GMX là một trong những giao thức DeFi thành công nhất ngay trong cả bối cảnh thị trường Crypto đang nắm trong xu hướng giảm và đối diện với nhiều tin tức tiêu cực từ thị trường tài chính truyền thống. Tuy nhiên, GMX vẫn gặp nhiều yếu điểm trong chính giao thức của mình và để có thể tiếp tục vươn lên thì GMX cần phải thay đổi. Đó là lí do ra đời của GMX 2.0.
Để hiểu hơn về bài viết này, mọi người có thể tham khảo một số bài viết dưới đây:
Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau đi qua một số những nội dung chính như sau:
- Những thành tựu đáng ghi nhận của GMX phiên bản đầu tiên.
- Những điểm yếu chí mạng của GMX 1.0 làm cho giao thức khó có thể mở rộng
- Những cập nhật trong GMX 2.0
- Một số những đánh giá, nhận định cá nhân về GMX 2.0
Những Thành Tựu Đáng Nhớ Của GMX
Trở thành một trong những Perpetual phổ biến nhất
Giao thức | Total Trading Volume | 1M Trading Volume | Total Margin Fees |
---|---|---|---|
dYdX | - | $24.9B | - |
GMX | $113.2B | $4.11B | $186.14M |
Perpetual Protocol | $19.16B | $762M | $19.17M |
Kwenta | $18.71B | $4.92B | $18.55M |
Gains Network | $37.8B | $2.38B | $32.11M |
Chỉ qua một vài thông số cơ bản nói lên sức khỏe của một giao thức Derivatives như Total Trading Volume, 1M Trading Volume hay Total Margin Fees chúng ta đã thấy sự lấn lướt của GMX so với các nền tảng Perpetual phổ biến hiện nay như Perpetual Protocol, Kwenta và Gains Network. Nếu như trước khi Arbitrum ra mắt ARB thì chúng ta đồng ý việc GMX là một trong những giao thức hưởng lợi nhiều nhất từ việc người dùng làm retroactive thì tới nay GMX đã không còn lợi thế đó.
Chỉ có duy nhất một nền tảng có Trading Volume trong vòng 1 tháng cao hơn GMX đó chính là Kwenta thì lí do chính bởi vì Kwenta đang sử dụng OP để làm incentive cho các trader khi Long - Short trên nền tảng này. Đừng quên rằng, GMX cũng đang chưa sử dụng 4M ARB.
Điều khác biệt duy nhất trong bảng phía trên đó chính là việc dYdX bỏ quá xa những đối thủ ở dưới.
Trở thành một trong các giao thức tạo ra nhiều doanh thu nhất
Mặc dù, phí giao dịch ở trên GMX là tương đối cao tuy nhiên khi người dùng làm retroactive trên Arbitrum thì họ không quan tâm quá nhiều tới điểm này. Chính nhờ bước đà này đã tạo nên một flyweel cực tốt cho nền kinh tế của GMX như sau:
- Người dùng tham gia cung cấp thanh khoản trên GMX bên cạnh lí do retroactive thì còn là mô hình tokenomics khép kín tuyệt vời của GMX. Điều này làm cho thanh khoản của GMX trở nên sâu và dày hơn.
- ĐIều này thu hút các Trader đến với GMX. Không chỉ là thanh khoản, khi Arbitrum nâng cấp Arbitrum Nitro thành công khiến phí giao dịch trên Arbitrum trở nên rẻ hơn rất nhiều.
- Càng nhiều Trader đến với GMX thì lượng phí giao dịch trên GMX lại càng cao.
- Lượng phí cao dẫn tới việc nhiều người hơn nữa tham gia cung cấp thanh khoản trên GMX để hướng tới miếng bánh khổng lồ đó. Lượng GMX cũng được mang đi stake nhiều hơn để nhận về doanh thu giao thức.
Một điều nữa là các LP khi cung cấp thanh khoản trên GMX thì đều dưới dạng 1 token nên các LP gần như không phải lo lắng về việc bị Impermanent Loss, ngoài ra việc hầu hết các Trader đều thua lỗ cũng khiến các LP yên tâm cung cấp thanh khoản trên GMX.
Cho tới khi Arbitrum ra mắt token ARB thì TVL trên GMX cũng không có dấu hiệu suy giảm quá mạnh, điều này cho thấy các LP vẫn tiếp tục tin tưởng vào GMX và GMX 2.0 sắp tới. Và nếu như các LP vẫn tiếp tục tin tưởng GMX thì flyweel phía trên vẫn sẽ tiếp tục hoạt động và sẽ bùng nổ trở lại khi hội tụ nhiều lí do thích hợp.
Dẫn dắt hệ sinh thái Arbitrum phát triển
Không thể phủ nhận việc GMX đã góp phần tạo nên một hệ sinh thái đầy năng động cũng như có sự gắn kết với nhau một cách mạnh mẽ. Hệ sinh thái của Arbitrum dần dần được xây dựng trên chính GMX. Tại vì sao chúng ta lại có hệ sinh thái GMX bởi vì GMX chia sẻ 100% phí giao dịch tới GMX Holder và GLP Holder. Nên nhiều giao thức DeFi ra đời nhằm thâu tóm GMX và GLP để có được miếng bánh phí giao dịch khổng lồ từ GMX.
Một số những mảnh ghép ra đời nổi bật như sau:
- Biến GMX trở thành tài sản thế chấp trên các nền tảng Lending Pool hay CDP. Một số giao thức nổi bật như Radiant Capital, Vesta Finance,...
- Các giao thức ra đời để giải quyết vấn đề cho GLP nhằm khuyến khích người dùng gửi GLP vào giao thức (việc nắm giữ GLP giúp người dùng hay giao thức nắm được 70% tổng phí giao dịch trên GMX). Một số giao thức nổi bật như Jones DAO, Umami Finance, Rage Trade,...
Với một thiết kế tokenomics độc đáo đã giúp kiến tạo nên một hệ sinh thái GMX đa dạng, nổi bật và sôi động từ đó đóng góp không hề nhỏ cho toàn bộ hệ sinh thái Arbitrum. Bạn có thể đọc qua bài viết GLP Wars: Trọng Tâm Phát Triển Trên Hệ Sinh Thái Arbitrum để hiểu hơn về các dự án đã xây dựng trên GMX như thế nào.
Những Vấn Đề Lớn Tồn Tại Với Giao Thức GMX
Nhược điểm của GLP
GLP là tài sản đại diện cho thanh khoản mà LP cung cấp vào trong GMX. Có thể hiểu một cách đơn giản rằng GLP là một chỉ số đại diện cho một rổ các token khác nhau như BTC, ETH, LINK, UNI và các Stablecoin như USDC.e, USDC, USDT, DAI, FRAX. Có thể hiểu đơn giản rằng nếu như các token biến động tăng giá thì GLP cũng tăng và ngược lại. Điều này gây ra một nỗi lo cho các LP khi thị trường nằm trong một xu hướng đi xuống trong dài hạn.
Đã có một số các giải pháp được đưa ra nhằm giúp các LP có thể kiếm thêm lợi nhuận từ chính GLP như:
- GLP trở thành tài sản thế chấp trên các nền tảng Lending & Borrowing khác nhau.
- GLP được đưa vào các giao thức Yield Farming giúp các GLP Holder kiếm được nhiều lợi nhuận hơn.
- Chiến lược Delta Neutral cũng được đưa ra để giúp những GLP Holder có thể loại bỏ được rủi ro đến từ sự biến động của BTC, ETH, LINK, UNI.
Tuy nhiên, chắc chắn các giải pháp trên không thể giải quyết được vấn đề nhức nhối cho các LP. Về bản chất, LP sẽ là người đối đầu trực tiếp với các Trader khi mà Trader thua lỗ thì LP sẽ lấy được tiền của Trader và ngược lại. Nên trong trường hợp rủi ro nhất là khi Trader thắng quá nhiều làm LP bị mất quá nhiều tiền khiến họ rút thanh khoản khỏi giao thức từ đó góp phần làm giao thức có nguy cơ sụp đổ.
Phí giao dịch không cạnh tranh
Giao thức | Phí giao dịch |
---|---|
dYdX | 0.07% |
GMX | 0.1% |
Kwenta | 0.02% |
Perpetual | 0.1% |
Rõ ràng nếu nói về phí giao dịch thì GMX đang cao hơn rất nhiều so với những đối thủ cùng ngành. Đây cũng là một trong những lí do chính là GMX thiếu sức bật về dài hạn. Rõ ràng, trong một bối cảnh nhiều Layer 2 khác nhau với nhiều Perpetual rẻ hơn thì thị phần của GMX sẽ bị nhanh chóng rơi vào Pika Protocol hay Kwenta trên Optimism. Hiện tại, phí giao dịch trên Optimism còn đang rẻ hơn khá nhiều so với Arbitrum.
Để có thể phát triển dài hạn bắt buộc đội ngũ phát triển phải có sự thay đổi ở mức phí giao dịch nếu không muốn đánh mất vị thế của mình trên toàn ngành Derivatives.
Số lượng các tài sản được hỗ trợ quá ít
Tính đến thời điểm hiện tại, chỉ có hỗ trợ giao dịch một số loại tài sản như ETH, AVAX, LINK, BTC, UNI với việc chỉ có vài loại tài sản khiến cho người dùng có quá ít các sự lựa chọn. Nếu nhìn sang các sản Perpetual phổ biến khác nhau như dYdX hay Kwenta hỗ trợ hàng chục các loại tài sản khác nhau thì người dùng về dài hạn sẽ có thiên hướng lựa chọn những sàn giao dịch hỗ trợ nhiều loại tài sản hơn.
Lí do mà GMX hỗ trợ ít các loại tài sản một phần đến từ lí do về mô hình Pool thanh khoản của dự án. Trong khi các dự án như dYdX, Kwenta hay Perpetual sử dụng các mô hình đơn giản hơn giúp dễ dàng thiết lập nhiều cặp giao dịch mới trong thời gian ngắn.
Hiệu quả sử dụng vốn còn thấp
Phần lớn thanh khoản trong Pool của GMX đang đứng yên và không được sử dụng để tạo ra lợi nhuận. Điều này làm cho GMX đánh một một lượng lợi nhuận tương đối lớn khi để tài sản trong pool mà không làm gì để tạo ra thêm lợi nhuận.
Điều này tương tự với việc có quá nhiều tài sản trong pool của AAVE mà nhu cầu vay ra rất thấp làm cho APY gần như bằng 0.
Đội ngũ phát triển không được gì từ việc giao thức phát triển
100% doanh thu của giao thức thì 70% được chia sẻ cho những GLP Holder (Những nhà cung cấp thanh khoản), còn 30% còn lại được chia cho GMX Holder. Chính vì vậy, bản thân đội ngũ phát triển hay rộng hơn là Tresury của dự án sẽ không được hưởng lợi từ việc GMX phát triển mạnh mẽ.
Trong tương lai, chắc chắn GMX sẽ không chỉ dừng lại ở 2.0, 3.0 hay 4.0 chính vì vậy GMX cần phải có một Tresury giúp xây dựng một số những hoạt động nhằm phát triển giao thức một cách đa dạng và toàn diện hơn nữa như:
- Audit Smartcontract của những sản phẩm mới.
- Marketing để nhiều người, cộng đồng biết đến GMX hơn nữa.
- Tổ chức các hoạt động như Trading Competition để thu hút các Trader đến với dự án.
Những Cập Nhật Nổi Bật Trong Phiên Bản GMX 2.0
Phí giao dịch trên GMX được đa dạng hóa
Phí giao dịch là điều đầu tiên cần phải thay đổi và cải cách mạnh mẽ đến từ GMX 2.0. Sự thật trong đề xuất gần đây đã được thông qua bởi phần lớn của DAO GXV V2: Interface & Market Paramaters. Một số sự thay đổi nổi bật về thị trường GMX trong phiên bản tiếp theo sẽ có một số khác biệt.
Increase / Decrease Position
- Thay đổi: 0.00% - 0.1%
- Ban đầu: 0.05%
Price Impact
- Thay đổi: Được điều chỉnh dựa trên tính thanh khoản trên một số các sàn giao dịch.
Swap Fee
- Thay đổi: 0.00% - 0.5% dành cho các Crypto Assets và 0.00% - 0.5% đối với các Stable Assets.
- Ban đầu: 0.04% dành cho các Crypto Assets và 0.01% đối với các Stable Assets.
Funding Fee
- Thay đổi: Phí mà bên chiếm ưu thế phải trả cho bên chiếm ít ưu thế hơn. Tương tự như nhiều sàn CEX hiện nay.
Borrow Fee
- Thay đổi: Được tính dựa trên phần trăm sử dụng Pool thanh khoản và Multiplier Value. Borrow Fee giúp hạn chế những cuộc tốn công với một nhà giao dịch hoặc đối thủ cạnh tranh sử dụng cả hai lệnh Long và Short với chi phí thấp.
Multiplier Value
- Thay đổi: Funding Fee và Borrow Fee sẽ cần phải được điều chỉnh để cân bằng giao thức.
Một số những loại phí mới được giới thiệu như Price Impact, Funding Fee và Multiplier Value giúp cho thị trường phí trên GMX trở nên đa dạng hơn hơn. Vậy sự khác biệt ở đây chính là:
- GMX 1.0: 0.1% phí mở/đóng lệnh + Borrow Fee.
- GMX 2.0: 0.05% phí mở/đóng lệnh + Borrow Fee + Funding Fees + Price Impact.
Cơ chế cung cấp thanh khoản kiểu mới - Isolated Markets
Sự thay đổi quan trọng nhất trong GMX 2.0 nằm chính ở mô hình Isolated Markets. Từ việc tất cả tài sản cùng nằm trong 1 pool được đại diện bởi GLP thì giờ đây mỗi tài sản sẽ nằm trong những cặp và pool riêng biệt. Chúng ta sẽ có các Isolated Pool như ETH - USD, BTC - USD, SOL - USD, DOGE - USD, LINK - USD,... Trong đó các Crypto Assets sẽ đóng vai trò như sau:
- BTC, ETH, LINNK, UNI,... sẽ đóng vai trò là Long Collateral Token.
- Stablecoin sẽ đóng vai trò là Short Collateral Token.
- Index Token sẽ là các Long Collateral Token.
Bây giờ, các Liquidity Provider (Nhà cung cấp thanh khoản) có thể lựa chọn cung cấp thanh khoản cho một trong hai Crypto Assets hoặc cả 2 để nhận về LP Token là GM. Với Isolated Markets, các nhà cung cấp thanh khoản chỉ chị rủi ro trong thị trường nơi họ cung cấp thanh khoản mà không bị ảnh hưởng với các Pool khác.
Với mô hình Isolated Markets cho phép GMX nhanh chóng phủ sóng tới nhiều các tài sản khác nhau mà không lo lắng về những rủi ro do những tài sản có tính biến động cao gây ra. Điều này, cũng giúp GMX giải quyết được hoàn toàn các vấn đề đã gặp phải trong GMX 1.0 là có quá ít tài sản để cho người dùng có thể Long - Short. Mô hình này cũng giải quyết một số những vấn đề của LP.
Cải thiện trải nghiệm người dùng
Sẽ có 2 cải tiến chính giúp trải nghiệm của người dùng trên GMX được trở nên mượt mà hơn bao gồm:
- Oracle mới của Chainlink: Đây là một sản phẩm hoàn toàn mới của Chainlink và GMX sẽ là giao thức DeFi đầu tiên sử dụng. Với sản phẩm mới này Oracle sẽ được triển khai nhanh hơn làm cho giao dịch và việc khớp lệnh của người dùng trở nên mượt mà hơn.
- Lookback Orders: Các lệnh chính như Limit hay Stop sẽ luôn luôn được thực hiện dù cho giá đang biến động rất nhanh chỉ cần Oracle ghi nhận được mức giá đó.
Tresury bắt đầu được xây dựng và Chainlink Oracle
Trong phiên bản GMX 1.0 thì 100% phí giao dịch được chia cho những người đã có những đóng góp cho giao thức bao gồm 70% cho những LP (nắm giữ GLP) và 30% cho GMX Holder, việc Tresury của dự án không nhận được lợi ích từ giao thức về dài hạn có thể gây ra những tác động không tốt cho giao thức. Giao thức cần nhiều chi phí để có thể duy trì, hoạt động và phát triển.
Chính vì vậy, 10% tổng phí giao dịch trên GMX sẽ được đưa về Tresury và được chia làm 2 phần:
- 8.8% được đưa vào Tresury để sử dụng cho các hoạt động trong tương lai.
- 1.2% sẽ được trả cho dịch vụ của Chainlink. Chainlink tiếp tục là Oracle được GMX tin tưởng trong phiên bản tiếp theo của mình.
Tổng hợp qua về tất cả những thay đổi trên GMX 2.0 bao gồm:
- Ra mắt thị trường phí mới với nhiều loại phí giao dịch hơn.
- Giới thiệu Isolated Markets giúp GMX thu hẹp khoảng cách với dYdX hay Kwenta.
- Cải thiện những trải nghiệm của người dùng trên nền tảng GMX.
- Bắt đầu xây dựng Tresury với 8.8% doanh thu được đưa về.
Lộ trình phát triển của GMX 2.0
Lộ trình phát triển của GMX 2.0 sẽ bao gồm một số giai đoạn như sau:
Một Số Góc Nhìn Cá Nhân Về GMX 2.0
Có thể nói rằng GMX 2.0 có thể được coi là bước ngoặt để giải quyết toàn bộ những vấn đề còn tồn đọng trong phiên bản 1.0. Những vấn đề nhức nhối như:
- Phí giao dịch cao.
- Thiếu đa dạng trong phí giao dịch.
- Số lượng các cặp giao dịch quá ít
Khả năng cao với phiên bản 2.0 thì GMX dần dần sẽ thu hẹp khoảng cách với dYdX và có thể vượt lên hẳn so với Perpetual. Theo như phiên bản 2.0, thì phần đặc biệt và thú vị nhất trên GMX là tokenomics vẫn được giữ nguyên chỉ có thay đổi một chút khi trích 10% ra để thanh toán cho Chainlink và giữ lại cho Tresury thì điều này về dài hạn hoàn toàn tốt cho giao thức.
Flyweel của GMX sẽ được tiếp tục diễn ra và làm cho GMX ngày càng lớn mạng như sau:
- Phí giao dịch giảm + Số lượng cặp giao dịch nhiều hơn + Arbitrum nâng cấp lên Stylust làm cho phí mạng Arbitrum rẻ hơn và tốc độ nhanh hơn.
- Trader đến với GMX nhiều hơn từ đó Volume giao dịch trên GMX tăng mạnh.
- Volume tăng dẫn tới doanh thu của giao thức tăng mạnh.
- Doanh thu tăng mạnh làm cho các LP tiếp tục đổ thêm thanh khoản vào GMX.
- Thanh khoản cao làm cho trải nghiệm của Trader tốt hơn và quay lại bước thứ hai.
Và nếu như Flyweel tiếp tục được triển khai tốt như GMX 1.0 đi kèm với đó là GMX 2.0 sẽ được triển khai cùng với incentive ARB thì chắc chắn GMX 2.0 sẽ phát triển mạnh mẽ và những người nắm giữ GMX sẽ tiếp tục hưởng lợi như trong phiên bản 1.0.
Tuy nhiên, mình sẽ vẫn thấy một số những nhược điểm của mô hình GMX 2.0 có thể tác động ít nhiều tới giao thức như sau:
- Nếu như LP ở Pool nào chia sẻ doanh thu tại Pool đó điều đó sẽ dẫn tới việc thanh khoản sẽ đổ dồn vào một số Pool và các Pool còn lại sẽ phải đối diện với thanh khoản thấp dẫn tới trải nghiệm không tốt cho người dùng.
- Một số những bất lợi cho các Trader đến từ Funding Fee và Price Impact, bù lại sẽ được cải thiện về Fee Reduction và Oracles.
- Về phía nhà cung cấp thanh khoản sẽ phải chịu thiệt thòi với Fee Reduction.
Tổng Kết
GMX 2.0 là bước ngoặt của có thể giúp GMX thay đổi vị thế của mình trong giai đoạn tăng trưởng sắp tới. Mong rằng GMX 2.0 sẽ tạo ra nét đột phá trong thị trường trong thời gian sắp tới khi được chính thức ra mắt.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024