NFT Marketplace từ lâu đã được xem là thị trường đầy tiềm năng và là mảnh đất béo bởi để các dự án có thể tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường. OpenSea trước đây từng được xem là nền tảng NFT Marketplace số 1 trên thị trường nhưng trong thời gian gần đây đã có sự vươn lên mạnh mẽ của LookRare, X2Y2 hay Blur tạo nên một cuộc chiến NFT Marketplace war và đương nhiên người dùng sẽ được hưởng lợi nhiều nhất.
Trong bài viết này, hãy cùng Hak Research đi sâu vào cuộc chiến NFT Marketplace Wars và xem liệu ai sẽ là người chiến thắng nhé. Để hiểu hơn về NFT Marketplace Wars mọi người có thể tham khảo một số bài viết dưới đây:
Nguyên Nhân Ra Đời Của NFT Marketplace Wars
NFT Marketplace - Thị trường béo bở dành cho các nhà phát triển
NFT được biết đến là tài sản kĩ thuật số thế hệ mới không chỉ gói gọn trong phạm vi đồ sưu tầm mà còn được mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác nhau không chỉ trong thị trường Crypto mà còn được ứng dụng vào trong thế giới thực.
Tương tự như đối với Token, các NFT cần một thị trường để giao dịch và kết nối giữa người mua và người bán. Đổi lại người dùng cần phải trả một khoản phí giao dịch để thực hiện các dịch vụ trên nền tảng. Thị trường NFT ở thời điểm hiện tại được xem là khá nhỏ bé khi so sánh thị phần của nó so với tổng thể thị phần trong thị trường Crypto.
Tuy nhiên, mình sẽ đưa ra 2 dữ liệu thú vị mà chắc chắn mọi người sẽ cảm thấy bất ngờ. Đầu tiên là thống kê về TOP 5 dApp có lượng người dùng hoạt động hàng ngày nhiều nhất trên thị trường tính vào thời điểm tháng 02/2023. Đây là thời điểm chứng kiến thị trường chung trở nên vô cùng sôi động với hoạt loạt các đồng coin, bộ sưu tập NFT tăng giá.
Nhìn vào ảnh trên chúng ta vẫn thấy sự thống trị của PancakeSwap khi đạt vị trí số 1 với hơn 144k người dùng hoạt động hàng ngày, xếp thứ hai là OpenSea với hơn 65k và thứ ba là Uniswap với hơn 57k user hoạt động hàng ngày. Điều này cho thấy lượng người dùng trong thị trường NFT cũng rất lớn và không hề thua kém các thị trường khác.
Tiếp theo chúng ta cùng chuyển qua top 5 dApp có Phí Giao Dịch và Doanh Thu lớn nhất trên thị trường trong 365 ngày qua.
Chúng ta thấy sự xuất hiện của OpenSea và LookRare trong TOP 5 lần này. Thậm chí lượng doanh thu của OpenSea và LookRare còn cao hơn hẳn so với các dApp khác như dYdX, PancakeSwap hay Convex Finance. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do các nền tảng Dex thường phải chia sẻ lượng phí giao dịch kiếm được cho các Liquidity Provider (LP) và lượng phí phải trả trong mỗi lệnh Swap là rất nhỏ.
Trong khi đó xét qua các nền tảng NFT Marketplace như OpenSea thường tính giao dịch là 2.5% cho mỗi lần giao dịch và nguồn doanh thu này được sở hữu 100% bởi nền tảng. Đây là một sự khác biệt rất lớn và tất nhiên là thị trường béo bở để các bên có thể nhảy vào và chiếm lĩnh thị phần.
Sự ra đời của các NFT Marketplace khác sau OpenSea
Hiểu được tiềm năng to lớn của thị trường NFT cũng như nguồn doanh thu khổng lồ mà nó mang lại. Các nền tảng NFT Marketplace tiếp theo sau OpenSea đã bắt đầu xuất hiện trên thị trường.
Trong suốt năm 2022 và bước sang năm 2023, các nền tảng NFT Marketplace mới đã dần thay đổi cuộc chơi trên thị trường và thách thức sự thống trị của OpenSea.
Nửa đầu năm 2022 chứng kiến sự ra mắt của LookRare và X2Y2 mang đến sự cạnh tranh mạnh mẽ cho OpenSea. Để khuyến khích người dùng tham gia vào nền tảng, LookRare và X2Y2 đã thực hiện chiến lược Vampire attacks thông qua hình thức Airdrop token LOOKS và X2Y2 để thu hút người dùng từ OpenSea. Mặc dù điều này đã tỏ ra hiệu quả khi khối lượng giao dịch ban đầu trên các nền tảng này tăng lên đáng kể nhưng nó lại xuất hiện từ việc đầu cơ chứ không xuất phát từ nhu cầu tự nhiên của người dùng.
Sau đó, chứng kiến sự kiện OpenSea mua lại Gem - một nền tảng NFT Marketplace Aggregator nhằm xây dựng và cung cấp một nền tảng tổng hợp mang đến sự lựa chọn tốt nhất cho các nhà giao dịch NFT. Năm 2022 kết thúc với sự ra mắt của Blur, một nền tảng mới nhưng có lẽ là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến cuộc chiến NFT Marketplace war ở thời điểm hiện tại.
Tổng Quan Cuộc Chiến NFT Marketplace Wars
So sánh các NFT Marketplace ở thời điểm hiện tại
Mặc dù tiện ích rộng rãi của các NFT Marketplace là như nhau (tức là kết nối giữa người mua và người bán) nhưng mỗi thị trường lại khác nhau về dịch vụ sản phẩm, chính sách và một số ưu đãi dành cho người dùng. Hiểu được những khác biệt này sẽ giúp đánh giá tốt các NFT Marketplace ở thời điểm hiện tại và chiến lược cạnh tranh tương ứng của họ. Một số yếu tố chính cần xem xét khi so sánh các NFT Marketplace bao gồm:
- Nền tảng giao dịch: Ngoài sự xuất hiện của các NFT Marketplace gốc như: OpenSea hay LookRare thì trên thị trường hiện tại còn xuất hiện các nền tảng NFT Marketplace Aggregator - cho phép tổng hợp thanh khoản từ các thị trường khác nhau và người dùng chỉ cần giao dịch trên một nền tảng duy nhất. NFT Marketplace Aggregator nổi bật hơn hết trong trường hợp này là Blur hay gần đây có sự vươn lên mạnh mẽ của Tensor trên Solana.
- Phí giao dịch: Điều này đề cập đến các khoản phí được tính cho các giao dịch diễn ra trên thị trường. Phí giao dịch ảnh hưởng trực tiếp đến số tiền lãi mà người bán nhận được và ảnh hướng gián tiếp đến người mua thông qua giá niêm yết cao hơn (người bán có thể định giá NFT cao hơn để bù vào các khoản phí phải thanh toán).
- Chính sách tiền bản quyền: Có một quan niệm sai lầm phổ biến rằng tiền bản quyền có thể được thi hành ở cấp độ Smart Contract. Trên thực tế, các NFT Marketplace có thể quyết định liệu chúng có được thi hành hay không. Điều này đã dẫn đến các chính sách thị trường khác nhau và các trường phái tư tưởng đối lập về chủ đề này.
- Chuỗi khối được hỗ trợ: Mặc dù Ethereum là một trong những hệ sinh thái NFT sôi nổi nhất nhưng hoạt động trên các chuỗi khối khác cũng tăng lên. Một số thị trường nhất định chỉ hỗ trợ NFT trên các chuỗi khối đơn lẻ trong khi một số thị trường khác đã mở rộng đa chuỗi để phân nhánh các dịch vụ của họ.
- Chiến lược triển khai token: Mã thông báo đóng vai trò hữu ích và là động lực để khuyến khích người dùng tham gia vào nền tảng. Airdrop là một cơ chế phổ biến được áp dụng bởi đa số thị trường mặc dù tính đủ điều kiện để nhận Airdrop là khác nhau giữa các thị trường.
Để dễ dàng so sánh chúng ta cùng đi qua bảng thống kê sau:
Header | Opensea | Blur | Magic Eden | X2Y2 | LooksRare |
---|---|---|---|---|---|
Năm ra mắt | 2017 | 2022 | 2021 | 2022 | 2022 |
Nền tảng | Marketplace | Marketplace Aggregator Lending | Marketplace | Marketplace Lending | Marketplace |
Phí nền tảng | 0% Ban đầu là 2.5% | 0% | 2% | 0.5% | 2% |
Chính sách tiền bản quyền | Thực thi tối thiểu tiền bản quyền 0.5% | Thực thi tối thiểu tiền bản quyền 0.5% | Tiền bản quyền là tuỳ chọn | Thực thi tiền bản quyền | Không bắt buộc, người mua có thể chọn trả tiền bản quyền |
Supported Blockchain | Ethereum, Avalanche, Arbitrum, BNB Chain, Klaytn, Solana, Optimism, Polygon | Ethereum | Ethereum, Solana, Polygon | Ethereum | Ethereum |
Token | - | BLUR | - | X2Y2 | LOOKS |
Diễn biến thị trường
Sau nửa cuối năm 2022 tương đối trầm lắng, khối lượng giao dịch vào đầu năm 2023 đã tỏ ra tương đối khởi sắc. Đặc biệt là vào tháng 02/2023 đã chứng kiến khối lượng giao dịch tăng đột biến và đạt ở mức 2B USD. Đây là mức cao chưa từng thấy và gần gấp đôi so với tháng trước. Tháng 03/2022 cũng được ghi nhận về khối lượng giao dịch cao và được duy trì tương tự như tháng hai.
Nguyên nhân của điều này xuất phát từ sự xuất hiện của Blur và chiến lược Airdrop cho người dùng giao dịch NFT trên mạng lưới Etherem trong vòng 6 tháng trước khi Blur ra mắt. Một điều đáng chú ý rằng, Blur đã vượt qua OpenSea để trở thành nền tảng có khối lượng giao dịch lớn nhất trên thị trường với 72.3% thị phần ở thời điểm hiện tại.
Điều Gì Thúc Đẩy Sự Thay Đổi Người Dùng
Blur là một thị trường tương đối mới nhằm mục đích hướng tới những Trader NFT chuyên nghiệp đã vươn lên dẫn đầu chỉ hai tháng sau khi ra mắt vào giữa tháng 10/2022. Dưới đây là một số yếu tố thúc đẩy người dùng chuyển hướng từ OpenSea sang Blur:
Sản phẩm khác biệt
Các NFT Marketplace trên thị trường không ngừng đổi mới và phát triển các sản phẩm tốt hơn để đáp ứng nhu cầu của người dùng. Một điểm khó khăn chính mà nhiều nhà đầu tư lớn gặp phải là thiếu một nền tảng giao dịch NFT chuyên nghiệp. Ban đầu, trên thị trường xuất hiện các NFT Marketplace Aggregator cho phép tổng hợp thanh khoản trên nhiều thị trường khác nhau và cung cấp cho các nhà giao dịch khả năng “quét sàn” các bộ sưu tập trên các thị trường khác nhau. Sau đó, Blur xuất hiện và đại diện cho một All-in-one NFT Marketplace và đã thu hút được khối lượng giao dịch khá lớn chỉ trong một thời gian ngắn.
Một điểm khác biệt lớn của Blur so với các NFT Marketplace Aggregator là Blur tuyên bố nhanh hơn gấp 10 lần so với các Aggregator khác, có bộ công cụ giao dịch NFT toàn diện và mang lại trải nghiệm UI/UX tốt hơn cho các nhà giao dịch NFT chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, Blur cũng có một lợi thế tạm thời về phí giao dịch bằng không.
Nhìn vào dữ liệu về số địa chỉ ví hoạt động trong 30 ngày qua, chúng ta có thể thấy bằng OpenSea vẫn là thị trường NFT hàng đầu hiện nay. Mặt khác, Blur chỉ chiếm 28.7% về số lượng địa chỉ ví hoạt động trong 30 ngày qua. Điều này cho thấy rằng một số lượng tương đối nhỏ người dùng chiếm khối lượng giao dịch khổng lồ trên Blur. Đây cũng phù hợp với định vị của Blur nhắm mục tiêu đến các nhà giao dịch NFT chuyên nghiệp.
Dữ liệu từ Dune Analytics của @jhackworth đã chứng thực thêm sức hấp dẫn của Blur đối với các nhà giao dịch lớn khi 15 người dùng hàng đầu đã chiếm đến 15% khối lượng giao dịch trên Blur so với OpenSea nơi 250 địa chỉ ví hàng đầu chỉ chiếm ~ 11% tổng khối lượng giao dịch.
Airdrop token Blur
Việc triển khai Airdrop token BLUR cho người dùng trên nền tảng thực sự rất hữu ích trong việc khuyến khích người dùng hoạt động trên nền tảng. Kể từ khi ra mắt Blur vào tháng 10/2022 đã có thông báo rõ ràng rằng người dùng đáp ứng một số điều kiện nhất định sẽ đủ điều kiện nhận các Incentives mà sau này chuyển thành token BLUR. Điều này khuyến khích các nhà giao dịch thực hiện một số hành vi nhất định và sử dụng nền tảng Blur cho các giao dịch NFT.
Ví dụ: Chương trình “Blur Season 2” triển khai 300M Token Blur Incentive cho người dùng, người dùng chỉ sử dụng nền tảng Blur để giao dịch NFT sẽ nhận được “Mythical Care Packages” trị giá gấp 100 lần của “Uncommon Care Packages”. Điều này về cơ bản sẽ không khuyến khích người dùng sử dụng các nền tảng khác.
Bất chấp sự nổi bật của OpenSea khi vẫn chưa công bố mã thông báo của riêng mình. Việc thiếu mã thông báo gốc khiến cả nhà đầu tư bán lẻ và tổ chức khó tiếp cận với OpenSea hơn, với một số cách là tham gia vào các vòng gây quỹ vốn cổ phần của họ hoặc thông qua các giao dịch riêng tư. Chúng tôi đã chứng kiến sự sụt giảm tạm thời trong lịch sử về thị phần khối lượng giao dịch của OpenSea khi các đối thủ cạnh tranh (ví dụ:LookRare, X2Y2) sử dụng mã thông báo để khuyến khích sử dụng các nền tảng tương ứng của họ.
Tuy nhiên một điều cần lưu ý là ưu đãi mà các NFT Marketplace thưởng token của nền tảng cho người dùng mặc dù hữu ích trong việc thúc đẩy việc áp dụng nền tảng ban đầu nhưng không phải là giải pháp toàn diện để thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
Thiết kế chương trình Incentive
Những người săn Airdrop Sybil không phải là hiếm trong tiền điện tử. Đối với những người dùng này, động lực cơ bản để sử dụng một nền tảng phần lớn được thúc đẩy bởi dự đoán về các đợt airdrop trong tương lai. Họ sẽ tìm cách đánh lừa hệ thống để tăng cơ hội đủ điều kiện nhận airdrop. Đây là trường hợp xảy ra ngay cả với Blur nhưng điều mà Blur đã làm khác đi là về mặt thiết kế airdrop.
Thay vì trực tiếp khuyến khích hoạt động giao dịch NFT của người dùng, Blur đã tập trung vào việc khuyến khích thanh khoản niêm yết NFT (ví dụ: đặt giá thầu cho các bộ sưu tập có khối lượng giao dịch cao càng gần giá sàn càng tốt, thưởng cho người dùng niêm yết và giao dịch NFT trên nền tảng). Do đó, những chiến lược này đã góp phần tạo ra tỷ lệ tương đối thấp trong Wash Trading (giao dịch rửa tiền) và kéo người dùng thực sự đến với nền tảng.
Nhìn vào hình trên chúng ta thấy tỉ lệ wash trading volume trên Blur chỉ chiếm 15.7% tương đối thấy so với LooksRare (94.7%) và X2Y2 (85.2%) mặc dù tỉ lệ này vẫn cao hơn so với OpenSea (2.4%).
Team và Investor
Đằng sau mỗi dự án thành công là một nhóm các nhà phát triển chăm chỉ xây dựng các tính năng mới và duy trì dự án, một nhóm người dùng tích cực tương tác với nền tảng và một cộng đồng đầy nhiệt huyết hỗ trợ dự án. Nói cách khác, con người là trung tâm của các dự án thành công.
Bên cạnh OpenSea, các đội ngũ phát triển của nhiều đối thủ cạnh tranh đã chọn ẩn danh (ví dụ X2Y2, LookRare) gây khó khăn trong việc nhận dạng và tìm hiểu về năng lực của các thành viên trong nhóm phát triển. Mặc dù đội ngũ phát triển của Blur cũng chỉ sử dụng bút danh chứ không sử dụng tên thật nhưng họ đã tiết thông tin về lí lịch cá nhân của các thành viên trong một bài đăng trên Twitter của mình. Blur tuyên bố rằng các thành viên trong đội ngũ phát triển đã kinh nghiệm trong quá khứ từ các tổ chức bao gồm Citadel, Five Rings Capital,Twitch, Brex, Square và Y Combinator. Mặc dù không có cách nào để xác minh công khai lý lịch của các thành viên khác, nhưng điều này cũng cho thấy thông tin về đội ngũ đã góp phần thu hút sự chú ý của cộng đồng và nhà đầu tư.
Ngoài ra, Blur còn có sự tham gia của các nhà đầu tư chất lượng như Paradigm - hỗ trợ tham gia phát triển sản phẩm và một số KOL lớn trong thị trường NFT như: Zeneca, DeeZe, 0xmaki, Santiago Santos, Keyboard Monkey.
Nhìn chung, Tất cả những điều được xem xét vẫn còn quá sớm để biết liệu Blur có thể tiếp tục quỹ đạo tăng trưởng của nó sau đợt airdrop gần đây hay không và liệu khi nào Blur sẽ đưa ra các khoản phí khi giao dịch trên nền tảng. Nhưng người dùng đang là người được hưởng lợi nhiều nhất khi có sự xuất hiện của Blur.
Một Số Dự Án Mới Tham Gia Vào Cuộc Chiến NFT Marketplace War
Như dữ liệu mà mình đã đưa ra trong phần đầu của bài viết, NFT Marketplace là thị trường béo bở mà rất nhiều nhà phát triển muốn tiếp cận và chiếm lĩnh thị phần. Sau đây là 3 dự án mới có tiềm năng tham chiến NFT Marketplace War, mọi người có thể tham khảo nhé:
Tensor NFT Marketplace
Tensor là một nền tảng NFT Marketplace được triển khai trên Solana. Với Tensor, người dùng đặc biệt là các Trader có thể giao dịch NFT với rất nhiều công cụ hỗ trợ như: Chart giá tích hợp TradingView, hành động mua bán, biểu đồ/ phân tích nâng cao,...
Tensor có 2 sản phẩm chính là: Tensor Aggregator và TensorSwap. Việc kết hợp 2 sản phẩm trên một nền tảng một cách nhịp nhàng giúp lượng thanh khoản trên Tensor tăng lên đáng kể, đây vốn là điểm yếu tồn tại bấy lâu trên thị trường NFT và Tensor đã làm rất tốt để cải thiện được điều này.
- Với Tensor Aggregator: Thanh khoản được tổng hợp từ tất cả thị trường giao dịch NFT thời điểm hiện tại trên Solana như: HadeSwap, Magic Eden, Solanart,... Tensor không tính bất kì phí giao dịch nào, lượng phí người dùng phải trả đến từ NFT Marketplace gốc. ví dụ: nếu Magic Eden tính phí 2%, tổng phí người dùng phải trả là 2%.
- Với TensorSwap - đây là AMM NFT do chính Tensor xây dựng. TensorSwap áp dụng mô hình Concentrated Liquidity AMM ( AMM thanh khoản tập trung), đây cũng là xu hướng mà các AMM Dex hiện tại như: PancakeSwap, Uniswap V3,... đang áp dụng với lợi thế mang lại lượng thanh khoản lớn cũng như giúp các LP nhận được nhiều khoản phí hơn trong việc cung cấp thanh khoản.
Tensor được mệnh danh là Blur trên Solana và đã chính thức vượt Magic Eden để trở thành NFT Marketplace có khối lượng giao dịch lớn nhất trên Solana. Đây có thể coi là một thành tích đáng nể vì ai cũng biết Magic Eden thống lĩnh thị trường NFT trên Solana trong hơn 1 năm trở lại đây. Nhưng Tensor dù mới ra mắt được một thời gian ngắn đã vượt mặt Magic Eden cho thấy sức mạnh nội tại cũng như tiềm năng phát triển lớn của Tensor trong tương lai.
SeekHYPE NFT Marketplace
SeekHYPE là một NFT Marketplace tiên tiến được triển khai trên Aura Network. SeekHYPE tận dụng sức mạnh của AI để đề xuất các bộ sưu tập NFT tốt nhất dựa trên sở thích của người dùng, đơn giản hóa việc tìm kiếm các NFT mới và hấp dẫn.
SeekHYPE cũng sử dụng trí thông minh xã hội để phân tích để phân tích các số liệu về nhận thức thương hiệu, cộng đồng và nhà phát triển dự án để cung cấp một thông tin toàn diện về bộ sưu tập và giúp người dùng đưa ra quyết định mua bán sáng suốt. Ngoài ra, các tính năng nâng cao hơn hiện đang được SeekHYPE phát triển để nâng cao hơn nữa trải nghiệm người dùng.
SeekHYPE có các mục tiêu đầy tham vọng để trở thành NFT Marketplace tiên tiến số một trên Cosmos và sau đó sẽ chuyển hướng đi Multi-chain trở thành NFT Marketplace Aggregator trên nhiều Blockchain khác nhau. Tầm nhìn của SeekHYPE cho tương lai của nền tảng bao gồm việc cho phép người dùng sweep NFTs (mua nhiều NFT cùng lúc) trên nhiều thị trường và hiển thị các thông tin chi tiết về NFT nhanh hơn. Điều này sẽ nâng cao hơn nữa trải nghiệm người dùng và giúp người dùng khám phá và mua NFT dễ dàng hơn.
Hiện tại, SeekHYPE đang triển khai HYPE Season thông qua 4 Season. HYPE Season 1 sẽ bắt đầu với việc ra mắt SeekHYPE Mainnet Beta vào ngày 28/03/2023 . Mỗi HYPE Season sẽ mang đến những phần thưởng và ưu đãi mới, khiến mỗi Season trở thành một trải nghiệm độc đáo và hấp dẫn cho những nhà giao dịch NFT trên nền tảng.
Tabi NFT Marketplace
Tabi trước đây được gọi với các tên là Treasureland là một NFT Marketplace được triển khai trên BNB Chain. Tabi cung cấp cho người dùng nhiều tính năng như: Giao dịch NFT, Launchpad và Gaming Platform, đồng thời chuyển đổi các hoạt động trên chuỗi của người dùng thành điểm kinh nghiệm để nhận thưởng trong tương lai. Tabi nhằm mục đích kết nối những người sáng tạo và người giao dịch NFT, đóng vai trò là cổng vào thế giới Web 3.0 và cung cấp các ưu đãi cho các nhà phát triển trên BNB Chain.
Ngoài ra, với việc kêu gọi thành công 10M USD vào tháng 05/2023 từ những quỹ đầu tư lớn như: Binance Labs, Animoca Brands,... sẽ tạo một bước đệm vững chắc giúp Tabi đạt được mục tiêu trở thành NFT Marketplace số 1 trên BNB Chain.
Royalties War: Cuộc Chiến Tiếp Theo Trên Thị Trường
Trong cuộc chiến giành thị phần, các NFT Marketplace đã tìm kiếm nhiều cách khác nhau để tăng khả năng cạnh tranh của họ trên thị trường. Một cách để đạt được điều này là giảm chi phí mà người dùng phải thanh toán khi giao dịch.
Giảm Phí bản quyền là một sự lựa chọn phù hợp mà các NFT Marketplace đang hướng đến. Tuy nhiên điều này sẽ tác động trực tiếp đến doanh thu của người sáng tạo. Do đó, cuộc chiến về phí bản quyền đang trở nên vô cùng nóng và là chủ đề được bàn tán nhiều nhất trong không gian NFT trong những tháng gần đây.
Trong một động thái thể hiện sự leo thang của cuộc chiến tiền bản quyền trên thị trường, Blur gần đây đã kêu gọi những người sáng tạo chặn giao dịch trên OpenSea và sẽ khuyến khích thực thi tiền bản quyền đầy đủ trên Blur. Đáp lại, OpenSea tuyên bố sẽ chuyển sang tiền bản quyền tùy chỉnh dành cho các bộ sưu tập với mức phí bản quyền tối thiểu 0.5% mà không cần thực thi trên chuỗi.
Một điều quan trọng nữa là OpenSea cũng đã loại bỏ phí giao dịch trên nền tảng trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này đã giúp OpenSea đã tăng khả năng cạnh tranh của mình khi chênh lệch chi phí cho các nhà giao dịch giao dịch trên OpenSea và Blur đã thu hẹp đáng kể. Là một trong những thị trường NFT Marketplace nổi bật nhất, OpenSea đã làm nóng cuộc chiến Royalties trên thị trường.
Marketplace | Phí bản quyền (Royalties Fee) |
---|---|
Opensea | Thực thi tiền bản quyền tối thiểu 0.5% |
Blur | Thực thi tiền bản quyền tối thiểu 0.5% |
Magic Eden | Thực thi tiền bản quyền tuỳ chọn |
X2Y2 | Thực thi tiền bản quyền |
LooksRare | Không bắt buộc. Người mua có thể chọn tham gia để trả tiền bản quyền |
SudoSwap | Không bắt buộc |
Nhìn vào chính sách tiền bản quyền được áp dụng trên các nền tảng thì cho thấy doanh thu từ tiền bản quyền dành cho các nhà sáng tạo đã bị giảm mạnh (trước đây thường 5 - 10%) và chỉ duy trì ở mức tối thiểu là 0.5%. Tuy nhiên điều này lại góp phần làm gia tăng khối lượng giao dịch khi người dùng phải trả ít phí hơn khi bán NFT của họ.
Tổng Kết
Nhìn chung, sự tham gia của các NFT Marketplace mới trong những năm gần đây góp phần tạo nên sức nóng và tạo thành cuộc chiến NFT Marketplace Wars như ở thời điểm hiện tại. Ngoài ra, một trong những thách thức chính mà các NFT Marketplace đang phải đối mặt là thiếu sự trung thành của người dùng. Hầu hết các nhà giao dịch NFT thường không quan tâm đến việc họ đang sử dụng nền tảng nào miễn là họ có thể giao dịch với mức giá tốt nhất có thể.
Vì vậy các NFT Marketplace cần tập trung vào việc xây dựng một sản phẩm ưu việt để thúc đẩy lòng trung thành với thương hiệu và thúc đẩy tăng trưởng dài hạn. Điều này bao gồm việc phát triển các tính năng mới có giá trị, đảm bảo tính thanh khoản sâu và tối ưu hóa trải nghiệm người dùng. Hi vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp mọi người có thêm những kiến thức thú vị về NFT Marketplace war.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Route-X Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Route-X - December 14, 2024
- Decentralized Science (DeSci): Tương Lai Của Khoa Học Phi Tập Trung - December 14, 2024
- Phân Tích Zero1 Labs: Tham Vọng Trở Thành Hệ Sinh Thái DeAI Toàn Diện - December 13, 2024