Network Effect là gì? Network Effect tạm dịch là Hiệu Ứng mạng Lưới nhằm ám chỉ đến sự lan tỏa của các sản phẩm, dịch vụ trong thị trường. Network Effect đóng vai trò quan trọng trong thị trường Blockchain, tại vì sao lại như vậy thì mọi người cùng mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Network Effect Là Gì?
Tổng quan về Network Effect
Chúng ta vẫn thường nghe những câu nói trong thị trường crypto như: "Các dự án phát triển trên Ethereum sẽ tốt hơn các blockchain khác vì Ethereum sở Network Effect rộng lớn", "Các dự án về mảng thanh toán khó mà thay thế được Bitcoin vì Bitcoin có một Network Effect quá lớn".
Vậy Network Effect là gì? Network Effect tạm dịch là Hiệu Ứng mạng Lưới, là khi một sản phẩm, dịch vụ nào đó ngày càng trở nên hữu ích thì nó làm cho càng nhiều người tham gia sử dụng nó, người này giới thiệu người kia từ đó tạo nên một mạng lưới người dùng dày đặc. Network Effect thường có những sức mạnh rất lớn với các mạng xã hội.
Ví dụ: Facebook sau một khoảng thời gian phát triển bắt đầu có nhiều người dùng. Những người dùng sẽ tương tác, trò chuyện, tán gẫu thông qua Facebook và thông thường để có thể duy trì mối quan hệ mọi người thường sử dụng Facebook. Càng nhiều người tham gia, giá trị của mạng lưới Facebook càng gia tăng. Và nhiều người bắt đầu tham gia Facebook để kết nối với Network của mọi người.
Network Efect đối với Blockchain
Khi blockchain có những người dùng hay các thợ đào đầu tiên thì họ sẽ bắt đầu giới thiệu người khác tham gia. Mà càng nhiều người tham gia mạng lưới blockchain lại càng bảo mật, an toàn và phi tập trung. Và những người tới sau lại muốn sử dụng một blockchain an toàn và phi tập trung nên họ tiếp tục lựa chọn blockchain đó. Sau khi họ tham gia thì mạng lưới blockchain lại càng bảo mật & phi tập trung. Đây chính là câu chuyện của thợ đào và mạng lưới Bitcoin.
Vậy sự ảnh hưởng của Network Effect lên một hệ sinh thái như Ethereum về cả phương diện các nhà phát triển và người dùng thì sao?
Đối với các nhà phát triển: Trong thời gian đầu khi các nhà phát triển muốn làm việc trên các nền tảng Hợp Đồng Thông Minh thì Ethereum là được coi là khả dĩ nhất, tuy nhiên sau một thời gian khi cùng nhau làm việc họ lại càng có kiến thức trong việc xây dựng các Protocol, DApp trên Ethereum, họ chia sẻ với nhau, họ lưu lại trên Library cho những người đến sau cần.
Khi một nhà phát triển mới vào thị trường, họ tự hỏi ở đâu là cộng đồng developers lớn nhất, hỗ trợ developers tốt nhất, có nguồn tài liệu phong phú thì câu trả lời chính là Ethereum. Rồi họ đến Ethereum tiếp tục học hỏi và đóng góp như ở trên từ đó làm Network Effect ngày một lớn mạnh. Rõ ràng, Network Effect trên Ethereum cần rất nhiều thời gian để phát triển để có kết quả lớn lao như ngày nay.
Đối với người dùng: Tương tự như các nhà phát triển, người dùng cũng có một số câu hỏi như đâu là nền tảng Hợp Đồng Thông Minh an toàn, bảo mật và phi tập trung nhất hiện nay? Đâu là nơi có một hệ sinh thái toàn diện? Thì các câu hỏi đó đều dẫn tới câu là trả lời là Ethereum.
Phân Loại Các Loại Network Effect
Direct Network Effects - Hiệu ứng mạng trực tiếp
Hiệu ứng mạng trực tiếp là việc có thể gia tăng hoặc giảm trực tiếp tới giá trị của sản phẩm hay dịch vụ đang được phân phối.
Ví dụ 1: Trong mô hình hoạt động của các nền tảng Lending Pool sẽ bao gồm người cho vay và người vay. Nếu mà nguồn cung cho vay càng lớn thì người cho vay sẽ nhận về lãi suất, trong khi đó người đi vay sẽ được vay với mức lãi suất rẻ hơn so với các nền tảng Lending Pool khác.
Mà càng nhiều người vay thì APY trên nền tảng Lending Pool sẽ tăng và khi tăng như vậy thì lại càng nhiều người tới nền tảng để cho vay. Điều này đã tác động tích cực đến mạng lưới.
Ví dụ 2: Trong mô hình hoạt động của GMX bao gồm các Trader và các Nhà Cung Cấp Thanh Khoản (LP). Các LP càng nhiều dẫn tới các pool thanh khoản trên GMX càng lớn, Trader có thể giao dịch với một số lượng lớn volume dẫn tới trả nghiệm được gia tăng. Mà Trader càng đánh volume lớn thì các LP sẽ nhận về mức phí giao dịch càng lớn vì vậy mà mô hình phát triển của GMX phát triển mạnh.
Ví dụ 3: Các mô hình AMM truyền thống bao gồm các Nhà Cung Cấp Thanh Khoản (LP) và những người giao dịch. LP cung cấp thanh khoản để thu về phí, LP cung cấp thanh khoản càng lớn => Slippage càng nhỏ => Người dùng swap càng nhiều => Giao thức thu về nhiều phí, LP kiếm được nhiều phí hơn => LP cung cấp thanh khoản nhiều hơn => ... =>
Indirect Network Effects - Hiệu ứng gián tiếp mạng
Hiệu ứng mạng gián tiếp là có thể gia tăng hoặc giảm trực tiếp tới giá trị của sản phẩm hay dịch vụ đi kèm từ đó mà giá trị hay dịch vụ đang được phân phối cũng được gia tăng một cách đáng kể.
Ví dụ: Các mô hình điển hình cho Hiệu ứng gián tiếp mạng thông thường là những bản nâng cấp trong thị trường như AAVE V3, Uniswap V3 hay Ethereum 2.0.
Two-Sided Network Effects - Hiệu ứng hai mặt mạng
Hiệu ứng hai mặt mạng là việc người dùng có thể tăng hoặc giảm giá trị của một sản phẩm hay dịch vụ khác và ngược lại.
Ví dụ: Điển hình về Hiệu Ứng Hai Mặt Mạng trong thị trường crypto đó là mô hình của các dự án Aggregator như DEX Aggregator, Yield Aggregator,... Ví dụ chúng ta xài OKX Swap là một DEX Aggregator trên ví OKX Wallet thì khi chúng ta giao dịch thì OKX Swap thu một phần phí và nền tảng DEX được sửu dụng swap cũng thu một phần phí. Tuy mất nhiều phí hơn một chút nhưng ta tìm được nơi có thanh khoản lớn nhất.
Chính vì vậy khi sử dụng OKX Swap chúng ta cũng đang tăng giá trị cho các DEX sử dụng mô hình pool thanh khoản của riêng mình.
Network Effects Và Câu Chuyện Đầu Tư Crypto
Bất kì các dự án trong thị trường crypto đều bị ảnh hưởng với cả 3 yếu tố Network Effect, có thể nói rằng đây là yếu tố giúp dự án có thể phát triển và lớn mạnh trong tương lai từ ngắn tới dài hạn. Chúng ta cần phải hiểu được và trả lời một số câu hỏi như sau:
- Các yếu tố nào tham gia trực tiếp để tạo nên Network Effect cho dự án. Ví dụ như LP và Trader đối với GMX, LP và Người dùng với Uniswap,...
- Network Effect của dự án này hoạt động như thế nào? Tạo vòng lặp ra sao?
- Làm sao để dự án bước đầu tạo nên Network Effect cho dự án? Các đó có lành mạnh và dài hạn hay không? Ví dụ như sử dụng Liquidity Mining để thu hút LP và Trader đến với dự án.
- Dự án có những nâng cấp gì cho sản phẩm ghay dịch vụ của mình trong tương lai không? Sản phẩm mới có tác động tích cực và giúp gia tăng Network Effect cho mạng lưới không? Ví dụ: câu chuyện từ Uniswap từu V1 lên V2 và hiện tại là V3
- Dự án có được tích hợp vào trong các giao thức nào không? Hệ sinh thái của dự án đó có lớn không? Ví dụ: Uniswap từ 1 AMM thông thường đã trở thành 1 AMM mà có nhiều dự án trong lẫn ngoài mảng AMM tích hợp và có một hệ sinh thái lớn mạnh.
Có thể nói việc xác định được Network Effect của dự án crypto vô cùng quan trọng, có xác định được chúng ta mới có thể hiểu và đầu tư dự án một cách lâu dài.
Tương Lai Của Network Effect Với Thị Trường Crypto
Network Effect mới chỉ xuất hiện trong một vài các dự án mà xây dựng và làm việc thật sự. Trong một rừng các dự án crypto thì việc sử dụng Network Effect hầu hết trong việc làm ponzi, scam. Nên việc sử dụng Network Effect cũng mang ý nghĩa hai mắt cả tích cực lẫn tiêu cực. Việc hiểu và áp dụng giúp ta kiếm được lợi nhuận và tránh xa các dự án scam.
Minh tin rằng Network Effect sẽ là một khái niệm phổ biến hơn nữa trong thị trường crypto trong dài hạn.
Tổng Kết
Network Effect là một khái niệm quan trọng trong thị trường crypto. Mong rằng qua bài viết này mọi người có thể hiểu được Network Effect là gì?
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Stabble Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Stabble - November 22, 2024
- Divvy.Bet Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Divvy.Bet - November 22, 2024
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024