Một năm 2023 đã trôi qua với nhiều biến động và nhu xu hướng mới của thị trường. Có thể thấy rằng thị trường 2023 đã tích cực hơn 2022 rất nhiều nhưng một bối cảnh chung thì chúng ta vẫn đang đối đầu với nhiều nguy cơ trong TradFi như suy thoái kinh tế, lạm phát tăng cao, chiến tranh,... Nhưng cùng tạm thời gạt bỏ những yếu tố đó và nhìn lại 5 sáng tạo nổi bật nhất trong năm 2023.
Chần chờ gì nữa mọi người cùng theo chân mình nhé!
5 Sáng Tạo Nổi Bật Nhất Trong Năm 2023
LSDfi - Xu hướng hậu Shanghai Upgrade
Shanghai Upgrade là bản cập nhật quan trọng đối với các nhà đầu tư trên mạng lưới Ethereum đặc biệt với những ai đã tham gia stake trên Beacon Chain vào những ngày đầu tiên (đầu năm 2021) đã chính thức thành công vào ngày 13/04/2024. Với Shanghai Upgrade thì người dùng đã có thể rút ETH của mình ra khỏi Beacon Chain với tỷ lệ 1 - 1, điều này tương tự với những người dùng đưa ETH vào các giao thức LSD.
Shanghai Upgrade đã giúp cho người dùng nhận ra rằng họ có thể lấy lại ETH của mình từ Beacon Chain và các nền tảng LSD với tỷ lệ 1 - 1 từ đó thúc đẩy staking phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nhu cầu staking tăng cao từ đó làm gia tăng số lượng các dự án LSD, trong giai đoạn sau khi Shanghai thành công đã có thêm rất nhiều giao thức LSD mới ra đời như yEARN Finance, Frax Finance, Swell,...
Trong bối cảnh có quá nhiều giao thức LSD thì sẽ sản sinh ra một số lượng tương tự các LST Token của các dự án như Lido Finance với stETH, Rocket Pool với rETH, Swell với swETH, Stader Labs với ETHx, Stakewise với sETH,... Chính vì vậy nhu cầu có một thị trường dành riêng cho các loại tài sản này là cực kì bức thiết và từ đó chúng ta chứng kiến sự ra đời của một ngành hoàn toàn mới ở trong thị trường chính là LSDfi.
LSDfi chứng kiến nhiều mảnh ghép khác nhau với các dự án khác nhau bao gồm:
- CDP cho phép người dùng thế chấp các LST Token để phát hành ra Stablecoin từ đó sử dụng Stablecoin tham gia vào thị trường DeFi để lấy thêm lợi nhuận. Một số các dự án tiêu biểu như Lybra Finance, Liquidty, Raft, Gravita Protocol, crvUSD của Curve Finance,...
- Những nền tảng sàn giao dịch phi tập trung (DEX) tập trung cho các tài sản LST Token. Một số các dự án tiêu biểu như Curve Finance hay Maverick Protocol.
- Yield Stragetic cho phép người dùng kiếm lợi nhuận từ các LST Token. Một số các dự án tiêu biểu như Pendle Finance, Agility, Asymetrix, Flashstake,...
- Restaking cho phép người dùng tiếp tục stake các LST Token vào giao thức EigenLayer để kiếm thêm lợi nhuận. Chính EigenLayer là dự án đưa ra khái niệm Restaking. Restaking ra đời cũng mở ra các xu hướng mới trong ngành này như Liquid Restkaing và Liquid Native Restaking.
- Diversified Stake là một quỹ chỉ số các dự án LSD giúp người dùng đưa tài sản của mình vào nhiều giao thức LSD khác nhau nhằm phân bổ rủi ro và tối ưu lợi nhuận. Một số các dự án tiêu biểu như unshETH, Index Coop, LSDx Finance.
- Layer là những lớp hoạt động bởi các Validator với tài sản thế chấp là các LST Token. Một số nền tảng tiêu biểu như EigenLayer, Tenet,...
Có thể thấy rằng chúng ta đã thấy một DeFi thu nhỏ trong hệ sinh thái các dự án LSDfi. LSDfi đã bùng nổ với một số cái tên dẫn đầu tư Lybra Finance hay Pendle Finance.
Có thể thấy rằng mỗi cập nhật của Ethereum đều tiềm ẩn tạo ra một xu hướng mới trong thị trường Crypto và Ethereum vẫn là cái nôi của xu hướng trong thị trường này.
Bitcoin Ordinals và làn sóng Inscriptions
Bitcoin Ordinals ra đời vào trong những ngày đầu năm 2023 bởi Casey Rodarmor, khi ra mắt Bitcoin Ordinals như một phương pháp để gắn nhiều thông tin như hình ảnh, video, âm thanh,...vào một satoshi đơn lẻ trên chuỗi khối Bitcoin gốc. Có thể nói rằng Bitcoin Ordinals đặt nền móng cho NFT trên Bitcoin. Tuy nhiên, NFT trên Bitcoin có nhiều điểm khác biệt so với NFT trên Ethereum như:
- NFT trên Bitcoin 100% là on-chain còn NFT trên Ethereum chỉ có đoạn URL & ID là on-chain nhưng hình ảnh, video,... đều được lưu trữ off-chain.
- NFT trên Bitcoin lại không được hỗ trợ Smart Contract như NFT trên Ethereum. Smart Contract của NFT trên Ethereum giải quyết được nhiều vấn đề như phân bổ, staking,...
Tuy nhiên để có được ra đời của Bitcoin Ordinals phải đến từ những bản cập nhật Segregated Witness (SegWit) và Taproot cho giao thức Bitcoin, lần lượt diễn ra vào năm 2017 và 2021. Nhưng vào thời điểm đó cả hai bản cập nhật này đều không được cập nhật với mục tiêu tạo ra NFT trên mạng lưới NFT. Yếu tố cốt lõi trong hai bản cập nhật để tạo ra Bitcoin Ordinals sau này chính là việc tăng lượng dữ liệu tùy ý có thể được lưu trữ trên chuỗi trong một khối.
Bitcoin Ordinals dần dần phát triển và được chia làm 2 mảng:
- BRC 20: Là những đoạn text được gắn lên mỗi Satoshi.
- Ordinals NFT: Là những hình ảnh, video, âm thanh,... được gắn lên mỗi Satoshi.
Để nói chung BRC 20 và Ordinals NFT chúng ta có khái niệm Inscriptions. Với sự bùng nổ của Bitcoin Ordinals lần đầu vào tháng 4/2023 nhưng nhanh chóng chìm xuống khiến người dùng ngỡ tưởng đây chỉ là một xu hướng thoáng qua thì tới cuối năm 2023 nó bùng phát trở lại với sự hỗ trợ của nhiều sàn giao dịch lớn như Binance hay OKX.
Từ đây làn sóng Inscriptions bắt đầu di chuyển sang khắp các hệ sinh thái khác nhau. Inscriptions đi tới đâu thì đều làm mạng lưới nơi đó chao đảo như:
- Phí gas trên Avalanche đẩy lên đến $5 cho mỗi giao dịch với Inscriptions BEEG của đội ngũ Trader Joe.
- Mạng lưới Arbitrum đã phải ngưng hoạt động vì quá tải trong nhiều giờ liền.
- Mạng lưới zkSync cũng đã gặp những vấn đề nhất định.
- Mạng lưới Polygon bị đẩy phí gas và số lượng giao dịch Polygon đạt mức cao kỷ lục gần 16,45 triệu vào ngày 16/11/2023.
Có thể thấy rằng làn sóng này đi đến tất cả các Blockchain khác nhau từ Layer 1 tới Layer 2, từ Layer 1 cũ đến các Layer 1 mới ra đời. Tuy nhiên, xu hướng này nhanh chóng phai tàn trên các hệ sinh thái mới do mô hình quá đơn giản.
Sự quay trở lại của các dự án GameFi
Một trong những điều không quá bất ngờ được tiên đoán sẽ sớm quay trở lại nhưng đã quay trở lại sớm hơn những gì mọi người đang nghĩ đó chính là xu hướng GameFi. Có thể thấy rằng trong suốt giai đoạn 2021 - 2022 số lượng các dự án GameFi, Studio Games nhận được đầu tư lên đến hàng trăm triệu đô với định giá hàng tỷ đô bởi các quỹ đầu tư là rất nhiều. Chính vì vậy, hầu hết các nhà đầu tư đều mong ngóng sự trở lại của GameFi.
Các dự án GameFi thế hệ tiếp theo đã được chính thức trình làng với giao diện tuyệt đẹp, Gameplay hấp dẫn và tất nhiên vẫn có đó yếu tố Earn nhưng đã không còn là chủ đạo. Hai dự án dẫn dắt sự quay trở lại của GameFi đó chính là Big Time - một tựa game nhập vai hành động nhiều người chơi, được phát triển theo hướng Play To Earn và Shrapnel - một tựa Game AAA bắn nhau với góc nhìn thứ nhất (FPS), được xây dựng trên Blockchain Avalanche.
Các tựa game như Big Time hay Shrapnel đã mang lại những trải nghiệm hoàn toàn mới cho những người tham gia. Giờ đây để có thể chiến thắng trong các trò chơi này là không hề đơn giản như các tựa Game giai đoạn 2021 - 2022, người chơi phải vận dụng kĩ năng, kinh nghiệm, vũ khí và đặc biệt đó chính là sức mạnh tình bạn.
Tuy nhiên, trong giai đoạn này một số các tựa games đi theo lối phát triển cũ như Pixels vẫn thu hút được lượng người chơi đông đảo. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần phải chơi khi Governance Token của Pixels ra đời và Airdrop xong liệu dự án có còn tiếp tục hấp dẫn người chơi hay không? Còn với Big Time hay Shrapnel đã khẳng định được vị thế với mô hình nền kinh tế đầy đủ.
Friend.tech & xu hướng hệ sinh thái mũi nhọn
Friend.tech đại diên cho một tư duy "Nghĩ ngược lại và làm khác đi" trong thị trường Crypto và Social. Đối với hầu hết mọi nền tảng mạng xã hội đều hướng đến xu thể mở nơi tất cả mọi người có thể tương tác qua lại với nhau, bên cạnh đó cũng có một vài những nền tảng mạng xã hội mang lại trải nghiệm ngược lại khi người dùng phải trả phí để có được thông tin từ nghệ sĩ, KOLs, Streamer,... mình yêu thích.
Friend.tech có thể không quá mới trong việc tạo ra một nền tảng mạng xã hội theo hướng đóng mà nó còn sáng tạo theo nhiều cách độc đáo khác như:
- Xây dựng mô hình Key - nơi người dùng phải nắm giữ Key của chủ phòng mới có thể biết được chủ phòng chia sẻ những gì. Từ đó tạo nên một nền kinh tế đầu tư, đầu cơ Key của những người nổi tiếng.
- Thu hút người dùng mới bằng chiến lược Backer khủng + Hint Airdrop.
Friend.tech cũng đã tạo ra một làn sóng SocialFi trên khắp các hệ sinh thái. Các bản fork của Friend.tech xuất hiện trên nhiều hệ sinh thái khác nhau như Tomo trên Linea, Post Tech trên Arbitrum, Stars Arena trên Avalanche, New Bitcoin City trên Bitcoin,...
Friend.tech cũng đưa ra thêm một minh chứng cho thấy một hệ sinh thái muốn hấp dẫn người dùng hay dài hơi hơn nữa là thành công thì bắt buộc phải có một mũi nhọn như các Arbitrum thành công với các dự án Perp DEX, Solana vươn lên nhờ NFT hay Avalanche quay trở lại đường đua với các dự án GameFi. Thời của các nền tảng có một vài mảnh ghép về DEX, Lending & Borrowing, Yield Aggregator,... đã trôi qua mà giờ đây phải cần nhiều hơn như vậy rất nhiều.
Chiến lược thu hút người dùng của Friend.tech bằng Backer khủng + Hint Airdrop sau này cũng được áp dụng phổ biến trong nhiều dự án khác nhau như Blast, Manta Network,...
CCIP, CCTP & Xu hướng Omnichain
Omnichain là khái niệm lần đầu tiên được giới thiệu bởi LayerZero là vào tháng 9 năm 2021. Tuy nhiên phải đến năm 2023 thì nó mới thật sự phổ biến khi chứng kiến sự tham gia của nhiều ông lớn. Trong bối cảnh của Blockchain, mỗi Blockchain thường hoạt động độc lập và có các quy tắc và giao thức riêng. Điều này tạo ra những rào cản khi muốn tương tác giữa các chuỗi. Công nghệ Omnichain giải quyết vấn đề này bằng cách cung cấp một phương thức để các chuỗi có thể "nói chuyện" và "hiểu" lẫn nhau, cho phép chuyển dữ liệu và tài sản một cách mượt mà và an toàn giữa chúng.
Một số ứng dụng của Omnichain bao gồm:
- Chuyển Tài Sản: Cho phép tài sản mã hóa như token hoặc NFTs được chuyển từ một chuỗi này sang chuỗi khác một cách dễ dàng.
- Ứng Dụng Liên Chuỗi: Các ứng dụng có thể được phát triển để hoạt động trên nhiều chuỗi khác nhau, mang lại sự linh hoạt và mở rộng quy mô cho các nhà phát triển và người dùng.
Trong lịch sử phát triển của thị trường Crypto, LayerZero là một trong những dự án đầu tiên đặt ra khái niệm và tập trung cho sự phát triển của Omnichain. Nhưng năm 2023, thị trường chứng kiến nhiều ông lớn tham gia vào ngành này với CCIP của Chainlink và CCTP của Circle.
- Cross-Chain Interoperability Protocol (CCIP) của Chainlink được công bố lần đầu vào tháng 8/2021 và chính thức mainnet vào 17/7/2023.
- Cross-Chain Transfer Protocol (CCTP) của Circle được công bố lần đầu tại sự kiện Converge22 vào ngày 28/09/2022, mãi tới 26/04/2023 thì sản phẩm này mới được mainnet.
Hai ông lớn về cơ sở hạ tầng đều không hẹn mà gặp khi cùng mainnet các sản phẩm về Omnichain trong năm 2023 đã làm cộng đồng trở nên cực kì hào hứng vào các dự án DeFi, NFT,... đang áp dụng công nghệ này. Mặc dù không phải là một khái niệm hoàn toàn mới nhưng với việc nhiều ông lớn cùng chung một tầm nhìn khiến các nhà đầu tư tin tưởng vào xu hướng Omnichain sớm phổ biến trong thị trường Crypto.
Tổng Kết
Năm 2023 chứng kiến thêm nhiều sự sáng tạo và đổi mới trong thị trường Crypto, có nhiều xu hướng ra đời tuy nhiên vẫn chưa thật sự bùng nổ và cũng còn rất nhiều xu hướng đang âm ỉ chờ bùng phát. Mong rằng qua bài viết này mọi sẽ có thêm góc nhìn về 5 sáng tạo nổi bật nhất trong năm 2023 vừa qua.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024