Tokenomics là gì? Tokenomics có thể tạm dịch là nền kinh tế của token bao gồm nhiều yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới giá cả của token. Vậy Tokenomics có gì thú vì và các yếu tố nào cấu thành nên Tokenomics thì mọi người cùng mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Tokenomics Là Gì?
Tổng quan về Tokenomics
Tokenomics là viết tắt của hai từ là Token và Economics có thể gọi là Nền Kinh Tế Của Token bao gồm 3 yếu tố chính là Token Allocation, Token Release và Token Use Case. Có thể nói rằng trong các yếu tố để phân tích cơ bản một dự án mà mình có trình bày trong bài viết 7 Bước Phân Tích Cơ Bản Đầy Đủ Một Dự Án Crypto thì có thể nói rằng Tokenomics là một trong những yếu tố quan trọng nhất.
Không ngoa khi nói rằng: "Về bản chất khi tham gia vào thị trường crypto thì chúng ta không đầu tư vào dự án mà chúng ta đầu tư vào token". Tuy nhiên với bối cảnh thị trường hiện nay thì câu nói này đã không còn đúng hoàn toàn nữa bởi vì:
- Có nhiều dự án token không có quá nhiều Use Case nhưng vẫn có giá token vẫn có sự tăng trưởng điển hình như LDO của Lido Finance. Một số các dự án vẫn còn xây dựng rất mạnh mẽ như UNI của Uniswap, AAVE của AAVE hay LINK của Chainlink làm chúng ta vẫn có quyền tin tưởng.
- Có nhiều dựa án có Token Use Case vô cùng đa dạng nhưng lại không thành công từ đó khiến giá token cũng không giữ được mặc dù có nhiều use case như SUSHI của SushiSwap.
- Có nhiều dự án mặc dù Team đã khóa token trong vòng một năm nhưng token vẫn có áp lực bán mà không rõ nguyên nhân.
Vậy nên theo mình để đánh giá một khía cạnh chúng ta nên xây dựng càng nhiều góc nhìn càng tốt để chúng ta có những góc nhìn khác quan nhất thay vì những góc nhìn có tính chủ quan, chụp mũ. Chúng ta nên tránh những tư duy mà mới mình là những tư duy sai lầm kinh điển như:
- Không đầu tư vào các dự án mà không có Token Use Case và chỉ đầu tư vào những dự án mà có thật nhiều, thật nhiều Use Case như phải có staking, phải chia sẻ lợi nhuận,...
- Team và VCs đều khóa token 1 năm nên sẽ không có áp lực bán trước khoảng thời gian trước đó nên tự tin mua & nắm giữ.
- Không đầu tư các dự án có tỷ lệ lạm phát cao khoảng 10% chỉ đầu tư vào các dự án có burn token hay tỷ lạm phát nhỏ.
Tầm quan trọng của Tokenomics đối với dự án
Có thể nói Tokenomics có quyết định sống còn với một dự án crypto, bản thân dự án không chỉ đơn thuần hấp dẫn về sản phẩm, dịch vụ mà còn phải hấp dẫn người dùng về khía cạnh Token. Tokenomics bao gồm 3 yếu tố chính là Token Allocation, Token Release và Token Use Case, đội ngũ phát triển phải cân bằng được cả ba yếu tố này.
Chỉ cần một yếu tố có vấn đề thì các yếu tố còn lại nhất định ít, nhiều sẽ bị ảnh hưởng. Trong bối cảnh mà incentive của dự án thường được sử dụng bằng chính token của dự án mình có đề cập trong bài viết Liquidity Mining, Fair Launch, Incentive: Các Chiến Lược Thu Hút Thanh Khoản Phổ Biến Trong Thị Trường Crypto thì yếu tố Tokenomics lại càng trở nên quan trọng.
Chúng ta có thể hiểu với một tư duy logic như sau:
Dự án incentive bằng native token => Nếu như native token đó không "hấp dẫn" => Người dùng, LP sẽ dump native token => Native token giảm giá => Incentives giảm giá => Người dùng, LP rơi bỏ dự án => Dự án mất thanh khoản và quay về như chưa từng có gì => Dự án chết yếu.
Không hấp dẫn ở đây đó chính là dự án không có một tokenomics hấp dẫn để mọi người sẵn sàng nắm giữ và thậm chí là mua thêm token đó.
Các Yếu Tố Hình Thành Nên Tokenomics
Token Allocation
Token Allocation là nơi chúng ta biết có những ai đang sở hữu phần lớn lượng token của dự án như Core Team, Investor, Ecosystem, Marketing, Advisor, Tresury,... Tại đây chúng ta có một số những tiêu chuẩn như sau:
- Core Team thì nên nắm giữ trong khoảng 15 - 25%, mức chuẩn của thị trường ở thời điểm hiện tại là 20%. Nếu thấp quá có thể đội ngũ không có đội lực làm việc, còn nếu nhiều quá thì đội ngũ có quá nhiều quyền lực để chi phối giao thức. Bởi vì hầu hết các token đều có tính năng gorvernance.
- Investors nên chiếm khoảng xung quanh 20% tổng lượng token tương đương như Core Team. Các dự án mới nên có phần cho Investor vì để sản phẩm có người dùng và doanh thu là rất khó trong thị trường crypto. Chính vì vậy dự án cần tiền của VCs để sống sót và tồn tại.
Tại phần Allocation ta phải xác định thật chính xác từng thành phần, từng thành phần để xem có phù hợp với dự án hay không. Ví dụ một dự án crypto ở Mỹ thì có thể trích mất phần nhỏ token khoảng dưới 7% để "làm luật" hay còn gọi là Legal nhưng ở các vùng khác như Singapore, HongKong mà có yếu tố đó là không hợp lý. Hay dự án dành tới 70% token để làm Liquidity Mining thì cần phải xem xét thật kĩ chiến lược LM của dự án.
Và để biết được dự án chia một phần token để làm việc A, việc B có phù hợp không thì bắt buộc chúng ta phải đọc càng nhiều dự án càng tốt. Ta sẽ thấy những case thành công và case thất bại từ đó chắt lọc kinh nghiệm cho chính mình.
Token Release
Trong khu vực Token Release chúng ta phải xác định được các yếu tố như:
- Core Team, Investor thông thường sẽ bị khóa từ 1 năm trở lên đối với các dự án mong muốn phát triển dài hạn, 6 tháng với các dự án trung hạn và dưới 6 tháng là các dự án ngắn hạn. Còn với các dự án không khóa thì coi chừng! Không những vậy cần phải xác định vị thế của VCs mua ở giá nào, hiện tại đã x bao nhiêu lần?
- Xác định các phần còn lại bị khóa như nào? Lần đầu trả là bao nhiêu % và sau đó trả dần dần trong vòng bao nhiêu năm.
Thông thường để trả hết 100% token dự án thì các dự án thường sẽ mất 4 năm nếu dài hơn thì có thể đó sẽ là một mô hình không hiệu quả như câu chuyện của Pangolin phải thay đổi Tokenomics thì mới có thể vực dậy một dự án mà muốn trả token như mô hình của Bitcoin.
Các phần còn lại như Ecosystem, Marketing, Tresury,... đội ngũ phát triển hoàn toàn có thể lấy token từ đó đem đi bán đó là lí do vì sao mà rõ ràng token của Core Team & Investor bị khóa mà giá token vẫn giảm. Dự án có thể ngụy biện rằng bán để lấp đầy các chi phí nhân sự, văn phòng,... nhưng chúng ta tự hỏi tiền họ raise từ các VCs chưa.
Và có thể bạn sẽ không ngờ tới việc cả Core Team và VCs đều thống nhất bán phần token có sớm từ các mục khác để lấy lại vốn sớm hơn để tới khi nhận token thì đó đã là tiền lời của họ. Để tránh các trường hợp này việc nghiên cứu Core Team đòi hỏi sự nghiêm túc vì về bản chất khi đầu tư vào dự án bên cạnh Tokenomics thì chúng ta còn đang đầu tư vào Con Người.
Bên cạnh các yếu tố trên chúng ta cần phải xác định được tỷ lệ lạm phát của token trong thời điểm đầu của dự án thưởng tỷ lệ lạm phát sẽ rất cao sau đó mới bắt đầu đi vào ổn định. Tuy nhiên, việc chấp nhận việc lạm phát cao chỉ là trong một khoảng thời gian ngắn ban đầu để thu hút thanh khoản nếu dự án không có dấu hiệu giảm APY/APR thì nhất định dự án sẽ sớm muộn sụp đổ.
Token Use Case
Token Use Case hay còn gọi là ứng dụng của token. Ứng dụng phổ biến lớn nhất của token hiện nay đó chính là Gorvernance - đó là biểu quyết các đề xuất của các dự án, tuy nhiên đừng mơ mộng về việc phi tập trung bởi vì nếu nhìn lên Token Allocation thì còn lâu mới tới giai đoạn dự án phi tập trung nên đôi khi mình nói đây chỉ là ứng dụng mang tính cho có của token.
Một số các ứng dụng khác của token như:
- Stake: Cho phép người dùng stake hoặc khóa token để nhận về phần thưởng là lạm phát token nhằm hạn chế tổng cung token ngoài thị trường.
- Share Revenue: Chia sẻ doanh thu. Dự án sẽ chia sẻ doanh thu của dự án cho các token holder. Thông thường người dùng phải khóa hoặc stake token để nhận được một phần doanh thu giao thức.
- Quyền lợi riêng: Như trải nghiệm trước các sản phẩm mới, giám phí khi sử dụng sản phẩm,...
Tại khu vực use case ta cần xác địch được Token có những yếu tố nào? Các yếu tố có thực sự khiến token bị ít đi ngoài thị trường không?
Ví dụ như nếu một giao thức mà Volume giao dịch và TVL thấp mà lại nói chia sẻ doanh thu với Token Holder thì chắc chắn không hợp lý vì doanh thu không đánh bao nhiêu chia ra thì lại càng ít nên nó không phải động lực nắm giữ bền vững. Share Revenue như vậy mang tính quảng cáo hơn là nội tại thật sự của dự án.
Đó chính là động lực khiến chúng ta phải đi tới cuối cùng của mỗi vấn đề như:
- Nếu là tập trung vào Gorvernance thì tại sao người dùng phải Gorvernance trên giao thức? Họ có thêm lợi ích nào từ việc Gorvernance? Lợi ích đó là gì? Nếu được thì được bao nhiêu trên % vốn họ bỏ ra?
- Nếu là chia sẻ doanh thu thì doanh thu dự án có chưa? Đến từ đầu & có nhiều không? Chia cho Token Holder bao nhiêu & tỷ lệ so với chi phí bỏ ra như thế nào?
- Stake thì APR là bao nhiêu? Khi unlock thì mất bao lâu để nhận về token của mình?
Tokenomics Không Phải Yếu Tố Duy Nhất
Nên nhớ rằng để đánh giá một dự án Crypto thì Tokemomics không phải yếu tố duy nhất để quyết định sự thành công của một dự án bên cạnh đó còn có sự đóng góp của Core Team, Invetor, Sản Phẩm, Cơ chế hoạt động, Sự khác biệt hay Lộ trình phát triển. Cho nên khi phân tích mỗi dự án chúng ta cần phân tích đầy đủ các yếu tố trên.
Đối với Tokemomics chúng ta cần phải danh nhiều thời gian để phân tích, nghiền ngẫm và cả quan sát cả biến động giá token khi một trong những yếu tố trong tokenomics có sự biến động. Ví dụ như khi một phần lớn nào đó trong Token Allocation được mở như Core Team, Investor thì giá có biến động.
Tổng Kết
Tokenomics là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng đối với một dự án Crypto. Tokenomics không những chỉ để quan sát, đọc mà còn phải quan sát trong một khoảng thời gian nhất định để có những quyết định đầu tư sáng suốt.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024