Trong lúc thị trường ảm đạm như bấy giờ thì nơi có hoạt động sôi nổi nhất là Ethereum. Đặc biệt là sự phát triển của Layer 2, Layer 2 cũng được đội ngũ Hak Research đánh giá sẽ là Trend lớn bùng nổ trong đầu mùa tăng trưởng sau, giống như cơn sốt Layer 1 của chu kỳ tăng trưởng trước. Có rất nhiều Layer 2 lớn đang hoạt động trên thị trường, dự án mới cũng liên tục ra đời, chưa kể một số Layer 1, dApp đang bắt đầu chuyển hướng sang phát triển thành một Layer 2 trên Ethereum.
Thị trường Layer 2 đang rất sôi động và sôi động nhất là Arbitrum, một trong những Layer 2 ra đời sớm nhất và lớn nhất trong thời điểm hiện tại. Bên trong hệ sinh thái Arbitrum đang có hơn 580 dApp đang xây dựng và phát triển, con số này còn gấp đôi cả số lượng dApp trên Optimism, Layer 2 lớn thứ 2 thị trường.
Hệ sinh thái Arbitrum đã hoàn thiện hết tất cả các mảnh ghép, sôi nổi nhất là DEX. Trên Arbitrum, DEX có TVL đạt khoảng 700 triệu đô la và rất nhiều dự án đang cạnh tranh nhau, có cả DEX native và DEX phát triển Multichain. Ở bài viết này mình sẽ phân tích về cuộc chiến giữa các DEX hay còn được gọi là DEX WAR trên Arbitrum. Cuộc chiến này gồm những ai đang tham gia, lợi thế giành cho ai và một số dự án có tiềm năng tham chiến trong tương lai.
Để hiểu hơn về bài viết này mọi người có thể tham khảo một số tài liệu dưới đây:
Tổng Quan Về Thị Trường DEX Trên Arbitrum
Arbitrum nổi bật nhất là DeFi, trong đó DEX là mảnh ghép sôi động và phát triển nhất với những mô hình có mặt trên thị trường. Đa số DEX nổi bật trên Arbitrum đều là DEX phát triển Multichain, vì Arbitrum có DeFi rất phát triển nên các dự án Multichain hỗ trợ cho Layer 2 này có thể thu hút thêm người dùng, dòng tiền cũng như quảng bá thương hiệu.
Đa số các DEX lớn như Uniswap, Balancer, Sushi, Trader Joe đều hỗ trợ cho Arbitrum và chiếm phần lớn thị phần trên hệ sinh thái này. Ngoài ra còn có nhiều dự án Multichain nhỏ khác như DODO, Shell Protocol,... và một vài dự án native nổi bật nhất là Camelot.
Đối với các DEX có thị phần rất nhỏ hoặc mới phát triển, đa số đều sử dụng mô hình ve(3,3) và fork từ nhiều dự án khác như Velodrome, Solidly, Uniswap,... Chúng đều dùng Token quản trị để thu hút thanh khoản ban đầu, sau đó bị cuốn vào vòng xoáy Farm-xả, cuối cùng là người dùng rời bỏ, dự án chết. Sự sôi động đã kéo theo nhiều đội Scam phát triển các dự án nhằm trục lợi, đặc biệt là mảng DEX.
Tổng khối lượng giao dịch trên các DEX trên Arbitrum gần $114B. Hiện tại khối lượng giao dịch hằng ngày đạt khoảng hơn 200 triệu đô la. Con số này đang hơn hẳng so với các Layer 2 khác. Đặc biệt là khối lượng giao dịch hằng ngày trên Arbitrum chỉ thua Layer 1 Ethereum và BNB Chain.
Thị trường DEX trên Arbitrum trở nên sôi động, có nhiều khối lượng giao dịch nhất vào thời điểm Arbitrum ra mắt Token ARB và có đợt Airdrop lớn cho cộng đồng. Tuy ra mắt lúc thị trường ảm đạm nhưng nó cũng gây được sự chú ý đến từ cộng đồng, kéo thêm nhiều người dùng cho hệ sinh thái.
Về khối lượng giao dịch trên Arbitrum thì Uniswap V3 chiếm khoảng hơn 63% với tổng khối lượng 67 tỷ đô. Đứng thứ 2 là Sushiswap với hơn 27 tỷ đô, các DEX còn lại như Camelot, Balancer, DODO, GMX đều có tổng khối lượng giao dịch đạt hàng tỷ đô nhưng chỉ chiếm thị phần rất nhỏ.
Nhưng ở thời điểm hiện tại thì khối lượng giao dịch hằng ngày đang chứng tỏ một số dự án thực sự sôi nổi. Uniswap đang chiếm gần 70% khối lượng giao dịch hằng ngày ngày trên Arbitrum. Xếp sau đó là Trader Joe và DODO, Camelot.
Còn về lượng người dùng DEX trên Arbitrum thì Uniswap V3 vẫn đang đứng đầu, chiếm hơn 50% thị phần người dùng. Đứng thứ 2 vẫn là Sushi, chiếm hơn 23% thị phần người dùng. Và sau đó là phần người dùng chiếm thị phần rất nhỏ trên các DEX như Camelot, Balancer, DODO,...
Xếp theo TVL của các DEX trên Arbitrum thì Uniswap V3 vẫn chiếm vị trí hàng đầu với hơn 260 triệu đô. Đứng thứ 2 là Balancer V2, có hơn 93 triệu đô TVL. Camelot là một dự án native nhưng chỉ đứng được ở vị trí số 3.
Tại Sao Lại Có DEX WARS Trên Arbitrum?
Bắt đầu từ hệ sinh thái Arbitrum, một hệ sinh thái nổi bật nhất với các dự án thuộc lĩnh vực DeFi. Với hơn 430 dApp thuộc DeFi, con số này bằng một nửa hệ sinh thái Ethereum và xếp sau BNB Chain, cũng như gần bằng Polygon.
Arbitrum có TVL xếp hạng thứ 4 với hơn $1.9B. Lượng người dùng hoạt động khá cao, đạt 134K người, xếp thứ 5. Với một Layer 2 như Arbitrum thì những con số này là không tưởng, kể cả nhiều Layer 1 khác trong thị trường như Avalanche, Solana,... vẫn đang thua khá xa.
Với lượng người dùng thường xuyên, thanh khoản và lượng dApp vô cùng lớn thì kéo theo đó là nhu cầu trao đổi, giao dịch Token của các dự án cũng lớn không kém. Do đó nhiều dự án bắt đầu sinh ra để phục vụ cho nhu cầu này. Ban đầu đa số là dự án native, nhưng hiện tại các dự án lớn trong thị trường DEX phát triển đa chuỗi mới đang là người thống trị trên Arbitrum.
Từ thị trường DEX trên Arbitrum phát triển mạnh, có nhiều dự án kể cả native hay multichian đều cạnh tranh với nhau để sống sót và phát triển. Từ đó tạo ra cuộc chiến hay DEX Wars trên Arbitrum. Tuy nhiên, dần về cuối các dự án native trên Arbitrum đang bắt đầu hụt hơi và chết dần, vì các DEX multichian là nhưng DEX lớn có người dùng và độ uy tín cũng như tiềm lực vô cùng mạnh, nên sự chiến thắng này là tất yếu.
Các Dự Án Góp Mặt Trong Cuộc Chiến DEX Wars Trên Arbitrum
Uniswap V3
Tổng quan về Uniswap V3
Uniswap là DEX hàng đầu thị trường, phiên bản Uniswap V3 hỗ trợ thanh khoản tập trung (CLMM) mang đến nhiều ưu điểm vượt bật khi hỗ trợ cho tài sản vốn hóa cao. Khi Uniswap V3 hỗ trợ mạng lưới Arbitrum thì một lượng người dùng và dòng tiền lớn bắt đầu đổ vào Uniswap.
Nhờ vào sản phẩm hoàn thiện, giao diện thân thiện cũng như thương hiệu có độ uy tín cao nên Uniswap V3 nhanh chóng chiếm vị trí DEX hàng đầu trên Arbitrum. Có hàng trăm triệu đô được giao dịch mỗi ngày trên Uniswap, chiếm phần lớn thị phần DEX trên Arbitrum.
Tương lai, Uniswap tiếp tục thống trị thị trường DEX trên Arbitrum và có thể chiếm thị phần của nhiều DEX hoạt động kém hiệu quả khác. Nhờ vào những lợi thế sẵn có và phiên bản UniswapX, Uniswap V4.
Đặc biệt là UniswapX, là một Aggregator sẽ mang đến cho nhà giao dịch một mức giá tốt nhất. Với sự uy tín cũng như giao diện thân thiện như Uniswap, cam kết mang lại giá giao dịch tốt nhất thì không có lý do gì để người dùng sử dụng các DEX khác.
Ưu điểm
- Sản phẩm hoàn thiện.
- Giao diện thân thiện.
- Có lượng người dùng vô cùng lớn.
- Tiềm năng với UniswapX và Uniswap V4.
- Hỗ trợ tốt cho tài sản có vốn hóa lớn.
Nhược điểm
- Không hỗ trợ tốt cho tài sản vốn hóa thấp.
- Thiếu tính đa dạng về sản phẩm giao dịch.
Tình hình On-chain
Từ đầu tháng 9 năm 2021, Uniswap V3 đã bắt đầu hỗ trợ Arbitrum. Nhưng cho đến mãi đầu năm 2023, Uniswap mới có bước đột phá lớn nhờ vào sự phát triển nóng của Layer 2 và Arbitrum.
Hiện tại, Uniswap V3 đang có TVL hơn 260 triệu đô, cao nhất trong các DEX có mặt trên Arbitrum. Với WETH là tài sản được giao dịch nhiều nhất với TVL hơn 140 triệu đô. Ngoài WETH là Uniswap V3 còn có lượng thanh khoản lớn đối với các tài sản như USDC, ARB, GMX. Điều này phù hợp với chiến lược hỗ trợ cho các loại tài sản có vốn hóa cao.
Khối lượng giao dịch của Uniswap V3 cũng đang chiếm thị phần cao nhất, hơn 50% trong mảng DEX của Arbitrum. Nhờ vào những lợi thế của một DEX hàng đầu thị trường. Trung bình có lượng tài sản trị giá hàng tăng triệu đô la được giao dịch trên Uniswap V3. Con số này là tương đối tốt so với thị trường ảm đạm như lúc này.
Với khối lượng giao dịch cao như vậy nên không quá bất ngờ khi phí sinh ra trên Uniswap V3 đạt hàng chục nghìn đô mỗi ngày. Phí này dùng để trả cho Pool thanh khoản và phí mạng lưới, chúng chưa mang lại nhiều giá trị cho DAO cũng như Token UNI.
Balancer V2
Tổng quan về Balancer V2
Balancer là một DEX có mô hình sáng tạo, hỗ trợ nhiều tài sản trong một Pool, tập trung thanh khoản và người dùng có thể thêm mã thông báo với bất kỳ tỉ lệ nào. Trong phiên bản V2 của Balancer cũng thực hiện chiến lược tận dụng thanh khoản không được dùng trong Pool để cho vay trên Aave để kiếm thêm lợi nhuận cho nhà cung cấp thanh khoản.
Cũng vì cho thêm thanh khoản không tuân theo tỉ lệ cân bằng mà giá giao dịch trên Balancer không thực sự tốt. Rất khó để cạnh tranh với các DEX khác trong hệ sinh thái Arbitrum và trên thị trường.
Ưu điểm
- Thêm thanh khoản với tỉ lệ bất kỳ.
- Thanh khoản được tập trung hơn.
- Kiếm thêm lợi nhuận cho nhà cung cấp thanh khoản bằng cách sử dụng thanh khoản không hoạt động để ch vay trên Aave.
Nhược điểm
- Giá giao dịch không tốt.
- Khả năng cạnh tranh với các DEX khác cực kỳ thấp.
Tình hình On-chain
Giống như Uniswap V3, Balancer cũng bắt đầu hỗ trợ Arbitrum vào tháng 9 năm 2021. Sau đó TVL của Balancer nhanh chóng đạt đỉnh với hơn 100 triệu đô la. Nhưng cho đến hiện tại thì Balancer chỉ đang có TVL hơn 93 triệu đô. Cho thấy sự cạnh tranh và hiệu quả thấp trong giao dịch của Balancer.
Hơn 52 triệu đô la thanh khoản cho cặp RDNT-WETH, chiếm hơn nửa TVL của Balacer trên Arbitrum. Tuy TVL lớn như vậy nhưng khối lượng giao dịch chỉ hơn 150 nghìn đô la. Điều đấy cho thấy hiệu quả giao dịch trên Balancer là rất thấp, phần lớn lượng thanh khoản đanbg không được sử dụng.
Sự thiếu hiệu quả trong giao dịch trên Balancer là do mô hình của Balancer mang lại mức giá giao dịch không tốt, mức trượt giá cao. Tuy nó bảo vệ tốt cho nhà cung cấp thanh khoản nhưng không hút được nhà giao dịch. Nhưng vấn đề là phải có nhà giao dịch mới có thể hỗ trợ phí cho nhà cung cấp thanh khoản.
Khối lượng giao dịch hằng ngày trên Balancer cũng tương đối thấp so với TVL. Trung bình mỗi ngày chỉ có volume từ 2 triệu đô đến 10 triệu đô giá trị tài sản được giao dịch trên Balancer. Con số này chỉ chiếm khoảng 1% đến 10% của TVL.
Do đó, phí giao dịch sinh ra trên Balancer rất thấp, chỉ được một vài nghìn đô mỗi ngày. Với lượng phí thấp như thế này thì doanh thu của nhà cung cấp thành khoản cũng cực kỳ thấp. Nhờ vào chiến lược sử dụng tài sản trong Pool để cho vay nhằm bù đắp cho nhà cung cấp. Nhưng đó cũng không phải là một biện pháp hay và mang lại hiệu quả cao.
Camelot
Tổng quan về Camelot
Camelot được biết đến là AMM DEX native trên Arbitrum, sử dụng cả mô hình Uniswap V2 và Uniswap V3. Tức là Camelot có cả phiên bản thanh khoản tập trung để hỗ trợ cho các tài sản có vốn hóa lớn và phiên bản thanh khoản xung quanh chuyên hỗ trợ cho tài sản biến động, rủi ro cao.
Điểm nổi bật của Camelot chính là hỗ trợ tài sản có vốn hóa thấp, rủi ro cao. sản phẩm này cũng giống như Uniswap V2 nhưng vì Uniswap không hỗ trợ cho Arbitrum nên Camelot đang là cái tên thích hợp nhất cho các tài sản loại này.
Tuy có nhiều dự án cũng cạnh tranh với Camelot, nhưng dự án đã có được người dùng sớm và vị trí quan trọng trong hệ sinh thái. Ngoài ra, Camelot còn là bệ phóng cho các dự án mới trên hệ sinh thái Arbitrum, nhờ đó thanh khoản của các dự án mới luôn xuất hiện đầu tiên trên Camelot và thanh khoản rất lớn.
Tiêm năng phát triển của Camelot trong tương lai cũng còn rất mơ hồ khi nó chưa đủ lớn và gặp phải nhiều sự cạnh tranh. Với môi trường sáng tạo như Blockchain và có nhiều DEX mới xuất hiện hỗ trợ tài sản vốn hóa thấp tốt hơn Camelot thì có khả năng dự án sẽ không cạnh tranh lại. Ngoài ra, với khả năng Uniswap V2 hỗ trợ trên Arbitrum thì liệu có giống như Uniswap V3 đã từng bước thâu tóm thị phần trên Arbitrum.
Ưu điểm
- Hỗ trợ tốt cho tài sản vốn hóa thấp.
- Tài sản vốn hóa thấp đang là ngách tiềm năng trên Arbitrum.
- Hỗ trợ thanh khoản ban đầu cho các dự án mới.
Nhược điểm
- Sản phẩm không có tính sáng tạo, chủ yếu là sao chép của Uniswap.
- Thiếu tính cạnh tranh trong tương lai.
Tình hình On-chain
Ra đời vào cuối tháng 11 năm 2022, Camelot bắt đầu thu hút được những dòng thanh khoản đầu tiên nhưng không nhiều. Sau đó Camelot tiếp tục duy trì nó cho đến khi Arbitrum bùn nổ vào đầu năm 2023, Camelot có TVL tăng mạnh từ 15 triệu đô lên hơn 113 triệu đô la. Hiện tại, TVL của Camelot chỉ đạt khoảng hơn 71 triệu đô la.
Trên Camelot, Pool thanh khoản có TVL lớn nhất là GRAIL-USDC với hơn 8 triệu đô la. Xếp sau đó là Pool ARB-ETH với TVL hơn 5 triệu đô la. Nhưng những Pool của các Altcoin có vốn hóa thấp như WINR, VELA, EQB, UWU, GNOME,... lại cho thấy khả năng sử dụng hiệu thanh khoản cao hơn.
Khối lượng giao dịch trên Camelot cũng đạt từ 5 triệu đô đến 10 triệu đô la mỗi ngày. Hơn 60% khối lượng giao dịch đến từ phiên bản V2, phiên bản hỗ trợ tốt cho các tài sản mới có vốn hóa thấp.
Phí được tạo ra trên Camelot từ người dùng cũng tương đối ổn định. Mỗi ngày Camelot sinh ra hàng chục nghìn đô la tiền phí. Và từ phí đó, dự án kiếm được danh thu hàng nghìn đô để làm phần thưởng cho DAO và các bên liên quan.
Sushiswap
Tổng quan về Suhiswap
Sushi là một AMM DEX sao chép công nghệ của Uniswap, nhưng chọn hướng phát triển multichain để tạo lợi thế cạnh tranh so với Uniswap. Nhưng Sushi đã bắt đầu mất dần thị phần khi thị trường bắt đầu bị cạnh tranh bởi các DEX có mô hình mới nổi bật hơn, Uniswap cũng bắt đầu phát triển đa chuỗi.
Tuy Sushi cũng có được chỗ đứng nhỏ trong hệ sinh thái Arbitrum cũng chưa chắc tương lai Sushi sẽ giữ được vị trí này.
Ưu điểm
- Có một lượng người dùng nhất định.
- Có sự thành công trên nhiều Chain khác.
Nhược điểm
- Sản phẩm thiếu tính cạnh tranh.
- Thị trường DEX đang phát triển rất mạnh, tính cạnh tranh cao.
Tình hình On-chain
Sushi cũng bắt đầu hỗ trợ Arbitrum vào tháng 9 năm 2021, khi mới chuyển sang Sushi đã có TVL tăng nhanh chóng đạt mức cao nhất khoảng 600 triệu đô. Nhưng sau đó thị trường chung đi xuống cùng với sự trỗi dậy của các DEX khác. Nên Sushi bắt đầu mất dần thị phần, cho đến hiện tại TVL trên Sushi chỉ còn khoảng hơn 57 triệu đô.
Lúc đỉnh điểm thì khối lượng giao dịch hằng ngày trên Sushi lên đến hàng trăm triệu đô. Nhưng gần đây, Sushi chỉ có khối lượng giao dịch một vài triệu đô trong ngày. Con số này là là khá khiêm tốn đối với dự án lớn và lâu đời trong thị trường.
Những lúc đạt đỉnh khối lượng giao dịch thì Sushi tạo ra phí hàng trăm nghìn đô. Nhưng trung bình gần đây, phí dao động dưới 5 nghìn đô la. Con số này ảnh hưởng bởi khối lượng giao dịch thấp trên Sushi.
Trader Joe
Tổng quan về Trader Joe
Trader Joe là một trong những AMM DEX được mình đánh giá cao về độ sáng tạo. Nó phát minh ra AMM có độ hiệu quả cao với công thức x + y = k. Mô hình này nói không với trượt giá, sử dụng thanh khoản với hiệu quả tối đa. Nhưng để giảm tổn thất cho nhà cung cấp thanh khoản, Trader Joe áp cả phí cố định và phí động.
Nếu có cùng một lượng thanh khoản thì Trader Joe mang lại mức giá giao dịch tốt hơn Uniswap V3. Tuy Trader Joe cũng hỗ trợ tốt cho tài sản có vốn hóa lớn, thị trường ít biến động hay cặp tài sản ngang giá. Nhưng vì thanh khoản của Trader Joe trên Arbitrum kém xa Uniswap V3 nên dự án đang bị đánh giá thấp hơn Uniswap.
Ưu điểm
- Cung cấp giá tốt nếu cùng một lượng thanh khoản với DEX khác.
- Sử dụng hiệu quả thanh khoản cao.
- Tự sáng tạo ra cơ chế AMM với công thức x + y = k.
Nhược điểm
- Thanh khoản chưa đủ lớn để cạnh tranh với Uniswap V3.
- Không hỗ trợ được các dự án mới, có vốn hóa thấp.
Tình hình On-chain
Trader Joe sau khi ra mắt phiên bản V2, sử dụng mô hình Liquidity Book và bắt đầu hỗ trợ Arbitrum vào cuối năm 2022. Dự án bắt đầu tăng trưởng TVL và giữ được đến thời điểm hiện tại, TVL đạt hơn 31 triệu đô.
Thanh khoản trên Trader Joe đang tập trung nhiều vào cặp Stablecoin USDT-USDC, ETH-USDC. Cặp được giao dịch nhiều là USDT-USDC và USDC-USDC.e. Điều đấy cho thấy thanh khoản trên Trader Joe được sử dụng với hiệu quả cao, với lượng thanh khoản thấp cũng có thể hỗ trợ khối lượng giao dịch lớn.
Kể từ khi hỗ trợ Layer 2 Arbitrum, khối lượng giao của Trader Joe trên mạng lưới này tăng lên nhanh chóng. Lúc đỉnh điểm đạt cao nhất gần 100 triệu đô, hiện tại thì trung bình mỗi ngày Volume đạt từ 5 triệu đô đến 10 triệu đô. So với thanh khoản khoảng hơn 31 triệu đô thì khối lượng giao dịch này cũng khá cao.
Phí được tạo ra trên Trader Joe trung bình mỗi ngày khoảng 10 nghìn đô. Nhưng lúc đỉnh điểm, có hàng triệu đô la phí được tạo ra. Tuy mức phí này không quá lớn nhưng nó cũng đủ hấp dẫn đối với các nhà cung cấp thanh khoản.
Lighter
Tổng quan về Lighter
Lighter là một DEX Orderbook nhận được sự đầu tư từ A16z, Lightspeed Ventures. Lighter chỉ tập trung vào hỗ trợ cặp tài sản có vốn hóa lớn. Lighter đang tập trung vào hỗ trợ các Layer 2 để có mức phí giao dịch rẻ cho người dùng.
Ưu điểm
- Layer 2 mang lại phí giao dịch rẻ.
- Giao diện thân thiện với người dùng.
Nhược điểm
- Orderbook chưa thực sự hút người dùng.
- Chỉ hỗ trợ được các tài sản lớn.
On-chain
Vì Lighter sử dụng Orderbook để hỗ trợ giao dịch nên thanh khoản trên giao thức không có nhiều. Lệnh đều là có thể giao dịch trực tiếp hoặc đặt Limit, với ít cặp giao dịch nên cũng không quá nhiều thanh khoản trên đó.
Ra mắt vào tháng đầu tháng 3 năm 2023, Lighter đã có khối lượng giao dịch đạt hàng triệu đô la. Cho đến nay, khối lượng giao dịch trong ngày đạt cao nhất là 40 triệu đô la. Trung bình khối lượng giao dịch trên Lighter đạt hàng chục triệu đô. Con số này là khá tốt đối với một DEX Orderbook.
Lợi Thế Thuộc Về Đang Thuộc Về Dự Án Nào?
Trong cuộc chiến của các DEX trên Arbitrum thì rõ ràng là Uniswap đang là người có lợi thế nhất về cả TVL, người dùng và vị thế của dự án. Đặc biệt là với phiên bản UniswapX, như một Aggregator mang lại mức giá tốt nhất cho tất cả các loại tài sản. Nó sẽ dường như chiếm hết thị phần trong mảng này, kể cả trên Arbitrum.
Một số dự án có được thanh khoản tốt, mức giá tốt cho một số ngách thì vẫn có thể sống sót. Điển hình như Camelot, nếu tiếp tục hỗ trợ tốt cho các dự án vốn hóa thấp, mới và bệ phóng cho các dự án mới thì vẫn có thể tiếp tục phát triển. Đôi khi Aggregator của UniswapX sẽ định tuyến đến Camelot đối với các loại tài sản biến động cao.
Tuy Trader Joe vẫn đang giữ tốt vị trí của mình và cho thấy độ ổn định cao nhưng thị phần của Joe là tương đối nhỏ. Để tồn tại hoặc cạnh tranh với Uniswap thì không còn cách nào khác là thu hút TVL. Vì bản chất Trader Joe hỗ trợ giá tốt hơn nên chỉ cần lượng thanh khoản bằng hoặc gần bằng thì Joe có thể cạnh tranh với Uniswap.
Còn đối với Balancer và Sushi thì mình đánh giá sớm muộn gì 2 dự án này cũng thất bại kể cả trên Arbitrum hay các Chain khác nếu không có đổi mới sản phẩm. Sushi có vị thế trong thị trường ở mùa trước với lợi thế multichain, lợi thế đó đã không còn nữa khi đa số DEX nào cũng đi Multichain. Còn Balancer sáng tạo trong việc cung cấp thanh khoản tự do nhưng giá giao dịch lại không tốt, không hút được người giao dịch. Balancer đã giải quyết vấn đề thanh khoản không được sử dụng bằng cách gửi nó đến Aave để cho vay, cách này cũng không hiệu quả trong mặt dài hạn.
Tổng Kết
Cuộc chiến DEX trên Arbitrum đang rất khốc liệt khi có nhiều dự án native, multichain. Các dự án lớn đi multichain đang cho thấy lợi thế lớn trong việc tiếp cận thị trường và người dùng trên Arbitrum. Tuy Uniswap đang có lợi thế ban đầu và có rất nhiều tiềm năng trong tương lai nhưng vẫn còn đó rất nhiều thị trường ngách cho các DEX khác hỗ trợ.
Cuộc chiến này sẽ tiếp tục trong tương lai, đặc biệt là sự xuất hiện của một số Orderbook như Lighter hay gần đây là Carbon. Các dự án này cho thấy lợi thế trong việc thân thiện với người dùng về giao diện. Nếu hút được người dùng, sổ lệnh đủ dày thì mảng này cũng khá tiềm năng trong tương lai.
Như vậy mình đã giới thiệu rõ về DEX WAR trên Arbitrum. Hy vọng bài viết mang đến cho bạn nhiều thông tin và kiến thức hữu ích!
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Crypto Weekly W30: Nga Cho Phép Đào Bitcoin & Solana ETF Spot Chính ThứcXuất Hiện - August 12, 2024
- Crypto Weekly W29: Bóng Ma Khủng Hoảng Phủ Khắp Thị Trường Crypto - August 6, 2024
- Crypto Spotlight W28: Cựu Tổng Thống Donald Trump Lạc Quan Về Crypto, Ethereum ETF Spot Chính Thức Được Giao Dịch - July 29, 2024