Nếu được chọn cho một trong các dự án tiếp theo nổi bật trong ngành Liquid Staking và Restaking thì chắc chắn cái tên Puffer Finance phải được xướng tên. Với việc được sự hỗ trợ và đầu tư trực tiếp từ Ethereum Foundation thì rõ ràng về mặt bề nổi thì Puffer Finance phải có một vai trò thật sự quan trọng với Ethereum trong tương lai.
Vậy vai trò đó là gì và nó được thể hiện như thế nào thì mọi người cùng mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Tổng Quan Về Puffer Finance
Tại vì sao lại là Puffer Finance?
Trước khi đi vào phần công nghệ khá phức tạp của Puffer Finance thì mình sẽ đưa ra một vài những lí do rất đơn giản và dễ hiểu để mọi người có thêm động lực đào sâu vào dự án này. Một vài những điểm nổi bật của Puffer Finance có thể kể đến như:
- Công nghệ mới của Puffer Finance là Secure - Singer đã nhận được tài trợ từ phía Ethereum Foundation. Rõ ràng công nghệ này phải có những tiềm năng tác động đến mạng lưới của Ethereum trong tương lai thì mới nhận được khoản tại trợ như vậy, tác dụng của Secure - Singer là gì?
- Bên cạnh công nghệ Secure - Singer thì Puffer cũng có thêm một công nghệ nữa là RAVe cũng nhận được tài trợ từ phía Ethereum Foundation.
- Tuy mới ra đời như Puffer đã trải qua 2 vòng kêu gọi vốn bao gồm Pre Seed với sự tham gia của Jump Crypto, Arcanum Capital và IoTex và $5.5M từ vòng Seed với sự tham gia của Animoca Brands, Lemniscap, Faction, Token Pocket,... đi kèm với đó là một số Angel Investor như Calvin Liu đến từ Eigen Layer, Sreeram Kannan - Founder của Eigen Layer hay Malone đến từ Obol Labs.
- Puffer là dự án native Liquid Restaking - khái niệm dùng để chỉ dự án build on-top EigenLayer kết hớp linh hoạt giữa Liquid Staking và Restaking để gia tăng nguồn thu nhập cho stakers.
Mong rằng thông qua 4 lí do trên mọi người có thêm sự hào hứng để đi vào thế giới của Restaking nói chung và Puffer Finance trong tương lai gần.
Tổng quan về Puffer Finance
Cơ chế hoạt động của Puffer tương đối đơn giản, ETH được stake vào vào node trong Puffer (secure Ethereum) sẽ tiếp tục được restake trên EigenLayer, qua đó người dùng sẽ nhận lại $pufETH có giá trị tăng dần theo thời gian khi yield từ staking + restaking sẽ được thêm vào.
Ngoài ra, đối với các Node Operator có thể thế chấp ETH để triển khai Validator trên mạng lưới Ethereum, điểm đặc ở đây là chỉ cần 2 ETH là các Node Operator có thể tham gia vào quá trình đồng thuận. Con số này tốt hơn rất nhiều so với các nền tảng như Rocket Pool, Lido Finance hiện nay.
Đi sâu vào công nghệ của Puffer Finance & cơ chế hoạt động
Tuy nhiên, đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, Puffer còn có một số điểm đặc biệt như sau. Đầu tiên, các Nodes trên mạng lưới Puffer Finance có thể restaking để tham gia vào AVSs trên EigenLayer. AVSs là viết tắt của Actively Validated Services là chỉ các dịch vụ mà EigenLayer cung cấp cho các đối tác của mình, các Puffer Node có thể triển khai để có thêm lợi nhuận. Chính yếu tố này làm cho việc triển khai một Node trên Puffer Finance mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, phần cứng và độ hiệu quả.
Điểm thú vị tiếp theo trên Puffer Finance chính là công nghệ Secure-Signer. Để đi vào công nghệ này chúng ta cần phải biết nó ra đời để giải quyết những vấn đề nào đang tồn đọng trong thị trường. Một trong những tổn thất lớn nhất khi triển khai một Nodes trên mạng lưới Ethereum đến từ việc (Slashing: tạm dịch là trừng phạt) Để dẫn tới Slashing thì có một số nguyên nhân như sau:
- Node chủ động đề xuất và kí 2 Block khác nhau cho cùng 1 Slot.
- Node chủ động xác thực một Block được bao quanh một Block khác nhằm thay đổi lịch sử giao dịch.
- Node chủ động bỏ phiếu kép bằng cách chứng thực cho hai Candidates khác nhau trong cùng 1 Block.
Chúng ta sẽ đi sâu vào từng yếu tố, đầu tiên là Node chủ động đề xuất và kí 2 Block khác nhau cho cùng 1 Slot. Điều này có nghĩa là một người xác nhận thực hiện hành vi này khi họ tạo và ký vào hai khối dữ liệu khác nhau cho cùng một khe thời gian trên Blockchain. Ví dụ như Người xác nhận A đề xuất khối X cho khe thời gian thứ 100 và cũng đề xuất một khối Y khác cho cùng khe thời gian đó. Khi làm vậy, A tạo ra hai lựa chọn khác nhau cho cùng một vị trí trên chuỗi khối, gây mâu thuẫn.
Tiếp theo là Node chủ động xác thực một Block được bao quanh một Block khác nhằm thay đổi lịch sử giao dịch. Đây là hành vi chứng thực cho một khối dữ liệu mà bằng cách đó, người xác nhận đồng thời chấp nhận một chuỗi sự kiện và phủ nhận hoặc thay đổi chuỗi sự kiện đã được chấp nhận trước đó. Ví dụ như người xác nhận B chứng thực khối Z, nơi Z không chỉ xác nhận khối C mà còn phủ nhận sự tồn tại của khối A và B trước đó trong chuỗi khối. Việc này hiệu quả như thể đang thay đổi lịch sử của chuỗi.
Cuối cùng là Node chủ động bỏ phiếu kép bằng cách chứng thực cho hai Candidates khác nhau trong cùng 1 Block. Trong trường hợp này, người xác nhận chứng thực cho hai khối khác nhau như là các ứng cử viên cho cùng một vị trí khối trên chuỗi khối. Ví dụ như người xác nhận C chứng thực cả khối M và N, trong đó cả hai đều là ứng cử viên cho vị trí khối thứ 150 trên chuỗi. Điều này được coi là "bỏ phiếu kép" và tạo ra sự không nhất quán trong quá trình xác nhận khối
Trong tất cả các trường hợp này, hành vi của người xác nhận tạo ra sự không nhất quán, mâu thuẫn hoặc thay đổi lịch sử của Blockchain, điều này được coi là vi phạm nghiêm trọng đối với tính toàn vẹn và an toàn của mạng lưới Ethereum PoS. Hệ thống trừng phạt (Slashing) những hành vi này để đảm bảo rằng người xác nhận duy trì sự trung thực và không gian lận trong quá trình hỗ trợ duy trì Blockchain.
Hầu hết nguyên nhân sâu xa của 3 hành động dẫn tới các Node có thể bị trừng phát một phần hoặc toàn bộ lượng ETH đang thế chấp chính là việc nhiều Consensus Client cùng sử dụng chung một Validator Key. Có khá nhiều nguyên nhân chủ quan tới khách quan cho việc này như
- Người xác nhận mới hoặc không có kinh nghiệm có thể hiểu lầm rằng việc sử dụng cùng Validator Key trên nhiều Consensus Client sẽ tăng cường khả năng dự phòng hoặc hiệu suất.
- Một số người xác nhận có thể cố gắng thiết lập hệ thống dự phòng bằng cách chạy cùng Validator Key trên nhiều Consensus Client, nhằm đảm bảo rằng hoạt động đồng thuận tiếp tục nếu một Consensus Client gặp sự cố.
- Trong một số trường hợp, việc sử dụng chung Validator Key có thể không phải do ý định mà là kết quả của sự cố hoặc lỗi cấu hình.
- Một số người xác nhận có thể cố tình chia sẻ Validator Key giữa các Consensus Client khác nhau nhằm phân tán rủi ro hoặc tối ưu hóa lợi ích từ việc đồng thuận.
Thực tế đã có một số giải pháp đưa ra để giải quyết vấn đề này nhưng nó chưa thật sự triệt để và công nghệ Secure-Signer của Puffer dự kiến sẽ giải quyết triệt để vấn đề này.
Secure-Signer là một công cụ ký từ xa, quản lý Validator Key thay thế cho Consensus Client. Nó có thể chạy cục bộ cùng với Consensus Client (có nghĩa là Secure-Signer có thể cài đặt và vận hành trực tiếp trên máy tính hoặc hệ thống mà Node Operators sử dụng) hoặc trên một máy chủ từ xa.
Với Secure-Signer thì Validator Key sẽ được mã hóa. Những Validator Key này chỉ có thể truy cập khi hệ thống đang hoạt động và luôn được mã hóa khi không sử dụng, giúp chúng an toàn và không thể truy cập được nếu không cần thiết. Điều này có nghĩa là các khóa xác nhận an toàn và không thể bị sử dụng trên nhiều máy chủ khác nhau, giúp ngăn chặn nguy cơ bị trừng phạt do ký nhầm lẫn hoặc do lỗi. Nếu hệ thống bị hacker tấn công, các khóa này cũng được bảo vệ.
Ngoài ra, Secure-Signer còn ngăn chặn nguy cơ trừng phạt bằng cách duy trì một cơ sở dữ liệu đáng tin cậy. Khi Consensus Client gửi thông tin cho Secure-Signer, nó chỉ ký vào các Block hoặc chứng thực dựa trên các kiểm tra cụ thể:
- Kiểm tra đề xuất: Chỉ ký nếu khe thời gian mới hơn khe thời gian trước đó.
- Kiểm tra chứng thực: Chỉ ký nếu kỷ nguyên nguồn mới hơn hoặc bằng kỷ nguyên nguồn trước đó.
- Kiểm tra chứng thực:Chỉ ký nếu kỷ nguyên mục tiêu mới hơn kỷ nguyên mục tiêu trước đó.
Ngay cả khi hệ điều hành của máy chủ bị tấn công, Secure-Signer vẫn bảo vệ thông tin này. Nếu có lỗi nghiêm trọng từ phía máy chủ đồng thuận, Secure-Signer vẫn an toàn vì nó chạy trong một môi trường tách biệt và duy trì cơ sở dữ liệu bảo vệ. Nhờ có Secure-Signer, nguy cơ bị trừng phạt do tai nạn hoặc lỗi của máy chủ đồng thuận được giảm đi đáng kể, giúp giảm rủi ro cho các nút mạng và an toàn hơn trong việc quản lý tài sản.
Vậy rõ ràng, đây là một giải pháp sẽ khá cạnh tranh với công nghệ DVT hiện nay. Công nghệ DVT ra đời cũng có mục tiêu giảm rủi ro trừng phạt (Slashing), nhưng đổi lại phải chấp nhận sự giảm hiệu suất. Secure-Signer cung cấp một lựa chọn tiết kiệm hơn cho các người xác nhận để tăng cường khả năng chống trừng phạt.
Tuy nhiên, Secure-Signer còn có thể kết hợp với DVT bằng cách lưu giữ mỗi phần của khóa trong kho bảo mật của Secure-Signer. Đây chính là sản phẩm mà bản thân đội ngũ phát triển của Puffer Labs cũng đang nghiên cứu có tên là Fractal DVT. Với Fractal NFT nó mở rộng sức ảnh hưởng của cả hai công nghệ này.
Bên cạnh công nghệ Secure-Signer thì Puffer Finance vẫn còn một công nghệ có tên RAVe. RAVe là viết tắt của Remote Attestation Verification tạm dịch là Xác Nhận Xác Thực Từ Xa là một Smart Contract giúp kết nối các Enclave của Puffer Finance với Blockchain một cách an toàn. Đối với Puffer, RAVe cho phép mọi người có thể chứng minh với Smart Contract là họ đang điều hành một Enclave - tương đương với việc họ đang chạy triển khai Secure-Signer.
Những lợi ích mà Puffer Finance mang lại
Nếu như nhìn vào các điểm mạnh của các nền tảng LSD trên thị trường hiện nay thì chúng ta thấy mỗi nền tảng sẽ tập trung vào một khía cạnh khác nhau như:
- Lido Finance: Trong quá khứ họ tập trung xây dựng thanh khoản và Use Case cho stETH. Thời gian gần đây là bản nâng cấp V2 với việc sử dụng công nghệ DVT để giải quyết bài toán phi tập trung trên Ethereum.
- Rocket Pool: Tập trung vào việc làm sao để có thể giảm số lượng ETH phải thế chấp giúp người dùng dễ dàng khởi động một Node trên mạng lưới Ethereum.
- Frax Finance: Tập trung vào việc giải quyết bài toán stETH như trên Lido bằng cách giới thiệu mô hình Dual Token và xây dựng thêm các Use Case cho frxETH của mình.
Rõ ràng, để có một vị thế trong thị trường LSD thì Puffer Finance cũng phải xây dựng những yếu tố giúp mình cạnh tranh sòng phẳng với các dự án dẫn đầu trong thị trường. Một số các đặc điểm khác biệt của Puffer Finance có thể kể đến như:
- Chỉ cần 2 ETH là có thể triển khai một Node trên mạng lưới Ethereum, đây là một con số cực kì cạnh tranh với các nền tảng LSD trên thị trường.
- Xây dựng trên EigenLayer điều này giúp cho các Node Operator ngoài việc vận hành trên mạng lưới Ethereum có thể đi "làm thêm" trên EigenLayer để có thêm lợi nhuận, vừa để phần cứng không bị dư thừa. Từ đó tăng doanh thu trên 1 đồng chi phí phần cứng phải bỏ ra.
- Công nghệ Secure-Signer giúp các Node Operator tránh được khỏi những trừng phạt không đáng có từ đó bảo toàn được tài sản thế chấp và phần thưởng khối của mình.
- Với việc sẽ tích hợp với công nghệ DVT để mở rộng thêm những khả năng sử dụng công nghệ DVT làm cho Puffer cũng sẽ hướng đến việc giải quyết bài toán phi tập trung trên Ethereum.
Rõ ràng, dựa trên những công nghệ mới của mình Puffer bắt đầu xây dựng những lợi thế cạnh tranh mà các dự án thông thường không có được và chính các yếu tố này có thể thúc đẩy Puffer Finance trở thành một trong các nền tảng LSD lớn trong thời gian sắp tới. Bản thân công nghệ của Puffer cũng đang được nhiều bên nghiên cứu và sẽ đưa vào sử dụng trong tương lai gần.
Những điểm thách thức của Puffer Finance
Bên cạnh những ưu điểm khác biệt thì Puffer Finance vẫn có một số điểm hạn chế như:
- Puffer Pool sẽ có giới hạn là 22% nếu như nó đạt 22% thì việc phát hành pufETH sẽ bị đóng băng. Yếu tố này đến từ việc Puffer Finance không muốn vi phạm ngưỡng đồng thuận nguy hiểm là 33% mà Lido Finance đang gây ra cho mạng lưới Ethereum.
- Việc giảm số lượng ETH thế chấp để triển khai một Node trên mạng Ethereum cũng làm gia tăng một số rủi ro cho các Node và Staker.
- Kế hoạch triển khai Use Case DeFi cho $pufETH.
Tương Lai Ngành LSD & Cơ Hội Của Puffer Finance
Tương lai ngành LSD rộng mở
Tính đến thời điểm viết bài số lượng ETH trong Beacon Chain và các giao thức LSD khoảng gần 30% so với các nền tảng Layer 1 phổ biến trên thị trường thì con số này vẫn có thể tiếp tục gia tăng trong tương lai với tỷ lệ có thể lên đến từ 60 - 80%. Tuy nhiên, có một điểm khác biệt ở đây chính là ETH đang có xu hướng đi vào Beacon Chain nhiều hơn là các giao thức LSD.
Rõ ràng, với việc các Node Operator có thể tạo ra lợi nhuận nhiều hơn từ đó chia sẻ lại các các Stacker nhiều hơn thì điều đó hoàn toàn có thể luân chuyển lại dòng tiền từ Beacon Chain qua các nền tảng LSD và chảy trực tiếp vào các nền tảng LSD.
Rõ ràng, cơ hội của Puffer Finance vẫn còn rất lớn ở phía trước với những khác biệt trong công nghệ. Khả năng cao khi mainnet Puffer sẽ là một đối thủ đáng gờm với Rocket Pool thậm chí là Lido Finance.
Tham vọng lớn của Puffer Finance
Tham vọng của Puffer Finance không chỉ dừng alị ở đó, trong một tương lai của Ethereum là các nền tảng Layer 2 đặc biệt là các giải pháp zkRollup. Các giải pháp zkRollup giai đoạn đầu thường dễ bị tấn công và tổn thương chính vì vậy Puffer Finance đang xây dựng một số các biện pháp bảo mật như ZK-2FA để giảm thiểu rủi ro cho hàng tỷ đô TVL trên các zkRollup.
Giải pháp được đưa ra chính là các Node trên Puffer có thể tham gia restake để trở thành một Sequencer trên nền tảng zkRollup, điều này vừa giúp mạng lưới zkRollup trở nên bảo mật và cũng giúp mạng lưới trở nên phi tạp trung hơn.
Tổng Kết
Trên đây mình đã chia sẻ đến mọi người những thông tin sâu nhất về dự án Puffer Finance, một trong những dự án nằm trong watchlist của mình trong năm 2024 tới đây. Mong rằng qua bài viết này mọi người có thể hiểu thêm về Puffer Finance và những lợi ích mà nó mang lại cho thị trường Crypto trong thời gian sắp tới.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024