khoản.
Kể từ khi ra mắt phiên bản private beta vào tháng 06/2022 và mở Public 1 tháng sau đó. Cho đến nay, Tensor đã vươn mình trở thành nền tảng NFT Marketplace hàng đầu trên Solana. Vào thời kì đỉnh cao, có thời điểm khối lượng giao dịch trên Tensor còn vượt qua cả Blur và OpenSea để dẫn đầu về khối lượng giao dịch NFT trên thị trường.
Tensor Và Magic Eden: Ai Là Người Dẫn Đầu?
Khi so sánh 2 nền tảng NFT Marketplace thì có 2 dữ liệu mà mình sử dụng để đánh giá bao gồm: Khối lượng giao dịch và số lượng người dùng. Mình cũng sẽ lấy mốc thời gian xa một chút từ 3 đến 6 tháng để xem được một cách tổng quan và tránh dữ liệu bị nhiễu trong ngắn hạn.
Về khối lượng giao dịch của hai nền tảng thì trong 3 tháng gần nhất, Tensor đạt 1.37M Sol chiếm 43.48% thị phần trong khi Magic Eden đạt 1.39M Sol chiếm 44.4% thị phần trên Solana. Trong khi về số lượng địa chỉ ví hoạt động trong 3 tháng gần nhất thì Tensor đang nhỉnh hơn với 145.04k User trong khi Tensor chỉ có 121.88k User.
Về khối lượng giao dịch của hai nền tảng trong 6 tháng gần nhất thì Tensor đang nhỉnh hơn với 3.75M Sol chiếm 43.21% thị phần trong khi Magic Eden đạt 3.73M Sol chiếm 43.07% thị phần trên Solana. Khối lượng người dùng trong 6 tháng của Magic Eden vẫn nhỉnh hơn với 225.07k User trong khi Tensor chỉ chiếm 163.2k User.
Thông qua hai dữ liệu thống kê trên chúng ta có thể thấy khối lượng giao dịch của hai nền tảng chênh lệch không đáng kể và có thể coi là ngang nhau nhưng về lượng người dùng thì Magic Eden đang nhỉnh hơn đáng kể. Điều này cho thấy Tensor được nhiều Trader và các nhà giao dịch lớn sử dụng nhiều hơn trong khi Magic Eden lại được nhiều các nhà đầu tư nhỏ sử dụng hơn.
Điều này cũng được thể hiện thông qua mặt giao diện của hai sản phẩm khi Magic Eden hỗ trợ giao diện dễ nhìn, các thuộc tính/ hình ảnh NFT trong bộ sưu tập thể hiện rõ ràng,... trong khi Tensor lại hỗ trợ nhiều Chart phân tích phù hợp với nhà đầu tư chuyên nghiệp và cá voi hơn.
Qua đây, chúng ta thấy cuộc chiến giữa Tensor và Magic Eden đang có hơi hướng khá giống so với Blur và OpenSea. Chỉ có một điểm khác là cuộc chiến giữa Tensor và Magic Eden vẫn chưa ngã ngũ và Magic Eden còn đang có lợi thể nhỉnh hơn về số lượng người dùng. Nhưng ở thời điểm hiện tại, có một điểm mà Tensor chưa làm đó là ra mắt token và Airdrop theo đợt như những gì mà Blur đã thực hiện.
Ở thời điểm hiện tại, Tensor vẫn đưa ra các hoạt động Airdrop nhưng mình cảm giác nó chưa mạnh, đủ hấp dẫn đối với người dùng. Vì vậy nếu như Tensor ra mắt token và có những đợt Airdrop lớn thì mình tin chắc rằng có một lượng người dùng và Volume lớn đổ về Tensor để farm point như cách đang hoạt động trên Blur, đó là một viễn cảnh vô cùng tốt đẹp cho Tensor trong tương lai.
Đâu Là Nguyên Nhân Khiến Tensor Thành Công Đến Vậy?
Dù là một nền tảng đến sau và chỉ hoạt động trên Solana được hơn 1 năm tuy nhiên Tensor đang từng bước khẳng định được vị thế của mình là nền tảng NFT Marketplace hàng đầu trên Solana. Vậy đâu là nguyên nhân khiến Tensor thành công đến vậy, mình sẽ đưa ra một số nguyên nhân sau:
Tốc độ nhanh, phí giao dịch thấp
Tensor mang đến cho người dùng một nền tảng NFT Marketplace với tốc độ nhanh, lướt và chuyển tab mượt mà. Điều này khắc phục được nhược điểm của Magic Eden với việc chuyển tab và lướt bị delay khá nhiều. Ngoài ra, việc triển khai trên Solana mang đến cho chi phí giao dịch thấp, giúp Tensor có thêm phần lợi thế so với các NFT Marketplace khác trên Ethereum hay Polygon.
Áp dụng mô hình quản trị phi tập trung
Tensor áp dụng DAO vào trong mô hình quản trị của mình. Điều này có nghĩa là quyền sở hữu và quyền vận hành của nền tảng thuộc về người dùng. Phương thức quản trị phi tập trung này đảm bảo sự tham gia và quyền ra quyết định của người dùng trong quá trình phát triển nền tảng, từ đó thiết lập một hệ sinh thái công bằng và minh bạch.
Điều này là vô cùng quan giúp dự án và cộng đồng gắn kết với nhau trong suốt quá trình xây dựng và phát triển sản phẩm. Chúng ta cùng nhìn vào case của Opensea khi là một nền tảng tập trung và bỏ qua sự đóng góp của cộng đồng. Điều này đã khiến nhiều người dùng đã rời bỏ OpenSea vì họ thấy những sản phẩm mà OpenSea đem đến không còn phù hợp với mình và tìm kiếm NFT Marketplace phù hợp hơn chẳng hạn như Blur.
Phần thưởng cho người hoạt động tích cực
Tensor cũng áp dụng cơ chế tính Point dành cho người dùng trên nền tảng của mình và trao thưởng cho những người dùng hoạt động tích cực trên Tensor. Mặc dù theo mình thấy là phần thưởng chưa thực sự hấp dẫn nhưng đây sẽ là nguồn khích lệ lớn giúp lệ lớn giúp người dùng tiếp tục sử dụng Tensor trong thời gian tới.
Khai thác tệp khách hàng và cập nhật sản phẩm liên tục
Ở thời điểm hiện tại, để một NFT Marketplace cạnh tranh trực tiếp với OpenSea và Blur là điều rất khó. Việc Tensor NFT Marketplace lựa chọn Solana là một quyết định hợp lí. Chúng ta cũng thấy đa phần các bộ sưu tập NFT trên Ethereum đều có giá thành cao hơn so với các Blockchain khác như Polygon hay Solana và điều này sẽ là một rào cản đối với những người dùng có vốn nhỏ.
Vì vậy triển khai trên Solana sẽ giúp Tensor sở hữu được tệp khách hàng nhỏ hơn và giảm thiểu được sự cạnh tranh trực tiếp với OpenSea và Blur. Ngoài ra, nếu Tensor có định hướng phát triển Cross Chain và đánh chiếm vào các Layer 2 như: Arbitrum, Optimism, Base,... thì họ sẽ mở rộng được thêm tệp khách hàng trên nền tảng của mình.
Về mặt sản phẩm, Tensor cũng thường xuyên update nhưng tính năng mới trên nền tảng của mình chẳng hạn như: Yolo Buy - cho phép người sử dụng một lượng nhỏ Sol để xổ sổ nhằm cơ hội kiếm được NFT, Trait Bird - cho phép người dùng đặt giá thầu trên NFT có đặc điểm cụ thể, xem lịch sử offer của các NFT, nhận thông báo khi giá sàn NFT di chuyển một lượng % nhất định,....
Tương Lai Của Tensor Trong Thị Trường NFT
Sự nổi lên của Tensor trên Blockchain Solana thể hiện cho sự phát triển liên tục trên thị trường trong lĩnh vực NFT. Nền tảng này tận dụng thông lượng cao, phí giao dịch thấp và sự tham gia của cộng đồng trên Solana để thu hút thành công nhiều nhóm người dùng bao gồm người sáng tạo, người sưu tập và nhà giao dịch NFT.
Tuy nhiên để thành công trong một thị trường có tính cạnh tranh cao như NFT quả thực là điều không hề dễ dàng. Vì vậy Tensor NFT Marketplace cần tập trung vào một số khía cạnh chính trong tương lai như sau:
- Đầu tiên, trải nghiệm người dùng là vô cùng quan trọng. Để thu hút được nhiều người dùng hơn thì nền tảng phải liên tục cải thiện giao diện và trải nghiệm giao dịch để đảm bảo người dùng có thể sử dụng dễ dàng và cảm thấy thoải mái với sản phẩm của mình.
- Thứ hai đến từ sự hợp tác chặt chẽ với cộng đồng sẽ là chìa khóa thành công cho dự án. Hợp tác chặt chẽ với các nghệ sĩ và người sáng tạo, đồng thời cung cấp các dịch vụ sáng tạo từ đó sẽ thu hút nhiều bộ sưu tập và người sáng tạo hơn đến với Tensor NFT Marketplace.
- Thứ ba đến từ khả năng tương thích đa chuỗi, đây có thể là xu hướng tương lai mà đa phần các NFT Marketplace sẽ áp dụng. Bằng cách kết nối và hỗ trợ nhiều Blockchain khác nhau sẽ giúp Tensor mở rộng tệp người dùng của mình từ đó tăng thêm sức hấp dẫn cho nền tảng.
- Cuối cùng là việc xem xét đến NFT Future với việc cho phép người dùng long/short với NFT là một lựa chọn đầy hứa hẹn. Đây là mảng đang còn tương đối mới và Tensor triển khai thành công thì chắc chắn sẽ thu hút nhiều nhà giao dịch và nhà đầu cơ hơn, đồng thời mang lại nhiều sức sống hơn cho nền tảng.
Tổng kết
Từ khi đến với Solana như một chú ngựa ô thì giờ đây Tensor đang chuyển mình để trở thành nền tảng NFT Marketplace hàng đầu trên Solana. Trên đây là những thông tin mà mình muốn giới thiệu với mọi người trong bài viết này, hi vọng mọi người đã nhận được những kiến thức bổ ích.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Phân Tích Vana: Mạng Lưới Dữ Liệu Phi Tập Trung - November 17, 2024
- The Boo Bears Là Gì? Tổng Quan Về Bộ Sưu Tập NFT The Boo Bears - November 16, 2024
- Phân Tích Polymarket: Nền Tảng Dự Đoán Phi Tập Trung Hàng Đầu Trên Thị Trường - November 16, 2024