Ether.fi là một giao thức staking phi tập trung và không giữ tài sản, mang đến một giải pháp độc đáo trong lĩnh vực tài chính phi tập trung (DeFi) trên blockchain Ethereum. Giao thức này cho phép người dùng tham gia vào staking mà không cần phải từ bỏ quyền kiểm soát đối với tài sản của mình, thông qua một cơ chế staking ủy thác với token Staking Lỏng (Liquid Staking Token - LST), là eETH.
Điểm nổi bật của Ether.fi là việc người dùng có thể kiểm soát chìa khóa của mình, đồng thời tạo ra cơ hội cho sự tạo lập một thị trường dịch vụ nút mạng, nơi người staking và nhà điều hành nút có thể cung cấp và sử dụng dịch vụ hạ tầng.
Trong bài viết dưới đây mình vào mọi người sẽ cùng đi sâu vào Ether.fi.
Ether.fi & Xu Hướng Liquid Native Restaking Trên Ethereum
Tổng quan về Ether.fi
Ether.fi là một nền tảng Liquid Native Restaking cho phép người dùng không cần phải sở hữu tối thiểu 32 ETH để vận hành một Validator trên mạng lưới của Ethereum và EigenLayer. Ether.fi và Liquid Native Restaking ra đời để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng của EigenLayer. Đối với mô hình của EigenLayer, những người đang vận hành Validator trên mạng lưới Ethereum có thể tái khởi động để làm cả Validator trên mạng lưới EigenLayer từ đó nhận lợi nhuận từ cả hai mạng lưới. Tuy nhiên, để trở thành một Validator trên mạng lưới Ethereum thì phải cần tới 32 ETH nhưng thông qua Ether.fi thì:
- Chỉ cần tối thiểu là 2 ETH để tham gia vận hành Validator hay trở thành một Node Operator.
- Tham gia vận hành và nhận lợi nhuận từ cả Ethereum & EigenLayer.
Ở thời điểm hiện tại việc vận hành và nhận lợi nhuận từ cả Ethereum & EigenLayer đang được dự phóng mang lại mức lợi nhuận lên tới 15 - 20% nên người dùng đang đổ xô đi sử dụng, tham gia các sản phẩm của Ether.fi hay các giao thức Liquid Restaking khác.
Các vai trò trong dự án Ether.fi
Một số những vai trò nổi bật trong dự án bao gồm:
- Staker: Khái niệm "Staker" chỉ đến người dùng hoặc bên tham gia đầu tư vào giao thức bằng cách "staking" hoặc gửi Ethereum (ETH) hoặc restake các LST Token như stETH, rETH,...
- Solo Staker: Khái niệm "Solo Staker" đề cập đến những cá nhân tham gia vận hành 1 Validator trong một cụm các Solo Staker khác nhau thông qua việc sử dụng công nghệ DVT.
- Node Operators: Khái niệm "Node Operators" đề cập đến những cá nhân hoặc tổ chức chịu trách nhiệm vận hành các nút validator trên mạng Ethereum thông qua giao thức Ether.fi. Các Node Operators này đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì và bảo mật mạng lưới bằng cách thực hiện các nhiệm vụ quan trọng như xác thực giao dịch, thực hiện các quy tắc của giao thức, và tham gia vào quá trình đồng thuận.
Những yếu tố quan trọng mà Ether.fi hướng tới
Theo như dự án chia sẻ thì Ether.fi để cập về việc tập trung vào 3 yếu tố chính bao gồm:
- Phi tập trung: Mục tiêu lớn nhất của Ether.fi tập trung vào việc cải thiện mức độ tập trung cho mạng lưới. Trong hơn 5.500 nodes đang được vận hành thì có tới 1/2 số lượng nodes nằm ở Mỹ, trong 1/2 đó thì tiếp tục có 1/2 số lượng node (1.375 nodes) nằm trong một trung tâm dữ liệu duy nhất ở Virginia, cách nhà trắng và trụ sở CIA 20 phút.
- Hướng tới mô hình kinh doanh thật sự: Đội ngũ phát triển của Ether.fi tham vọng xây dựng một giao thức có doanh thu thực từ sản phẩm và không mong muốn xây dựng một ponziomics.
- Hướng tới tầm nhìn cho cộng đồng: Đội ngũ phát triển của Ether.fi cũng hướng tới việc phát triển phù hợp với tầm nhìn của cộng đồng Ethereum.
Đầu tiên chúng ta sẽ đến với yếu tố phi tập trung. Để giải quyết bài toán phi tập trung thì Ether.fi đã công tác với Obol Network để sử dụng dịch vụ DVT. Hình dung một cách cơ bản thì công nghệ DVT giúp Ether.fi giải quyết nhiều vấn đề bao gồm:
- Nếu như 1 Validator tham gia vào vận hành mạng lưới thì nếu như có vấn đề gì phần cứng hay phần mềm thì nó sẽ về trạng thái offline, rồi dẫn tới bị phạt. Với công nghệ DVT nó cho phép nhiều Node Operator tham gia vận hành 1 Validator, ví như 10 Node Operator tham gia vận hành 1 Validator và điều kiện đặt ra là chỉ cần tối thiểu 5/10 Node Operator hoạt động thì Validator vẫn sẽ hoạt động bình thường. Từ đó giảm khả năng Validator rơi vào trạng thái offline và bị phạt.
- Với việc nhiều Node Operator tham gia vận hành 1 Validator làm cho mạng lưới Ethereum hay EigenLayer trở nên phi tập trung hơn.
Tiếp theo chúng ta đến với việc đội ngũ phát triển của Ether.fi mong muốn phát triển một giao thức tạo ra doanh đích thức. Điều này thì tương đối dễ hiểu khi mà lợi nhuận của Ether.fi đến từ việc tham gia vận hành Ethereum và EigenLayer, cả 2 việc vận hành đều tạo ra nguồn doanh thu đến từ hoạt động mạng lưới chứ không hề liên quan tới các mô hình Ponzi.
Cơ chế hoạt động của Ether.fi
Cơ chế hoạt động của Ether.fi sẽ khá đa dạng tùy theo vào việc khách hàng của họ đang ở vai trò nào như Staker, Solo Staker, Node Operator,... Đầu tiên chúng ta sẽ đến với Staker và quá trình Delegated Staking. Staker khi tương tác với dự án sẽ thông qua một số bước cơ bản như sau:
- Bước 1: Người dùng sẽ gửi ETH hoặc LST Token của mình vào Ether.fi.
- Bước 2: Ether.fi sẽ gửi lại cho người dùng eETH với tỷ lệ 1 - 1 và được gắn peg với ETH.
- Bước 3: Người dùng sử dụng eETH trong DeFi để tìm kiếm thêm lợi nhuận.
- Bước 4: Người dùng sẽ burn eETH để nhận lại tài sản của mình và lợi nhuận đi kèm.
Đối với quy trình Delegated Staking sẽ diễn ra một số bước như sau:
- Bước 1: Node Operator đưa ra đấu giá để trở thành người được giao nhiệm vụ chạy một nút validator. Có hai loại Node Operator bao gồm Trusted (được tin cậy) và Trustless (không cần tin cậy). Nhà điều hành được tin cậy có thể đặt giá thầu danh nghĩa để được coi là sẵn sàng, trong khi nhà điều hành không cần tin cậy tham gia vào cơ chế đấu giá.
- Bước 2: Người staking gửi 32 ETH vào hợp đồng gửi tiền của Ether.fi. Điều này kích hoạt cơ chế đấu giá và giao một nhà điều hành nút để chạy Validator, đồng thời tạo ra một két an toàn rút tiền và hai NFT (T-NFT và B-NFT) đại diện cho quyền sở hữu.
- Bước 3: Người staking mã hóa Validator Key bằng khóa công khai của Node Operator thắng cuộc và gửi nó qua một giao dịch trên chuỗi. Node Operator sau đó sử dụng khóa đã giải mã để khởi động Validator.
- Bước 4: Người staking hoặc nhà điều hành nút có thể yêu cầu thoát validator để thu hồi ETH đã stake vào két an toàn. Người staking sau đó đốt cháy NFT để thu hồi ETH, trừ phí.
- Bước 5: B-NFT được sử dụng để cung cấp khoản khấu trừ cho bảo hiểm cắt giảm và đại diện cho trách nhiệm giám sát hiệu suất của Validator. Ether.fi cung cấp công cụ để giám sát hiệu suất validator dễ dàng thông qua thông báo và cảnh báo.
Một số điểm đáng chú ý trong mô hình hoạt động của Delegated Staking. Đầu tiên, các Node Operator được coi là Trusted (được tin cậy), cần phải thông qua quá trình KYC với Ether.fi (năng lực, tài chính, phần cứng, kinh nghiệm,...). Tiếp theo, việc mã hóa Validator Key trong tương lai sẽ được thay thế bằng công nghệ DVT. Bên cạnh đó, người dùng có thể tham gia staking để nhận về B-NFT để có mức lợi nhuận cao hơn so với T-NFT.
Một số những điểm nổi bật khác của Ether.fi
Một trong những sản phẩm đặc biệt của Ether.fi chính là eETH (được phát hành với tỷ lệ 1 - 1 và gắn peg với ETH, phát hành khi người dùng gửi ETH, LST Token (stETH, rETH,...) vào Ether.fi). Một số đặc điểm của eETH bao gồm:
- Giữ peg: eETH được giữ peg thông qua mô hình kinh doanh chênh lệch giá. Khi giá 1 eETH thấp hơn 1 ETH thì người dùng có thể mua 1 eETH để đổi lấy 1 ETH từ giao thức và ngược lại khi 1 eETH cao hơn 1 ETH.
- eETH Use Case: eETH sẽ được phổ biến rộng rãi trong thị trường DeFi, giúp cho eETH Holder dễ dàng kiếm thêm lợi nhuận như cung cấp thanh khoản trên các AMM, tham gia vào Lending & Borrowing, trở thành tài sản thế chấp trong các giao thức Derivatives,...
- Định hướng Multichain: Định hướng ban đầu của Ether.fi là phát triển trên Ethereum, tuy nhiên trong tương lai weETH sẽ di chuyển sang các nền tảng Layer 2 để tận dụng tốc độ giao dịch và phí giao dịch tối ưu hơn.
- Phân loại token: eETH là một Rebasing Token tương đồng với stETH. eETH sẽ mang trong mình cả tài sản gốc và lợi nhuận được tích lũy vào nó.
Bên cạnh các yếu tố liên quan tới eETH thì Ether.fi còn có nhiều điểm nổi bật khác. Đầu tiên, Ether.fi đã hợp tác với nhiều đối tác để trở thành Node Operators trên dự án thời gian ban đầu tư Finoa, DSRV, Allnodes, ChainNodes, Cosmostation, a41, NodeMonster, Pier Two, Solo Staker,... Việc triển khai Solo Staker vẫn đang trong quá trình diễn ra. Điều này cho chúng ta thấy rằng ở giai đoạn đầu của dự án thì dự án vẫn chưa thật sự hướng tới việc phi tập trung với công nghệ DVT hay Solo Staker, bởi vì triển khai quá sớm có thể gặp nhiều rủi ro về bảo mật, lỗ hổng smartcontract,...
Chính vì vậy, trong thời gian đầu triển khai dự án cần triển khai một cách đơn giản và kết hợp với nhiều đối tác uy tín trong thị trường để hạn chế rủi ro có thể dẫn tới hiện tượng rút tiền hàng loạt. Có thể nói rằng lộ trình phát triển của Ether.fi là cực kì hợp lý.
Những rủi ro của dự án Ether.fi
Đầu tiên, đội ngũ phát triển của Ether.fi không quá xuất sắc và background không thực sự có nhiều điểm nhấn. Với Mike Silagadze đóng vai trò là Founder & CEO của dự án trong quá khứ đã từng xây dựng một giao thức DeFi có tên Gadze Finance, mặc dù hiện tại Mike vẫn đang hoạt động tại dự án này nhưng trên twitter của dự án thì đã ngưng cập nhật từ tháng 11/2022.
Bên cạnh đó, các thành viên còn lại như Jozef Vogel, Rok Kopp,... thì vẫn chưa thực sự chứng minh được năng lực của mình trong thị trường Crypto. Sự ghi nhận duy nhất đến đội ngũ của Ether.fi chính là việc họ đã kêu gọi thành công $5.3M tại vòng Seed trong giai đoạn đầu năm 2023, tuy nhiên các VCs tham dự đầu tư vào Ether.fi lại không quá nổi bật hay có tiếng trên thị trường. Nếu nhìn sang đối thủ của họ là Puffer Finance, thì mặc dù đội đội ngũ phát triển của Puffer không quá xuất sắc nhưng họ lại nhận được sự chống lưng của hàng loạt các ông lớn đặc biệt là Binance Labs và Ethereum Foundation.
Một số các rủi ro khác đối với Ether.fi có thể kể đến như:
- Rủi ro về những lỗ hổng có thể có trong các hợp đồng thông minh.
- Phương pháp mã hóa Validator Key vãn chưa thể bảo đảm an toàn 100%.
- Một số các rủi ro về pháp lý liên quan đến các dịch vụ tại Web2.
Chiến Lược Phát Triển Mạnh Mẽ Của Ether.fi
Lựa chọn hướng đi khác biệt
Trong khi hầu hết các giao thức được xây dựng trên EigenLayer chủ yếu đi theo hướng Liquid Restaking như Kelp DAO, Renzo Protocol, Eigenpie, Rio Network,... thì chỉ có Ether.fi và Puffer Finance lựa chọn hướng đi Liquid Native Restaking. Có thể nói rằng đây là một hướng đi giúp cho cả Ether.fi và Puffer Finance sẽ gặp ít các đối thủ hơn tuy nhiên những thách thức trong kĩ thuật lại cao hơn rất nhiều so với các dự án trong mảng Liquid Restaking.
Không những vậy với việc nhanh chóng ra mắt sản phẩm đã giúp cho Ether.fi nhanh chóng thống trị toàn ngành Liquid Restaking. Cách đi của Ether.fi cũng rất thú vị khi mà lần lượt ra những sản phẩm khác nhau nên nhanh chóng hấp thụ được thanh khoản của thị trường. Với việc sử dụng công nghệ của một bên thứ ba như Obol Network cũng giúp cho Ether.fi tiếp kiệm nhiều công sức trong quá trình ra mắt sản phẩm mới.
Earn Point & Airdrop: Đánh đu xu hướng thị trường
Ether.fi là một trong những dự án đã tạo ra xu hướng chia sẻ lại 100% Point từ EigenLayer lại cho người dùng của mình. Hình dung một cách dễ hiểu thì khi người dùng deposit trực tiếp ETH hoặc LST Token vào EigenLayer thì họ sẽ được nhận điểm theo ngày, với các giao thức Liquid Restaking như Ether.fi thì sau khi người dùng deposit ETH hoặc LST Token vào giao thức thì giao thức sẽ gửi các tài sản này vào EigenLayer. Thay vì độc chiếm toàn bộ số Point từ EigenLayer thì Ether.fi chia sẻ lại 100% cho người dùng của mình từ đó khi người dùng gửi tài sản vào Ether.fi sẽ nhận được Point từ cả EigenLayer và Ether.fi.
Chính yếu tố này đã làm cho các dự án Liquid Restaking sau này cũng đi theo chiến lược tương tự, tất nhiên đây là một điểm tốt cho người dùng đến từ sự cạnh tranh của các dự án. Thậm chí có một số dự án còn chia sẻ lại cho người dùng với EigenLayer Point nhiều hơn so với những gì họ gửi trực tiếp vào nền tảng, điều này đến từ việc dự án tự bỏ thêm ETH để mang về nhiều Point hơn, đây chính là hướng đi của Kelp DAO, từ đó giúp dự án đã có sự tăng trưởng TVL một cách nhanh chóng.
Không chỉ dừng lại ở đó, Ether.fi đã giới thiệu một sản phẩm có tên là Ether.fan có nghĩa là khi người dùng tham gia restake LST Token hoặc stake ETH trên giao thức sẽ nhận về 1 NFT đại diện cho tài sản trong giao thức có tên là Fan NFT. Việc nắm giữ Fan NFT giúp người dùng có thêm một số lợi ích như:
- Kiếm Membership Points.
- Gia tăng phần thưởng Staking.
- Tham gia sự kiện độc quyền của Ether.fi.
Fan NFT sẽ có một số những đặc điểm như:
- Traits: Đây là những đặc điểm độc đáo của nhân vật như mắt, tóc và da cũng như những đặc điểm vô hình như sức thu hút, sức mạnh và sự nhanh nhẹn. Mỗi đặc điểm có mức độ hiếm khác nhau và chúng cùng nhau tạo nên tính cách độc đáo cho nhân vật. Các đặc điểm được xác định ngẫu nhiên tại thời điểm đúc.
- Flair: Flair của nhân vật phụ thuộc vào số lượng ETH mà người dùng gửi vào giao thức. Khi người dùng tham gia stake nhiều hơn thì Flair của nhân vật sẽ tự động cập nhật để thể hiện tổng số ETH đã đặt cược.
- Membership Tier: Membership Tier phụ thuộc chủ yếu vào thời gian người dùng stake. Người dùng đặt cược càng lâu thì cấp thành viên của người dùng càng cao và phần thưởng stake và doanh thu giao thức của người dùng càng lớn. Mọi Fan NFT ban đầu đều bắt đầu ở cấp thành viên Đồng và theo thời gian sẽ tiến lên cấp Bạch kim.
Rõ ràng, chiến lược của Ether.fi được chia làm 2 đoạn rõ ràng bao gồm thu hút người dùng và giữ chân người dùng. Điều này cũng giải quyết được vấn đề hiện nay của thị trường Crypto khi mà giao thức ra mắt token & Airdrop tới người dùng thì người dùng bắt đầu rời bỏ dự án dẫn tới TVL giảm mạnh. Với Ether.fi thì:
- Ra mắt chương trình Earn Point trực tiếp và Share Point từ EigenLayer với mục tiêu thu hút người dùng mới tham gia sử dụng giao thức.
- Ra mắt chương trình Membership Tier nhằm giữ chân người dùng bởi vì Stake càng lâu thì hạng càng cao, hạng càng cao thì càng có thêm nhiều lợi ích như phần thưởng thêm, chương trình độc quyền,...
Tuy nhiên theo góc nhìn của mình thì chiến lược trong việc giữ chân người dùng của Ether.fi tương đối hay nhưng vẫn chưa thực sự đủ bởi vì lợi ích từ việc chia sẻ thêm phần thưởng từ staking vẫn sẽ không thể so sánh với nguồn lợi nhuận đến từ Airdrop/Retroactive của các dự án khác. Chính vì vậy, trước khi ra mắt token và Airdrop tới người dùng thì Ether.fi cần có nhiều chiến lược hơn nữa.
Đánh Giá Về Ether.fi
Nhìn về hiện tại của Ether.fi
Có một số điểm mình thấy Ether.fi nổi bật so với mặt bằng chung có thể kế đến như:
- Kinh doanh nhanh nhạy
- Có sự chuẩn bị
Đầu tiên đó chính là việc đội ngũ phát triển của Ether.fi khá nhanh nhạy trong xu hướng và mô hình kinh doanh. Ngay khi xu hướng Liquid Restaking có dấu hiệu bùng nổ thì cũng ngay lập tức Ether.fi cho ra mắt sản phẩm của mình. Đội ngũ của Ether.fi đã cho ra mắt chương trình Earn Point rất hợp với xu hướng Airdrop/Retroactive của thị trường hiện nay, đi kèm với đó là mô hình Share Point của EigenLayer. Từ đó tạo ra sức hấp dẫn mạnh đối với cộng đồng ngay trong giai đoạn đầu tiên.
Không chỉ dừng lại ở đó, đội ngũ của Ether.fi cũng chia lộ trình phát triển của mình thành nhiều phần. Thay vì làm sản phẩm một cách chỉ chu, xong 100% mới công khai với cộng đồng thì dự án chia lộ trình phát triển thành nhiều phần nhanh chóng ra mắt các tính năng đơn giản nhất để nhanh chóng hấp thụ thanh khoản từ thị trường.
Tiếp theo, hẳn đội ngũ của Ether.fi cũng nhận ra vấn đề khi người dùng chủ yếu của họ là những người theo đuổi Airdrop/Retroactive thì họ cũng tung ra chương trình Ether.fan hay Loyal Point (Điểm trung thành) nhằm tiếp tục giữ chân người dùng khi họ đã ra mắt token.
Bên cạnh những ưu điểm trên thì Ether.fi cũng có tồn tại một vài hạt sạn. Đầu tiên chính là về đội ngũ phát triển của dự án thì như mình chia sẻ ở trên thì profile của các thành viên chưa thực sự uy tín và cũng chưa chứng minh được năng lực của mình trong thị trường Crypto. Tiếp theo, công nghệ mà Ether.fi sử dụng cũng chỉ đến từ một bên thứ ba chứ không phải do đội ngũ tự xây dựng và phát triển, đây sẽ là yếu tố mà Ether.fi bị Puffer Finance vượt khá xa.
Hướng về tương lai của Ether.fi
Hành trình phía trước của Ether.fi sẽ còn rất nhiều việc họ phải làm nếu muốn trở thành một giao thức DeFi Bluechip. Một số những điều mà Ether.fi cần phải giải quyết trong thời gian sắp tới bao gồm:
- Gia tăng nhanh chóng use case cho eETH. Đây được coi là một bài toán chung cho toàn bộ các giao thức Liquid Staking hay Liquid ReStaking cho cả quá khứ, hiện tại và tương lai.
- Tối ưu lợi nhuận cho các Node Operator. Việc tối ưu lợi nhuận cho các Node Operator giúp cho họ không bỏ qua các đối thủ của Ether.fi.
- Nhanh chóng mở rộng thị trường và ra mắt các sản phẩm mới trước khi các đối thủ kịp bắt theo. Ether.fi bắt buộc phải giữ lấy vị thế đi đầu nếu không muốn mất dần miếng bánh của mình.
Tổng Kết
Ether.fi là một dự án cực kì đáng chú ý trong mảng Liquid Native Restaking. Mong rằng qua bài viết này mọi người có thể hiểu thêm về Ether.fi.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024