Nosana là gì? Nosana là một dự án thuộc mảng DePIN trên hệ sinh thái Solana ra đời để giải quyết bài toán về nhu cầu GPU của người dùng. Nosana đang mở rộng ảnh hưởng của mình trên thị trường nhờ vào những đặc điểm và lợi thế cạnh tranh độc đáo. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về Nosana và những gì làm nên sự khác biệt của dự án này trong bài viết dưới đây.
Tổng Quan Về Nosana
Nosana là gì?
Nosana ra đời để giải quyết bài toán về nhu cầu GPU trên thị trường. Nosana tận dụng các phần cứng nhàn rỗi của các PC dùng để chơi game, các phần cứng để khai thác Crypto hay Macbook, bên cạnh đó là đưa ra mức giá thuê cạnh tranh trong thị trường bao gồm cả Web2 và Web3. Điều này đồng nghĩa người dùng có thể cho Nosana thuê GPU để nhận về lợi nhuận và phần thưởng từ Nosana.
Mục tiêu chính của Nosana là tập trung vào các khách hàng cần GPU để huấn luyện AI. Tại sao huấn luyện AI lại cần GPU? Để huấn luyện AI, đặc biệt là các mô hình học sâu (deep learning), việc sử dụng GPU (Graphics Processing Unit) thay vì CPU (Central Processing Unit) là rất quan trọng vì những lý do sau:
- Tính toán song song: GPU được thiết kế để thực hiện hàng ngàn phép tính toán song song. Điều này rất hữu ích cho việc huấn luyện các mô hình AI vì các mô hình này yêu cầu tính toán ma trận lớn và các phép toán tuyến tính đồng thời.
- Hiệu suất cao: GPU có số lượng lõi (cores) nhiều hơn CPU, cho phép xử lý một lượng lớn dữ liệu cùng một lúc. Điều này làm tăng tốc độ huấn luyện mô hình AI, giúp giảm thời gian từ nhiều ngày xuống còn vài giờ hoặc ít hơn.
- Kiến trúc tối ưu cho học sâu: Các mô hình học sâu thường yêu cầu tính toán ma trận phức tạp và lớn, như phép nhân ma trận, mà GPU được thiết kế đặc biệt để thực hiện nhanh chóng và hiệu quả hơn so với CPU.
- Thư viện hỗ trợ: Nhiều thư viện học máy và học sâu phổ biến như TensorFlow, PyTorch, và Caffe đã được tối ưu hóa để chạy trên GPU, giúp tận dụng tối đa hiệu suất của GPU.
- Xử lý dữ liệu lớn: Các mô hình AI hiện đại thường yêu cầu xử lý một lượng dữ liệu khổng lồ. GPU có khả năng xử lý dữ liệu lớn này một cách hiệu quả hơn, từ đó cải thiện hiệu suất và tốc độ huấn luyện.
- Tiết kiệm chi phí: Mặc dù GPU có thể đắt đỏ hơn CPU, nhưng hiệu suất cao của chúng giúp giảm tổng chi phí về thời gian và tài nguyên tính toán cần thiết để huấn luyện một mô hình AI. Điều này đặc biệt quan trọng trong các môi trường nghiên cứu và phát triển, nơi thời gian và tài nguyên là yếu tố quyết định.
Tóm lại, việc sử dụng GPU để huấn luyện AI mang lại hiệu suất cao hơn, xử lý song song tốt hơn, và khả năng xử lý dữ liệu lớn một cách hiệu quả, giúp tăng tốc quá trình huấn luyện và giảm chi phí tổng thể.
Lộ Trình Phát Triển
- Genesis (H2/2023): Giai đoạn Genesis ra mắt nền tảng Nosana, bao gồm các giai đoạn thử nghiệm alpha và beta. Trọng tâm là khởi động mạng lưới GPU, mô phỏng quy trình cung-cầu và kiểm tra hệ thống. Mục tiêu là đảm bảo tính ổn định, độ tin cậy, và hiệu suất, thu hút người dùng đầu tiên và thu thập phản hồi cho các nâng cấp tương lai.
- Galactia (H1 - H2/2024): Giai đoạn Galactica sẽ đưa mạng chính của Nosana vào hoạt động. Phát hành CLI và SDK, cho phép mọi người kết nối vào mạng lưới, và ra mắt Container Node cho GPU người dùng. Tập trung vào mở rộng mạng lưới và thu hút người dùng.
- Triangulum (H2/2024): Giai đoạn Triangulum sẽ tích hợp các giao thức máy học quan trọng. Phát hành Thư viện Kết nối Cộng đồng và các kết nối chính thức cho PyTorch, HuggingFace, và TensorFlow. Mục tiêu là tăng khả năng sử dụng và tương thích của nền tảng.
- Whirlpool (H1/2025): Giai đoạn Whirlpool mở rộng hỗ trợ cho nhiều loại GPU hơn, bao gồm AMD, Intel và Apple Silicon. Mục tiêu là biến Nosana thành lưới tính toán lớn nhất thế giới, đồng thời đảm bảo nền tảng có thể xử lý nhiều loại phần cứng và trường hợp sử dụng khác nhau.
- Sombrero (H2/2025): Giai đoạn Sombrero sẽ mở rộng hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và lớn. Giới thiệu tính năng thanh toán bằng tiền fiat, hệ thống hóa đơn và quản lý nhóm. Mục tiêu là thu hút và hỗ trợ người dùng và doanh nghiệp đa dạng.
Core Team
- Sjoerd lấy 2 bằng Thạc sĩ về Trí tuệ Nhân tạo và Tâm lý học công nghiệp và tổ chức tại trường Đại học Amsterdam. Sjoerd học cả lập trình máy tính với ngôn ngữ C và C++.
- Sjoerd từng làm Kỹ sư DevOps cấp cao tại nhiều tổ chức khác nhau như Digital Survival Company - công ty về sản phẩm Cloud, Zivver - công ty hỗ trợ thế hệ truyền thông kỹ thuật số an toàn tiếp theo cho các tổ chức, Ascode - công ty xây dựng các ứng dụng và cơ sở hạ tầng đám mây công cộng có tính sẵn sàng cao, tự động mở rộng, linh hoạt, tự phục hồi cho khách hàng.
- Sjoerd bắt đầu xây dựng Nosana tại Hà Lan vào tháng 2/2021 tới nay.
- Jesse lấy bằng Cử nhân và Thạc sĩ về Trí tuệ Nhân tạo tại trường Đại học Amsterdam.
- Jesse từng làm về công nghệ bao gồm Kỹ sư phần mềm, trưởng nhóm kĩ thuật, nhà phát triển chính, chuyên gia về Ai tại nhiều tổ chức khác nhau như Itavirus - Nền tảng kỹ thuật số cho các khách hàng lớn trên toàn thế giới, MyAdbooker - Nền tảng Đặt giá thầu theo thời gian thực đầu tiên cho quảng cáo,..
- Đến tháng 9/2017, Jesse xây dựng Effect Network - một công ty có trụ sở tại Amsterdam hoạt động trên mạng phi tập trung cho các dịch vụ liên quan đến Trí tuệ nhân tạo và AI trên chuỗi khối EOS. Hiện tại, Effect Network vẫn đang hoạt động.
- Nhiều nhân viên trong Effect Network đã chuyển sang xây dựng song song cho Nosana cùng với Jesse và Sjoerd.
Investor
Update ...
Tokenomics
Thông tin về token của Nosana
- Tên token: Nosana
- Mã: NOS
- Blockchain: Solana
- Phân loại token: SPL
- Contract: nosXBVoaCTtYdLvKY6Csb4AC8JCdQKKAaWYtx2ZMoo7
- Tổng cung: 100.000.000
Token Allocation & Release
- Company: 25%. 10% tại thời điểm TGE và phát hành tuyến tính trong 3 năm.
- Mining: 20%. Phát hành tuyến tính trong 2 năm.
- Core Team: 20%. Phát hành tuyến tính trong 4 năm.
- Investor: 17%. 10% tại thời điểm TGE và phát hành tuyến tính trong 9 tháng.
- Liquidity: 10%. 100% được trả tại thời điểm TGE.
- Airdrop: 5%. 100% được trả tại thời điểm TGE.
Token Use Case
- NOS được sử dụng trong staking của dự án
- NOS được sử dụng như phần thưởng cho những nhà cung cấp GPU trên nền tảng
Sàn Giao Dịch
NOS hiện được giao dịch trên nhiều sàn giao dịch như Kraken, MEXC, Gate.io, Crypto.com,...
Kênh Thông Tin Dự Án
- Website: https://nosana.io/
- Twitter: https://x.com/nosana_ai
Tổng Kết
Nosana, dự án được kỳ vọng sẽ mang lại làn sóng mới trong lĩnh vực của mình, đang được cộng đồng đón nhận với nhiều hy vọng. Tuy nhiên, việc chuyển từ lý thuyết sang thực hành không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Mong rằng qua bài viết này mọi người có thể hiểu thêm về Nosana là gì?
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024