Carapace Finance là gì? Carapace Finance ra đời để giải quyết các vấn đề về rủi ro của các khoản vay dưới chuẩn và chống lại rủi ro vỡ nợ tín dụng. Hiện tại, chúng ta đã biết đến khá nhiều nền tảng Credit Protocol như Goldfinch, Maple, TrueFi, Credix,... Tuy nhiên, Maple đã gặp những vấn đề khi FTX phá sản và khoản vay của họ đã trở thành nợ xấu.
Vậy làm cách nào để hạn chế rủi ro vỡ nợ đối với các nền tảng Credit Protocol thì đã có sự ra đời của Carapace Finance. Vậy Carapace Finance đã giải quyết vấn đề này như nào thì mọi người cùng mình đi sâu hơn vào bài viết lần này nhé!
Carapace Finance là gì?
Mảng Credit Protocol với các dự án nổi bật như Goldfinch, Maple, TrueFi, Credix,... ngày càng hoạt động mạnh mẽ với một vài ví dụ như sau:
- Goldfinch đã cung cấp hơn $100M các khoản vay dành cho các công ty, ngân hàng khởi nghiệp ở khu vực Đông Nam Á và Châu Á.
- Maple Finance đã cung cấp hơn $1B các khoản vay dành cho các công ty, tập đoàn trong thị trường Crypto như Alameda Research, Maven 11, Orthogonal Trading,...
Tuy nhiên, khi thị trường crypto liên tục xảy ra những đổ vỡ thì cũng đã lây lan đến Maple Finance. Cụ thể là Orthogonal Trading vay tiền (USDC và WETH) của Maple Finance sau đó lại cho vay Alameda Research, nhưng khi Alameda Research đổ vỡ thì Orthogonal Trading cũng không thể hoàn trả số tiền này cho Maple Finance.
Rủi ro không chỉ nằm lại ở đây khi các đối tượng cho vay ngoài TradFi của Goldfinch, Maple, TrueFi đều tương đối phức tạp và khó kiểm soát. Việc Goldfinch cho các công ty khởi nghiệp vay cũng rủi ro khi hầu hết các starup đều thất bại sau 3 năm phát triển mà các khoản vay của Goldfinch đều tương đối dài.
Với những rủi ro như vậy thì Carapace Finance đã ra đời.
Cơ Chế Hoạt Động Của Carapace Finance
Về bản chất, Carapace Finance là một AMM nhưng khác với việc giao dịch các loại tài sản crypto thì tại đây Carapace cho phép giao dịch các loại rủi ro khác nhau khi tham gia vào các nền tảng Credit Protocol.
Ở đây chúng ta sẽ có 3 thành phần tham gia vào 1 giao dịch:
- Protection Buyer: Là người nắm giữ những vị thế trong các nền tảng Credit Protocol. Tuy nhiên, không muốn chịu các rủi ro đến từ các dự án Credit Protocol nên đã phải mua bảo hiểm (premium) cho khoản vay của mình trong dự án Credit Protocol.
- Protection Seller: Là người sẽ cung cấp một phần tài sản của mình để làm bảo hiểm cho Protection Buyer và họ sẽ nhận về phí bảo hiểm (premium) của Protection Buyer. Tất nhiên, các Protection Seller phải xem xét cực kì kĩ càng các khoản vay muốn mua bảo hiểm của Protection Buyer.
- Protection Pool: Là địa điểm diễn ra giao dịch mua/bán đến từ Buyer và Seller.
Lộ Trình Phát Triển
Hiện tại, Carapace Finance đã trở thành đối tác chính thức của Goldfinch và sẽ sớm ra mắt Protection Pool đầu tiên vào Quý 1/2023.
Core Team
Rohit Sabnis: Co Founder
- Rohit đã có hơn 5 năm gắn bó với nền tảng Uber với các chức danh như Trưởng Nhóm Thanh Toán Toàn Cầu, Phát triển Kinh Doanh.
- Rohit cũng từng làm việc nghiên cứu tại ngân hàng ANZ tại New Zealand.
- Ngoài ra, Rohit cũng từng tham gia đồng sáng lập công ty Bazinga Box - công ty phát triển tiềm năng con người từ độ tuổi từ 4 - 8 tuổi.
Bên cạnh Rohit Sabnis thì còn một thành viên Tai cũng đang hoạt động phát triển nền tảng Carapace Finance tuy nhiên hoạt động ẩn danh.
Investor
21/10/2022: Carapace Finance đã kêu gọi thành công số tiền $2.5M được dẫn đầu bởi NFX bên cạnh đó còn có sự tham gia của Tribe Capital,. Ledger Prime, GSR Ventures, Synthetix, Titan Capital và nhiều quỹ đầu tư khác nữa.
Tokenomic
Update...
Sàn Giao Dịch
Update...
Kênh Thông Tin Của Dự Án Carapace Finance
Tổng Kết
Carapace Finance được ra đời để giải quyết các vấn đề tồn đọng với các nền tảng Credit Protocol tuy nhiên giải pháp vẫn còn nằm sẽ giấy và chưa được chứng minh thực tiễn. Ngoài ra, Carapace Finance mới chỉ công bố mối quan hệ với Goldfinch còn với các đối tác khác cùng ngành như Maple, TrueFi, Credix,... vẫn còn bỏ ngỏ.
Carapace Finance vẫn còn rất nhiều điều cần phải theo dõi để chứng minh nó có phù hợp thực tế của thị trường crypto đầy biến động hay không?
💁 Disclaimer: Bài viết chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và không được coi là lời khuyên đầu tư. Thị trường crypto luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro nên hãy tìm hiểu thật kĩ trước khi có quyết định mua bán.
- Gia Tộc Rockefeller Là Gì? Bí Ẩn Của Gia Tộc Nắm Sức Ảnh Hưởng Tới Toàn Nước Mỹ - September 26, 2023
- Gia Tộc Rothschild Là Gì? Bí Ẩn Gia Tộc Nắm Giữ Vận Mệnh Tài Chính Cả Thế Giới - September 25, 2023
- FED Là Gì? Tất Tần Tật Về Cục Dữ Trữ Liên Bang Mỹ FED - September 25, 2023