Trong thời gian gần đây, bên cạnh các mảng khác như GameFi hay RWA thì NFT cũng là một trong những mảng nhận được nhiều sự chú ý của cộng đồng. Vậy điều gì tạo nên thành công của mảng NFT trên Avalanche trong thời gian vừa qua và định hướng chiến lược phát triển của họ trong thời gian tới là gì. Trong buổi trò chuyện ngành hôm nay, chúng ta sự góp mặt của chị Laura Nguyen (Head of Avalanche VietNam) và Holder - thành viên của Avalanche Arts & Culture để cùng tìm hiểu chi tiết về mảng NFT trên Avalanche nhé.
Tổng Quan Về Mảng NFT Trên Hệ Sinh Thái Avalanche
Avalanche là một Blockchain Layer 1 được ra đời với mục đích giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trên Ethereum như cải thiện tốc độ giao dịch nhanh hơn và mức phí giao dịch rẻ hơn. Trong thời gian gần đây, ngoài mảng DeFi và GameFi thì NFT cũng là một trong những xu hướng nổi bật trên Avalanche với rất nhiều bộ sưu tập NFT ra mắt và tạo nên thành công chẳng hạn Dokyo ra mắt vào ngày 21/09/2023 với giá Public Mint là 10 AVAX. Sau đó, Dokyo đã có những bước tiến thần kì trong việc khẳng định mình là bộ sưu tập NFT số 1 trên Avalanche với mức tăng trưởng hơn 5 lần và liên tục góp mặt trong top volume cao nhất trên thị trường trong khoảng thời gian này. Đây là điều chưa từng được chứng kiến trong quá khứ và Dokyo là dự án đầu tiên làm được điều này. Thông qua Dokyo, cũng đã có nhiều người dùng hơn biết về NFT trên hệ sinh thái Avalanche. Ngoài ra, chúng ta cũng có một số bộ sưu tập NFT nổi bật khác trên Avalanche như: Steady, Dokkaebi,...
Sự bùng nổ của các bộ sưu tập NFT trên Avalanche không xuất phát từ yếu tố ngẫu nhiên mà đến từ sự nỗ lực không ngừng nghỉ và chiến lược phát triển vô cùng hợp lí chẳng hạn như ra mắt chương trình Avaissance hay hợp tác với Hyperspace để ra mắt chương trình Incentive cho người dùng. Qua mỗi chương trình thì chúng ta đều thấy sự phát triển rõ rệt và ngày càng nhiều người biến đến mảng NFT trên hệ sinh thái Avalanche hơn.
Toàn Cảnh Buổi Trò Chuyện Giữa Hak Research Và Avalanche Arts & Culture
Câu hỏi 1: Tại sao Avalanche lại lựa chọn phát triển mảng NFT trong một bối cảnh có rất nhiều mảng khác để lựa chọn?
Lí do mà rất nhiều người trong số chúng ta biết đến NFT, thậm chí là có rất nhiều người khi bước chân vào thế giới Crypto thì chỉ biết đến NFT thôi thì một phần lí do đến từ các người nghệ sĩ khi họ đã tạo ra NFT dưới nhiều dạng khác nhau chẳng hạn như digital art - là những tác phẩm hội họa, ticketing - tấm vé dưới dạng NFT,...
Trong thế giới Crypto, NFT cũng là một phần rất quan trọng trong thế giới Blockchain mặc dù dưới dạng bất kì hình thức nào như nghệ thuật hoặc ý tưởng về ticketing hay Proof of Attendance Program (POAP) - bằng chứng tham dự sự kiện hay ERC 404, đó là lí do vì sao Avalanche không thể bỏ qua xu hướng về NFT.
Câu hỏi số 2: Thời điểm nào thì Avalanche chính thức xây dựng và tập trung vào mảng NFT và từ đó đến nay Avalanche đã làm những gì để phát triển mảng NFT trên hệ sinh thái của mình
Đầu tiên thì mọi người biết đến Avalanche nhiều hơn thông qua C - chain nhưng ở Avalanche cũng có x- chain hay p-chain phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Đối với x-chain thì ngay từ đầu đã hỗ trợ mảng NFT rồi và Holder đã tham dự vào mảng này từ tháng 01/2021, anh cũng bắt đầu upload những NFT của mình lên trên đó. Tuy nhiên sau đó, mọi người bắt đầu chuyển sang C-chain nhiều hơn và thân thuộc với khái niệm EVM nhiều hơn.
Vào giữa năm 2023, Nếu ai quan tâm đến mảng Avalanche Arts & Culture thì sẽ biết đến chương trình Avaissance của Avalanche với hơn 60 nghệ sĩ đã apply vào chương trình này. Những người được tuyển chọn sẽ nhận được hai ưu đãi đến từ Avalanche.
- Đầu tiên là sẽ nhận được sự cố vấn trực tiếp từ các chuyên gia có kinh nghiệm trong ngành NFT của Avalanche
- Nhận được một khoản Funding để giúp các nghệ sĩ xây dựng và phát triển các bộ sưu tập của mình trên Avalanche.
Sắp tới thì chương trình Avaissance cũng mới mở trở lại Season 2 và nếu nghệ sĩ nào quan tâm đến NFT trên Avalanche thì cũng có thể apply để tham gia chương trình này. Ngoài ra, Avalanche cũng làm việc với các bên DAO thì để các bên DAO có thể thu mua các tác phẩm nghệ thuật dưới dạng NFT. Đây là một xu hướng không quá phổ biến tại Việt Nam nhưng tại nước ngoài thì nó rất là phổ biến.
Còn trong thời gian gần đây, chắc hẳn mọi người biết đến chương trình Hyperspace Rewards rồi thì đây là chương trình do Avalanche hợp tác với HyperSpace để thưởng cho những người giao dịch trên HyperSpace và chương trình này cũng khá hiệu quả khi kéo về một lượng giao dịch và volume khá cao. Trong thời gian tới Avalanche cũng hợp tác với một bên là Inspect để triển khai chương trình phần thưởng cho những người trong top đầu bảng xếp hạng của Inspect đối với các bộ sưu tập NFT trên Avalanche trong đó mỗi người sẽ nhận được một key để mở khóa hộp quà có nhiều giá trị chẳng hạn như vật phẩm, NFT, ...
Câu hỏi số 3: Với việc đã bỏ ra rất nhiều công sức và tài chính như vậy thì trong thời gian vừa rồi Avalanche đã đạt được những thành tựu nào đối với mảng NFT. Ở thời điểm hiện tại, đâu là những bộ sưu tập NFT nổi bật của Avalanche trên thị trường Crypto
Ở thời điểm hiện tại, như mọi người đã biết thì Avalanche đang có 2 mảng công nghê chính là Avalanche C-chain và Avalanche Subnet để các dapp xây dựng các chain riêng của mình. Tuy nhiên, Avalanche cũng đang triển khai một công nghệ mới mang tên Avalanche Wrap Messaging (AWM). Với công nghệ mới này thì sẽ cho phép kết nối tất cả các subnet lại với nhau. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều đối với mảng NFT trên Avalanche vì như mọi người đã biết thì Avalanche có chi phí gas fee cực thấp nhưng nếu có một hiện tượng mint xảy ra thôi thì chi phí gas fee sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều, công nghệ mới này sẽ cho phép các tài sản được trao đổi giữa các chain trong trường hợp minting hay transactions, volume lớn xảy ra thì sẽ không bị ảnh hưởng gì.
Còn nếu xét về những bộ sưu tập NFT hàng đầu trên Avalanche, Dokyo là bộ sưu tập được trade nhiều nhất trên thế giới trong một vài thời điểm và bộ sưu tập này ở trên Avalanche vì vậy đây cũng là niềm tự hào của Avalanche. Ngoài ra còn bộ sưu tập nổi bật khác trên Hyperspace là Dokkaebi hay Steady - bộ sưu tập sẽ hơi Mỹ Quốc. Nếu ai tìm hiểu về văn hóa Mỹ thì sẽ nhận thấy những điểm buồn cười trong bộ sưu tập này và điều này sẽ giúp cộng đồng bên Mỹ khá chú ý.
Câu hỏi số 4: Ở thời điểm hiện tại, có rất nhiều bạn trong cộng đồng vẫn cho rằng NFT trên Avalache vẫn còn một khoảng cách khá xa nếu so với các hệ sinh thái khác như Ethereum, Solana hay Polygon. Về phía Holder thì bạn nghĩ sao về vấn đề này.
Trong thế giới NFT hay thế giới Crypto nói chung thì bao giờ cũng có một cụm từ được gọi là "First Mover" - Là những người đặt nền móng viên gạch đầu tiên. Trong trường hợp này, lúc đầu những người bước vào thế giới NFT thì họ biết đến Ethereum, họ tham gia vào giai đoạn đầu tiên và gặt hái được những thành công nhất định vì vậy họ đương nhiên vẫn muốn ở lại Ethereum và thế nên giờ Ethereum vẫn là King of NFT.
Nói về sự cạnh tranh giữa các Blockchain thì thực ra thị trường Crypto chưa phải là một thị trường cạnh tranh ở giai đoạn này. Nếu bạn có một bộ sưu tập NFT ở trên Ethereum thì bạn cũng có thể có một bộ sưu tập khác ở trên Solana hay Avalanche, điều đó là hết sức bình thường. Thế mạnh của Avalanche là có một cộng đồng mạnh và mọi người cũng rất welcome và thử nghiệm những cái mới. Ngoài ra, giá mint các bộ sưu tập NFT trên Avalanche cũng tương đối thấp vào giai đoạn này. Vì vậy nếu bạn đã có các NFT trên các Blockchain khác rồi mà vẫn muốn trải nghiệm những thứ mới thì có thể tìm đến Avalanche.
Câu hỏi 5: Holder có thể chia sẻ thêm về thách thức mà Avalanche đang gặp phải trong việc xây dựng văn hóa NFT hiện nay?
Một trong những khó khăn có thể nhắc đến là làm sao để thu hút mọi người đến với Avalanche. Tuy nhiên đến với ở Avalanche để làm gì, để thử và trải nghiệm. Chẳng hạn như bạn đang ở Ethereum mà muốn sang một chain khác thì có thể sẽ ngại thử thì nếu mọi người bắt đầu thử với Avalanche thì thấy bên này cũng rất là ok, công nghệ tốt, chi phí thấp và cộng đồng rất tuyệt vời.
Đa số mọi người đã thử đối với NFT trên Avalanche thì đều đưa ra feed back rất là tốt nhưng làm thế nào để mọi người có thể thử là một vấn đề. Ngoài ra, còn một cái quan trọng trong thế giới NFT là IP và phải có những nghệ sĩ tạo ra những sản phẩm mà những người trong hệ Avalanche hay hệ khác phải trầm trồ thì điều này rất là khó.
Câu hỏi 6: Holder có thể chia sẻ với mọi người đâu là một trong những thách thức lớn nhất mà đội ngũ Avalanche Arts & Culture từng gặp phải trong quá khứ và làm cách nào mà mọi người có thể vượt qua khó khăn đó
Thực ra, thị trường Crypto cũng vừa mới ấm trở lại thôi tuy nhiên cách đây vài tháng thôi thì thị trường vẫn còn khá ảm đạm và mọi người có một lời đùa là "Avalanche là một chain đã chết rồi" và nếu mọi người ở trong cộng đồng NFT trên Avalanche vào thời điểm đó cũng nghe phải tin đồn là chỉ có một vài người trade đi trade lại với nhau thôi chứ không có ai trade trên đó cả. Nhưng với những nỗ lực của Avalanche với chưởng trình Avaissance, Lootyfi hay Hypersapce để thu hút những nhà sáng tạo hay người dùng thì với những người nghệ sĩ vẫn nỗ lực build thì cũng đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên không phải mùa Bear qua rồi mà chúng ta không cần sự đổi mới, Avalanche cũng có những đổi mới để tiếp tục phát triển mảng NFT trên hệ sinh thái của mình
Câu hỏi 7: Kế hoạch chi tiết của Avalanche đối với mảng NFT trong 2024 là gì và xa hơn là gì?
Có thể mọi người đã biết thì Avalanche cũng đã public các chương trình như Avaissance hay Lootyfi trên kênh truyền thông của mình rồi thì trong năm 2024 sẽ tiếp tục triển khai các chương trình này. Ngoài ra, đầu năm nay Avalanche cũng có rebrand lại thương hiệu từ Art On Avalanche thành Avalanche Arts & Culture thì cái này mang ý nghĩa gì? Đó là NFT còn mang nghĩa rộng hơn rất nhiều bên cạnh chỉ có Art không thôi, nó có thể là ticketing - vé đi xem ca nhạc, POAP - bằng chứng tham dự một sự kiện nào đó. Kế hoạch trong năm 2024 này của Avalanche là làm thế nào để phát triển hệ sinh thái NFT để NFT có thể được nhìn thấy trên nhiều khía cạnh khác nhau nhiều hơn không chỉ là Art.
Một câu hỏi nữa, các Blockchain chi rất nhiều tiền cho Incentive để phát triển hệ sinh thái của mình. Đối với Avalanche thì họ đưa ra các nguồn Incentive chỉ vừa phải nhưng rất hiệu quả. Avalanche đã sử dụng rất hiệu quả cho mảng DeFi và gần đây là mảng GameFi hay RWA. Liệu Avalanche có đang suy nghĩ về nguồn Incentive như vậy đối với NFT bởi vì sau khi đưa ra nguồn Incentive này thì mảng đó trên Avalanche thực sự rất bùng nổ
Có rất nhiều bên đưa ra nguồn Incentives khá lớn cho các dApp của mình và người chơi trong hệ họ chỉ làm đúng 1 việc là farming sau đó họ nhận được rewards và rời đi, họ sẽ không ở lại trong hệ đó nữa. Đối với Avalanche thì không có rải rewards khắp mọi nơi mà mục tiêu của Avalanche làm sao để thu hút mọi người đến trải nghiệm công nghệ và những yếu tố khác nữa để mọi người ở lại trong hệ sinh thái của mình.
Đối với NFT thì có chương trình của HyperSpace vẫn tiếp tục chạy và rất là hiệu quả. Đối với những chương trình rewards khác thì cũng chưa công bố ngay được và mọi người có thể theo dõi kênh truyền thông của Avalanche để nắm bắt.
Tuy nhiên có một vấn đề đối với rewards trên các sàn NFT Marketplace là mọi người chỉ đến Farm points và mint NFT để xả, chứ không thực sự là người dùng NFT thực sự thì Avalanche có giải pháp gì không?
Trong thời gian gần đây, như các bạn đã biết thì HyperSpace có thay đổi cơ chế Earn Point dành cho những bạn mint NFT hold NFT để nhận được rewards, đó là những cách giúp giảm bớt việc bán phá giá NFT. Nói vậy thôi rất khó để kiểm soát được 100% hành vi của người dùng và đôi khi kiểm soát quá thì nó sẽ gây tác dụng ngược. Vì vậy Avalanche sẽ chỉ đưa ra những cơ chế khác nhau để thu hút những người thực sự yêu và quan tâm đến NFT thay vì nhận Rewards xong và rời đi.
Câu hỏi cuối: Với kế hoạch như vậy thì mục tiêu của Avalanche đối với mảng NFT trong năm nay và trong các năm tiếp theo là gì?
Chắc là mọi người thường sẽ hay hỏi Avalanche hiện đang có những dự án gì, hay build gì nhưng hướng đi của Avalanche trong năm 2024 và trước đấy là làm thế nào để giúp sức cho các dự án build được cái mà họ mong muốn. Về một ví dụ thực tế, nếu ai đi Mỹ thì sẽ biết đến một tòa nhà chọc trời mà ai là member trong tòa nhà thì họ có một cái app gọi là loyati app và app này được build trên Subnet của Avalanche. Điều này hầu như không ai biết đến điều đó cả kể cả người dùng sản phẩm đó. Mục tiêu của Avalanche là không phải đưa ra thông báo với mọi người rằng tôi đã build được cái này, cái kia mà chỉ mong muốn với công nghệ của mình sẽ giúp những dự án build được sản phẩm mà họ mong muốn.
Tổng Kết
Hi vọng với buổi AMA cùng với Avalanche Arts & Culture vừa rồi thì mọi người đã hiểu hơn về NFT trên Avalanche và định hướng phát triển trong tương lai của họ. Một lần nữa, Hak Research gửi một lời cảm ơn chân thành tới chị Laura Nguyen, Holder và những người tham gia đã cùng nhau tạo nên một buổi AMA thành công.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Đằng Sau Vụ Trộm Thế Kỉ Đối Với CryptoPunks Hiếm - October 2, 2024
- Phân Tích Magic Eden: Ra Token Và Chiến Lược Mở Rộng Hệ Sinh Thái NFT - September 24, 2024
- Phân Tích OpenSea: Nhìn Lại Chặng Đường Thăng Trầm Của NFT Marketplace Hàng Đầu - September 19, 2024