BRC 21 là gì? BRC 21 là một tiêu chuẩn được ra đời để giải quyết những hạn chế của các tiêu chuẩn trước đó, đặc biệt là BRC 20. Vậy tiêu chuẩn BRC 21 là gì và có gì đặc biệt hãy cùng Hak Research tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Trước khi vào bài viết, mọi người có thể đọc qua một số bài viết sau để hiểu hơn nhé.
BRC 21 Là Gì?
Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của công nghệ Blockchain và tiền điện tử thì việc phát triển các tiêu chuẩn mã thông báo khác nhau sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc cho phép tạo ra các tài sản kĩ thuật số đa dạng. Trong đó tiêu chuẩn BRC 21 đã nổi lên như một tiến bộ mang tính đổi mới trong hệ sinh thái của Bitcoin.
Tiêu chuẩn BRC 21 được thiết kế để giải quyết hạn chế của các tiêu chuẩn trước đó, đặc biệt là BRC 20. Các token áp dụng tiêu chuẩn BRC 21 mang đến những chức năng nâng cao hơn, cho phép nhà phát triển triển khai các tính năng như quyền riêng tư trong giao dịch, khả năng mở rộng và khả năng tương tác. Tiêu chuẩn này tận dụng các kĩ thuật mã hóa tiên tiến để đạt được mức độ bảo mật cao hơn trong khi vẫn duy trì khả năng tương tác với các mạng Blockchain hiện có.
Mô Hình Hoạt Động Của BRC 21
Tiêu chuẩn BRC 21 Từ góc độ kĩ thuật, tiêu chuẩn BRC 21 cần dựa vào 3 thành phần và toàn bộ quá trình dự kiến sẽ đạt được sự phân cấp hoàn toàn:
- Trình lập chỉ mục: Tùy chỉnh xác thực các hoạt động đúc, chuyển và mua lại BRC 21 của Bitcoin cũng như trạng thái Contract trên chuỗi nguồn.
- Source Chain Contract: Xử lí các hoạt động đúc token và hoán đổi token ngược lại trên chuỗi nguồn.
- BTC - Relay: Một ứng dụng khách sử dụng BTC được triển khai dưới dạng Smart Contract trên chuỗi nguồn, có khả năng xác minh các hoạt động bao gồm các giao dịch BTC và phân tích cú pháp của chúng.
Tiếp theo đến với hoạt động deploy của các token BRC 21 vẫn tương tự như mô hình hoạt động của BRC 20, bao gồm các trường như sau:
Tuy nhiên có một số sửa đổi nhỏ:
- Max trường được đặt tùy chọn: Nguồn cung tối đa được xác định trên chuỗi nguồn. Do đó, việc chỉ định nó trong quá trình triển khai BRC 21 là tùy chọn nhưng có thể đóng vai trò là biện pháp dự phòng.
- Lim trường được giới thiệu trong tiêu chuẩn BRC 20 sẽ bị xóa vì lý do khả năng mở rộng. Vì các token áp dụng tiêu chuẩn BRC 21 tuân theo các quy tắc đúc và redeem nên không cần áp đặt giới hạn về số lượng mã thông báo có thể được tạo trong một giao dịch.
- Src trường được thêm vào để chỉ định chuỗi nguồn của token. Đó có thể là một chuỗi như Ethereum hoặc một mã định danh số nguyên duy nhất.
- Id trường được thêm vào để đóng vai trò là mã định danh duy nhất của mã thông báo trên chuỗi nguồn. Ví dụ: địa chỉ Contract ERC 20 trên Ethereum.
Về mô hình hoạt động của các token BRC 21 sẽ diễn ra như sau:
- Đầu tiên người dùng sở hữu các token chẳng hạn như: ETH, SOL, DOT,... có thể dep vào nền tảng để mint các token BRC 21 và các token ban đầu sẽ bị khóa trong Smart Contract.
- Sau đó sẽ đúc các token bCOIN dưới dạng tiêu chuẩn BRC 21 trên mạng lưới của Bitcoin.
- Khi người dùng muốn nhận lại các token ban đầu thì sẽ diễn ra hoạt động Burn token bCOIN và sau đó mở khóa các token ETH, SOL,... dành cho người dùng.
Trường Hợp Sử Dụng Của BRC 21
Tiêu chuẩn này được sử dụng để đúc và đổi mã thông báo BRC 20 sang/từ Bitcoin được tạo lần đầu tiên trên các chuỗi nguồn khác chẳng hạn như Ethereum (ETH, DAI,....) , Cosmos hay Polkadot,... Điều này có nghĩa là người dùng có thể chuyển các tài sản như: ETH, DAI, DOT,... đến Bitcoin và ngược lại từ Bitcoin đến các Blockchain Ethereum, Cosmos,...
Mặc dù có thể sử dụng tiêu chuẩn BRC 21 để tạo các tài sản đại diện cho ETH, DOT, SOL,.... trên mạng lưới Bitcoin. Nhưng trường hợp sử dụng chính được đề xuất để sử dụng đối với tiêu chuẩn này là triển khai các StableCoin phi tập trung trên Lightning Network hoặc các giao thức thanh toán tương tự.
Các StableCoin phi tập trung như DAI của MakerDAO, LUSD của Liquity,... yêu cầu các cơ chế đúc, mua lại và thanh lí phức tạp để duy trì cố định mức Peg của chúng. Vì Bitcoin không hỗ trợ Smart Contract nên các giao thức này không thể được triển khai trực tiếp trên Bitcoin. Vì vậy ý tưởng của phương pháp này là tạo các phiên wrap của các tài sản trên mạng lưới Bitcoin và cho phép Bridge hai đầu từ Bitcoin đến các Blockchain có chứa tài sản đó.
So Sánh Tiêu Chuẩn BRC 20 Và BRC 21
Mặc dù cả hai tiêu chuẩn BRC 20 và BRC 21 đều đóng vai trò then chốt trong hệ sinh thái của Bitcoin nhưng chúng lại phục vụ các mục đích riêng biệt. Mã thông báo BRC 21 có mức độ phức tạp và tính linh hoạt cao hơn nên phục vụ cho các ứng dụng yêu cầu tính năng nâng cao như quyền riêng tư và khả năng mở rộng. Mặt khác dù tiêu chuẩn BRC 20 vẫn còn nhiều nhược điểm trong cách thiết kế nhưng nó vẫn là tiêu chuẩn nền tảng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo và giao dịch token đơn giản trên chuỗi khối Bitcoin.
Tổng kết
Tiêu chuẩn BRC 21 được tạo ra nhằm khắc phục một số nhược điểm gặp phải của tiêu chuẩn BRC 20. Khi hệ sinh thái Bitcoin ngày càng phát triển thì việc xuất hiện các giải pháp mới là điều vô cùng cần thiết. Trên đây là tất cả thông tin mình muốn giới thiệu trong bài viết này, hi vọng mọi người đã nhận được những kiến thức bổ ích.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Hermans Là Gì? Tổng Quan Về Bộ Sưu Tập NFT Hermans - September 18, 2024
- Based Ape Gang Là Gì? Tổng Quan Về Bộ Sưu Tập NFT Based Ape Gang - September 17, 2024
- Tìm Hiểu Về Quá Trình Phát Triển Của Marketplace - September 16, 2024