ZK Credo là sự kết hợp hài hòa giữa ZK Stack, Hyperchains và Hyperbridges để kiến tạo nên tầm nhìn về một hệ sinh thái các Layer 3 hay các Layer 2 theo hướng zkRollup. Rõ ràng, ZK Credo có nhiều nét tương đồng với Superchain của Optimism. Vậy nên trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về sự khác biệt và những điểm nổi chột của ZK Credo.
Để hiểu hơn về bài viết này mọi người có thể tham khảo một số bài viết dưới đây:
Trong bài viết dưới đây chúng ta sẽ tập trung chính vào 3 yếu tố cấu thành nên Zk Credo bao gồm ZK Stack, Hyperchains và Hyperbridges. Bên cạnh đó, chúng ta sẽ cùng nhau đi qua một số những lộ trình chính dưới đây:
- Tổng quan về ZK Stack
- Zk Stack là gì?
- Đặc điểm của ZK Stack
- Một số những trường hợp sử dụng đặc biệt cho ZK Stack
- Một số những ưu và nhược điểm của ZK Stack
- So sánh sự khác biệt giữa ZK Stack và OP Stack của Optimism
- Tổng quan về Hyperchains & Hyperbridges
- Bối cảnh đặt ra cho việc giải quyết vấn đề mở rộng cho các Blockchain
- Tổng quan về Hyperchains
- Tổng quan về Hyperbridges
- Một số những đặc điểm nổi chội của Hyperchains & Hyperbridges
- Những ưu và nhược điểm của mô hình Hyperchains
Tổng Quan Về ZK Stack
Định nghĩa về ZK Stack
Zk Stack là một bộ framework với mức độ tùy chỉnh cao, đa dạng, mã nguồn mở giúp các nhà phát triển dễ dàng xây dựng một L2 hoặc L3 dựa trên công nghệ Zero - knowledge (ZK) được gọi là các Hyperchains. Hyperchains đầu tiên đó chính là zkSync Era và trong tương lai ZK Stack cũng sẽ được nâng cấp đồng thời cùng với zkSync Era.
Có thể hiểu rằng nếu như Optimism có OP Stack và Superchain thì ở phía zkRollup chúng ta có zkSync Era đi kèm cùng với ZK Stack và Zk Credo.
Một số những đặc điểm của ZK Stack
ZK Stack mang trong mình một số đặc điểm nổi bật bao gồm:
- Free: ZK Stack được triển khai open source (mã nguồn mở) nên bất kì ai cũng có thể tham gia xây dựng một Hyperchains cho riêng mình.
- Composable: Các Hyperchains được xây dựng trên ZK Stack có thể tương tác một cách liền mạch, độ trễ thấp thậm chí là có thể chia sẻ tính thanh khoản giữa các chains.
- Modular: Tính tùy chính của các ZK Stack là rất cao. Khi các nhà phát triển có thể lựa chọn hướng đi của Sequencer, Data Availability, Tokenomics,...
- Battle - tested: zkSync Era là Hyperchains đầu tiên đã chứng minh được năng lực của mình thông qua số lượng TVL, Active Users, Volume, Transaction,... Tuy nhiên, các chỉ số trên vẫn bị nhiễu do có rất nhiều người tham gia sử dụng zkSync Era với mục đích Retroactive.
- Future Proof: Zero - Knowledge Proof (ZKP) là tương lai của các giải pháp Layer 2. Ngay cả Vitalik Buterin cũng phải thừa nhận điều này.
Rõ ràng, ZK Stack cho phép các nhà phát triển tùy ý sáng tạo để xây dựng cho riêng mình một Hyperchains. Tuy nhiên, ZK Stack sẽ phù hợp với nhu cầu trong việc xây dựng một Blockchain nền tảng hoặc một DApp cần ít sự tương tác đối với hệ sinh thái (tương tự như dYdX). Nếu các nhà phát triển muốn xây dựng một dự án DeFi hoặc NFT thì việc xây dựng trên zkSync Era hay trên các Hyperchains sẽ thực tế hơn bởi vì:
- Quy trình đơn giản hơn so với việc xây dựng hẳn một Hyperchains. Nó khá tương đồng với câu nói: "Cầm dao mổ trâu đi giết gà".
- Khả năng tương tác với các giao thức khác trong hệ sinh thái như AMM, Lending & Borrowing, Yield Farming, Derivatives, CDP, Stablecoin,...
Một số trường hợp đặc biệt khi xây dựng trên ZK Stack bao gồm:
- Một trò chơi hoặc mạng xã hội cần ưu tiên về khả năng mở rộng hơn là tính bảo mật và phi tập trung. Đặc biệt là không cần tương tác qua lại với các giao thức khác. Ví dụ điểm hình là Immutable X.
- Các ứng dụng thiên về Trading tương tự như dYdX.
- Các tổ chức tài chính từ TradFi mong muốn xây dựng một Private Blockchain nhưng lại muốn có sự bảo mật từ Ethereum.
- ZK Stack cũng sẽ phù hợp khi bạn xây dựng một sản phẩm lấy Tokenomics làm yếu tố trung tâm.
Một số những ưu điểm và nhược điểm của ZK Stack
Từ những đặc điểm khác biệt trong thiết kế của ZK Stack, thì chúng ta nhận ra được một số những ưu điểm của ZK Stack bao gồm:
- Nhờ vào công nghệ ZK điều này giúp cải thiện về khả năng mở rộng (bao gồm tốc độ giao dịch và phí giao dịch) sẽ rẻ hơn 1.000 lần so với các nền tảng Rollup khác trên thị trường hiện nay.
- Việc tùy chỉnh về Data Availability, giúp cho khả năng mở rộng trên các Hyperchains sẽ còn được tối ưu hơn nữa nếu sử dụng công nghệ của zkPorter với tốc độ giao dịch gần như ngay lập tức và phí giao dịch gần như bằng 0.
- Việc tùy chỉnh trong Tokenomics khiến cho các Native Token của các Hyperchains trở nên có giá trị hơn trong mắt cộng đồng, điều này sẽ trở thành động lực tăng trưởng lớn cho các Hyperchains hoạt động tích cực và hiệu quả.
- Tùy chỉnh ở nhiều mức độ khác nhau giúp các nhà phát triển dễ dàng xây dựng 1 nền tảng L2 hay L3 đúng theo nhu cầu của bản thân.
- Mô hình này đã được chứng minh bởi sự thành công của zkSync Era trong thời gian vừa qua. Các nhà phát triển có thể tự tin xây dựng một Hyperchain cho riêng mình.
- Mô hình của ZK Stack tương tự như Superchain của Optimism hay một mô hình đã thành công chính là Internet of Blockchain của Cosmos. Nên khả năng thành công của ZK Credo là tương đối cao.
Bên cạnh những ưu điểm thì ZK Stack vẫn tồn tại một số những nhược điểm như sau:
- Khả năng tùy chính chưa phải làm tối đa khi các ZK Stack sẽ vẫn xây dựng Ethereum, vẫn tập trung vào ZKP,...
- Sự phát triển và nâng cấp của ZK Stack sẽ phụ thuộc vào chính zkSync Era. Nếu zkSync Era được nâng cấp thì tự động các Hyperchain cũng sẽ được nâng cấp hoặc ngược lại.
- Sự quan tâm dành cho ZK Stack của zkSync vẫn chưa nhiều và đông đảo như OP Stack của Optimism. Sự cạnh tranh ở đây chính là OP Stack cũng sẽ hỗ trợ ZKP, tuy nhiên lợi thế của ZK Stack đó chính là zkEVM điều mà OP Stack chưa có được.
- Việc tương tác giữa các L3 ở các L2 khác nhau có thể sẽ là một vấn đề khá lớn đối với zkSync trong tương lai khi mạng lưới trở nên đông đúc.
So sáng sự khác biệt giữa ZK Stack và OP Stack
Đặc điểm | ZK Stack by zkSync | OP Stack by Optimism |
---|---|---|
Khả năng mở rộng | ||
Bảo mật | ||
Phi tập trung | ||
Mức độ tùy chỉnh | ||
Khả năng tương thích EVM | ||
Hỗ trợ công nghệ ZK | ||
Khả năng tương thích với zkEVM |
Rõ ràng, về mức độ tùy chỉnh thì thì OP Stack đang có phần đa dạng hơn rất nhiều so với ZK Stack. OP Stack cho phép các nhà phát triển tự do tùy chọn về Data Avability, Excecution, Proof,... còn với ZK Stack thì có phần bó buộc hơn. Tuy nhiên, OP Stack mặc dù có hỗ trợ công nghệ zkRollup nhưng lại chưa thấy phát biểu về việc có xây dựng zkEVM hay không? Hay là sẽ fork lại từ một số zkEVM trên thị trường?
Lợi thế của ZK Stack nằm ở việc về khía cạnh kĩ thuật họ đã tương đối rõ ràng khi công bố cả Hyperchains (được xây dựng trên ZK Stack) và Hyperbridges đóng vai trò là cầu xuyên chuỗi tương tự như XCMP hay IBC. Tuy nhiên, về phía Optimism thì chưa công bố về các mà các OP Chain tương tác với nhau trong Superchain như thế nào?
Tổng Quan Về Hyperchains & Hyperbridges
Bối cảnh đặt ra cho việc giải quyết vấn đề mở rộng cho các Blockchain
Có 2 vấn đề lớn trong khả năng mở rộng của các Blockchain hiện nay bao gồm:
- Ethereum chậm chạp và đắt đỏ là điều không thể bàn cãi. Mở rộng theo chiều dọc như Solana, Internet Computer,... cũng đang gặp nhiều vấn đề về mạng lưới. Hiện nay, các Blockchain đang định hướng mở rộng theo chiều ngang như Ethereum 2.0, Cosmos, Near Protocol, Polkadot,... Tuy nhiên, các Blockchain mở rộng theo chiều ngang cũng tồn tại một số vấn đề nhất định.
- Các giải phảp Bridge hiện nay thì vẫn đang loay hoay để tìm kiếm được "chén thánh" trong bối cảnh quá nhiều các giao thức Bridge, Cross-chain bị hack.
zkSync cũng hướng tới việc giải quyết vấn đề mở rộng một cách toàn diện. Hướng đi của zkSync không phải là hoàn toàn mới mà góp nhặt những mô hình tốt nhất từ các dự án trên thị trường hiện nay. Có thể nói rằng, mô hình ZK Credo có nhiều nét tương đồng với mô hình Internet of Blockchain của Cosmos.
Đặc điểm | zkSync | Cosmos |
---|---|---|
Bộ công cụ | ZK Stack | Cosmos SDK |
Cầu xuyên chuỗi | Hyperbridge | IBC |
Blockchain khởi đầu | zkSync Era | Cosmos Hub |
Tổng quan mô hình | Hyperchains (L2s & L3s) Hyperbridges | Hub, Zone & IBC |
Sự khác biệt lớn nhất ở đây chính là Bảo Mật và Phi Tập Trung. Nếu như các Blockchain Layer 1 trên Cosmos phải tự triển khai một bộ Validator riêng rất tốn thời gian và chi phí, mãi cho tới gần đây Cosmos mới có cập nhật về Interchain Security về việc Cosmos Hub chia sẻ bảo mật cho các Blockchain khác thì toàn bộ ZK Stack sẽ được thừa hưởng tính bảo mật và phi tập trung từ Ethereum (ít hoặc nhiều tùy thuộc vào Data Avability mà L2 hay L3 lựa chọn).
Với các ZK Stack thì khả năng mở rộng sử được giải quyết bằng công nghệ ZK trong khi đó về tính phi tập trung và bảo mật thì đã có Ethereum hỗ trợ. Liệu đây có phải là chén thánh cho các L2, L3 trong chu kì tăng trưởng sắp tới?
Tổng quan về Hyperchains và Byperbridges
Hyperchains là các Blockchain L2 hoặc L3 được xây dựng dựa trên ZK Stack. Nếu như Hyperchain được xây dựng trên Ethereum thì được coi là một Layer 2 tương tự như zkSync Era, còn nếu xây dựng trên chính zkSync Era thì được coi là một nền tảng Layer 3.
Một số những đặc điểm về Data Availability (Tính khả dụng dữ liệu) của Hyperchains bao gồm:
- zkRollup: Dành cho các Blockchain thiên về DeFi yêu cầu cao về tính bảo mật & phi tập trung. Với zkRollup thì toàn bộ dữ liệu sẽ được gửi từ L3 về L2 và cuối cùng là L1.
- zkRollup (Inputs Only): Chế độ này cho phép đưa nhiều thông tin về giao dịch lên Layer 1 hơn nữa điều này làm cho giải pháp này trở nên bảo mật hơn so với zkRollup thông thường.
- zkRollup (Selff - hosted): Chế độ này bắt buộc người dùng sẽ phải lưu trữ toàn bộ dữ liệu của mình. Với giải pháp này zkSync kì vọng sẽ đưa Blockchain Mass Adoption.
- zkPorter: Dành cho các Blockchain thiên về NFT, Gaming, Social yêu cầu cao về khả năng mở rộng. Với zkPorter, thì hầu hết dữ liệu sẽ được lưu trữ offchain và chỉ gửi hash về L1. Điều này làm phí giao dịch trên các nền tảng zkPorter gần như bằng 0. Rủi ro của mô hình này là các Validator cùng nhau gian lận.
- Validium: Là một chế độ kết hợp giữa các zkRollup và zkPorter. Khi cần ưu tiên về tính bảo mật & phi tập trung thì zkRollup sẽ được mở đồng nghĩa với zkPoter sẽ được đóng, ngược lại khi yêu cầu cao về khả năng mở rộng thì zkRollup sẽ được tắt còn zkPoter sẽ được mở lên.
- Các Hyperchains sẽ được tùy chỉnh về Tokenomics, Data Avability, Sequencer,...
- Các Hyperchains có quyền tự quyết về bản thân mình. Một Hyperchains đang là một L2 có thể trở thành 1 L3 hay ngược lại có thể di chuyển từ L3 về L2 một cách cực kì linh hoạt.
Ngoài các giải pháp về Data Availability trên thì các nhà phát triển có thể tự phát triển những giải pháp Data Availability cho riêng mình.
Các Hyperchains sẽ không chỉ dừng lại ở việc đa dạng trong việc giải quyết bài toán mở rộng thì các Hyperchains còn được tùy chọn trong việc Execution (Thực Thi), với một số lựa chọn như sau:
- Centralized Sequencer: Với bộ sắp xếp tập trung mạng lưới sẽ thiên về khả năng mở rộng với khi mà việc xác thực giao dịch cực kì nhanh chi khoảng 0.01s.
- Decentralized Sequencer: Với việc phi tập trung hóa bộ sắp xếp giao dịch các Hyperchains có thể tùy chọn việc sử dụng một số các thuật toán đồng thuận khác nhau như Tendermint hay HotStuff.
- Priority Queue: Với lựa chọn này thì Hyperchains sẽ không có Sequencer, các giao dịch sẽ được xác thực trực tiếp tại L2 hoặc thậm chí L1.
Hyperbridges đóng vai trò như một tàu con thói có trách nhiệm truyền tải thông tin giữa nhiều Hyperchains khác nhau. Theo lý thuyết, Hyperbridges là một hệ thống các hợp đồng thông minh, xác minh bằng chứng Merkle từ các giao dịch diễn ra trên các Hyperchains khác nhau. Tài sản của người dùng sẽ bị khóa trong các hợp đồng thông minh trên L1 điều này làm cho tính thanh khoản được thống nhất trên toàn hệ sinh thái ZK Credo.
Việc để tài sản gốc tại L1 giúp người dùng yên tâm về tính bảo mật và phi tập trung từ Ethereum. Trái ngược với việc rút tiền ở L1 ở các giải pháp Optimistic Rollup cực kì chậm thì với zkRollup được này sẽ được giải quyết chỉ trong vài phút tùy vào mỗi Hyperchains. Đội ngũ Matter Labs kì vọng sẽ làm việc để làm cho trải nghiệm người dùng trở nên đơn giản nhất.
Một số những nhược điểm của Hyperchains & Hyperbridges
Có thể nói rằng, công nghệ mà Matter Labs đang xây dựng ZK Credo có nhiều đặc điểm vượt trội tuy nhiên nó vẫn tồn tại một số những nhược điểm như:
- Mô hình ZK Credo sẽ tương đối phức tặp đặc biệt trong mô hình của Hyperbridges có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro. XCMP của Polkadot cũng đã từng bị khai thác khi mới đưa vào hoạt động.
- Việc các Hyperchains tự do trong việc lựa chọn Native Token của mình làm phí giao dịch điều này dẫn tới việc Native Token của zkSync sẽ không có nhiều Use Case. Điều đó có thể đưa zkSync vào đường mòn mà Cosmos đang gặp phải.
- Việc phí giảm quá thấp có thể mạng lưới sẽ bị người dùng spam dẫn tới việc mạng lưới có thể bị tắc nghẽn. Bên cạnh đó, việc có nhiều giải pháp không đưa nhiều Call Data xuống L1 cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro bị tấn công.
- Việc trải nghiệm của người dùng trên ZK Credo sẽ khá phức tạp, nếu Matter Labs không có giải pháp để đơn giản hóa UI UX thì đây sẽ là vấn đề nan giải khi Mass Adoption.
Tổng Kết
ZK Credo là một tầm nhìn khác biệt của zkSync so với một số các đối thủ Layer 2 khác cùng ngành. Tuy nhiên, ZK Credo cũng vô cùng phức tạp và được coi là một thách thức lớn đối với Matter Labs trong tương lai gần.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Cudis Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Cudis - October 4, 2024
- Len Sassaman Là Ai? Tất Tần Tật Về Người Được Cho Là Satoshi Nakamoto - October 4, 2024
- IOnet Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử IOnet - October 4, 2024