Across Protocol là gì? Across Protocol có gì khác biệt so với các Bridge hiện nay? Hãy cùng Hak Research tìm hiểu nhé.
Và để mọi người đọc bài viết dưới đây một cách hiệu quả nhất thì mọi người có thể tham khảo một số các bài viết dưới đây bao gồm:
Tổng Quan Về Across
Across là gì?
Across là một giao thức Interoperability (tương tác chuỗi chéo) áp dụng mô hình Intents-Based Architecture để tối ưu hóa quá trình di chuyển tài sản giữa các Blockchain. Thay vì truyền tin nhắn trực tiếp giữa các chuỗi như các cầu nối truyền thống, Across sử dụng Relayers để thực hiện giao dịch ngay lập tức, sau đó mới tiến hành xác minh thông qua Settlement Layer. Cách tiếp cận này giúp giảm thiểu chi phí, tăng tốc độ giao dịch mà vẫn đảm bảo tính bảo mật.
Hầu hết các cầu nối hiện nay gặp vấn đề về thanh khoản, bảo mật, chi phí cao và tốc độ chậm. Across giải quyết những vấn đề này bằng một cách tiếp cận hoàn toàn khác biệt:
- Mô hình Intents-Based: Người dùng chỉ cần chỉ định kết quả mong muốn (ví dụ: nhận 100 USDC trên Arbitrum), thay vì phải tự xác định quy trình chuyển tài sản giữa các Blockchain. Điều này giúp đơn giản hóa quá trình tương tác giữa các chuỗi.
- Hệ thống Relayers cạnh tranh: Nhiều Relayers sẽ đấu thầu để thực hiện giao dịch với tốc độ và chi phí tốt nhất, giúp giảm giá thành và tối ưu hiệu suất.
- Tách biệt giữa thực hiện giao dịch và xác minh: Giao dịch được hoàn tất ngay lập tức nhờ Relayers, sau đó mới được xác minh và thanh toán lại, giúp tối ưu tốc độ mà không ảnh hưởng đến bảo mật.
- Tận dụng tài sản Canonical: Across chỉ sử dụng Canonical Assets, tức là tài sản gốc của Blockchain, thay vì Wrapped Token. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro bảo mật liên quan đến Mint/Burn.
- Hệ thống Settlement phi tập trung: Across triển khai một Settlement Layer riêng biệt để xác minh giao dịch và trả phí cho Relayers một cách an toàn và minh bạch.
- Hỗ trợ nhiều loại Intents: Không chỉ giới hạn trong việc chuyển tài sản giữa các chuỗi, Across còn hỗ trợ Swap Token và thực thi các giao dịch trên chuỗi đích.
Mô hình & Cơ chế hoạt động
Across được xây dựng dựa trên một hệ thống nhiều lớp, trong đó mỗi thành phần có vai trò cụ thể để đảm bảo giao dịch được thực hiện nhanh chóng, an toàn và hiệu quả:
- Request For Quote (RFQ) Mechanism: Hệ thống giúp người dùng yêu cầu báo giá trước khi thực hiện giao dịch. Người dùng chỉ cần chỉ định kết quả mong muốn, và hệ thống sẽ cung cấp mức giá tối ưu từ các Relayers.
- Network Of Competitive Relayers: Mạng lưới Relayers cạnh tranh để thực hiện giao dịch với tốc độ và chi phí tốt nhất.
- SpokePool: Hợp đồng ký quỹ trên mỗi Blockchain, nơi tài sản của người dùng được giữ tạm thời trước khi được chuyển hoặc hoàn trả.
- HubPool: Trung tâm điều phối thanh khoản giữa các chuỗi, giúp cân bằng tài sản và hỗ trợ thanh toán cho Relayers.
- UMA Oracle: Hệ thống Optimistic Oracle đảm bảo rằng giao dịch diễn ra hợp lệ trước khi thực hiện thanh toán cho Relayers.
- Settlement Layer: Hệ thống xử lý xác minh và thanh toán lại cho Relayers sau khi giao dịch đã hoàn tất, giúp duy trì tính bảo mật và hiệu quả.
Mô hình & Cơ chế hoạt động trên Across
Hệ thống của Across vận hành theo các bước chính sau:
- Bước 1: Người dùng gửi yêu cầu giao dịch (Request For Quote). Người dùng gửi yêu cầu chuyển tài sản hoặc thực hiện một giao dịch Cross-Chain thông qua Across. Hệ thống RFQ Mechanism tiếp nhận yêu cầu và cung cấp mức giá tối ưu cho giao dịch dựa trên sự cạnh tranh giữa các Relayers.
- Bước 2: Lựa chọn Relayer thực hiện giao dịch. Các Relayers cạnh tranh để nhận giao dịch bằng cách đưa ra mức giá thấp nhất và tốc độ nhanh nhất. Một Relayer được chọn để thực hiện giao dịch ngay lập tức mà không cần đợi xác minh trên Blockchain.
- Bước 3: Người dùng gửi tài sản vào SpokePool. Tài sản của người dùng trên chuỗi nguồn được gửi vào SpokePool, đảm bảo rằng Relayer sẽ được thanh toán sau khi giao dịch được xác minh.= SpokePool phát tín hiệu đến các Relayers để họ có thể tiến hành thực hiện giao dịch.
- Bước 4: Relayer thực hiện giao dịch. Relayer sử dụng vốn của chính mình để thực hiện giao dịch ngay lập tức trên chuỗi đích. Người dùng nhận tài sản trên chuỗi đích mà không phải đợi xác minh trên Blockchain.
- Bước 5: Settlement Layer xác minh giao dịch. UMA Oracle thu thập dữ liệu giao dịch và kiểm tra tính hợp lệ của nó. Nếu không có tranh chấp trong thời gian kiểm tra, giao dịch được xác nhận. Nếu có tranh chấp, UMA Optimistic Oracle sẽ tham gia xác minh lại để đảm bảo giao dịch hợp lệ.
- Bước 6: Relayer nhận thanh toán. Sau khi giao dịch được xác minh, Settlement Layer thực hiện thanh toán cho Relayer từ tài sản đã ký quỹ trong HubPool. Relayer có thể chọn nhận thanh toán trên chuỗi gốc hoặc một chuỗi khác tùy theo chiến lược của họ.
- Bước 7: Cân bằng thanh khoản giữa các chuỗi. HubPool và SpokePool thực hiện điều chỉnh thanh khoản giữa các chuỗi bằng cách sử dụng cầu nối Canonical Bridge. Điều này giúp đảm bảo rằng tài sản luôn sẵn sàng trên các chuỗi để đáp ứng nhu cầu giao dịch.
Lộ Trình Phát Triển
Updating
Core Team
Updating
Investor
- 23/11/2022: Across đã kêu gọi thành công số tiền $10M với sự tham gia của Hack VC, Placeholder, and Blockchain Capital với mức định giá lên đến $200M.
- 04/03/2025: Arcoss đã thông báo kêu gọi thành công $41M USD được lead bởi Paradigm. Ngoài ra còn có sự tham gia của các quỹ đầu tư khác như: Coinbase Ventures, Multicoin Capital,....
Tokenomics
Thông tin về Token Across Protocol
- Tên dự án: Across Protocol
- Tickets: ACX
- Blockchain: Ethereum
- Contract: 0x44108f0223A3C3028F5Fe7AEC7f9bb2E66beF82F
- Phân loại Token: ERC - 20
- Tổng cung: 1.000.000.000 ACX
Token Allocation
- Airdrop: 12.5%
- Strategic Partnerships and Fund-Raise: 25%
- Protocol Rewards: 10%
- DAO Treasury: 52.5%
Token Release
Update...
Token Use Case
- Staking.
- Quản trị.
Sàn Giao Dịch
Token ACX hiện đang được giao dịch trên các sàn, như: MEXC, UniSwap, Balancer, CoinEX, ...
Kênh Thông Tin Dự Án
- Website: https://across.to/
- Twitter: https://twitter.com/AcrossProtocol
- Discord: https://discord.com/invite/sKSkhTtu8s
- Medium: https://medium.com/across-protocol
Tổng Kết
Hy vọng qua bài viết giúp mọi người hiểu hơn về Across Protocol và đưa ra cho mình những nhận định về dự án.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- WOOFI (WOO) Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử WOOFI - November 16, 2023
- DappOS Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử DappOS - November 16, 2023
- Hats Finance (HAT) Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hats Finance - October 21, 2023