Thời gian gần đây Coinbase đã cho ra mắt Base và Binance cho ra mắt opBNB, điểm chung ở đây là cả Base và opBNb đều xây dựng trên OP Stack của Optimism. Tuy nhiên, rõ ràng có Arbitrum ở đó mà tại sao các bên truyền thống lớn không lựa chọn mà họ lại tập trung vào Optimism. Để giải quyết thắc mắc này mọi người cùng mình đi vào bài viết dưới đây nhé.
Để hiểu hơn về Base và opBNB, mọi người có thể tham khảo một số bài viết dưới đây:
"Coinbase và Binance lựa chọn Optimism vì công nghệ của Optimism là đỉnh nhất trong dàn Optimistic Rollup và hơn cả Arbitrum!"
Đây là một câu nói mình đã nghe rất, rất nhiều trong thời gian vừa qua và mình tin rằng phần lớn chúng ta đều chưa có một góc nhìn tổng quan về vấn đề này. Trong bài viết này, mình sẽ cung cấp cho mọi người nhiều thông tin hơn và đưa ra một số những nhận định cá nhân về việc tại vì sao Base và Binance lại lựa chọn xây dựng Layer 2 trên công nghệ của Optimism mà không phải là Arbitrum.
Nếu như bạn đang suy nghĩ rằng công nghệ của Optimism xịn xò hơn so với Arbitrum thì mình có một vài thông tin muốn chia sẻ với bạn như sau:
- Optimism Bedrock dự kiến nâng cấp cùng với Arbitrum Nitro vào thời điểm Q4/2022. Nhưng Arbitrum Nitro đúng hạn và Optimism Bedrock trễ một năm. Trong khi đó, Arbitrum chuẩn bị nâng cấp tiếp theo là Stylus tại thời điểm Optimism Bedrock mới hoàn thành.
- Phí giao dịch trên Optimism rẻ hơn Arbitrum. Thực tế người dùng trên Arbitrum cao hơn rất nhiều so với Optimism nên chuyện phí cao hơn là điều khá dễ hiểu.
Tại Sao Binance, Coinbase Lại Lựa Chọn Optimism?
Tầm nhìn khác biệt của Optimism
Trong nhiều chiến lược phát triển khác nhau của Layer 2 thì Optimism lựa chọn hướng đi Superchain. Có thể nói rằng mô hình của Superchain có nhiều nét tương đồng với Internet of Blockchain của Cosmos nhưng có tính tùy chỉnh cao hơn rất nhiều. Đối với Superchain, các nhà phát triển tự có thể xây dựng một Layer 2 cho riêng mình với mức độ tùy chỉnh cao nhất.
Hoàn toàn khác biệt với Optimism tập trung xây dựng Superchain với thành phần là các OP Chain thì Arbitrum chia sẻ tầm nhìn về Layer 3 - nơi mà các nhà phát triển muốn tham gia vào hệ sinh thái của Arbitrum thì chỉ có 2 lựa chọn chính:
- Xây dựng các DApp trên Arbitrum Nitro (tương lai là Arbitrum Stylus) và Arbitrum Nova.
- Xây dựng các nền tảng Layer 3 dựa trên các tùy chỉnh khác nhau trên Arbitrum Nitro.
Rõ ràng, nếu bạn muốn xây dựng một nền tảng mà bạn có thể capture value tốt nhất cho token của mình thì Optimism là lựa chọn tốt hơn so với Arbitrum. Còn nếu bạn muốn tập trung về trải nghiệm người dùng thì Arbitrum nhỉnh hơn một chút.
Không chỉ dừng lại ở đó, Optimism còn cam kết thường xuyên nâng cấp mạng lưới của mình chính vì vậy các OP Chain cũng sẽ được nâng cấp đồng thời. Các dự án trong hệ sinh thái Superchain sẽ không cần phải lo lắng update về công nghệ trong dài hạn.
Sự đa dạng của OP Stack
Có thể nói rằng OP Stack là một bộ framework có tính tùy chỉnh cao nhất so với các đối thủ cùng ngành như bộ framework của Arbitrum hay ZK Stack của zkSync. Mọi người có thể đọc lại bài viết bài viết ZK Credo, ZK Stack, Hyperchains & Hyperbridges: Vũ Khí Tối Thượng Của ZkSync Cho Layer 3 Wars và Arbitrum Orbit Là Gì? Tổng Quan Về Tầm Nhìn Layer 3 Của Arbitrum.
Rõ ràng, OP Stack là một bộ framework có tinh tùy chính cao nhất với:
- Consensus Layer
- Execution Layer
- Settlement Layer
- Layer 1
- Data Availability
OP Stack đa dạng trong tất cả những yếu tố cấu thành tạo nên một Blockchain Layer 1 hoặc Layer 2. Việc lắp ráp nên một Layer 2 hay thậm chí một Layer 3 đối với các nhà phát triển trở nên dễ dàng như chơi lắp ráp mô hình vậy. Đặc biệt, OP Stack có một hỗ trợ một công nghệ mà khả năng cao sẽ thành xu hướng trong thời gian sắp tới đó chính là ZKP. Đó cũng là lí do mà Coinbase và Binance lựa chọn OP Stack.
Công nghệ của Optimism đứng hàng đầu trong Layer 2
Không thể phủ nhận rằng Optimism hiện là một trong những nền tảng Layer 2 hàng đầu với lượng TVL chỉ đứng sau Arbitrum. Bên cạnh đó, về khả năng mở rộng bao gồm tốc độ giao dịch và phí giao dịch trên Optimism cũng tốt hơn rất nhiều Ethereum thậm chí tốt hơn cả zkSync.
Đội ngũ phát triển Optimism đều có nhiều kinh nghiệm và có người từng làm việc tại Ethereum Foudation nên về dài hạn chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng việc công nghệ trên Optimism sẽ ngày càng phát triển hơn nữa trong tương lai.
Không có lựa chọn nào khác
Thực tế chỉ ra rằng, Arbitrum không hoàn toàn mã nguồn mở. Mã nguồn của một số phần của Arbitrum đã được công bố và có thể được truy cập trên GitHub. Tuy nhiên, một số phần khác của Arbitrum vẫn chưa được công bố hoặc là mã nguồn độc quyền của Arbitrum Technologies, công ty phát triển giao thức này.
Nghĩa là về bản chất các dự án không có sựa lựa chọn nào khác khi muốn xây một Layer 2 một cách nhanh chóng, thuận tiện và đơn giản ngoài Optimism.
Không kế đến Binance hay Coinbase đang tham gia vào hệ sinh thái OP Stack mà trước đó ngay cả những Layer 2 như Boba Network hay Metis đều được phát triển dựa trên source code của Optimism.
Tổng Kết
Mong rằng qua bài viết mọi người có thể hiểu thêm những lí do vì sao mà OP Stack được nhiều các đơn vị truyền thống lớn lựa chọn để xây dựng nền tảng Layer 2 cho riêng mình.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024