Sau một năm 2021 cực kì bùng nổ, hệ sinh thái Solana đã và sắp đạt được điều gì trong năm 2022. Hãy cùng đội ngũ Hak Research điểm lại Solana năm 2022 của Solana trong bài viết này.
“Build and Build” Chain thứ thiệt
Solana Riptide Hackathon
Solana đã khởi động năm 2022 một các cực kỳ bùng nổ với chương trình “Solana Riptide Hackathon”, đây là một cuộc thi hackathon để thu hút các developer từ khắp nơi về xây dựng trên hệ sinh thái Solana.
Tổng giải thưởng của cuộc thi là 5 triệu đô được chia đều cho nhiều hạng mục như Payments, Defi, Web3, Gaming, Daos. Các dự án về nhất ở mỗi hạng mục này sẽ nhận được 50 nghìn đô và giảm dần cho các bậc tiếp theo.
Thời gian diễn ra của sự kiện này kéo dài trong hơn 1 tháng từ ngày 2 tháng 2 đến ngày 17 tháng 3 năm 2022.
Solana Riptide Hackathon đã thu hút hơn 7000 lập trình viên và hơn 550 dự án nộp đơn đăng kí từ khắp nơi trên toàn cầu, kiểm tra thông tin của tất cả các dự án tham gia hackathon tại đây.
Trong lúc các hệ sinh thái khác rất ít tổ chức hackathon hoặc nếu có thì tổ chức với giải thưởng và quy mô rất nhỏ thì Solana lại rất tích cực tổ chức các hackathon để thu hút developer và mạnh tay chi hàng triệu đô cho các sự kiện này.
Solana Hacker House xuyên suốt năm 2022
Solana Hacker House là một nơi sẽ cung cấp cho những builder chân chính không gian để làm việc, học hỏi và kết nối với những người giỏi trong hệ sinh thái. Tất cả mọi người sẽ được cung cấp đầy đủ: Wi-Fi, thức ăn, nước uống,.. để đạt được hiệu suất làm việc tối ưu nhất.
Solana Hacker House đầu tiên đã được Solana Labs tổ chức tại các địa điểm lớn trên khắp thế giới trong hơn một tháng từ 1 tháng 2 đến 6 tháng 3 năm 2022.
Thời gian và địa điểm cụ thể như sau:
- Los Angeles, California, USA: 1-5 February 2022
- Seattle, Washington, USA: 9-13 February 2022
- Singapore: 15-20 February 2022
- Dubai, UAE: 15-20 February 2022
- Moscow, Russia: 22-27 February 2022
- Hong Kong: 28 February-6 March 2022
- Prague, Czechia: 1-6 March 2022
Solana Hacker House round 2 diễn ra trong Q2 kéo dài hơn từ tháng 6 đến tháng năm 2022 ở các thành phố lớn như London, Barcelona, Paris,..
Solana Pay được ra mắt
Solana và Circle (công ty phát hành USDC) đã cùng phối hợp để phát triển sản phẩm Solana Pay với mục tiêu hướng đến các ứng dụng thanh toán trực tuyến, các doanh nghiệp như nhà hàng, quán cà phê,.. có một công cụ thanh toán hiệu quả và nhanh chóng.
1/ Introducing Solana Pay, a decentralized, secure, and open-source payments protocol for the next generation of merchant payments 💸#SolanaPay https://t.co/mI2hMIh79G
— Solana (@solana) February 1, 2022
Solana công bố hợp tác với Krafton
Krafton là công ty đã phát hành tựa game PlayerUnknown’s Battleground (PUBG) đã cực kỳ thịnh hành trong một khoảng thời gian dài.
Ngày 23/03, Krafton đã ký thỏa thuận hợp tác với Solana Labs để hỗ trợ hoạt động thiết kế và và quảng bá cho các trò chơi game blockchain. Động thái này cho thấy Solana cũng rất quan tâm đến sự phát triển của mảng game Play to Earn trên hệ sinh thái này trong việc tìm kiếm các đối tác có tên tuổi từ thị trường game truyền thống.
The @PUBG team is building on #Solana 👀https://t.co/I6kbmvhgPU
— Solana Labs (@solanalabs) March 23, 2022
Làn sóng M2E
Khởi đầu làn sóng chính là StepN, một dự án đã chiến thắng giải Gaming Track của cuộc thi Hackathon Solana IGNITION vào tháng 10 năm 2021.
Sau đó vào tháng 1 năm 2022 thì Binance bắt đầu thông báo về việc sẽ triển khai launchpad dự án StepN với giá $0.01/GMT. Giá của GMT sau đó đã tăng trưởng hơn 400 lần kể từ giá public sale và kéo theo sau đó là cơn sóng Move to Earn giúp thị trường nói chung và Solana nói riêng sôi động trở lại.
Lượng người dùng StepN trong tháng 5 đã cán mốc 705k người sử dụng trong 1 tháng và hàng chục ngàn người tham gia mới mỗi ngày.
ChainLink triển khai trên Solana
Trước đây khi sử dụng các Oracle tự build trên hệ sinh thái, Solana thường xuyên phải hứng chịu nhiều vấn đề khác nhau khi các vụ tốn công diễn ra. Sự kiện ChainLink price feed được triển khai trên Solana sẽ xóa bỏ hầu hết những bất cập này, giúp mạng lưới ổn định hơn về lâu dài.
#Chainlink Price Feeds have gained rapid adoption on @solana since going live last week, already helping secure stablecoins, lending protocols, and a #DeFi platform.
Check out Price Feeds integrations on #Solana by @ApricotFinance, @HedgeLabs, @Soi_Finance, and @upfi_network ⬇️ pic.twitter.com/48TZTjTbcW
— Chainlink (@chainlink) June 10, 2022
Solana chi mạnh tay vào Web 3.0
Ngày 8.6 năm 2022, Solana Venture và Solana Foudation đã công bố thành lập quỹ trị giá 100 triệu đô để tập trung đầu tư và tài trợ cho các dự án khởi nghiệp Web 3 làm về Game studios, Gamefi, NFTs, Defi,.. tại Hàn Quốc.
Solana cũng thể hiện được sự chịu chi của mình không chỉ để thu hút người dùng mới mà còn để thu hút nhiều Developer hơn về hệ sinh thái của mình và xây dựng dự án trên đó.
Dấn thân vào thị trường mới
Không chỉ dừng lại ở việc xây dựng hệ sinh thái Blockchain, Solana Foundation cũng bắt đầu cho thấy được sự tham vọng lấn sân sang các mảng khác của mình thông qua việc ra mắt sản phẩm điện thoại thông minh Solana Saga.
Saga đã được giới thiệu tại một sự kiện ở New York vào ngày 23 tháng 6 bới Solana Mobile (công ty con của Solana Labs), đây sẽ là một chiếc smartphone sử dụng hệ điều hành Android tập trung vào trải nghiệm người dùng di động trên Web 3 và nâng cao các yếu tố bảo mật.
Chiếc máy này cũng được trang bị mức cấu hình ngang bằng với các flagship khác thời điểm hiện tại với con chip Snapdragon 8+ gen1, Android 13, 12GB Ram, 512GB bộ nhớ trong, màn hình 6.67 inch 120hz,..
Giá bán khởi điểm của Saga sẽ là 1000 đô, mọi người có thể đặt trước ngay bây giờ với 100 đô và sản phẩm sẽ được giao hàng vào đầu năm 2023.
Solana Summer Camp Online Hackathon
Đây là sự kiện Hackathon thứ 2 trong năm được tổ chức bởi Solana với số tiền thưởng lên tới 5 triệu đô, để so sánh thì có thể nói không một hệ sinh thái nào chi tiền mạnh như Solana Foundation để build trong thời gian downtrend như hiện tại.
Solana Summer Camp là một giải Hackathon diễn ra theo hình thức online diễn ra từ ngày 11 tháng 7 đến ngày 16 tháng 8 với nhiều hạng mục giải thưởng khác nhau như Payments, DeFi, Web3, Gaming, và DAOs.
Nhờ tổ chức theo hình thức trực tuyến nên Solana Summer Camp đã thu hút được hơn 18000 đơn đăng kí và 750 dự án tham gia. Đây là một trong những con số ấn tượng và lớn nhất từ trước đến nay xuyên suốt các cuộc thi Hackathon của Solana.
Build tốt thôi là chưa đủ cho Solana năm 2022
Mặc dù đã rất chịu chi để xây dựng hệ sinh thái, nhưng Solana vẫn gặp nhiều vấn đề từ cốt lõi của chính Blockchain này.
Liên tục tắt điện
Trong hơn nửa đầu năm 2022 thì NFT chính là mảng đã thu hút rất nhiều người dùng đến với Solana, cũng vì vậy mà mạng lưới này đã đã hứng chịu những đợt stress test thực sự.
Một đặc điểm mà ta có thể thấy chung ở các dự án NFTs đó là Whitelist (WL), mọi người có thể nhận được WL bằng cách tham gia các hoạt động truyền thông do dự án tổ chức để tham gia mint sớm NFT với giá rẻ hơn và chắc suất hơn. Tuy nhiên, đối với những người không có WL thì thường phải tranh chấp nhau để sở hữu những NFT này từ dự án và cách để tăng tỉ lệ mint được lên là sử dụng bot kết hợp với nhiều ví khác nhau.
Với đặc điểm phí giao dịch rẻ gần như bằng 0 của mình, người dùng trên Solana sử dụng từ hàng chục đến hàng trăm ví để tham gia các sự kiện mint NFT mà không lo nghĩ việc bị tổn thất do phí giao dịch. Con số này nhân lên với số lượng hàng chục nghìn người tham giam trong một lúc sẽ gây một áp lực rất lớn lên mạng lưới, dẫn đến việc mạng lưới liên tục bị sập nguồn và khởi động lại.
Việc liên tục tắt điện này gây mất niềm tin cho những nhà đầu tư SOL, khiến giá đồng coin này giảm liên tục từ đầu năm 2022 đến hiện tại. Bị sập nguồn cũng gây ra nhiều tác động tiêu cực đến cả dự án lẫn trải nghiệm người dùng trên hệ sinh thái Solana.
Dự án bị hack gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái
Hệ sinh thái Solana trong năm 2022 cũng đã chứng kiến nhiều vụ hack làm thoi thóp cũng như sụp đổ nhiều dự án với thiệt hại lên đến hàng trăm triệu đô.
Wormhole
Wormhole là một dự án Crosschain Bridge được xây dựng và liên kết nhiều hệ sinh thái với nhau, nhưng đa phần người dùng sự dụng Wormhole để luân chuyển tài sản giữa 2 Blockchain Ethereum và Solana.
Wormhole là dự án đầu tiên bị hack và số lượng tại sản bị hack lớn nhất trong năm 2022 trên Solana. Vào ngatf 3 tháng 2, hacker đã đánh cắp 120k WETH với giá trị thời điểm đó lên tới hơn 300 triệu đô.
Team của Wormhole sau đó đã gửi một tin nhắn tới hacker với nội dung là trả lại 120k WETH và sẽ trao thưởng 10 triệu đô để ghi nhận công sức tìm ra lỗ hổng, tuy nhiên tin nhắn đã không được phản hồi khi mà giá trị số tiền này là quá lớn.
Giá WETH trên Solana sau đó đã mất peg so với giá trên Ethereum, sau đó quỹ đầu tư Jump Crypto đã gửi lại 120k ETH cho Wormhole để hỗ trợ lấy lại peg.
Sau khi sự việc xong xuôi thì Wormhole đã được fork thành một cây cầu mới có tên là Portal Bridge và tiếp tục hoạt động.
Cashio DAO
Cashio DAO là dự án phát hành stablecoin CASH được bảo chứng 1:1 với USDT và USDC, vụ hack này đã diễn ra ngay sau vụ hack của Wormhole chỉ 20 ngày và là một hồi chuông làm rúng động thị trường Defi trên Solana.
Sau khi tìm ra được một lỗ hổng bảo mật trong các dòng code của Cashio, hacker đã tận dụng để mint ra hơn 2 tỉ CASH và swap chúng sang USDC trên Jupiter. Việc này làm cho tài sản đảm bảo USDT-USDC LP của CASH bị rút sạch, giá của CASH giảm hơn 99.9% giá trị trong thời gian ngắn và gây thiệt hại hơn 52 triệu đô cho người dùng.
Sau khi tấn công, hacker đã chuyển phần lớn lượng tiền hacker được sang Ethereum và các Blockchain khác. Hacker cũng đã có một hành động hoàn tiền cho các ví sở hữu dưới 100k CASH bằng cách thực hiện cách điền thông tin địa ví trên Ethereum.
Slope Wallet
Slope Wallet là một dự án làm về ví trên Solana, nguyên nhân ban đầu của vụ hack ngày 2 tháng 8 được Solana xác nhận là nền tảng ví này đã lưu trữ private key của người dùng trên một máy chủ khiến cho hacker dễ dàng truy cập và đánh cấp thông tin này.
Thiệt hại của vụ hack được ước tính rơi vào khoảng $4.1M và có 9100 nạn nhân, đặc điểm chung của các nạn nhân này là đã một thời gian dài không hoạt động trên mạng lưới này. Số tiền bị hack sau đó đã được chuyển về nhiều ví và swap ra các token khác nhau.
Solend
Solend là một trong những giao thức lending hàng đầu của hệ sinh thái Solana đã bị tấn công vào 3 pool khác nhau là HUSD, C98, Kamino dẫn tới khoảng nợ xấu 1.26 triệu đô.
Raydium
Raydium là dự án gần đây nhất bị các hacker nhắm đến vào ngày 16 tháng 12, tổng thiệt hại ước tính hơn 2 triệu đô. Một bản nâng cấp cũng đã được tiến hành để vá các lỗ hổng.
An exploit on Raydium is being investigated that affected liquidity pools. Details to follow as more is known
⁰Initial understanding is owner authority was overtaken by attacker, but authority has been halted on AMM & farm programs for now
Attacker accnthttps://t.co/ZnEgL1KSwz— Raydium (@RaydiumProtocol) December 16, 2022
LUNA-UST cơn sóng cuốn trôi nhiều thứ
Terra là một trong những hệ sinh thái Defi lớn nhất thị trường Crypto đầu năm 2022, với vốn hóa của LUNA khoảng 40 tỉ đô và của stablecoin UST 20 tỉ đô.
Cơ chế hoạt động của LUNA-UST đó là muốn mint ra 1 UST thì bạn bắt buộc phải đốt đi 1 đô giá trị LUNA và ngược lại khi đốt 1 UST thì sẽ nhận lại 1 đô giá trị LUNA.
Hai chiến lược để phát triển UST được LFG đặt ra đó là:
- Trả lãi suất 20% cho những người gửi UST trên Anchor Protocol, để so sánh thì có thể gọi mức lãi suất này là cực kì khổng lồ khi mà lãi suất gửi USD ở Mỹ chỉ là khoảng 1% mỗi năm.
- Chiến lược thứ 2 đó chính là đưa UST đi multichain trên nhiều hệ sinh thái khác nhau và sử dụng UST với các cặp thanh khoản khác nhau, từ đó tạo ra nhu cầu sử dụng cho UST.
Nhờ chiến lược này UST đã có mặt hầu hết trên các hệ sinh thái lớn nhỏ trong thị trường Crypto, đặc biệt là với hệ sinh thái Solana. UST đã được thêm thanh khoản với hàng trăm cặp giao dịch khác nhau từ lớn đến nhỏ, trên hầu hết các AMM lớn nhất thời điểm đó như Orca, Raydium với tổng TVL có thể lên tới hàng trăm triệu đô.
Thời điểm sụp đổ của LUNA-UST, các cặp thanh khoản đó cũng bắt đầu bị Impermanent Loss do giá của UST mất peg. Thiệt hại từ đó không chỉ đến với UST mà còn lan rộng ra toàn bộ hệ sinh thái, thanh khoản của Solana bị giảm sút nghiêm trọng. Thống kê cho thấy TVL của toàn bộ hệ sinh thái Solana đã “bốc hơi” gần 1 tỉ đô chỉ trong thời gian 2 tuần từ lúc UST bắt đầu mất peg.
Nó không chỉ ảnh hưởng tới vấn đề thanh khoản của Solana thời điểm xảy ra vụ sụp đổ mà còn gây ra nhiều hậu quả sau đó, khiến rất nhiều tài sản của nhà đầu tư mặc dù đang nắm giữ 100% stablecoin bay màu một cách nhanh chóng.
Vấn đề thanh khoản và tính phi tập trung của thị trường Defi trên Solana
Solend đã đăng tải một đề xuất nhằm kiếm soát ví cá voi với khoản vay hơn 100 triệu đô được thế chấp bằng SOL. Đề xuất được thông qua bởi cộng đồng với mức thanh lý $500K/giờ đã giải quyết các vấn đề tạm thời nhưng lại làm phát sinh 2 vấn đề khác:
- Vấn đề về tính phi tập trung trên Solana là đáng để nhắc đến nhất sau sự việc này, khi mà dự án có thể dễ dàng truy cập và thanh lý tài sản của người dùng một cách dễ dàng mà không cần đến sự cho phép.
- Tính thanh khoản trên SOL đang thiếu hụt do thị trường có chiều hướng xấu và phần lớn khối lượng giao dịch SOL được diễn ra trên các sàn tập trung.
FTX sụp đổ kéo theo sự suy tàn của hệ sinh thái
Ngày 12 tháng 11 năm 2022, sàn giao dịch từng đứng top 2 thị trường Crypto đã nộp đơn phá sản kéo theo sự bốc hơi của hàng tỉ đô tài sản của người dùng.
Solana Foundation đã thông báo có chứa một phần nhỏ tài sản của mình trên FTX:
- ~3.24m shares of FTX Trading LTD common stock
- ~3.43m FTT token
- ~134.54m SRM token
Hệ sinh thái Solana cũng đi theo chiều hướng xấu khi mà nhiều dự án ngừng hoạt động, các validator ngừng máy và rút sol để bán tháo.
Mọi người có thể xem thêm bài viết Hệ sinh thái Solana sau khi FTX sụp đổ với những ảnh hưởng rõ ràng
Điểm qua về On-chain Solana năm 2022
TVL của hệ sinh thái Solana
TVL của Solana trong năm 2022 đã giảm từ mốc 6.6 tỉ đô về mốc 200 triệu đô tương đương với mức giảm gần 97%, đây là một con số rất lớn khi so sánh với các hệ sinh thái khác trong năm nay.
Lý giải cho sự sụt giảm này chính là vì thị trường Crypto đã biến động xấu xuyên suốt 2022, các vụ hack tràn lan, các vụ sụp đổ cũng đều liên quan không ít thì nhiều tới Solana. Các xu hướng mới như NFT hay Gaming thì lại không có sức kéo về TVL mạnh như Defi năm 2021.
NFT trên Solana
Khối lượng giao dịch NFT trên Solana vẫn tập trung chủ yếu vào nền tảng Magic Eden, tuy đã có sự tham gia từ ông lớn OpenSea nhưng NFT Marketplace Magic Eden vẫn giữ vững ngôi vương trong suốt năm 2022 trên Solana.
Khối lượng giao dịch NFT trên Solana đã giảm mạnh vào thời điểm FTX sụp đổ, tuy nhiên cũng đã tăng mạnh trở lại vào cuối năm 2022.
Lượng ví có các hoạt động giao dịch hàng tuần trên Solana (mua và bán) tuy giảm mạnh vào tháng 11 và đầu tháng 12 nhưng cũng có nhiều dấu hiệu hồi phục ở những tuần cuối cùng của năm.
Các bộ sưu tập NFT đứng đầu trên Solana như Degods hay y00ts mặc dù đã thông báo sẽ chuyển nhà và rời bỏ SOL tuy nhiên khối lượng giao dịch mỗi ngày vẫn đang dẫn đầu toàn hệ sinh thái, chứng tỏ người dùng vẫn chưa từ bỏ Solana.
Lượng Txs trên Solana
Lượng Txs hàng ngày trên Solana đã tăng trưởng rất mạnh, tuy nhiên đa số các Txs mỗi ngày lại được tạo ra từ các giao dịch vote của validator, còn lượng Txs do người dùng tạo ra chỉ tăng nhẹ và khá ổn định trong năm.
Các bản nâng cấp trong tương lai sẽ khắc phục các vấn đề của Solana
Solana trong năm 2022 có lẽ đã hứng chịu rất nhiều đợt sập nguồn do nghẽn mạng vì các giao dịch spam quá nhiều, trước đó thì hầu như chưa có Blockchain nào gặp phải tình trạng tương tự. Solana Foundation cũng đưa ra những bản nâng cấp để giảm thiểu được tối đa tình trạng này:
- Quic: Cho phép mạng lưới ngăn cản hoặc giảm thiểu hành vi spam bot.
- Stake-weighted QoS: Thay đổi hình thức xác nhận từ FCFS thành phân bổ theo cổ phần stake của các validator.
- Fee Markets: Cho phép người dùng tăng phí giao dịch để được ưu tiên xác thực như Ethereum.
- Transaction Siz Increase: Tăng kích thướng transaction lên giúp giải quyết nhiều cộng việc hơn trong một giao dịch.
Tổng kết
Mặc dù hệ sinh thái Solana năm 2022 đã tích cực phát triển xây dựng hệ sinh thái tuy nhiên những vấn đề còn bất cập đi kèm với ảnh hưởng từ thị trường đã gây ra những tác động xấu tới Solana. Mình hy vọng một điều rằng Solana Foudation sẽ tiếp tục build và vực lại hệ sinh thái trong tương lai.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Hướng Dẫn Chạy Node 0G Labs (ZeroGravity) - September 2, 2024
- Hướng Dẫn Chạy Node Nillion - August 30, 2024
- Hướng Dẫn Tham Gia OKX Cryptopedia Babylon - August 20, 2024