Airdrop thực sự là một yếu tố giúp dự án tạo ra được những chỉ số chưa từng có nhưng bên cạnh đó nó cũng góp phần đưa dự án tới bên bờ vực sụp đổi. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng đi vào những điểm tích cực và tiêu cực khi một dự án sử dụng chiến lược Airdrop để phát triển sản phẩm của mình, bên cạnh đó chúng ta cũng nhìn vào những giải pháp mà các dự án đang sử dụng để khắc phục nhược điểm Airdrop.
Phân Tích Airdrop: Cơ Hội
Blast: Một trong những sử dụng mô hình Earn Point hay nhất
Khi nhắc tới sự ảnh hưởng của Airdrop tới một nền tảng thì trường hợp phải làm chúng ta nhớ đến nhiều nhất chính là Blast. Ngay tại thời điểm ra mắt thì đội ngũ phát triển của Blast đã chia sẻ một số thông tin chính thức bao gồm:
- Blast được dẫn đầu bởi Pacman. Pacman cũng là Founder tại Blur - nền tảng NFT Marketplace hàng đầu trên nhiều Blockchain khác nhau.
- Blast cũng ngay lập tức tung ra chương trình Earn Point cho phép người dùng gửi ETH hoặc Stablecoin vào một chiếc ví Multisig (tại thời điểm đó thì Blast vẫn chưa mainnet) để kiếm Point dựa trên việc quay số may mắn. Điều này khẳng định Blast chắc chắn sẽ có Airdrop cho những người dùng ủng hộ sớm nền tảng.
Trong quá khứ Blur cũng đã có một đợt Airdrop khổng lồ đến người dùng sớm của nền tảng nên nhiều người tin rằng Blast cũng sẽ làm được điều tương tự, chính điều này đã tạo ra một làn sóng FOMO của cộng đồng vào Blast.
- Đã có tới hơn $90M được gửi vào địa chỉ ví Multisig sau 1 ngày Blast chính thức mở cửa.
- Sau 3 ngày đi vào hoạt động tổng lượng tài sản trong ví Multisig đã đạt con số gần $400M, số lượng người dùng FOMO vào Blast vẫn không có dấu hiệu chậm lại ngay cả trong bối cảnh Blast bị cáo buộc sử dụng mô hình Ponzi để kiếm lợi nhuận. Kết thúc chương trình Earn Point tổng số lượng tài sản trong ví multisig của Blast đã đạt hơn $1B.
- Nhưng chưa dừng lại ở đó, ngay khi triển khai chương trình mainnet với việc triển khai chương trình Earn Gold thì TVL của Blast đã tiếp tục tăng trưởng một lần nữa vượt mức $2.3B,
Bên cạnh sự tăng trưởng điên cuồng về TVL thì Blast cũng rất thông minh trong việc tổ chức một sự kiện Hackathon Global để nhanh chóng mở rộng hệ sinh thái với đa dạng các mảnh ghép khác nhau như DeFi với AMM, Lending & Borrowing, Derivatives, SocialFi, NFT, Gaming,... để người dùng có thể sử dụng trong việc kiếm Blast Point & Blast Gold.
Chính vì vậy lượng người dùng thường xuyên, số lượng người dùng mới hay các thông số của phí giao dịch, giao dịch đều tăng trưởng một cách bùng nổ. Có lẽ Blast là một trong những dự án áp dụng mô hình Airdrop thành công nhất từ trước tới nay.
Restaking & Liquid Restaking cũng đổi vận nhờ Airdrop
Bên cạnh Blast thì một mảnh ghép DeFi cũng đã tận dụng Airdrop thông công để vươn lên trở thành một trong những ngành lớn nhất trong thị trường Crypto chính là câu chuyện của Restaking và Liquid Restaking. Xuất phát từ EigenLayer với mô hình Earn Point, người dùng ngày càng có xu hướng lao vào EigenLayer ngày càng nhiều sau mỗi lần kêu gọi vốn thành công.
Khái niệm "một mũi tên trúng nhiều đích" phổ biến hơn khi thông qua các Liquid Restaking nó cho phép người dùng cói thể kiếm được Airdrop của cả EigenLayer và giao thức Liquid Restaking. Không chỉ dừng lại ở đó việc các quỹ đầu tư hàng đầu không chỉ rót tiền vào EigenLayer mà còn rót rất nhiều tiền vào Ether.fi, Renzo Protocol, Puffer Finance,... Từ đó, Restaking và Liquid Staking cùng với làng sóng Airdrop đã thu về những thành quả tích cực bao gồm:
- Restaking (tại thời điểm viết bài) đang có TVL khoảng $18.5B đứng thứ 5 toàn ngành DeFi chỉ xếp sau Liquid Staking, Lending & Borrowing, Bridge, DEXes.
- Restaking (tại thời điểm viết bài) đang có TVL khoảng $13.2B đứng thứ 6 toàn ngành DeFi và đứng ngay bên dưới Restaking và đứng trên nhiều ngành tên tuổi trong quá khứ như Yield Aggregator hay CDP.
Blast, Restaking & Liquid Restaking chỉ là một trong nhiều nhiều trường hợp điển hình chúng ta sẽ đến với nhiều trường hợp khác hơn thông qua bảng chỉ số dưới đây:
Nền tảng/Giao thức | TVL | Volume |
---|---|---|
Blast | 0 -> $2.3B | $8M -> $300M |
Mode | $8m -> $590M | $100K -> $54M |
Starknet | $40M -> $335M | $3M -> $95M |
Manta | $15M -> $584M | > $1m -> $41M |
Merlin | $13M -> $527M | > 500K -> $66M |
Kamino Finance | $20M -> $1.4B | - |
Phân Tích Airdrop: Nỗi Đau
Thông thường sẽ có một số các chỉ số để đánh giá một giao thức, nền tảng hay tựa game bị ảnh hưởng hậu Airdrop bao gồm:
- TVL
- Active Users
- Transactions
- Volume
- Bridge
zkSync & Cuộc tranh cãi của cộng đồng
Đầu tiên chúng ta sẽ đến với zkSync là một trong những dự án gần đây có một chương trình Airdrop có khá nhiều tranh cãi tuy nhiên trong khôn khổ bài viết này chúng ta sẽ không bàn tới việc đúng sai, hợp lý hay không hợp lý mà chúng ta chỉ bàn tới những chỉ số trên mạng lưới zkSync hậu Airdrop để thấy được một bước tranh toàn cảnh.
Nhìn vào bảng chỉ số (dựa trên thống kê từ DeFiLlama), chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng:
- TVL của hệ sinh thái zkSync Era đã nhanh chóng giảm từ mức đỉnh là $190M xuống chỉ còn $105M. Tại thời điểm TGE TVL của hệ sinh thái zkSync rơi vào khoảng $140M. Nếu tính từ thời điểm Airdrop thì TVL của zkSync đã nhanh chóng giảm xuống 25%. Tuy nhiên thực tế con số này sẽ phải cao hơn bởi vì một lượng TVL nhất định được bù đắp bởi ZK trong các nền tảng AMM nên khả năng con số thức tế rơi vào khoảng - 40%.
- Lượng Stablecoin trên zkSync cũng giảm nhanh chóng từ mức $92M xuống chỉ còn $65M (là mức thấp nhất kể từ thời điểm DeFiLlama bắt đầu đo đạc).
- Lượng Volume giao dịch trên toàn bộ hệ sinh thái sau khi tăng trưởng, bùng nổ tại thời điểm TGE cũng đã nhanh chóng giảm xuống. Tính đến thời điểm viết bài thì tổng lượng Volume trên hệ sinh thái zkSync mỗi ngày chỉ rơi vào khoảng $15M. Một con số thật sự đáng báo động.
Thông thường những con số on-chain sẽ thể hiện bởi nguồn cơn đến từ lượng người dùng trên hệ sinh thái, thông qua bảng trên chúng ta thấy rằng:
- Số lượng người dùng mới trên zkSync đã tăng trưởng chậm lại một cách rõ ràng.
- Lượng người dùng hoạt động thường xuyên trên nền tảng cũng giảm một cách báo động về mức loanh quanh khoảng 100K người dùng thường xuyên, trước thời điểm Airdrop con số này trên zkSync rơi vào khoảng từ 500 - 600K người dùng thường xuyên.
zkSync chỉ là một trong nhiều nhiều trường hợp điển hình chúng ta sẽ đến với nhiều trường hợp khác hơn thông qua bảng chỉ số dưới đây:
Nền tảng/Giao thức | TVL | Volume |
---|---|---|
Blast | - 50% | -86% |
Mode | -24% | - 92% |
Starknet | - 15% | - 90% |
Manta | - 94% | - 97% |
Merlin | -63% | -98.4% |
Kamino Finance | - 14% | - |
Qua những trường hợp phía trên chúng ta thấy rằng có rất nhiều giao thức và nền tảng thành công trong việc tận dụng làn sóng để phát triển hệ sinh thái, sản phẩm. Tuy nhiên, chỉ cần những câu chuyện hậu Airdrop không được xử lý bài bản, không được xử lý một cách tinh tế thì rất dễ nền tảng, giao thức đó sẽ về lại "lòng đất" khi Airdrop đi qua. Chúng ta dễ dàng thấy một số các trường hợp dưới đây:
- Các dự án hậu Airdrop dẫn tới TVL giảm một cách mạnh mẽ. Ví dụ: Manta.
- Các dự án hậu Airdrop thì TVL vẫn giảm nhưng không giảm quá đáng kể. Ví dụ: Starknet, zkSync, Mode Network, EigenLayer,...
- Các dự án hậu Airdrop nhưng TVL lại tăng. Ví dụ: Ether.fi, Arbitrum.
Phân Tích Airdrop: Giải pháp
Tiếp tục phân bổ cho các Season tiếp theo
Đây là một trong những các mà các nền tảng DeFi thường sử dụng để giữ chân người dùng tiếp tục ở lại với sản phẩm của mình. Ngày nay sau khi dự án kết thúc Airdrop Season 1 thì người dùng người dùng sẽ rời bỏ nền tảng để đi làm Airdrop với những nền tảng mới nhưng bối cảnh thị trường đã thay đổi khi số lượng các kèo Airdrop quốc dân đã hết khiến người dùng không còn nhiều lựa chọn. Khi này nếu như các nền tảng đã có một Airdrop Season 1 thành công thì rất có thể người dùng sẽ ở lại để chờ đợi các Season tiếp theo. Điều này khiến cho chỉ có một lượng rất nhỏ khoảng 20% dòng tiền rời khỏi nền tảng.
Giải pháp này được cho là hiệu quả hơn nhiều so với Liquidity Mining khi nó giải quyết được vòng xoáy chết chóc của các dự án sử dụng mô hình này.
Một số nền tảng đã có sự thành công trong Season 1 khi có Airdrop hài lòng người dùng và giờ đây người dùng tiếp tục gắn bó với nó có thể kể tới như EigenLayer, Ether,fi.
Incentive: Triển khai Liquidity Mining một cách gián tiếp
Thông thường các nền tảng Layer 1, Layer 2 thường sẽ sử dụng mô hình này để lưu trữ dòng tiền bởi dùng cách này thì nó vừa tốt cho nền tảng và vừa tốt cho cả các giao thức trong hệ sinh thái. Dự án đi đầu trong việc triển khai Incentives trong hệ sinh thái của mình chính là Optimism việc triển khai Incentives của Optimism với thành công nằm ngoài kì vọng khi mà TVL đã bật mạnh từ mức $300M lên mức gần $1B vào tháng 8/2022 (và từ đó đến nay do không tập trung phát triển hệ sinh thái nên TVL của Optimism chưa bao giờ quay về đỉnh cũ).
Nhận thấy sự thành công của mô hình Incentives của Optimism thì đã có nhiều nền tảng học tập và áp dụng:
- Arbitrum áp dụng đã thúc đẩy Airdrop tăng mạnh trở lại hậu Airdrop và phá đỉnh mới. Incentive trong Arbitrum đóng vai trò không làm dòng tiền bị thất thoát quá nhiều và bằng sức mạnh nội tại để vươn lên đạt mức ATH mới nhờ câu chuyện của Restaking, Liquid Restaking và công lớn thuộc về Pendle.
- Sui sau khi triển khai mainnet và sử dụng mô hình Incentives đã thúc đẩy TVL từ số 0 lên mức cao nhất gần $800M. Con số này vượt xa so với những gì mà Aptos từng làm được trong quá khứ.
- Starknet là một nền tảng gần đây cũng sử dụng mô hình này khiến TVL của nền tảng giảm từ mức $320M xuống $270M tương đương khoảng 15% nhưng bao gồm kể cả sự việc các tài sản đu nhau giảm giá và số lượng STRK mới ra đời trên nền tảng nên khả năng mức giảm của Starknet rơi vào khoảng 20%. 20% vẫn là một con số ít nếu đặt bên cạnh những Blast -50% hay Renzo Protocol cũng -50%.
Dựa vào nội lại của bản thân
LayerZero là một minh chứng rõ ràng cho điều này cứ ngờ rằng sau khi LayerZero chính thức ra mắt Airdrop đầu tiên sẽ dẫn tới người dùng sẽ rời bỏ nền tảng để làm Airdrop các giải pháp Cross-chain khác nhau Jumper, Orbiter Finance hay Hyperlane nhưng không Stargate - sản phẩm chiến lược của LayerZero vẫn đang làm một trong những giải pháp Cross-chain có khối lượng giao dịch cao nhất thị trường (theo DeFiLlama)
Tính tới thời điểm viết bài Volume của Stargate dựa trên DeFiLlama cao hơn khá nhiều so với những đối thủ phía dưới xét cả về khung 1D, 7D hay 30D.
Vậy Stargate đã làm những gì để vẫn có thể duy trì được vị thế của mình sau đợt Airdrop:
- Stargate V2 đã thực sự giải quyết bài toán phí giao dịch khi mà trước đây mỗi giao dịch trên Stargte tốn tới $1 phí thì giờ đây thì đã giảm khoảng 100 lần chỉ còn $0.01 với thời gian ngắn.
- UI UX trên Stargate cũng được cải thiện một cách rõ rệt.
Với những gì mà Stargate làm được thì vị thế của nó dĩ nhiên được bảo đảm bởi ngay nay nhu cầu di chuyển tài sản giữa các Blocckhain là quá nhiều nên việc người dùng sẽ ưu tiên các giải pháp Cross-chain an toàn, bảo mật, chi phsi thấp và tốc độ nhanh.
Nhìn về Stargate cũng phải để ý tới Across dự án này mặc dù Airdrop rất ít và lặng lẽ nhưng nhờ hoàn thiện sản phẩm một cách chỉn chu nên giờ đây nó đang đứng TOP 2 toàn bộ thị trường ngành Cross-chain và khả năng cao cũng sẽ vượt Stargate trong thời gian sắp tới vì phí giao dịch và trượt giá trên Across rõ ràng có phần tốt hơn so với Stargate.
Tổng Kết
Airdrop có thể giúp các dự án thay đổi vị thế của mình trong khoảng thời gian ngắn nhưng cũng vì Airdrop mà vị thế của dự án có thể quay về mốc ban đầu. Chính vì vậy, các dự án cần phải có một kế hoạch chỉn chu hậu Airdrop để giữ chân người dùng và dòng tiền thông qua nhiều chiến lược khác nhau.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024